ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
10/CT-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 1986 |
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC VẬN ĐỘNG TIẾT KIỆM ĐIỆN ĐỂ KHÔNG CẮT TIẾT GIẢM ĐIỆN LUÂN PHIÊN BAN ĐÊM
Trong những năm qua, do khó khăn
về nguồn điện và nhiên liệu, nên ngành điện buộc phải cắt tiết giảm điện luân
phiên ban ngày và ban đêm trong tuần để bảo đảm an toàn nguồn phát và đường dây
tải điện. Việc cắt điện ban đem từng khu vực lớn đã gây trở ngại trong sinh
hoạt bình thường của nhân dân, còn gây ra nhiều tiêu cực khác về mặt xã hội.
Theo nguyện vọng của quần chúng
và khả năng phấn đấu của ngành điện, UBND Thành phố chủ trương mở cuộc vận động
phong trào rộng rãi trong các từng lớp nhân dân thành phố tiết kiệm điện thực
sự để tiến tới không cắt điện luân phiên ban đêm. Các biện pháp cụ thể được áp
dụng để thực hành tiết kiệm điện như sau :
1. Tất cả các hộ sử dụng điện tự
giác thực hiện triệt để tiết kiệm điện. Hộ sản xuất giảm từ 3 – 5% định mức
điện năng cho một đơn vị sản phẩm. Hộ dùng điện sinh hoạt phấn đấu giảm 10%
định mức sử dụng điện để cân bằng giữa chỉ tiêu thắp sáng của thành phố với
tổng định mức của các hộ thắp sáng.
2. Hạn chế tối đa việc sử dụng
điện trong giờ cao điểm tố (từ 17h30 đến 21h30). Không sử dụng các dụng cụ,
thiết bị tiêu hao nhiều điện vào giờ cao điểm, không sản xuất vào giờ cho điểm
nếu không có giấy phép của ngành điện.
3. Chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định sử dụng điện đã được ban hành, cụ thể :
- Không sản xuất vào ngày nghỉ
luân phiên được quy định
- Không ăn cắp điện, câu choàng
điện, tự câu điện lên lưới ưu tiên, sang nhượng hợp đồng điện, không dùng điện
để sản xuất hàng gian; hàng giả.
- Không được gia nhiệt bằng điện
trở để sản xuất đường, cồn, rượu, giấy, hập vỏ xe, nướng, sấy.
- Không sản xuất các mặt hàng
cấm dùng điện như nước đá bẹ, nước giải khát, đất đèn, điện giả (trừ xi mạ)
- Không dùng điện để phô trương
quảng cáo.
- Không dùng điện để thắp sáng
các quầy lưu động..
- Không sử dụng máy điều hòa
nhiệt độ, nếu không có nhu cầu thực sự cần thiết như tiếp khách quốc tế.
- Không nấu ăn bằng điện ở cơ
quan.
- Không chế tạo máy sản xuất
nước đá bẹ, tủ đá khô.
4. Sở Điện lực thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện các biện pháp sau :
- Lắp đặt thêm điện kế để tách
học và ký hợp đồng tiêu thụ điện đối với tất cả các hộ sử dụng điện.
- Cụ thể hóa thành các quy tắc,
quy trình về quản lý và sử dụng điện thành các biện pháp tiết kiệm điện. Phối
hợp với các ban, ngành, quận, huyện, đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí
để phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
quản lý vận hành, phấn đấu giảm tỷ lệ điện tự dùng để phân phối điện và giảm
tổn thất điện trên đường dây.
- Nghiên cứu trình UBND Thành
phố quy định chế độ thưởng phạt đối với ngành điện trong các trường hợp vi phạm
hợp đồng cung ứng và sử dụng điện.
5. Các ban, ngành đoàn thể và
UBND các quận huyện tổ chức vận động phong trào tiết kiệm điện sâu rộng trong
quần chúng, tăng cường ý thức làm chủ chống các hiện tượng tiêu cực trong cung
ứng và sử dụng điện, UBND các phường xã cần đưa cuộc vận động này vào sinh hoạt
hàng tháng của các Tổ dân phố.
Tình hình cung cấp điện còn
nhiều khó khăn, trong đó khó nhất là nguồn điện trong một số năm tới chưa có
khả năng tăng. Do vậy toàn thành phố phải quyết tâm thực hiện tốt các biện pháp
nêu trên, tạo thành một sự suy nghĩ và hành động tự giác của mọi ngành, mọi
cấp, mọi người để việc tiết kiệm điện đạt kết quả thực sự, lấy đó làm cơ sở để
sớm quyết định xóa bỏ việc cắt tiết giảm điện luân phiên ban đêm.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 10/CT-UB năm 1986 về việc vận động tiết kiệm điện để không cắt tiết giảm điện luân phiên ban đêm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 10/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Lê Văn Triết |
Ngày ban hành: | 28/04/1986 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 10/CT-UB năm 1986 về việc vận động tiết kiệm điện để không cắt tiết giảm điện luân phiên ban đêm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video