Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1430/CT-BNN-QLCL

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2010

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT TẠP CHẤT TRONG TÔM NGUYÊN LIỆU

Thời gian gần đây tại một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đã tái diễn nghiêm trọng trên diện rộng, đặc biệt vào các thời điểm khan hiếm nguyên liệu. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 18/1998/CT-TTg ngày 13/4/1998 về việc cấm đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhiều địa phương đã có các quy định nghiêm cấm và triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng tình hình vi phạm vẫn có xu hướng gia tăng. Vì lợi nhuận, một số cơ sở thu mua, sơ chế tôm vẫn tổ chức bơm chích tạp chất và một số doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn mua nguyên liệu tôm có tạp chất để chế biến, đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là hành vi gian lận thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, uy tín hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Để sớm chấm dứt tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh trọng điểm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang:

a) Chỉ đạo UBND các cấp (huyện/thành phố, xã, phường), các cơ quan chức năng có liên quan tại địa phương (Nông nghiệp, Công an, Quản lý thị trường):

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về kiểm soát tạp chất và tác hại nghiêm trọng của hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu đến các tầng lớp nhân dân. Phát động quần chúng nhân dân lên án, tố giác các hành vi gian lận đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sử dụng tôm có tạp chất để chế biến.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở thu gom nguyên liệu, các cơ sở sơ chế, chế biến tôm nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ và pháp luật hiện hành, kể cả rút phép kinh doanh đối với cơ sở tái phạm;

- Thông báo công khai danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về cấm bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Bố trí nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra về kiểm soát tạp chất và ngăn chặn tạp chất của các cơ quan chức năng địa phương.

c) Kiểm điểm, xử lý nghiêm các cán bộ, công chức tiếp tay, bao che cho các cơ sở, doanh nghiệp có hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.

2. Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP):

- Tiếp tục duy trì Chương trình “doanh nghiệp nói không với tạp chất”; tăng cường vai trò của Hội đồng giám sát; thông báo Danh sách doanh nghiệp cam kết; phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan chức năng, Ban Chỉ đạo các tỉnh trong việc giám sát, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về tạp chất.

- Phối hợp với các Cơ quan quản lý chất lượng thủy sản của các tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các doanh nghiệp chế biến, các đại lý thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nguyên liệu thủy sản về chấp hành các quy định liên quan tới tạp chất; tự nguyện cam kết thực hiện “nói không với tạp chất”.

3. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:

- Nghiên cứu, đề xuất Bộ ban hành các văn bản quy định cần thiết để hoàn thiện khung pháp lý, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm soát ngăn chặn tạp chất trong tôm nguyên liệu.

- Cập nhật, hoàn thiện các phương pháp kiểm tra, phát hiện tạp chất và tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho các cơ quan kiểm tra của các tỉnh/thành phố.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tại các tỉnh đặc biệt trọng điểm (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang) tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại thời điểm khan hiếm nguyên liệu; kiểm tra chặt chẽ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm các lô nguyên liệu, sản phẩm thủy sản trước khi tiêu thụ, tuyệt đối không để cho các lô tôm có tạp chất được đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Xử lý nghiêm các cán bộ thiếu trách nhiệm trong việc ngăn chặn bơm chích tạp chất.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Công an, Bộ Công thương tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành các tụ điểm “nóng” về bơm chích tạp chất trên địa bàn các tỉnh trọng điểm để xử lý nghiêm khắc, răn đe đối với các hành vi vi phạm về tạp chất.

Đề nghị địa phương báo cáo các vấn đề phát sinh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) để kịp thời phối hợp giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ: Công an, Công thương, Tư pháp;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố ven biển;
- Hiệp hội CBXKTS Việt Nam;
- Các cơ sở chế biến tôm;
- Các Vụ, Cục, VP Bộ, Thanh tra;
- Lưu: VT, Cục QLCL.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 1430/CT-BNN-QLCL năm 2010 về tăng cường kiểm soát tạp chất trong tôm nguyên liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 1430/CT-BNN-QLCL
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 17/05/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 1430/CT-BNN-QLCL năm 2010 về tăng cường kiểm soát tạp chất trong tôm nguyên liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…