EBỘ THÔNG TIN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRONG TOÀN NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (sau đây gọi là Cuộc vận động) là cuộc vận động lớn, có ý nghĩa và tác động sâu sắc trong xã hội. Sau 04 năm thực hiện Cuộc vận động, về cơ bản cho thấy các đơn vị trong ngành Thông tin và Truyền thông đều xây dựng được kế hoạch tổ chức thực hiện sát với nhiệm vụ của mình, đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn hưởng ứng cuộc vận động trong việc mua sắm vật dụng, trang thiết bị làm việc là những sản phẩm do Việt Nam sản xuất có chất lượng; tích cực, chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công, có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó có các thiết bị nghe, xem, viễn thông,…nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn ra quốc tế.
Phát huy kết quả đã đạt được và để thực hiện thắng lợi chương trình công tác trọng tâm năm 2013, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Thông tin và Truyền thông:
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc bốn nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Cuộc vận động theo tinh thần Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động.
3. Các cơ quan, đơn vị cần ưu tiên mua trang thiết bị, sử dụng vật tư, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nước sản xuất bảo đảm chất lượng, phục vụ hoạt động của đơn vị cũng như thực hiện các dự án, công trình đầu tư từ kinh phí ngân sách và có nguồn gốc ngân sách nhà nước.
4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về Cuộc vận động. Qua các buổi giao ban báo chí, chỉ đạo báo, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, các phương tiện thông tin đối ngoại cùng tham gia phổ biến, nâng cao nhận thức, ý thức người dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện tốt nội dung Cuộc vận động. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí về công tác truyền thông cho Cuộc vận động.
5. Nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong việc phát động, tổ chức triển khai dưới nhiều hình thức và nội dung, làm cho Cuộc vận động trở thành hành động thường xuyên, thiết thực, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2013.
6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong các hoạt động tổ chức Cuộc vận động; cần xác định rõ chủ thể, nội dung, hình thức và tiêu chí gắn với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ, của các cơ quan, đơn vị.
7. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng Cuộc vận động trên cơ sở đánh giá đúng, đảm bảo việc tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Cuộc vận động được chính xác, có tác dụng nêu gương, giáo dục và có sức lan tỏa trong cơ quan, đơn vị.
8. Tổ chức triển khai các Kế hoạch đề ra của Ban chỉ đạo Cuộc vận động Bộ Thông tin và Truyền thông. Nắm bắt kịp thời những vấn đề còn tồn tại, bất cập và đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thương hiệu Việt thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông để việc hưởng ứng Cuộc vận động thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm và thường xuyên, tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
9. Vụ Công nghệ Thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức Chương trình “Sản phẩm và dịch vụ Công nghệ Thông tin thương hiệu Việt hàng năm” nhằm đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá, ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ Công nghệ Thông tin thương hiệu Việt; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu Việt về Công nghệ Thông tin theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17/9/2012.
10. Ban chỉ đạo Cuộc vận động Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả lên Bộ trưởng.
Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông kịp thời phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này và định kỳ vào 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban chỉ đạo của Bộ (qua Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - 17 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Chỉ thị 20/CT-BTTTT năm 2013 tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông
Số hiệu: | 20/CT-BTTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Người ký: | Nguyễn Bắc Son |
Ngày ban hành: | 13/05/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 20/CT-BTTTT năm 2013 tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông
Chưa có Video