Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 14/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 2 năm 1985

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC GỞI TIỀN TIẾT KIỆM, GÓP VỐN THU MUA LƯƠNG THỰC

Ngày 20 tháng 12 năm 1984, Ủy ban Nhân dân thành phố có chỉ thị thượng khẩn số 55/CT-UB về việc vận động phong trào tiết kiệm, góp vốn để thu mua lương thực.

Qua thực tế hơn 1 tháng thực hiện, Ủy ban Nhân dân thành phố tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện như sau:

1. Lãi suất tiết kiệm góp vốn mua lương thực cho thành phố được áp dụng là 5% một tháng, kỳ hạn gửi là từ 1 tháng trở lên. Sau 1 tháng, người gởi được rút tiền khi cần thiết. Với những người đã gởi tiền tiết kiệm mua lương thực trước đây, nay được chuyển sang thống nhất vào sổ tiết kiệm này để hưởng lãi suất 5% tháng.

Lãi suất tiết kiệm mua lương thực 5% tháng do Ngân hàng Nhà nước trả (phần Ngân hàng trả 2% lãi suất theo quy định của Nhà nước, Công ty kinh doanh lương thực thành phố trả 3% còn lại). Ngân hàng thành phố cùng Công ty Kinh doanh lương thực hợp tác giải quyết cụ thể vấn đề này. Khi người gởi tiết kiệm mua lương thực rút tiền thì quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa có trách nhiệm trả đủ theo yêu cầu người gởi.

2. Cán bộ công nhân viên chức ăn gạo cung cấp có tiền gởi càng tốt, không tiền gởi thì thôi, không bắt buộc. Chú trọng tích cực vận động càng nhiều càng tốt trong các giới đồng bào kinh doanh công thương nghiệp.

Nơi vận động và thu tiền gởi là ở phường. Cán bộ công nhân viên chức có tiền gởi nên gởi ở phường cùng với gia đình, cũng có thể gởi ở cơ quan. Như vậy, ở cơ quan, nếu có cán bộ công nhân viên muốn gởi thì tổ chức thu nhận, không bắt buộc, không đặt thành chỉ tiêu hoạt động của công đoàn cơ quan.

Chủ trương gởi tiền tiết kiệm mua lương thực lần này là nhằm huy động tiền mặt còn nhàn rỗi trong nhân dân, trong cán bộ công nhân viên chức để mua lương thực. Vì vậy cán bộ và nhân dân không nên rút tiền tiết kiệm bình thường để gởi qua sổ tiết kiệm này, vừa không góp phần gì thực tế vào huy động tiền mua lương thực cho thành phố, vừa gây rối thêm sổ sách giấy tờ của Ngân hàng Nhà nước.

3. Ủy ban Nhân dân quận, huyện, phường xã chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện chủ trương này, phối hợp chặt chẽ với đoàn thể, mặt trận, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền vận động, nói rõ nghĩa, nội dung của việc tiết kiệm góp vốn để thu mua lương thực, phát động thành phong trào quần chúng sôi nổi lôi cuốn mọi người, mọi tầng lớp dân cư kể cả cán bộ, công nhân viên chức.

Cấm không được gò ép quần chúng. Ai có tiền thì gởi, ai thực sự không có tiền gởi thì thôi, khi có tiền sẽ gởi. Ai có được nhiều tiền thì gởi càng nhiều càng tốt. Có thể gởi 1 lần, có thể gởi nhiều lần. Gởi đợt này rồi, sau đó cứ tiếp tục gởi thêm nữa. Không được bình quân chủ nghĩa, gò ép, áp đặt số tiền phải gởi cho mỗi hộ, mà phải lấy tuyên truyền vận động làm chính.

4. Thủ tục thu nhận tiền gởi thanh toán tiền lãi, cho rút tiền ra phải đơn giản, nhánh chóng, không được gây phiền hà cho quần chúng. Ủy ban Nhân dân quận, huyện, phường xã các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ, nhân viên Nhà nước cố tình có thái độ gò ép, gây phiền hà, trở ngại trong cuộc vận động này.

5. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo lương thực cho mỗi người dân. Công ty Kinh doanh lương thực thành phố phải bảo đảm cho tất cả mọi người được mua gạo kinh doanh, kể cả người vì quá nghèo hiện nay chưa có tiền gởi, kể cả người tạm trú có tên trong hộ khẩu (phần tạm trú).

6. Hàng ngày, Ngân hàng thành phố có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình huy động nói trên với Thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố.

Hàng tuần, Ngân hàng thành phố và UBND quận huyện kiểm điểm đánh giá rút kinh nghiệm và báo cáo về Uỷ ban Nhân dân thành phố.

7. Yêu cầu các đoàn thể quần chúng, Mặt trận tổ quốc các cấp, Ban Tuyên huấn Thành uỷ và các Ban Tuyên huấn, Sở Văn hoá Thông tin quận, huyện, phường xã cần mở ngay 1 đợt tuyên truyền vận động sâu rộng trong quần chúng, động viên nhân dân đóng góp tích cực vào quỹ tiết kiệm này vừa có lãi vừa nắm được lương thực. Mọi hình thức cưỡng bức bắt ép phải kiên quyết đình chỉ ngay.

8. Giao cho Ngân hàng thành phố cùng Công ty kinh doanh lương thực thành phố làm ngay một kế hoạch hướng dẫn triển khai thật cụ thể, không nên làm hình thức rườm rà, đặc biệt chú ý cải tiến quản lý thu nhận tiền để dân dễ dàng đưa đến gởi cho Nhà nước.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, và phải được thể hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền rộng rãi bằng phương tiện nhanh nhất trong toàn thành phố. Các nội dung Chỉ thị số 55/CT-UB có trái với chỉ thị này đều được hủy bỏ không thi hành.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Võ Danh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 14/CT-UB năm 1985 về việc gởi tiền tiết kiệm, góp vốn thu mua lương thực do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 14/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Võ Danh
Ngày ban hành: 12/02/1985
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 14/CT-UB năm 1985 về việc gởi tiền tiết kiệm, góp vốn thu mua lương thực do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…