THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2000/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2000 |
VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ THỜI KỲ 2001 - 2010
Trong 10 năm qua, lĩnh vực xuất - nhập khẩu đã đạt được nhiều thành tựu lớn và thực hiện được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1991 - 2000. Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 có khả năng tăng gấp trên 5,6 lần so với năm 1990, đạt mức tăng trưởng bình quân 18,4%/năm, đóng góp tăng trưởng GDP hàng năm, giúp nền kinh tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng vào đầu những năm 90. Xuất khẩu đang là đầu ra quan trọng cho nhiều ngành kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để chuẩn bị cho thời gian tới, vừa qua tại phiên họp tháng 8 năm 2000, Chính phủ đã thảo luận và góp ý kiến cho Đề án Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 do Bộ Thương mại trình bày. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã họp với các doanh nghiệp trong cả nước bàn biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ đánh giá, mặc dù đạt nhiều thành tích, công tác xuất, nhập khẩu, nhất là xuất khẩu vẫn còn không ít tồn tại, chủ yếu do: trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa yếu, giá thành sản phẩm cao nhưng chất lượng lại kém; sản xuất chưa bám sát thị trường, chưa tranh thủ được thị trường để khơi thông sản xuất, trong khi thị trường là vấn đề sống còn của công tác xuất khẩu; chính sách, cơ chế xuất, nhập khẩu trong mấy năm gần đây đã được cải thiện theo chiều hướng tích cực, nhưng chưa thật ổn định; các Bộ, ngành chưa chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Để hoàn chỉnh và triển khai Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh xuất, nhập khẩu quán triệt những nội dung cơ bản và xúc tiến thực hiện những công việc dưới đây:
a) Cơ cấu xuất khẩu phải được chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; bên cạnh đó, phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trường trong, cũng như ngoài nước có nhu cầu; đồng thời, phải khai thác mọi nguồn hàng có khả năng xuất khẩu; phấn đấu cân bằng cán cân thưởng mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau năm 2010.
b) Chú trọng nâng cao giá trị gia công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu; giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nguyên, vật liệu chất lượng cao trong nước với công nghệ mới; cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở nuôi, trồng, sử dụng các loại giống cây, con có sản lượng, chất lượng cao và công nghệ chế biến thích hợp đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường; phải có quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng nhóm sản phẩm; quy trình quản lý sản xuất phải được tổ chức lại một cách khoa học và tiết kiệm nhất; từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc gia cho các loại hàng hóa xuất khấu với nhãn hiệu "sản xuất tại Việt Nam".
c) Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của thị trường thế giới, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng hoá. Mỗi loại hàng hóa phải hình thành được các thị trường chính, chủ lực và tập trung khả năng mở rộng các thị trường này, đồng thời chủ động mở rộng sang các thị trường khác theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ buôn bán; phải có đối sách cụ thể với từng thị trường và từng bước giảm dần việc xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Định hướng chung là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý vào các thị trường đã có ở Châu Á, đặc biệt là thị trường Nhật, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như Mỹ, Tây Âu, thâm nhập, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường Đông Âu, Nga, SNG và khu vực châu Mỹ, châu Phi.
Công tác thị trường, xúc tiến thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, phải được triển khai mạnh mẽ nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu. Các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cần được cụ thể hóa và gắn với hoạt động đối ngoại, tranh thủ ngoại giao hỗ trợ việc ký kết các Hiệp định khung, các thoả thuận và các Hợp đồng dài hạn có giá trị lớn với các quốc gia, các Tổ chức quốc tế, các thị trường lớn để tạo đầu ra ổn định và từ đó có cơ sở cho đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị nội địa hóa, giá trị gia tăng hàng xuất khẩu.
Theo chức năng của mình, các Bộ, ngành, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài phải đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu. Các Hiệp hội ngành hàng phải có vai trò tích cực trong việc phối hợp nỗ lực của các doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường công tác tìm kiếm thị trường, khách hàng; xây dựng và thỏa thuận các chương trình hành động nhằm bảo vệ, nâng cao uy tín cũng như quyền lợi chung của Hiệp hội, của mỗi thành viên và của quốc gia trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được và sản xuất có chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn và có khả năng đầu tư hiệu quả như Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản.
Các chính sách, cơ chế điều hành nhập khẩu trong giai đoạn này phải được xem xét phù hợp với tiến trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Chính phủ ta với các Tổ chức quốc tế, khu vực và các cam kết đa phương, song phương khác.
Các chương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đi vào hoạt dộng, được ưu tiên cấp tín dụng nhà nước và vay vốn ngân hàng để thực hiện, được hưởng các ưu đãi về chính sách đầu tư nếu sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ động có kế hoạch bố trí các nguồn vốn tín dụng cho các chương trình, dự án sản xuất và xuất khẩu trong thời kỳ 2001 - 2010, không để xây ra tình trạng thiếu nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Trước mắt, trong năm 2000 và đầu năm 2001 phải tập trung xử lý các khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đã nêu về các lĩnh vực hải quan, dịch vụ, thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng.
Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, cần nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dựa trên các nguyên tắc về thuế quan, môi trường, an toàn sức khoẻ và vệ sinh dịch tễ, cũng như các nguyên tắc thỏa thuận buôn bán song phương, hỗ trợ các ngành sản xuất hàng hóa lớn trong nước, nhất là sản xuất nông nghiệp; có cơ chế chống độc quyền, chống gian lận thương mại và kiểm soát việc buôn bán ở các khu vực biên giới.
Yêu cầu Bộ Thương mại và các Bộ, ngành hữu quan trong cuối quý I năm 2001, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các chương trình cụ thể về xuất khẩu và hoàn thiện chính sách nêu trên.
|
Nguyễn Mạnh Cầm (Đã ký)
|
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.22/2000/CT-TTg |
Hanoi, October 27, 2000 |
DIRECTIVE
ON THE STRATEGY OF DEVELOPING THE EXPORT AND IMPORT OF COMMODITIES ANDSERVICES IN THE 2001-2010 PERIOD
Over the past ten years, export and import activities have recordedmany big achievements and reached the targets laid down in the Strategy of Socio-EconomicDevelopment in the 1991-2000 period.
Export value in the year 2000 may increase by more than 5.6 times thatin 1990 averaging 18.4% per year, contributing to the annual growth of GDP, helping theeconomy to overcome the period of crisis in the early 90's. Export is being an importantoutlet for many economic branches, making an important contribution to theindustrialization and modernization of the country.
In preparation for the coming period, at its recent session in August2000, the Government discussed and made suggestions to the Draft Strategy of Developingthe Export and Import of Commodities and Services in the 2001-2010 period presented by theMinistry of Trade. Later, the Prime Minister held a meeting with enterprises in the wholecountry to discuss measures to promote export. In the appraisal of the Government, for allits many achievements, the import and export service, especially export, still show not afew weaknesses, chiefly because: economic development of our country remains low, thecompetitiveness of our goods is weak, the cost price of our products is high while theirquality is low, production has not kept close to market demands and has not relied on themarket to clear the way for production while market is the vital question of export; thepolicies and mechanisms of export and import have been reformed in a positive way inrecent years but are not yet stable; the ministries and branches have not taken theinitiative in removing difficulties and obstacles for the enterprises.
In order to finalize and carry out the Strategy of Developing theExport and Import of Commodities and Services in the 2001-2010 period and promote exportin the Coming period, the Prime Minister urges all ministries, branches, the People'sCommittees of the provinces and centrally-run cities and enterprises engaged inexport-import production and business to firmly grasp the basic contents and promote thefollowing works:
1. The Strategy of Developing the Export and Import of Commodities andServices in the 2001- 2010 period, especially export, must be a strategy of all-roundacceleration in many fields, and must involve breakthroughs with firm steps. The objectiveof our actions in this period is to carry on the policy of giving the highest priority toexport; to create sources of quality goods with value added and high competitiveness forexport; to help solve the job problem for society, to create the source of foreignexchange reserve in order to meet the demands of industrialization and modernization ofthe country; to shorten rapidly the gap in economic development between our country andother countries in the region.
2. Export of commodities and services in the 2001-2010 period shallhave to grow by an average of 15% and more yearly and must meet the followingrequirements:
...
...
...
b/ To pay attention to raising the value of manufacture and quality ofeach export product; to reduce the export of roughly processed goods, increase the rate ofdeeply processed goods through new technologies; to reduce contractual manufacture,promote the production of export using high-quality raw materials and materials in thecountry requiring new technologies; to improve the infrastructures of breeding andplanting, to make use of plant varieties and animal breeds of high output and quality andappropriate processing technologies alone with measures of environmental protection; toadopt the planning of material areas for each group of products; the process of managingproduction must be reorganized scientifically and most economically; to step by step workout the national quality norms for export commodities under the trademark "Made inVietnam".
c/ Export products must meet the diversified requirements of the worldmarket, especially requirements in quality and designs. Each kind of goods must secure itsmain and prime markets and concentrate capabilities to broaden these markets, at the sametime take the initiative in expanding them to other markets in the direction ofmultilateralising and diversifying our trade relations. We must adopt concrete policytowards each market and step by step reduce export through intermediate markets. Thecommon orientation is to use all possibilities to maintain a rational export ratio intothe existing markets in Asia, especially the Japanese market, further step up our directexport to the markets with high purchasing power like the United States and WesternEurope; to penetrate and gradually increase our export ratio into the markets in EasternEurope, Russia, SNG, America and Africa.
Marketing and trade promotion are of great importance and must bedeveloped strongly with a view to creating a favorable international environment forexport. The programs of trade promotion and market expansion must be concretized andlinked with external relations activities, taking advantage of diplomatic activities tosupport the signing of framework treaties, agreements and long-term contracts of greatvalue with other countries, international organizations and big markets in order to securea stable outlet, from which to build a basis for investments to renovate technologies,raise the value of localization and the value added of exports.
Depending on their functions, the ministries, branches and overseasrepresentative offices of Vietnam must step up their external relations activities,increase their international cooperation in order to broaden the export market. Theassociations of business lines must play an active role in coordinating the efforts of theenterprises and assist them in intensifying the search for markets and customers; to buildand agree on programs of action aimed at protecting and raising the reputation as well asthe common interests of the associations, of each member and of the nation in thecompetition on the international market.
3. Import must be closely oriented; average growth of import in the2001-2010 period shall be maintained at 14%/year. Attention should be paid to the importof high-tech to meet the demands of the industries processing farm, forestry, aquatic andmarine products and producing light industry goods. At the same time, this must beassociated with the development and use of the technologies, plant seeds and animal breedsand materials newly adopted or produced in the country.
To restrict the import of quality products which have been produced inthe country and which have achieved national or international standards; to enhance theapproach to the markets supplying source technologies with great possibilities ofefficacious investment such as Western Europe, the United States and Japan.
The policies and mechanisms of controlling import in this period mustbe considered carefully so as to make them conform with the process of carrying out ourGovernment's commitments on international integration with international and regionalorganizations and other multilateral and bilateral commitments.
4. At present, the role and potential of the export service and foreignexchange service have not been adequately appraised. We must regard this as an exportpotential that needs to be promoted in the 2001-2010 period. Among these services, we mustpay attention to tourism, labor export, post and telecommunications, financial, bankingand insurance services, service of goods transportation by air, sea and railway... Theorientation for development of these domains should be reflected in concrete programs, inwhich attention should be paid to investing in the development of tourism in order to turntourism quickly into a spearhead economic branch.
5. To achieve the above-said objectives and requirements, the relatedministries and branches, the People's Committees of the provinces and centrally-run citiesshould adopt plans to coordinate with the Ministry of Trade and the Ministry of Planningand Investment in determining the structure of export goods and services of each branchand each locality as required by the market; on this basis, to build target exportprograms and projects together with the concrete capacity of production, policies andbusiness lines with concrete growth rates and the export markets, so that within a shortperiod we can create competitive export products.
...
...
...
The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance andthe State Bank of Vietnam should take the initiative in adopting plans to supply creditfunds to the programs and projects of production and export in the 2001-2010 period andnot let the lack of investments for the production of export goods occur.
6. Besides drawing up the above export programs, the Ministry of Tradeis assigned with the task of assuming the main responsibility and coordinating with theMinistry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Justice, theMinistry of Science, Technology and Environment, and the State Bank of Vietnam to reviseand finalize the concrete policies, mechanisms and measures to meet the demand of creatingsources of export goods and stepping up export. These policies and mechanisms must coverall aspects, land, investment, finance, credit... aimed at effectively assisting the abovetarget export programs, on the principle of ensuring preference to the domesticenterprises which produce and supply raw materials for the production of exports on thesame footing with the export producing enterprises. Priority in capital shall be given tothe establishment of the Export Support Credit Fund and deployment of its activities in2001 in order to eventually establish the Import-Export Bank before 2005.
In the immediate future, in the year 2000 and early 2001, attentionmust be focused on handling difficulties and obstacles mentioned by the enterprises in thedomains of customs, service, taxation and especially value added tax.
With a view to holding the initiative in international economicintegration, it is necessary to study and issue legal documents based on the principlesabout customs, environment, health safety and epidemiological hygiene, as well as theprinciples on bilateral trade agreement, assistance to the major goods production branchesin the country, especially agricultural production, with mechanisms against monopoly,against trade fraud and control of trade in border areas.
The Ministry of Trade and the relevant ministries and branches shallhave to report at the end of the first quarter of 2001 to the Prime Minister on concreteprograms of export and finalize the above said policies.
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen
Manh Cam
Chỉ thị 22/2000/CT-TTg về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 22/2000/CT-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Cầm |
Ngày ban hành: | 27/10/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 22/2000/CT-TTg về Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video