THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2018 |
VỀ ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THEO HƯỚNG HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ HƠN
Thực hiện chủ trương của Đảng “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”, Đại hội X của Đảng nêu rõ chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”; Đại hội XII của Đảng nêu rõ “mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới; tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế”.
Quán triệt Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị (Nghị quyết 22) về hội nhập quốc tế, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, gồm các Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh quốc phòng; kinh tế; văn hóa xã hội, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo;
Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
Những năm tới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước. Quá trình toàn cầu hóa và những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động sâu rộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Xu hướng liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng đa tầng nấc gia tăng; xuất hiện các hình thức liên kết mới, các định chế tài chính - tiền tệ, các hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới; tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn, nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, để hội nhập quốc tế đóng góp thiết thực, hiệu quả thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển đất nước bền vững và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
Để thực hiện chủ trương chủ động và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn, giai đoạn từ nay tới năm 2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trên các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những động lực quan trọng để hoàn thiện thể chế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát huy vai trò “Chính phủ kiến tạo phát triển”, từng bước hoàn thiện thể chế pháp luật, tạo lập môi trường kinh doanh thực sự minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
3. Tập trung cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao toàn diện năng lực thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, gắn việc thực thi đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình rà soát, bổ sung và hoàn thiện pháp luật và thể chế trong nước, hài hòa hóa pháp luật của Việt Nam với các cam kết quốc tế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tăng cường đôn đốc, giám sát và đánh giá tình hình thực thi các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và triển khai các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA); chủ động đề xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại một cách hiệu quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các thể chế đa phương để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Xác định doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng, để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
5. Tập trung phát huy nội lực, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội của hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tranh thủ hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kêu gọi và khuyến khích sự ủng hộ, hợp tác của các đối tác và cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
6. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến, cung cấp đầy đủ, cập nhật các thông tin về tình hình hội nhập và hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp và người dân nắm bắt, hiểu biết và có thể vượt qua thách thức, tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế; tạo sự kiên định và đồng thuận cao trong tiến trình hội nhập,
1. Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cơ quan liên quan nghiên cứu trong và ngoài nước tăng cường nghiên cứu các vấn đề mang tính chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế để làm cơ sở tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt tập trung nghiên cứu các vấn đề mới về hội nhập kinh tế quốc tế như tác động của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng chuyển dịch trọng tâm hợp tác trong các khung khổ khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới tới tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...
- Tăng cường hơn nữa việc kết nối, điều phối, đôn đốc và giám sát các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; gắn việc điều hành tập trung, thống nhất giữa hoạch định chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế với triển khai đàm phán và thực thi các cam kết; phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực. Theo đó, rà soát, hoàn thiện cơ chế điều phối thực thi cam kết FTA đối với các lĩnh vực cụ thể theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn; bảo đảm lợi ích quốc gia và việc thực thi nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp tháo gỡ.
- Phối hợp chặt chẽ với các Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo để các hoạt động hội nhập được triển khai nhịp nhàng trong một kế hoạch tổng thể dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó khẳng định vai trò, vị trí trọng tâm của hội nhập kinh tế, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, thúc đẩy chuyển biến toàn bộ nền kinh tế.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
- Chủ động tăng cường phối hợp trong quá trình triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế; đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, xây dựng các chương trình, kế hoạch liên quan đến hội nhập để tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực.
- Tăng cường rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực do bộ, ngành phụ trách; nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn để bảo đảm tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua các khó khăn, thách thức từ việc tham gia và thực hiện các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới.
- Tiếp tục phát huy vai trò và đóng góp tích cực tại các tổ chức, diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực như: ASEAN, WTO, APEC, ASEM, các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công... để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; chuẩn bị tốt cho việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020; vận động và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác để nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô; xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, minh bạch để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và tạo cơ hội giao thương cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh và đổi mới phương thức thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển từ phổ biến đến hướng dẫn thực thi các cam kết cụ thể, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm với nội dung phù hợp đến các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng doanh nghiệp và xác định rõ các nội dung, đối tượng ưu tiên để doanh nghiệp và người dân nắm bắt đầy đủ, kịp thời các thông tin, từ đó tận dụng tối đa các cơ hội của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, từng bộ, ngành sẽ triển khai các công việc cụ thể như sau:
a) Bộ Công Thương:
- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng phương án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký kết các FTA còn lại, xử lý những vấn đề còn tồn tại để sớm tiến tới ký và phê chuẩn FTA Việt Nam - EU; phối hợp, thúc đẩy việc hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định đã ký kết khác nhằm sớm đưa các hiệp định đi vào thực thi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân; chủ động nghiên cứu, đánh giá khả năng tham gia các FTA với các đối tác mới nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
- Phối hợp với các bộ, ngành đánh giá tác động của việc xóa bỏ thuế quan theo lộ trình cam kết trong ASEAN đối với các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, đường, xăng dầu..., dự báo tác động của việc thực thi cam kết trong Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam - EU; chuẩn bị tốt cho quá trình rà soát chính sách thương mại của Việt Nam tại WTO, trước mắt là Phiên rà soát lần thứ 2 vào năm 2019.
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị và hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ trì đăng cai Năm ASEAN 2020.
- Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam; một mặt tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng vệ thương mại, chủ động ứng phó với các rào cản thương mại tại thị trường xuất khẩu, mặt khác khuyến khích các doanh nghiệp và hiệp hội chủ động sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước và của doanh nghiệp chủ động phòng tránh tranh chấp thương mại; tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp trong các vụ kiện phòng vệ thương mại liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh phù hợp với xu thế phát triển của chính sách và pháp luật cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới; từng bước nâng cao vị trí, vai trò và tăng cường hiệu quả thực thi của cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam nhằm bảo đảm duy trì và thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh thực sự minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư quốc tế; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát hiện, điều tra, xử lý và ngăn chặn hiệu quả các hành vi hạn chế cạnh tranh xuyên biên giới, góp phần nâng cao hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, triển khai các vấn đề về nền kinh tế số nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển quốc gia, tạo cơ hội đổi mới, sáng tạo cho doanh nghiệp và phát triển phương thức tiếp cận thị trường mới.
- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân về các cam kết FTA, nhất là các FTA thế hệ mới, bảo đảm thông tin kịp thời, dễ tiếp cận, dễ hiểu.
b) Bộ Ngoại giao:
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có tác động đến Việt Nam, các xu thế phát triển, các sáng kiến mới, chính sách và kinh nghiệm của các nước thực thi hiệu quả cam kết hội nhập.
- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại đa phương trong lĩnh vực kinh tế - phát triển, trong đó chú trọng thúc đẩy xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, các cam kết trong WTO và các FTA thế hệ mới. Chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng và định hình các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa phương, nâng cao vị thế và bảo vệ lợi ích của đất nước.
- Đẩy mạnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan tư vấn, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp đổi mới, tăng cường hiệu quả quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư với các thị trường nước ngoài. Chủ trì vận động chính trị, ngoại giao để các đối tác sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam.
c) Bộ Tài chính:
- Xây dựng và thực thi nghiêm túc các cam kết trong hội nhập tài chính về thuế, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, kế toán - kiểm toán và các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
d) Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Tăng cường hoạt động cảnh báo, phổ biến về các biện pháp kỹ thuật của các nước cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan để chủ động đối phó với các rào cản kỹ thuật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét xây dựng các biện pháp kỹ thuật của Việt Nam phù hợp với các cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam trong các FTA thế hệ mới.
- Xây dựng và triển khai cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ quốc gia.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Mạng lưới hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) Việt Nam, Ban liên ngành TBT để có các biện pháp phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về cơ hội và thách thức của hàng rào kỹ thuật, giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường xuất khẩu; thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa về TBT, các cam kết về TBT trong Hiệp định TBT của WTO và các cam kết TBT trong các FTA thế hệ mới.
- Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị các nội dung sửa đổi bổ sung pháp luật về sở hữu trí tuệ phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong các FTA thế hệ mới và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để hạn chế tác động tiêu cực của việc thi hành các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu các nền tảng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật tiên tiến phục vụ quá trình chuyển đổi số, hướng đến kinh tế số.
- Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế.
e) Bộ Tư pháp:
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, đánh giá tính tương thích và tác động của các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với hệ thống pháp luật trong nước và đề xuất điều chỉnh pháp luật để thực thi hiệu quả cam kết quốc tế, đồng thời vận dụng theo hướng có lợi nhất cho Việt Nam;
- Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan theo dõi, giám sát tình hình thực thi cam kết kinh tế quốc tế của các đối tác lớn của Việt Nam để có phương án chủ động, ứng phó phù hợp trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến thương mại.
g) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tiến hành tổng kết 30 năm đầu tư nước ngoài và đánh giá tác động của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế trong thời gian gần đây; đánh giá những bất cập, chênh lệch thiếu liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đề xuất các biện pháp xử lý những vấn đề tồn tại.
h) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tiếp tục chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, phù hợp với các cam kết quốc tế, điều kiện phát triển kinh tế, thị trường tiền tệ, khuôn khổ pháp luật, chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; chú trọng lồng ghép việc thực thi các Chương trình hành động vào các kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương;
- Xem xét ban hành các biện pháp cụ thể thực thi các quy định của pháp luật và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thể thức, đáp ứng yêu cầu quản lý; hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của pháp luật và cam kết trong các FTA.
- Nghiêm túc thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tăng cường phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế và hướng dẫn việc thực thi các cam kết hội nhập cho người dân và doanh nghiệp tại địa phương; khuyến khích sự tham gia rộng rãi, tích cực và chủ động hơn nữa của khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức chính trị-xã hội và người dân trong việc tìm hiểu, thực thi các cam kết quốc tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Chủ trì việc cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp tìm hiểu về các cam kết thương mại và đầu tư, đặc biệt là các cam kết trong khuôn khổ WTO, FTA và các Hiệp định bảo hộ đầu tư; hỗ trợ, khuyến khích để các doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận thông tin về thị trường và tận dụng các ưu đãi trong các FTA để xây dựng phương án kinh doanh, vượt qua thách thức và tận dụng tối đa các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phối hợp cùng đại diện doanh nghiệp tham gia với các cơ quan Chính phủ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác trong hoạt động rà soát pháp luật, nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, thực thi các cam kết thương mại, đầu tư quốc tế theo hướng bảo đảm tuân thủ các cam kết, đồng thời có lợi nhất cho doanh nghiệp Việt Nam; đề xuất quan điểm liên quan đến việc đàm phán các FTA và nêu lên các thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để Chính phủ và các bộ, ngành kịp thời có những điều chỉnh chính sách và các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Vận động các doanh nghiệp tăng cường cùng phối hợp trong hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại của các nước, đặc biệt là phối hợp với các hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh chấp thương mại quốc tế.
Trên cơ sở định hướng hội nhập kinh tế quốc tế và các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chủ động cụ thể hóa vào kế hoạch công tác hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện.
Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế chịu trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu./.
|
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 26/CT-TTg |
Hanoi, September 04, 2018 |
PROMOTING INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION IN A MORE EFFECTIVE MANNER
Following the Communist Party’s guidelines “take full use of internal and external sources and proactively promote international economic integration for fast, effective and sustainable development”, the 10th National Congress of the Communist Party set out the guidelines “proactively promote international economic integration while expanding international cooperation in other fields”; the 12th National Congress of the Communist Party set out the guidelines “expand and strengthen external relations; take advantage of opportunities, overcome challenges and effectively promote international integration in the new context; continue to increase the nation’s profile and prestige in the international arena”.
In the spirit of the Resolution No. 22-NQ/TW dated April 10, 2013 of the Politburo (the Resolution 22) on international integration, the Government introduces an action program and establishes a National Steering Committee for international integration, including Inter-agency Steering Committees for international integration that involves politics, security, national defense, culture, society, science, technology, education and training;
Effectively implementing the Resolution No. 06-NQ/TW dated November 05, 2016 of the fourth plenary of the 12th-tenure of the Central Committee and Government’s Resolution No. 38/NQ-CP dated April 25, 2017 introducing the action program for effective international economic integration and maintenance of socio-political stability in the context when Vietnam accedes to new-generation free trade agreements;
The next years will see significant changes to the country’s development. Globalization and scientific and technical advances of the fourth technology revolution have exerted a profound effect on global economic restructuring. There has been a growing tendency towards multi-level cooperation in economy, trade and investment and infrastructure connection. In addition, there have been new cooperation methods, financial - monetary institutions, new-generation bilateral and multilateral trade agreements. This requires more efforts to proactively speed up international integration in a comprehensive manner, especially international economic integration in a more effective manner in order to grasp opportunities, overcome challenges and serve sustainable development and protection of national sovereignty and security.
In order to follow the guidelines: Promote international economic integration in a more effective manner, from now to 2021, the Prime Minister hereby gives the following instructions:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Promote international economic integration to improve the legal framework and stimulate economic growth and development. Accelerate economic restructuring and innovate growth model in association with sustainable development and improvement of national competitiveness. Emphasize the role of “tectonic Government for development”, gradually improve the legal framework and create a transparent, fair and healthy competitive environment for domestic and foreign enterprises.
3. Realize and implement guidelines, polices and action programs for international economic integration with a focus on improving the capacity for fulfilling commitments on international economic integration. Accordingly, associate the fulfillment of commitments on international economic integration with the process of reviewing, amending and improving domestic legal framework, and harmonizing Vietnam’s laws with international commitments; promote economic restructuring, convert growth models and increase competitiveness; formulate appropriate policies and mechanisms in order to create a favorable business environment for enterprises operating within the territory of Vietnam. Strengthen the supervision and assessment of fulfillment of commitments on international economic integration.
4. Accompany and assist enterprises in the process of integration and fulfillment of commitments on international economic integration, promptly receive enterprises' opinions about policies and difficulties that arise in the process of international economic integration, and negotiation on and implementation of free trade agreements (FTA); proactively propose orientations and solutions for resolving difficulties faced by enterprises; take advantage of opportunities from international integration in an effective manner and in conformity with international regulations, practices and standards and multilateral institutions with a view to protecting enterprises’ legitimate interests. Identify enterprises, especially sole proprietorships as key forces in order to facilitate enterprises' development.
5. Focus on exploiting internal sources, attempt to overcome challenges and difficulties, and seize opportunities from international integration and fourth technology revolution in order to effectively take advantage of external sources to successfully carry out industrialization and modernization. Call for and encourage the support and cooperation by partners and international community in Vietnam's economic development.
6. Promote the dissemination, provision and update of information about integration and provide detailed guidelines in order for the people and enterprises to acquire a clear understanding thereof, overcome challenges and make full use of opportunities from international economic integration; achieve consistency and strong consensus in the process of integration.
1. Inter-agency Steering Committee for international economic integration
- Closely cooperate with relevant ministries and domestic and foreign authorities in considering strategic issues concerning international economic integration to form a basis for advising the Government on the process of formulating policies on international economic integration. Give an initial focus on considering new issues concerning international economic integration such as impacts of participation in new-generation free trade agreements, trend towards the shift of focus on cooperation within the regional and international frameworks such as ASEAN, APEC, ASEM and WTO, impacts of the global economy and politics on Vietnam’s international economic integration, etc.
- Strengthen the connection, coordination and supervision of the fulfillment of commitments on international economic integration by ministries and local governments; associate the formulation of international economic integration strategies with the negotiation on and fulfillment of commitments; cooperate with the Ministry of Industry and Trade, ministries and local governments in promoting the implementation and utilization of effective FTAs. Accordingly, review and complete a mechanism for coordinating the fulfillment of FTA commitments on certain fields in a more effective manner; protect national interests and ensure strict implementation of FTAs; promptly assess issues that arise and propose solutions therefor.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies
- Keep realizing and performing the tasks mentioned in the Government’s Resolution No. 49/NQ-CP dated July 10, 2014, Government’s Resolution No. 31/NQ-CP dated May 13, 2014 and Government’s Resolution No. 38/NQ-CP dated April 25, 2017.
- Proactively cooperate in the process of international economic integration, especially in sharing information, formulating programs and plans related to integration to avoid overlapping issues and waste of sources.
- Strengthen review, amendment and completion of legislative documents concerning international economic integration in the fields under the management of ministries; internalize according to an appropriate roadmap that conforms to the international commitments to which Vietnam is a signatory, starting with laws on commerce, investment, intellectual property, technology transfer and labor - trade union to take advantage of opportunities, overcome difficulties and challenges that arise during the participation in and implementation of FTAs, especially new-generation FTAs.
- Keep emphasizing their role and make a positive contribution upon joining international and regional multilateral organizations and forums such as ASEAN, WTO, APEC and ASEM, Mekong Sub-region cooperation mechanisms, etc. in order to increase Vietnam’s profile in the international arena; well prepare for Vietnam's assumption of the role as Chair of ASEAN in 2020; encourage and make full use of technical assistance provided by partners to improve the capacity for macroeconomic management; create a stable and transparent business environment to attract foreign investment and offer business opportunities to domestic and foreign enterprises.
- Promote and innovate methods for disseminating information about international economic integration, shift from dissemination to provision of guidelines for fulfillment of commitments, disseminate information to business associations in a clear and appropriate manner and clearly determine contents and entities taking priority in order for the people and enterprises to sufficiently and promptly obtain information, thereby making full use of opportunities of international economic integration.
In addition to the abovementioned tasks, each ministry shall perform the following tasks:
a) The Ministry of Industry and Trade shall:
- Take charge and cooperate with relevant ministries in formulating an appropriate plan to complete the negotiation on and signature of the remaining FTAs, address existing issues to sign and ratify Vietnam - EU FTA soon; cooperate and promote the completion of procedures for ratifying the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) and other signed agreements to bring them into effect soon, thereby offering benefits to the people and enterprises; proactively consider and assess the capacity for participating in FTAs with new partners to seek opportunities for expanding market for Vietnam’s goods and services.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Cooperate with the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries in preparing for and completing the task of acting as a Chair of ASEAN in 2020.
- Keep upgrading, improving and operating the system for providing early warning of anti-dumping lawsuits against Vietnam's exports; on the one hand, strengthen provision of guidelines and assistance for enterprises in raising awareness about trade remedies, proactively responding to trade barriers on the export market, on the other hand, encourage enterprises and associations to proactively use trade remedies to protect domestically produced commodities and their commodities and prevent trade disputes; assist domestic enterprises in trade remedy lawsuits related to Vietnam’s exports.
- Keep considering, formulating and completing regulations of law on competitiveness in conformity with the trends in development of regional and international policies and laws on competitiveness; gradually enhance the profile and role of and effectiveness in law enforcement by competition management authorities in order to maintain and promote a transparent, fair and healthy competitive environment for domestic enterprises and foreign investors; speed up international cooperation in identifying, investigating, taking actions against and preventing cross-border anti-competitive practices, thereby contributing to enhancing effectiveness in international economic integration.
- Take charge and cooperate with ministries in considering and tackling issues concerning digital economy so as to promote national growth and development and offer enterprises opportunities for innovation, creativity and developing methods for market approach.
- Take charge and cooperate with ministries and local governments in disseminating information using various methods to raise awareness of officials, enterprises and the people about FTA commitments, especially new-generation FTAs to ensure that information is provided in a timely and accessible manner.
b) The Ministry of Foreign Affairs shall:
- Promote research and provide counseling on policies on international integration and international economic integration, especially global economy and politics and areas that affect Vietnam, development trends, initiatives, policies and experience of the countries that fulfill integration commitments in an effective manner.
- Consider and propose solutions for increasing effectiveness in multilateral diplomacy in economy - development with a focus on promoting development of ASEAN Economic Community 2025 and the 2030 Agenda for Sustainable Development, and demonstration of new-generation FTA and WTO commitments. Proactively make contribution to, formulate and shape economic cooperation mechanisms to enhance the profile and protect interests of the nation.
- Promote cooperation with relevant ministries in providing counseling and assistance for local governments and enterprises in renovation, and improvement of effectiveness in promotion of trade with foreign markets. Take charge of conducting political and diplomatic lobbying in order for partners to recognize Vietnam’s market economy soon.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Demonstrate and fulfill financial integration commitments regarding tax, customs, insurance services, securities, accounting - auditing and other services under its management. Take charge and cooperate with ministries in implementing WTO’s Trade Facilitation Agreement, national single-window system and ASEAN single-window system and trade facilitation.
- Keep promoting administrative reforms targeted at tax and customs in order to contribute to improving business environment and national competitiveness.
d) The Ministry of Science and Technology shall:
- Strengthen the provision of warning and dissemination of technical measures of countries for enterprises and relevant authorities so as to proactively respond to technical barriers; take charge and cooperate with relevant authorities in considering formulating Vietnam’s technical measures in conformity with Vietnam’s commitments on technical barriers to trade specified in new-generation FTAs.
- Formulate and implement mechanisms on encouraging and assisting enterprises and individuals in researching into, transferring, innovating and improving technologies to increase competitiveness of enterprises and products; promote international cooperation in innovation to aid in the process of national technology innovation.
- Increase effectiveness of Vietnam’s network if technical barriers to trade (TBT) and TBT Inter-agency Committee to adopt solutions in conformity with international commitments to assist in raising enterprises' awareness about opportunities and challenges of technical barriers so that they are able to approach export markets; discharge its obligation to openly publish TBT and TBT commitments specified in WTO's TBT Agreement and TBT specified in new-generation FTAs.
- Consider, propose and recommend amendments to law on intellectual property in conformity with Vietnam's commitments specified in new-generation FTAs and formulate appropriate mechanisms and policies to minimize negative effects of the fulfillment of international commitments on intellectual property on the achievement of national socio-economic development targets.
dd) The Ministry of Information and Communications shall:
- Take charge and cooperate with relevant ministries in researching into technology platforms and advanced technical infrastructure to serve digital transformation, which is targeted at digital economy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) The Ministry of Justice shall:
- Cooperate with relevant ministries in reviewing and assessing the conformity of commitments on international economic integration with the domestic legal system and their effects thereon, and propose amendments to laws to effectively fulfill international commitments and apply them in a manner that is most beneficial to Vietnam;
- Cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries in supervising the fulfillment of international economic commitments by Vietnam’s big partners in order to adopt appropriate response solutions in the case of trade disputes.
g) The Ministry of Planning and Investment shall take charge of carrying out a 30-year foreign investment review and assess impacts of foreign investment on the economy in recent times; assess issues that arise during the cooperation between domestic and foreign invested enterprises and propose solutions to such issues.
h) The State Bank of Vietnam shall keep proactively operating monetary policies and banking system in an effective manner that is closely associated with fiscal policies and other policies with a view to curbing inflation and contributing to the stabilization of macro-economy, banking system and financial market, and that are conformable with international commitments, conditions for economic development, money market, legal frameworks and monetary policies of Vietnam in the process of international economic integration.
3. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities
- Keep realizing and performing the tasks set forth in the Government’s Resolution No. 49/NQ-CP dated July 10, 2014, Government’s Resolution No. 31/NQ-CP dated May 13, 2014 and Government’s Resolution No. 38/NQ-CP dated April 25, 2017; focus on integrating the execution of action programs into specific plans in conformity with current local conditions;
- Consider introducing solutions for implementing regulations of law and fulfilling commitments on international economic integration within their area in a manner that is in accordance with laws, within their power, procedures and regulatory requirements; provide guidelines and legal assistance for enterprises, especially small and medium-sized enterprises during their business operation in accordance with regulations of law and commitments specified in FTAs.
- Strictly adopt solutions for improving competitiveness within their area, apply information technology to reform of administrative procedures and promote the provision of online public services.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Vietnam Chamber of Commerce and Industry
- Take charge of providing information, counseling and guidelines for enterprises on trade and investment commitments, especially commitments within the framework of WTO, FTAs and investment protection agreements; assist and encourage enterprise to access market information and take advantage of preferences under FTAs to formulate business plans, overcome challenges and make full use of opportunities from international economic integration.
- Cooperate with representatives of enterprises in joining Governmental agencies and competent regulatory agencies in reviewing laws, internalizing international commitments to which Vietnam is a signatory and fulfilling international investment and trade commitments in a manner that complies with commitments and is most beneficial to Vietnam’s enterprises; express viewpoints on negotiation on FTAs and state advantages and disadvantages during the fulfillment of commitments on international economic integration in order for the Government and ministries to promptly make adjustments to policies and adopt solutions for assisting enterprises to resolve difficulties.
- Encourage enterprises to cooperate in trade promotion, trademark development and response to trade remedies of countries, and cooperate with business associations to assist in protecting legitimate rights of Vietnam's enterprises upon settlement of international trade disputes.
III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
On the basis of orientations for international economic integration and tasks set forth in this Directive, ministries, local governments and enterprises shall, on their own initiative, include them in the annual plan and organize the implementation thereof.
The Office of Inter-agency Steering Committee for international economic integration shall expedite and submit a consolidated report on international economic integration to the Prime Minister and the Deputy Prime Minister - Head of the Inter-agency Steering Committee for international economic integration on an annual basis or upon request./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 26/CT-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/09/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video