PHỦ THỦ TƯỚNG |
VIỆT |
Số: 47-TTg |
Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 1974 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC HỢP ĐỒNG KINH TẾ NĂM 1974
Từ khi hoà bình được lập lại, nền kinh tế miền Bắc đang được khôi phục và phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được chúng ta đã có nhiều thiếu sót, đặc biệt trong khâu quản lý kinh tế cũng như khâu chấp hành pháp chế kinh tế xã hội chủ nghĩa .
Để bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế , nghị quyết 22 của Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ phải đưa công tác quản lý kinh tế vào nề nếp và cải tiến một bước cho phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa , thực hiện chặt chẽ chế độ hạch toán kinh tế.
Theo tinh thần trên, Hội đồng Chính phủ đã có nghị quyết số 23-CP ngày 18-2-1974 về kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước năm 1974. Trung ương Chính phủ nhắc các ngành, các cấp phải coi trọng việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế, lấy đó làm một trong những biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1974. Vì vậy cần chú ý những điểm sau đây:
1. Về việc ký kết hợp đồng kinh tế: Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước , yêu cầu các Bộ, Tổng cục, Ủy ban Hành chính tỉnh, thành sớm phân bổ kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở đồng thời xúc tiến ký kết với nhau những hợp đồng nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc ký kết tốt các hợp đồng kinh tế cụ thể.
Việc ký kết các hợp đồng này phải được hoàn thành trong tháng 3 năm 1974. Các Bộ, Tổng cục, các Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố phải chỉ đạo việc ký kết những hợp đồng kinh tế cụ thể ở đơn vị cơ sở , kịp thời giải quyết những mắc mứu khó khăn cho cấp dưới. Khi ký kết hợp đồng nếu thấy có khó khăn thì một mặt vẫn phải ký kết, mặt khác phải quy định thời gian để giải quyết và bổ sung hợp đồng. Nếu cơ sở chưa ký được hợp đồng kinh tế cho cả năm thì có thể tạm thời ký từng quý, rồi lại bàn bạc để ký tiếp sau.
Việc ký kết hợp đồng kinh tế cụ thể ở đơn vị cơ sở phải được hoàn thành trong tháng đầu của quý II. Cần phải đặc biệt chú ý là các chỉ tiêu sản lượng của kế hoạch Nhà nước năm 1974 là những mức yêu cầu tối thiểu , nhất thiết phải phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đó. Các ngành, các cấp không được vin vào một lý do gì để từ chối ký kết hoặc ký kết dưới mức kế hoạch. Trong hợp đồng được ký kết giữa hai bên ngoài chỉ tiêu sản lượng, còn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm và thời gian giao nhận để khỏi cản trở đến phong trào thi đua lao động sản xuất trong cả nước.
2. Việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Các hợp đồng kinh tế ký kết giữa đơn vị cơ sở phải được phổ biến cho đến các cán bộ, công nhân viên của đơn vị nhằm phát động một phong trào nổ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các bên ký kết có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết. Nếu thấy có những hiện tượng có thể gây ra vi phạm thì hai bên hữu quan phải tìm mọi cách khắc phục khó khăn để thực hiện hợp đồng, ngăn chặn các vụ vi phạm. Nếu một bên nhận thấy mặc dù đã cố gắng khắc phục mà hợp đồng vẫn có khả năng không thể thực hiện được đầy đủ, thì phải báo ngay cho bên cùng ký kết và cơ quan quản lý cấp trên biết để tìm cách giải quyết.
Các cơ quan quản lý cấp trên phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hợp đồng kinh tế ở đơn vị cơ sở, hướng dẫn và quyết định mọi biện pháp giúp cho cơ sở hoàn thành thắng lợi hợp đồng và hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước.
Căn cứ vào những trọng tâm, trọng điểm của nhiệm vụ phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế hai năm 1974-1975 và kế hoạch Nhà nước năm 1974, cần chú ý ký kết tốt và thực hiện đầy đủ các loại hợp đồng sau đây: các hợp đồng cung ứng vật tư kỹ thuật, các hợp đồng xuất nhập khẩu , các hợp đồng vận tải, hướng dẫn xây dựng cơ bản, các hợp đồng sản xuất tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, hợp đồng hai chiều thu mua sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp v.v....
3. Nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài kinh tế các ngành, các cấp.
Hội đồng trọng tài kinh tế các ngành, các cấp có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở ký kết tốt các hợp đồng kinh tế , kịp thời phản ảnh đến các cơ quan quản lý giải quyết những mắc mứu trong khâu ký kết, tạo điều kiện cho cơ sở ký kết sớm và kịp thời các hợp đồng kinh tế cụ thể.
Đối với những vụ từ chối ký kết hợp đồng kinh tế hoặc vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết thì phải truy tìm nguyên nhân, xử lý nghiêm minh các đơn vị, vì thiếu tinh thần trách nhiệm và tinh thần kỷ luật, đã vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua lao động sản xuất và việc thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước. Hội đồng trọng tài kinh tế các ngành, các cấp còn có nhiệm vụ theo dõi, phát hiện những hiện tượng vi phạm hợp đồng để kịp thời giải quyết hoặc báo động đến cơ quan quản lý giải quyết nhằm hạn chế các vụ vi phạm hợp đồng.
Để đề cao kỷ luật hợp đồng, tăng cường pháp chế kinh tế xã hội chủ nghĩa , góp phần thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1974, cần tăng cường các cơ quan Hội đồng trọng tài kinh tế ở các ngành, các cấp, bổ sung các uỷ viên chuyên trách ở những nơi chưa có kiện toàn thêm bộ phận thư ký ở những nơi chưa đủ.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý các ngành, các cấp cần thi hành đầy đủ các điều đã quy định trên đây, đề cao chế độ hợp đồng kinh tế để thúc đẩy hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1974.
|
K.T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Chỉ thị 47-TTg về công tác hợp đồng kinh tế năm 1974 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 47-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng |
Người ký: | Lê Thanh Nghị |
Ngày ban hành: | 13/03/1974 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 47-TTg về công tác hợp đồng kinh tế năm 1974 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video