Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 20/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 07 năm 1989

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC QUẢN LÝ, CHỐNG HÀNG NƯỚC NGOÀI NHẬP TRÁI PHÉP VÀO THÀNH PHỐ, BẢO VỆ HÀNG SẢN XUẤT TRONG NƯỚC.

Để bảo hộ hàng sản xuất trong nước, bảo hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở thành phố, chống thất thu thuế, thực hiện tiết kiệm tiêu dùng hàng nước ngoài.
Thi hành Chỉ thị số 33-CT ngày 21/2/1989 và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại cuộc hội nghị các tỉnh phía Nam.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CHỈ THỊ

1/ Yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, các đoàn thể, các cấp chánh quyền ở thành phố, quận, huyện, phường, xã, các cơ quan trung ương đóng tại thành phố mở cuộc vận động trong nội bộ và các tầng lớp nhân dân chống hàng nước ngoài nhập trái phép vào thành phố, thực hiện tiết kiệm tiêu dùng hàng nước ngoài, bảo vệ sản xuất trong nước.

2/ Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành quyết định số 302/QĐ-UB ngày 22/6/1989 về việc phụ thu thuế doanh nghiệp trên một số mặt hàng ngoại nhập đang lưu thông ở thành phố. Yêu cầu Sở Tài chánh thành phố, Chi Cục thuế công thương nghiệp thành phố có kế hoạch thi hành quyết định trên thật chặt chẽ và không gây ách tắc lưu thông ở thành phố.

3/ Những người mua bán hàng ngoại phải đăng ký kinh doanh mặt hàng. Phải bổ sung trong giấy phép kinh doanh những mặt hàng ngoại được kinh doanh đến 31/8/1989 phải xong.

4/ Các đơn vị của thành phố, quận, huyện không được mua hàng nhập lậu bất kể từ đâu đến, trừ hàng đối lưu nhập chánh ngạch đã hoàn tất thủ tục hải quan. Các Công ty ngành hàng, các Hợp tác xã mua bán kinh doanh hàng ngoại đều phải nộp thuế phụ thu. Kể từ ngày 1/9/1989, hàng ngoại không nộp thuế hải quan không hóa đơn chứng từ, không lập hợp đồng kinh tế đều coi như là hàng lậu, hàng đó phải bị xử lý từ truy thu thuế, phạt và nếu nghiêm trọng bị tịch thu hàng.

5/ Riêng đối với xe ô tô du lịch và xe gắn máy, từ sau ngày ban hành chỉ thị này, Công an thành phố và Công an quận, huyện không cho đăng ký lưu hành nếu phương tiện chưa hoàn tất thủ tục hải quan, phương tiện sẽ bị xử lý phạt 1 đến 5 lần thuế nhập khẩu phi mậu dịch, nếu nghiêm trọng tịch thu phương tiện.

6/ Ủy ban Kế hoạch thành phố cùng Sở Kinh tế đối ngoại có kế hoạch phân công cho các đơn vị nhập hàng tiêu dùng cho nhu cầu nội địa và khách du lịch. Tuyệt đối không nhập hàng xa xỉ và hàng trong nước đã sản xuất được.

7/ Giám đốc Sở Công nghiệp thành phố gấp rút chỉ đạo ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cải tiến sản xuất tạo mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, kiến nghị chánh sách cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành phố phát triển.

8/ Trưởng Ban Quản lý thị trường thành phố, Công an thành phố, Chi cục Thuế thành phố, Hải Quan thành phố có kế hoạch chặt chẽ để quản lý hàng ngoại nhập vào thành phố, chủ yếu là truy tầm bọn buôn lậu lớn, các kho chứa hàng lớn, các trọng điểm, không truy quét tràn lan, không truy ép gây khó khăn phiền hà đối với người mua bán lẻ nhỏ.

Cho phép thành lập những Tổ kiểm tra lưu động cấp thành phố gồm quản lý thị trường, công an thành phố, chi cục thuế thành phố để thường xuyên kiểm tra kiểm soát hàng ngoại nhập trái phép vào thành phố. Khi thi hành nhiệm vụ, Tổ kiểm tra lưu động phải có thẻ chứng nhận, phải áp dụng đúng các thủ tục quy định về kiểm tra, kiểm soát hàng hóa . Trưởng các Tổ lưu động là cán bộ quản lý thị trường thành phố.

9/ Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố giáo dục công nhân viên trong ngành tích cực hưởng ứng việc quản lý hàng ngoại nhập trái phép vào thành phố, kiên quyết xử lý các đối tượng tiếp tay cho gian thương buôn bán hàng cấm và hàng ngoại nhập trái phép vào thành phố.

10/ Yêu cầu Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Công an thành phố có kế hoạch giáo dục trong nội bộ lực lượng võ trang, chống và ngăn ngừa các hành vi liên kết với gian thương buôn bán hàng ngoại nhập trái phép, tích cực tham gia vào chiến dịch đấu tranh chống hàng ngoại nhập tại thành phố (chú ý và có biện pháp ngăn ngừa số anh em thương bịnh binh đang cư trú tại thành phố liên kết với gian thương).

11/ Các đơn vị của trung ương và các tỉnh đóng tại thành phố phải thực hiện đúng chỉ thị này.

12/ Báo chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình phổ biến chủ trương đấu tranh, chống hàng ngoại nhập trái phép vào thành phố cho nhân dân biết để tích cực tham gia, đồng thời thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân tiêu dùng hàng nội hỗ trợ cho sản xuất trong nước phát triển, coi đây là một hành động yêu nước, một trong những biện pháp quan trọng cả trước mắt và lâu dài thiết thân với lợi ích, với công ăn việc làm của người lao động thành phố.

13/ Giao cho Giám đốc Công an thành phố báo cáo trao đổi với các tỉnh thành phố bạn và các đơn vị của trung ương đóng tại thành phố về chủ trương trên đây, đề nghị các tỉnh cùng phối hợp với thành phố thực hiện chủ trương này đạt kết quả cao nhất.

Vấn đề đấu tranh chống hàng ngoại nhập lậu vào thành phố, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng nội địa là một vấn đề rất lớn - rất phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều chính sách, là một cuộc vận động lâu dài. Chỉ thị này mới giải quyết một bước về đấu tranh chống hàng ngoại nhập trái phép vào thành phố. Quá trình thực hiện sẽ từng bước bổ sung. Vì vậy Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện thật chu đáo, chặt chẽ, thường xuyên báo cáo thỉnh thị để Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, chỉ đạo kịp thời. Giám đốc Sở Thương nghiệp thành phố, Giám đốc Sở Công nghiệp thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Chi cục trưởng Thuế công thương nghiệp, Trưởng Ban Quản lý thị trường thành phố, Giám đốc Công an thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố giao trách nhiệm tổ chức, triển khai, theo dõi việc thi hành chỉ thị này trong lĩnh vực chức trách được phân công. Giám đốc Sở Thương nghiệp/Trưởng Ban Quản lý thị trường thành phố chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp.-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Vĩnh Nghiệp

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 20/CT-UB năm 1989 về việc quản lý, chống hàng nước ngoài nhập trái phép vào Thành phố, bảo vệ hàng sản xuất trong nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 20/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Vĩnh Nghiệp
Ngày ban hành: 03/07/1989
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 20/CT-UB năm 1989 về việc quản lý, chống hàng nước ngoài nhập trái phép vào Thành phố, bảo vệ hàng sản xuất trong nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…