Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6794/BC-UBND

Cần Giờ, ngày 09 tháng 12 năm 2020

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. y ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và các Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển kinh tế biển, Chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Huyện vừa tập trung khc phục những tồn tại, hạn chế của nhiệm kỳ trước, giải quyết các vấn đề phát sinh, vừa đề ra giải pháp huy động nguồn lực để triển khai thực hiện các chtrương, chính sách mới của Trung ương, thành phố liên quan đến phát triển huyện Cn Giờ. Trong bi cảnh đó, Huyện Cần Giờ đã quán triệt sâu sắc các chỉ đạo của cấp trên và vận dụng sáng tạo cụ thể vào điều kiện thực tiễn của huyện, đã nỗ lực phấn đu trên nhiều mặt lãnh đạo thực hiện cơ bản hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, givững ổn định chính trị và đảm bảo quốc phòng an ninh. Kết quđạt được cụ thể như sau:

I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC:

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu:

(1) Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm ước đạt 13%/năm, cao hơn mức tăng trưng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 0,1%/năm và đạt ch tiêu kế hoạch (chtiêu kế hoạch tăng 13%/năm)

(2) Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế đến năm 2020:

- Nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng 38,1% (chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 36%)

- Công nghiệp - xây dựng chiếm ttrọng 14,5% (chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 20%)

- Dịch vụ chiếm tỷ trọng 47,4% (chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 44%)

(3) Hàng năm, tạo việc làm tăng thêm cho 1.285 người (chỉ tiêu kế hoạch tạo việc làm tăng thêm hàng năm 1.200 người)

(4) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc dự kiến đến năm 2020 ước đạt 86,1% (chỉ tiêu kế hoạch đã được điều chỉnh đến năm 2020 đạt 85%)

(5) Không còn hộ nghèo theo chuẩn 16 triệu/người/năm (chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020 không còn hộ nghèo theo chun 16 triệu đồng/người năm)

(6) Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo ước đt 25,31 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3,54 lần so với đu năm 2011 (ch tiêu kế hoạch đến năm 2020, tăng 3,5 ln so với đu năm 2011)

(7) Cả 06/06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, Thị trấn Cần Thạnh thực hiện đạt 19/19 tiêu chí phát triển toàn diện thị trấn (chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020 nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới của các xã và phát trin toàn diện thị trấn Cần Thạnh)

(8) Duy trì tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 100% và nguồn nước cung cấp cho nhân dân bảo đảm chất lượng hợp vệ sinh (chỉ tiêu đến năm 2020, nâng cao chất lượng và duy trì tlệ hộ dân được cấp nước sạch vào cuối năm 2020 đạt 100%)

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp:

2.1. Nâng cao chất lượng tăng trưng kinh tế và năng lực cạnh tranh các ngành kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Huyện kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, hoàn thành mục tiêu tăng trưng kinh tế và các chương trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Dự ước tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) năm 2020 đạt 7.633 tỷ đồng, gấp 1,84 lần so với năm 2015, tăng trưng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 13%/năm, trong đó ngành Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng bình quân 19,6%/năm, ngành Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 16,7%/năm và ngành Nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân 4,5%năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần th XI và chtrương phát triển kinh tế bin. Giá trsản xuất ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tng giá trị sản xuất (dự ước năm 2020 chiếm 47,4%) và cao hơn giai đoạn trước (năm 2015: 32,6%); ngành nông nghiệp dự ước năm 2020 chiếm tỷ trọng 38,1%, giảm so với giai đoạn trước (năm 2015: 56,2%) và ngành công nghiệp - xây dựng dự ước chiếm tỷ trọng 14,5%, cao hơn giai đoạn trước (năm 2015: 11,3%).

a) Sản xuất nông nghiệp - thủy sản: Huyện đã xây dựng hoàn chnh Đề án nuôi chim yến lấy tổ trong nhà trên địa bàn huyện theo kết luận của Bí thư Thành ủy tại buổi làm việc với huyện Cần Giờ (Thông báo số 347-TB/VPTU ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Văn phòng Thành ủy) trình thành phố. Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố lp các Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó có huyện Cần Giờ (1) nhưng đã dừng thực hiện theo Công văn số 4145/BKHĐT ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Riêng Quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 được đổi thành Phương án quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn rà soát lập quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà sau khi Ủy ban nhân dân thành phố công bkết quả tuyển chọn Ý tưng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ.

Hỗ trợ Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao triển khai Dự án Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao Hào Võ được thành phố giao đất và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 (Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013), đã thực hiện gói thầu san lp mặt bằng đạt 90% khối lượng. Do có phần diện tích 15.607.9 m2 trùng với diện tích rừng phòng hộ, huyện đang thực hiện điều chnh quy hoạch phân khu 1/2000. Dự án xây dựng Trung tâm thủy sản ở xã Bình Khánh đã hoàn thành công tác bi thường giải phóng mặt bng nhưng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo đánh giá lại hiệu quả dự án và thng nht chuyển hình thức đầu tư sang xã hội hóa theo đề xuất của Sở Kế hoạch-Đầu tư (Công văn số 5948/SKH-ĐT ngày 19 tháng 6 năm 2016 của Sở Kế hoạch-Đầu tư). Hiện Ban Quản lý Trung tâm thủy sản thành phố đang kêu gọi nhà đầu tư đầu tư dự án.

Giai đoạn 2016-2020, huyện đã đề xuất và được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư 24 danh mục công trình thủy lợi theo Đề án quy hoạch mạng lưới thủy li phục vụ phát triển thủy sản và diêm nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 4250/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2016), trong đó có 20 công trình phục vụ nuôi tôm th chân trắng và 04 công trình phục vụ sản xuất muối. Đã triển khai thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng 05/24 công trình, các công trình còn lại do các hộ dân thuộc phạm vi giải tỏa dự án chưa đồng ý chủ trương bàn giao mặt bằng đthực hiện nên chưa hoàn thành; 63 công trình thủy lợi thuộc Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã giai đoạn 2016 - 2020 đã được thành phố ghi vốn khởi công mới, trong đó có 20 công trình thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng, 28 công trình đang thi công và 15 công trình chưa thực hiện.

Hỗ trợ lãi vay từ Chương trình hỗ trợ lãi vay khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đô thị của thành phố trong giai đoạn 2016 - 2020 cho 3.449 lượt hộ nông dân vay vốn đầu tư nuôi thủy sản với vốn vay hỗ trợ lãi suất 1.506 tỷ đồng, ngân sách h tr66,8 tỷ đồng. Chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 đã tạo thuận lợi cho nông dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vn vay để đu tư chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, phát triển ngành nghề nông thôn. Ước tính 01 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay đã thu hút được 30 đồng vốn xã hội đầu tư phát triển ngành nông nghiệp (ngân hàng 19 đồng và hộ dân 11 đồng).

Đã phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cho nông dân tham quan các mô hình nuôi ứng dụng công nghệ các tnh để học hỏi kinh nghiệm; thực hiện 10 mô hình nuôi thử nghiệm, trình din (2) tn diện tích nuôi 29,3 ha, trong đó có 03 mô hình nuôi đạt hiệu quđược nhân rộng với diện ch nuôi đạt 200,8 ha (nuôi tôm thẻ chân trắng 2,3 giai đoạn, nuôi cá dứa và nuôi của thương phẩm) do các mô hình nuôi có vốn đầu tư thấp phù hợp với hộ nông dân có điu kiện tài chính ít. Thông qua công tác khuyến nông, hầu hết nông dân đã nm bắt được các kỹ thuật nuôi tôm, phòng ngừa các bệnh trên tôm nuôi (đốm trắng, mềm vỏ...) và thực hiện đúng quy trình kthuật nuôi. Môi trường và nguồn giống thả nuôi được kim soát chặt ch, 100% con giống nhập ngoài địa bàn về thả nuôi được kiểm soát và qua kiểm dịch (3); thường xuyên thông tin quan trc môi trường, tuyên truyền khuyến cáo lịch thời vụ nuôi và kiểm tra các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo nguồn ging sạch, nguyên liệu đầu vào an toàn; tổ chức cho 100% hộ nuôi thủy sản thực hiện cam kết không xả thải làm ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Toàn huyện có 14 trại thuần dưỡng tôm giống tập trung trong Trung tâm Thuần dưỡng giống thủy sản Rạch Lá với công suất sản xuất từ 250-300 triệu con ging/năm, đáp ng 22% lượng giống thả nuôi và có 36 đại lý kinh doanh dịch vụ vật tư, thiết bị, thức ăn các loại phục vụ toàn vùng nuôi. Nguồn giống cung ứng cho sản xuất địa phương trong thời gian qua chưa đạt chất lượng nên phn ln các hộ nuôi nhập giống từ các công ty sản xuất ngoài địa bàn. Huyện đã chỉ đạo xây dựng quy chế tổ chức hoạt động Trung tâm thuần dưng ging thủy sản Rạch Lá và thành lập T liên ngành kim tra xử lý vi phạm, chn chnh tình hình hoạt động của Trung tâm thuần dưỡng giống đđảm bảo công suất và cht lượng giống sản xut đáp ứng nhu cầu nghnuôi ở huyện.

Đã triển khai Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về chính sách phát triển thủy sn đến các chủ phương tiện. Có 34/59 chủ phương tiện đánh bắt xa bờ, dịch vụ hậu cn đăng ký mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn được hỗ trợ 79,2% chi phí mua (505/637,3 triệu đồng) theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ. Đồng thời, phối hợp với đơn vị tài trợ (Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) tặng 09 máy thông tin liên lạc VX1700 có tích hợp định vị GPS cho phương tiện khai thác. Có 23 phương tiện đánh bắt ven bờ được đầu tư mới, nâng cấp phương tiện, máy móc trên 90CV chuyển sang đánh bắt xa bờ. Vận động thành lập mới 09 Tổ hợp tác đánh bắt thủy sản xa bờ và 01 Thợp tác phục vụ hậu cn nghề cá với 53/59 phương tiện. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường thực hiện, đặc bit tuyên truyn nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sn và kim tra xử lý các hành vi vi phạm. Giai đoạn 2016 - 2020, đã kiểm tra xử lý 198 vụ vi phạm Luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản (4), trong đó vi phạm sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, sdụng kích điện đ đánh bt thủy sản chiếm 46% tng svụ vi phạm.

Giai đoạn 2016 - 2020, sản xuất thủy sản nông nghiệp duy trì được tc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 4,5%/năm, thấp hơn 5 năm trước 1,9%/năm. Tuy chưa đạt mục tiêu kế hoạch (chỉ tiêu kế hoạch tăng 6%/năm), nhưng tc độ tăng trưởng đạt được trong điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, chịu tác động của biến đổi thời tiết trong 5 năm qua là kết quả đáng khích lệ, Trong đó:

- Sản xuất thủy sản: Dự ước giá trị sản xuất năm 2020 đạt 2.253 tỷ đồng, gấp 1,5 ln so với năm 2015 và tốc độ tăng bình quân 4,1%/năm (giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 5,7%). Sản lượng thủy, hải sản khai thác trong 5 năm qua ước đạt 247.759 tn (bình quân đạt 49.552 tấn/năm), cơ cấu sản phẩm tôm các loại chiếm 27,8% tng sản lượng.

Nuôi thủy sản có bước phát triển, ngoài việc duy trì các mô hình, đối tượng nuôi tôm, nghêu.... như trước đây. Giai đoạn 2016 - 2020 đã phát triển 06 mô hình nuôi tôm tôm ứng dụng công nghệ (5) trên diện tích 63,38 ha, trong đó mô hình nuôi tôm thẻ chân trng 2,3 giai đoạn đạt hiệu qucao nhất với năng suất thu hoạch 25,6 tấn/ha và lợi nhuận đạt được 600 triệu đồng/ha. Ngoài ra, còn phát triển mô hình nuôi, ươm nghêu giống, nuôi ốc hương trên hồ trải bạt năng suất thu hoạch cao.

Nuôi nhuyễn thể: Diện tích mặt nước nuôi nhuyn thể bình quân hàng năm 977 ha, sản lượng thu hoạch đạt 17.906 tn/năm, giảm bình quân 2%/năm, trong đó lượng nghêu giảm bình quân 34%/năm, mặc dù nuôi nghêu trong giai đoạn này ít xảy ra hiện tượng nghêu chết so với giai đoạn 2011 - 2015 nhưng do diện tích nuôi thuộc phạm vi dự án Khu đô thị du lịch biển Cn Giờ, chuẩn bị bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư thực hiện dự án nên diện tích thả nuôi trong những năm qua giảm dần, dự kiến năm 2020 còn 300 ha nuôi, giảm gần 500 ha so với năm 2015. Nuôi ốc hương và nuôi hàu trong thời gian qua đạt hiệu quả, được nông dân đầu tư nhưng do chưa được quy hoạch vùng nuôi nên việc đầu tư phát triển chưa mạnh mẽ. Năm 2015 có 174 ha nuôi và dự kiến năm 2020 phát triển diện tích nuôi lên 265 ha, nuôi ốc hương có 08 ha đến năm 2020 phát triển được 20 ha.

Nuôi tôm trong 5 năm qua còn gặp khó khăn, chưa được nâng cao về năng suất và hiệu qunuôi, sản xuất trong điều kiện môi trường nuôi và thời tiết thường xuyên thay đổi, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất chưa được đầu tư làm cho hoạt động sản xuất không ổn định và có xu hướng giảm diện tích thả nuôi. Dự kiến năm 2020, có 5.623 ha đất đưa vào thả nuôi thả nuôi (2.323 ha nuôi trên ao và 3.300 ha nuôi đầm, đập dưới tán rừng), trong đó nuôi thâm canh 2.046 ha, giảm 288 ha so với năm 2015 (6). Mặc dù có một số mô hình nuôi ứng dụng công nghệ thành công nhưng chưa tác động mạnh để thu hút nông dân đầu tư chuyn đi mô hình nuôi do nguồn vốn tự có của người dân địa phương còn hạn chế (7). Mặc khác, 02 năm gn đây thtrường đất đai biến động, một số h dân đã chuyển nhượng đất cho người ngoài địa phương không trực tiếp sản xuất (8), ảnh hưởng đến tốc độ phát triển diện tích nuôi. Sản lượng thu hoạch ước đạt 10.755 tấn, giảm 12,5% so với năm 2015 (9). Bên cạnh các đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nhuyn thể, huyện đã khuyến khích nông dân đầu tư phát triển các đối tượng nuôi cua, cá mú, cá bóp, cua, cá dứa... nhằm đa dạng hóa vật nuôi để đáp ứng nhu cu tiêu thụ của thị trường. Tính đến nay diện tích nuôi các đối tượng này được phát triển trên 232 ha, sản lượng thu hoạch đạt 180 - 230 tấn/năm, trong đó có một số đối tượng sau thời gian nuôi thử nghiệm (cua, cá dứa) được mở rộng diện tích và có khả năng đầu tư thnuôi với quy mô lớn trong thời gian tới.

Khai thác thủy sản ngày càng khó khăn do trữ lượng thủy sản ngày càng giảm, phương tiện đánh bt trên địa bàn chủ yếu hoạt động vi công sut nhỏ, đánh bt gần bờ nên chưa tác động đngành thủy sản phát triển mạnh hơn trong 5 năm qua. Toàn huyện còn 989 phương tiện hoạt động đánh bt, giảm 61 phương tiện so với năm 2015 (10), trong đó có 06 phương tiện cào đôi hoạt động với công suất lớn đã chuyn nhượng cho chủ ngoài địa bàn. Các phương tiện đánh bắt ven bờ duy trì hoạt động thường xuyên nhưng công suất hoạt động nhỏ, đánh bắt chủ yếu cung cấp nguồn thủy sản tiêu thụ hàng ngày và nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến địa phương. Ước sản lượng thủy, hải sản khai thác trong 5 năm đạt 102.840 tấn (bình quân đạt 20.568 tn/năm), bng 95% so với giai đoạn 2011 - 2015.

- Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân 5 năm tăng 10,6%/năm, thấp hơn 15,4%/năm so với giai đoạn 2011 - 2015 (giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 26%/năm), vượt chỉ tiêu kế hoạch 2,6%/năm (chỉ tiêu ng bình quân 8%/năm), trong đó giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 12,7%/năm.

Giai đoạn 2016 - 2020, nhiều chính sách ưu đãi, chương trình khuyến nông được tập trung thực hiện đã giúp nông dân đầu tư cải tạo vườn cây ăn trái và áp dụng khoa học kthuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng sut thu hoạch. Tính đến nay, đã phát triển diện tích trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP lên 21,74 ha (11), tăng 2,98 ha so với năm 2012. Tổng sản lượng cây ăn trái thu hoạch trong 5 năm ước đạt 9.276 tấn, gấp 1,2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó xoài đt 9.060 tấn, năng sut thu hoạch bình quân đạt 7,7 tấn/ha. Diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả tiếp tục được chuyển đổi sang nuôi thủy sản nhưng chưa đạt kế hoạch (12), do tình hình nuôi trồng thủy sản còn nhiều rủi ro, chưa có mô hình sản xuất hiệu quả đthay thế trồng lúa. Dự kiến năm 2020, diện tích đất trồng lúa còn 243,3 ha (giảm 189,4 ha so năm 2015, trong đó có 121,8 ha chuyn sang nuôi thủy sản, 67,6 ha chủ sử dụng không đưa vào sản xuất).

Chăn nuôi ở huyện phần lớn chăn nuôi gia súc (nuôi heo) quy mô nhỏ, lẻ, chủ yếu cung ứng thực phẩm cho tiêu dùng địa phương, hiệu quả nghề nuôi còn bấp bênh do thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến động giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm và gần đây ảnh hưởng của dịch tlợn Châu phi nên đàn chăn nuôi giảm 18% so với năm 2015. Nuôi yến là nghề nuôi mang lại thu nhập cao và đóng góp giá trị sản xuất nông nghiệp nhưng chưa được quy hoạch vùng nuôi nên việc đầu tư nhà nuôi được kiểm soát, hạn chế phát triển tràn lan ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển của huyện. Hiện nay, ngoài 100 nhà nuôi ở xã Tam Thôn Hiệp được thành phố cho phép thực hiện thí điểm từ năm 2011 đã phát trin tự phát lên 481 nhà nuôi, trong đó có 260 nhà nuôi có sản lượng thu hoạch (tăng 112 nhà so với năm 2015) và thu hoạch ước đạt 11 tấn, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2015, góp phần nâng ttrọng giá trsản xuất chăn nuôi từ 82,6% năm 2015 lên 90,4% dự kiến năm 2020.

- Về lĩnh vực lâm nghiệp: Huyện đã triển khai các chương trình nghiên cứu quan trc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hướng đến sự phát triển bn vng, ng diện tích rừng và đa dạng sinh học; thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền (13) đnâng cao nhận thức trong cộng đồng về các giá trị kinh tế - xã hội, môi trường và tính đa dạng sinh học của rừng ngp mặn Cần Giờ trong đời sống xã hội. Chđộng phối hợp xây dựng kế hoạch bảo vvà khai thác hệ sinh thái rừng ngập mặn một cách hợp lý, đảm bảo sự đa dạng của hệ sinh thái, giảm thiu nguy cơ cháy rừng; tăng cường phát triển cây xanh trong hệ thống rừng ngập mặn, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu khoa học. 5 năm qua tổ chức trng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 260,4 ha rừng và trng 30.100 cây xanh phân tán, vượt 20,4% kế hoạch. Tng diện tích rừng và đất rừng phòng hộ 34.713,64 ha (Quyết định số 15/QĐ-SNN ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kết quả theo dõi din biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng thành phố Hồ Chí Minh năm 2018), trong đó diện tích đất có rừng là 32.446,44 ha (14), ưc tính tỷ lệ che phrừng cuối năm 2019 đạt 48,3% (cả nước đạt 41,65%).

Hoạt động sản xuất dưới tán rừng được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hạn chế ti đa ảnh hưởng đến sinh trưởng cây rừng. Các tổ tự quản duy trì thực hiện đạt hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. Giai đoạn 2016 - 2020 kiểm tra xử lý 57 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (15), trong đó 59,6% svụ khai thác lâm sản trái phép. Hàng năm xây dựng phương án và tổ chức din tập phương án phòng, chống, ứng phó kịp thời với nguy cơ cháy rừng cục bộ xảy ra trong phạm vi rừng phòng hộ. Các hộ dân và tổ chức tham gia giữ rng luôn được quan tâm, chăm lo bng các chính sách h trcủa xã hội, tạo sự động viên để an tâm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng.

- Phát triển kinh tế tập th luôn được quan tâm lãnh đạo thực hiện, từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, thợp tác trên địa bàn. Giai đoạn 2016 - 2020, đã phát triển 10 hợp tác xã và 15 thợp tác hoạt động sản xuất nông nghiệp - dịch vụ với 262 xã viên, tổ viên (16). Đã hỗ trợ kinh phí trang bị cơ sở vật chất cho 05 hợp tác xã, thợp tác mới thành lập để đi vào hoạt động với stiền 470 triệu đồng, hướng dẫn cho 04 hợp tác xã, 02 Tổ hợp tác xây dựng logo, thương hiệu và phối hợp với Chi cục Thủy sản Thành phố tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ qun lý hợp tác xã, thợp tác và các chính sách htrợ phát trin sản xuất; triển khai xây dựng chui giá trị liên kết trong sản xuất, chế biến thủy sản và có 18 hợp tác xã, hộ nuôi đăng ký tham gia. Trin khai xây dựng mô hình Hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến hiện đại, huyện đã đề xuất thành ph hỗ trợ kinh phí đu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 01 hợp tác xã được chọn xây dựng Hợp tác xã tiên tiến. Hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn cũng còn khó khăn (có 08/16 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả), do mới đi vào hoạt động, năng lực quản lý vốn đầu tư sản xuất còn hạn chế, chưa liên kết và ứng dụng công nghệ kthuật trong sản xuất nên chưa mang lại hiệu quả. Giá trị sản xuất tạo ra của khu vực kinh tế tập thể đóng góp vào giá trị sản xut chung trong toàn huyện còn thp.

b) Hoạt động ngành dịch vụ: là một trong những ngành đạt mức tăng trưởng cao trong các năm qua, khng định sự đóng góp của ngành trong chuyn dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Dự ước năm 2020 doanh thu ngành dịch vụ đạt 21.830 tỷ đồng, gấp 2,68 lần so với năm 2015, tương ứng tc độ tăng trưởng bình quân 21,8%/năm.

- Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ: phát triển nhanh và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Doanh số bán tăng bình quân 21,8%/năm, xu hướng tăng trưng năm sau cao hơn năm trước (17) và tăng tỷ trọng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ từ 74,3% năm 2015 lên 77,5% năm 2020.

Đã tổ chức tuyên truyền vận động được 05 hộ kinh doanh cá thể chuyển sang doanh nghiệp và có 143 doanh nghiệp được thành lập mới, đạt 10,7% so với kế hoạch (chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2020 toàn huyện có 1.380 doanh nghiệp) do điều kiện phát triển của huyện còn khó khăn, chưa thu hút các thành phần kinh tế đầu tư và nguồn lực từ hộ kinh doanh cá thphần lớn không đủ điều kiện chuyển sang doanh nghiệp (kinh doanh nhỏ lsử dụng ít lao động, không thường xuyên). Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 330 doanh nghiệp hoạt động, tăng 188 doanh nghiệp so với năm 2015. Hàng năm, tổ chức Hội nghị gặp g, tiếp xúc doanh nghiệp trên địa bàn huyện để thông tin về chủ trương, chính sách và lắng nghe, giải đáp nhng vn đề doanh nghiệp kiến nghị. Hoạt động của các thành phn kinh tế trong thời gian qua có chuyển biến tt, được huyện tạo điều kiện mở rộng sản xuất mặc dù địa bàn chia ct nhưng sức mua trong nhng năm gần đây tăng mạnh tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Hàng năm, huyện phát động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Namvà tạo điu kiện cho các đơn vị tham gia Chương trình ổn thị trường hàng bán lưu động (809 chuyến) phục vụ mua sắm ca nhân dân vừa góp phần đa dạng nguồn hàng vừa thực hiện mục tiêu khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước, ổn định thị trường. Duy trì 14 điểm bán hàng bình n hoạt động (18), giảm 18 đim bán so với năm 2015 (19) do kinh doanh không hiệu qucác điểm ngng hoạt động, giải thể. Tổ chức kim tra việc chấp hành quy định về giá, an toàn thực phẩm, kiểm soát hàng gian hàng giả tại 2.350 lượt cơ sở, điểm kinh doanh và xử lý 69 lượt cơ sở, điểm kinh doanh vi phạm kinh doanh. Toàn huyện có 2.971 hộ kinh doanh cá thể hoạt động kinh doanh các ngành thương mại dịch vụ, tăng 783 hộ kinh doanh so với năm 2015 và 35 cơ sở dịch vụ lưu trú và kinh doanh nhà hàng được nâng cp đạt chuẩn kinh doanh du lịch (20).

Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực, với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên vrừng, biển hấp dẫn đã thu hút lượng du khách đến huyện gia tăng, thúc đẩy ngành du lịch ca huyện phát trin hơn giai đoạn trước, doanh thu du lịch trong 5 năm ưc đạt 5.198 tỷ đồng, tăng bình quân 46,4%/năm (21) (chỉ tiêu kế hoạch tăng bình quân 40%/năm).

Huyện đã triển khai xây dựng Đán phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trình Ủy ban nhân dân thành phố (Tờ trình số 4593/TTr-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2017) nhưng chưa được phê duyệt do quy hoạch chung của huyện đang điều chỉnh. Giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách thành phố và vốn của doanh nghiệp đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng 05 cầu bến tàu Tắc Xuất, bến Trạm văn phòng phân khu 1, 2 và bến khu di tích Giồng Chùa, bến Rừng phòng hộ (22) và tuyến tàu thủy cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Cn Giờ - Vũng Tàu phục vụ du lịch đường sông. Đã vận động được 14 hộ dân ở xã Thạnh An đầu tư phát triển mô hình du lịch cộng đồng (homestay) và 06 hộ nhà vườn, hộ nuôi trng thủy sản đầu tư thực hiện điểm du lịch trải nghiệm; phối hợp với Sở Du lịch thành phố tư vấn cho 04/06 hộ đầu tư điểm du lịch trải nghiệm đgiới thiệu kết ni với các đơn vị kinh doanh lữ hành và các hộ sản xuất, nhà vườn, từng bước phát triển sản phm, tour du lịch. Có 03 sản phẩm xoài cát, khô cá dứa, yến sào được chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm. Mặc dù có bước phát triển, nhưng sản phẩm du lịch ở huyện còn ít, chưa đa dạng, các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái nông nghiệp tham quan các trang trại nuôi thủy sản, nuôi chim yến các phía bc được định hướng phát triển nhưng chậm hình thành.

Đã tổ chức sp xếp trật tự kinh doanh khu vực 30/4, xử lý tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường, tăng cường kiểm tra việc chp hành pháp luật về đăng ký kinh doanh, giá bán sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm kinh doanh dịch vụ du lịch và hộ bán lẻ hàng hóa và đảm bo an ninh trật tự trong khu vực, khắc phục tình trạng tự tăng giá bán một số mặt hàng vượt mặt bằng giá chung, tạo sự an tâm cho khách du lịch khi tham quan, nghỉ mát. Đng thời, tổ chức nhiều hoạt động triển lãm các hình ảnh du lịch Cần Giờ và các tour du lịch tham quan trong rừng phòng hộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham dự lhội du lịch đtrưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện do thành phố tổ chức..., huyện được thành phố trao giải thưởng “Địa phương ni bật trong phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Hồ Chí Minh năm 2017; cập nhật và thông tin trên Cổng thông tin điện tcủa Ủy ban nhân dân huyện về các tour du lịch kích cu, địa điểm ăn uống, lưu trú, xây dựng bản đồ du lịch, thực hiện phim tư liệu về du lịch Cần Giờ..., và nhiu hoạt động giới thiệu sản phẩm đặc trưng của huyện (dừa nước, yến sào, xoài) nhm qung bá du lịch của huyện, thu hút du khách đến tham quan. Ước lượng du khách đến huyện trong 5 năm qua đạt 10,334 triệu lượt, tăng bình quân 31,4%/năm (chtiêu tăng bình quân 25%/năm), gấp 4,7 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

- Về hoạt động vận tải: Giai đoạn 2016 - 2020, đã triển khai đầu tư cơ bản hoàn thành các tuyến đường Lương Văn Nho, đường Đào Cử, đường song hành đường Rừng Sác và phát triển tuyến phà Cần Giờ-Cần Giuộc, 02 tuyến vận ti hành khách công cộng (tuyến An Thới Đông - ngã ba Bà Xán và tuyến Tân Điền - An Nghĩa) phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 48 tuyến đường thủy nội địa địa phương, đưng thủy nội địa quốc gia, 34 bến thủy nội địa vận chuyn hành khách, hàng hóa (23). Hạ tầng và phương tiện giao thông đã đầu tư cải thiện và được qun lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ, đường thủy đảm bo an toàn, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyn hành khách và giao thương hàng hóa. Lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển 5 năm qua tăng đáng k, so với giai đoạn 2011 - 2015, khối lượng hàng hóa luân chuyển gp 3,2 ln (chyếu đường thủy tăng 4,2 ln) và khi lượng luân chuyển hành khách gấp 2,0 ln. Doanh thu vận tải ước đạt 76 tỷ đồng năm 2020 và tăng trưng bình quân 05 năm đạt 26,2%/năm.

c) Sản xuất công nghiệp - xây dựng: Dự ước giá trị sản xuất năm 2020 đạt 1.293 tỷ đng, tăng trưởng bình quân hàng năm 16,7%/năm (chtiêu kế hoạch tăng bình quân 15%/năm).

- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giai đoạn 2016 - 2020, giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 7%/năm, thấp hơn 7,3%/năm so với giai đoạn 2011 - 2015 (giai đoạn năm 2011 - 2015 tăng bình quân 14,3%/năm), mặc dù tăng trưng thp hơn giai đoạn trước nhưng cơ cấu ngành sản xuất có sự chuyển dịch, theo hướng tăng trưng và tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chế biến thực phm từ 7,3% năm 2015 lên 16,8% năm 2020 và giảm tỷ trọng ngành sản xuất muối từ 34,6% năm 2015 xuống còn 27,4% năm 2019. Các ngành sản xuất truyền thống như: may gia công, sửa chữa máy móc và ngành hỗ trợ vẫn duy trì tỷ trọng giá trị sản xuất 5,0-14,3%.

Toàn huyện có 366 cơ sở, hộ cá thể sn xuất ngành tiểu thủ công nghiệp (tăng 87 cơ sở so với năm 2015), chyếu chế biến thủy hải sản và gia công hàng may mặc, hàn tiện ... quy mô nhỏ, phần lớn sản xuất theo phương thức thcông. Hàng năm các cơ sở đã thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 1.130 lao động nhàn ri. Mặc dù chưa có điu kiện phát trin mạnh, nhưng các cơ sở sản xuất hoạt động có bước ổn định hơn. Hiện có một số cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản được SKhoa học và Công nghệ thành phố h trthiết bị sn xuất (máy sy sản phẩm khô) và hướng dẫn quy trình, công thức chế biến sản phm để nâng cao chất lượng sn phẩm. Các cơ sở sản xuất nước đá sn xut đạt 168.200 tấn/năm, sơ chế sản phẩm tổ yến đạt 1.484 kg/năm chế biến hải sản khô đạt 2.680 tấn/năm, tăng gấp 1,9 lần so với năm 2015.

- Về diêm nghiệp: Kể từ khi thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm muối hạt Cần Giờ từ năm 2007 đến nay diện tích sản xuất muối theo mô hình kết tinh muối trên ruộng trải bạt đã tăng lên 1.281 ha và cơ cấu sản phẩm sản xuất có sự chuyển dịch từ muối sản xuất trên nền đất giá trị thấp sang muối sản xuất trên nền trải bạt có giá trị và năng suất thu hoạch cao hơn. Dự ước sản lượng muối thu hoạch trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt 516.684 tấn (bình quân đạt 103.336 tn/năm), trong đó muối sản xuất trên nền trải bạt đạt 148.060 tấn (bình quân 37.015 tn/năm) (24); thu nhập từ nghề mui đạt 30,3 triệu đồng/ha, gp 1,4 lần so với năm 2015 (mô hình sn xuất muối trải bạt đạt mức lãi 35,38 triệu đồng/ha, gấp 02 lần và mô hình sản xuất mui trên nền đất đạt 17,94 triệu đồng/ha, tăng lần).

Chủ trương của thành phố không điều chỉnh Quy hoạch sản xuất muối đã được Thành phố phê duyệt từ năm 2010 (Quyết định số 5756/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2010) mà chthực hiện xây dựng Phương án chuyển đổi diện tích sản xuất mui trên địa bàn huyện đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (Công văn số 3558/UBND-KT ngày 09 tháng 6 năm 2017). Do đó, Huyện đã tổ chức khảo sát tình hình sản xuất, ly ý kiến của diêm dân và xây dựng Phương án chuyển đổi diện tích sản xuất muối trên địa bàn huyện đến năm 2025 và tm nhìn đến năm 2030 trình Ủy ban nhân dân thành phố (Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2018).

- Sản xuất xây dựng tăng trưng khá, nhờ tập trung thực hiện các công trình trọng điểm, chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng và chương trình hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa và đặc biệt nhu cầu chnh trang nhà ở trong nhân dân trong 5 năm tăng mạnh. Giá trị sản xuất bình quân 5 năm tăng 27%/năm, chiếm tỷ trọng 61% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng. Tính đến nay, đã phát triển trên 100 doanh nghiệp, hộ cá thhành nghề xây dựng, tham gia nhận thu thực hiện các dự án đu tư xây dựng, công trình nhà ở riêng lẻ trên địa bàn đóng góp vào giá trsản xuất và nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng trong tng giá trị sn xuất toàn huyện.

2.2. Về tài chính - Tín dụng ngân hàng:

a) Về tài chính: Trong 5 năm qua, thực hiện tốt công tác quản lý thuế, khai thác nguồn thu, triển khai chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp khi nghiệp, chuyển đi loại hình kinh doanh từ hộ kinh doanh cá thsang doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thsản xuất kinh doanh, cải cách hành chính, tuyên truyền các chính sách thuế cho từng đối tượng, người nộp thuế trong việc kê khai và chấp hành nghĩa vụ thuế, đảm bảo thu đúng, thu đtheo quy định, đồng thời tăng cường công tác kim tra, kim soát việc kê khai thuế, tổ chức thanh tra chuyên đề, phát hành thông báo thuế, thông báo nợ, đôn đốc các cá nhân, tổ chức nợ thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định nhm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước hàng năm. Dự ước tng thu ngân sách Nhà nước ước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1.035,8 tỷ đồng, tăng bình quân 31%/năm (25), vượt chỉ tiêu kế hoạch (ch tiêu kế hoạch tăng bình quân 5 năm 10%/năm), cao hơn 4%/năm so với giai đoạn 2011 - 2015 (giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 27%/năm), trong đó các khoản thu liên quan đến đất đai tăng 31,3 - 55%/năm do có nhng thời điểm thị trường đất đai biến động, giao dịch mua bán tăng đột biến đã tác động làm tăng sthu ở các khoản thu liên quan đất đai, ngoài ra, thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh bình quân 14,9%/năm.

Trong điều kiện khó khăn, huyện đã cân đối, phân bổ ngân sách huyện hợp lý, thực hiện các biện pháp điều hành ngân sách trên tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi đôi với đi mới công tác kiểm tra tài chính thường xuyên, chi ngân sách huyện đảm bảo nhu cầu ti thiu cho đu tư các chương trình mục tiêu, phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, môi trường và đáp ứng nhu cầu chi phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý hành chính Nhà nước, chăm lo cho đối tượng chính sách và đảm bo quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Tổng chi ngân sách địa phương 5 năm ước đạt 5.159,8 tđồng, tăng bình quân 6,74%/năm, trong đó chi thường xuyên tăng bình quân 10,4%/năm.

b) Tín dụng ngân hàng: Huyện đã phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp - Phát trin nông thôn Cần Giờ triển khai thực hiện Chương trình khuyến khích chuyển đi cơ cu sản xuất nông nghiệp đô thị của thành phố nhm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Mức tín dụng cho vay của các Chi Nhánh Ngân hàng nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cn Giờ ước đạt 6.187 tỷ đồng, tăng bình quân 18%/năm, trong đó vn tín dụng cho vay phục vụ nuôi thủy sản 5.084 tỷ đồng, tăng bình quân 22%/năm.

2.3. Về đầu tư:

Tổng mức đầu tư toàn xã hội 5 năm ước đạt 12.112 tỷ đồng (chiếm 41% tổng giá trị sản xuất toàn huyện), gp 1,12 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, tăng bình quân 01%/năm, trong đó vn đầu tư từ ngân sách Trung ương, Thành phố và huyện đạt 5.952 tỷ đồng, gấp 1,7 lần (chiếm tỷ trọng 49%), vốn ngành dọc và huy động từ các thành phần kinh tế kể cnhân dân đạt 6.160 tđồng, bng 82,3% so với giai đoạn 2011 - 2015 (chiếm tỷ trọng 51%).

Nguồn vn ngân sách tập trung thực hiện các công trình trọng điểm, công trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội đại biu Đảng bộ huyện ln thứ XI (2016 - 2020) và công trình thuộc đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tính đến nay, công trình xây dựng 70% trường đạt chuẩn quốc gia vả 100% trường đạt chuẩn quốc gia về cơ svật chất: Đã thực hiện đạt 78,95% trường đạt chuẩn quốc gia (30/38 trường) và 100% trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất (38/38 trường). Công trình phát triển kinh tế - xã hội xã Thạnh An đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030: Đang hoàn chnh dự án 10 danh mục đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội đã được thành phố chấp thuận ch trương đầu tư (Thông báo số 515/TB-VP ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phvề kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp về chủ trương thực hiện các dự án phát trin xã Thạnh An, huyện Cần Giờ). Dự án nâng cấp đê bin do phát sinh dự án đầu tư khu du lịch bin 2.870 ha nên phương án tuyến dự án đê biển bị ảnh hưởng phải điều chỉnh quy mô chiều dài tuyến từ 12,1 km xuống còn 3,5 km và phải xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố. Đến nay Ủy ban nhân dân thành ph đã chấp thuận điều chỉnh quy mô dự án chiều dài tuyến còn 3,5 km và bố trí vn đầu tư (Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2019 về điu chnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2019 nguồn vốn ngân sách thành phố), dự án đang trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2016 - 2020, đã thực hiện hoàn thành và đưa vào sử dụng 438 công trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thuộc lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế, ưu tiên công trình phòng chống thiên tai (kè chống sạt lcác khu dân cư), đáp ứng được mục tiêu và phát huy hiệu quả đầu tư công trình nhất là các công trình giao thông, thoát nước, kè bảo vệ khu dân cư, trường học, bệnh viện.... giải quyết được các nhu cầu dân sinh, xã hội.

Hàng năm, trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện đã kiến nghị thành phố bố trí vốn đầu tư và thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện các công trình đầu tư, giải ngân vốn để kiến nghị thành phbổ sung và điều chuyn vốn cho các công trình thi công đạt khối lượng và có khả năng hoàn thành nhằm tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Giai đoạn 2016 - 2020, huyện được thành phố bố trí vốn đầu tư trên 9.858 tỷ đồng (dự kiến năm 2020: 3.927 tỷ đồng), chiếm 81,3% tổng mức đầu tư toàn xã hội và thực hiện giải ngân được 9.662 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch vn giao (26).

Tổ chức kêu gọi, cung cấp thông tin danh mục dự án đầu tư trên địa bàn huyện cho các Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiu môi trường đầu tư, kinh doanh ở huyện, qua đó thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài huyện đến nghiên cứu đặt vấn đề đu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh nhưng do huyện đang được thành phchỉ đạo lp li quy hoạch tng th(Công văn số 5531/UBND-DA ngày 05 tháng 9 năm 2017 chỉ đạo tạm ngưng xem xét chấp thuận chủ trương các dự án kêu gọi đầu tư, trừ các dự án cp bách phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện) nên việc xúc tiến thủ tục đầu tư sau khi tiếp xúc các nhà đầu tư chưa được đy nhanh thực hiện, chcó 04/51 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện.

2.4. Nâng cao chất lượng qun quy hoạch, đô thị, tài nguyên môi trường và phát triển nông thôn:

a) Về công tác quy hoạch: Đồ án điều chnh quy hoạch chung xây dựng huyện và 45 đồ án quy hoạch đô thị 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt và được công b, công khai theo quy định. Thành phố đã tổ chức thi tuyn quốc tế và có kết quả “Ý tưởng quy hoạch phân khu tỷ l1/5000 huyện Cần Giờ”, chọn phương án ca Công ty NIKKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD để làm cơ sở điều chnh quy hoạch phân khu trên địa bàn huyện. Theo đó, dân shuyện Cần Giờ đến năm 2030 là 600.000 dân và định hướng phát trin đô thị của huyện gồm: Khu vực phía Bắc của huyện (một phần xã Bình Khánh): sphát triển thành Trung tâm triển lãm, công viên kinh doanh thương mại, dịch vụ kho vận và nhà ở hài hòa với môi trường. Khu vực An Nghĩa và lân cận sẽ phát triển về du lịch sinh thái, sản xuất nông sản và thủy sản phục vụ du lịch. Khu vực phía Nam của huyện (gm thị trn Cần Thạnh và xã Long Hòa) sẽ phát triển thành khu đô thị sinh thái kết hợp với du lịch bãi tắm và du lịch sinh thái.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố đã có công văn số 5023/UBND-ĐT ngày 03 tháng 12 năm 2019 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch phân khu huyện Cần Giờ song song với quá trình điều chnh quy hoạch chung thành phố. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng, Ủy ban nhân dân huyện sẽ phi hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch huyện dựa trên “Ý tưởng quy hoạch” của đơn vị tư vn đạt giải theo chỉ đạo ca Thành phố.

Công tác rà soát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch sẽ được thực hiện sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phcho phép thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch phân khu huyện Cần Giờ.

b) Về quản lý và phát triển hạ tầng đô thị: Giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu xây dựng chnh trang nhà trong dân tăng cao, có sự tác động từ chủ trương di dời hộ dân sống ở ven sông, khu vực có nguy cơ sạt lở và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về thực hiện Chương trình vận động hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, xóa bỏ nhà tạm, dột nát, tng scăn nhà được xây dựng mới và sửa cha lớn trong giai đoạn 4.450 căn và tỷ lệ nhà ở kiên cđạt 89% (chỉ tiêu đến năm 2020 xây dựng mới 5.000 căn và tỷ lnhà ở kiên c và bán kiên cđạt trên 85%). Chnh trang khu dân cư hiện hữu dọc kè Bình M-Bình Trường và cải tạo Công viên khu dân cư Bình Mđược triển khai tích cực (27); có 01 nhà đu tư (Tổng Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn - Công ty Cổ phn Địa ốc 8) đăng ký và lập phương án đầu tư Ci to khu dân cư khu phHưng Thạnh, thị trấn Cn Thạnh (theo hình thức hợp đồng BT) nhưng Ủy ban nhân dân thành phố có Công văn s 1402/VP-DA ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về truyền đạt ý kiến của chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Vĩnh Tuyến về tạm dừng xem xét, đề xuất thực hiện dự án mới đầu tư theo theo hình thức hợp đng BT.

Công tác quản lý trật tự xây dựng luôn được huyện chú trọng, tổ chức quán triệt Chthị số 23-CT/TU ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Thành ủy và Kế hoạch s 333/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Tổ chức cho 3.763 đảng viên, công chức, viên chức, nhân viên trên địa bàn ký cam kết không vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự xây dựng và lĩnh vực đất đai, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cho nhân dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn đnâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, kim tra xử lý 218 trường hợp xây dựng không giy phép, sai giấy phép (28). Tổ chức rà soát 238 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xây dựng được ban hành từ năm 2013 đến nay và đã tổ chức thi hành cưng chế tháo dỡ phần diện tích xây dựng vi phạm 208/238 trường hợp.

- Xây dựng hạ tầng giao thông: Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư hoàn thành, 06 tuyến đường Lâm Viên - Đồng Đình, đường Đào Cử, đường song hành với đường Rừng Sác, đường Giồng Ao, đường Lương Văn Nho, đường liên xã An Thới Đông - Lý Nhơn với tổng chiu dài 27,43 km. Cơ bn hoàn thành nâng cấp mrộng Bến phà Bình Khánh-Nhà Bè và bến phà Cần Giờ - Vũng Tàu dự kiến đưa vào hoạt động vào đu năm 2021. Ngoài ra, Dự án xây dựng Cầu Cần Giờ và Nâng cấp, cải tạo tuyến đường Rừng Sác được thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức đi tác Công tư - PPP, cả 02 dự án được bsung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thành phố và nhà đu tư (Liên doanh Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ - Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam). Dự án xây dựng cu Cn Giờ đã được phê duyệt nhiệm vụ thiết kế tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc (Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2018) và tổ chức thi tuyn chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu và huyện đang phối hợp các sngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án do Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam và Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ xây dựng (Công văn số 6875/SKHĐT-PPP ngày 29 tháng 8 năm 2019). Các dự án sau khi hoàn thành skết nối giao thông với thành phố Hồ Chí Minh và thành phVũng Tàu, tạo thuận lợi cho việc lại, giao thương hàng hóa gia huyện với các tnh, thành phố, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

Đầu tư nâng cấp bê tông nhựa, bê tông xi măng, láng nhựa, cấp phối đá dăm mặt đường 71,3 km đường giao thông nông thôn và xây dựng mới, nâng cấp hệ thống thoát nước kết hợp tái lập mặt đường 72,2 km (thuộc danh mục Đán nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và danh mục công trình cp bách trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh). Tổ chức duy tu, sửa cha 142.867 m2 đường giao thông với kinh phí duy tu sửa cha 219 t đng (29). Dự kiến đến năm 2020, toàn huyện có 100% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, nhựa hóa theo chuẩn nông thôn mới (82 tuyến đường giao thông bộ với tổng chiều dài 204,3 km và 322 tuyến hẻm với tng chiu dài 92 km).

Htầng cung cp điện, nước: Đầu tư phát triển và cải tạo, nâng cấp 25,9 km lưới điện trung thế, trong đó 8,4 km được đu tư mới tuyến cáp ngm vượt biển 22kV cấp điện cho xã Thạnh An và ấp Thiềng Liềng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân, duy trì 100% hộ dân sử dụng điện. Huyện phối hợp Tng Công ty Cp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) triển khai hoàn thành 08 dự án lp đặt mạng ống cấp nước trên địa hàn các xã (30) và đã ký kết liên tịch vcông tác quản lý và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025. Toàn huyện còn 17 trạm phân phi nước chưa hòa mạng với mạng cấp nước của Sawaco và 367 hộ dân ở xa khu dân cư tập trung còn sdụng nước bng phương thức đi lẻ, huyện đề xuất phương án đầu tư (bổ sung dự án lắp đặt mạng ống cp nước của Công ty và lp đặt đồng hồ tng cho các hộ dân) đảm bảo cho hộ dân được sử dụng nước đầy đủ và được hưng chính sách bù giá nước chung của thành phố. Giai đoạn 2016 - 2020 (31) ngân sách chi 118,2 tỷ đng để hỗ trợ bù giá nước cho nhân dân trên địa bàn, lượng nước sạch cung cấp đy đủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của 19.176/19.176 hộ dân trong mùa khô, đạt tỷ lệ 100% (chỉ tiêu đến năm 2020, nâng cao chất lượng và duy trì tỷ lệ hộ dân được cấp nước sch vào cuối năm 2020 đạt 100%).

Xây dựng hạ tầng đô thị gn với phòng chng thiên tai, st lvà bảo vệ môi tờng: Đầu tư cơ bn hoàn chnh hạ tầng 05/08 khu dân cư phục vụ di dời 1.280 hộ dân sng ven sông, ven bin và vùng trũng thp đã triển khai thực hiện dự kiến cuối năm 2020 sẽ hoàn thiện. Dự án Nghĩa trang nhân dân xã Bình Khánh đã được Hội đồng nhân dân thành phthông qua danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2017) và được ghi vốn đầu tư giai đoạn 1 năm 2019 (quy mô 10 ha). Ủy ban nhân dân huyện đã kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch phân khu 1/2000. Dự án xây dựng lò đốt rác sinh hoạt tại xã An Thới Đông: được thành phố phê duyệt chủ trương bồi thường giải phóng mặt bằng (Quyết định số 3525/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2017). Đã xây dựng hệ s bi thường hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án và trình Hội đồng thm định giá đất thành phố thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương án hệ số điu chnh giá đất đ tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ca dự án. Dự án xây dựng Lò đốt rác xã Thạnh An: Đã kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư dự án (Công văn số 2806/UBND ngày 11 tháng 6 năm 2020) từ nguồn vn ngân sách, nhưng chưa được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận.

Xây dựng hạ tầng thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại, tiện ích: Dự án xây dựng Khu đô thị du lịch bin Cn Giờ được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2018 và Quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2018) và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mở rộng dự án từ 600 ha lên 2.870 ha (Quyết định số 826/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020 và được Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Kế hoạch-Đu tư hoàn thiện h sơ, thm tra thủ tục đầu tư (Quyết định số 5444/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2020).

c) Về quản lý đất đai: Giai đoạn 2016 - 2020, huyện tập trung giải quyết những tồn tại trong quản lý đất đai, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) được thành phố phê duyệt (Quyết định số 2781/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2019) làm cơ sở để phân khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và triển khai đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Hoàn thành công tác cm mốc đt công giai đoạn 1 với diện tích 2.030.786m2đã tiến hành cắm 3.463 cột mốc, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đang phi hp với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố lập phần mm cơ sở quản lý đt đai theo quy định. Rà soát báo cáo xin ý kiến thành phố xử lý những tồn tại trong thực hiện đề án di dời 1.280 hộ dân sống ven sông ven bin và vùng trũng thấp. Tập trung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, quản lý chặt chviệc tách thửa đất và chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo theo đúng quy định của Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy hoạch sử dụng đất. Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp nhận và giải quyết 245 hồ sơ xin giao đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân với diện tích là 2,53 ha và 10.513 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 8.745 ha, trong đó chuyển mục đích sang đất ở 7.013 hồ sơ/ 2,053 ha, chuyển sang đất nông nghiệp (đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm) 3.500 hồ sơ/ 8.742,947 ha. Huyện thường xuyên rà soát diện tích đất đang sử dụng ở các tổ chức sự nghiệp công lp, lực lượng vũ trang nhân dân, trên địa bàn đđề xuất hình thức giao đất, cho thuê đất phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013. Toàn huyện có 63 đơn vị được thành phố giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng đến nay chcó 01 dự án (Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao ở Hào Võ) được triển khai thực hin. Huyện đã kiến nghị thành phố chỉ đạo cho các tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê đất khẩn trương triển khai dự án theo mục đích sử dụng nhằm khai thác phát huy hiệu quả sử dụng đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường vùng biển giáp ranh luôn được quan tâm và phối hợp quản lý chặt ch. Hàng năm phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường và Sở Giao thông vận tải triển khai kế hoạch phi hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án nạo vét các tuyến sông và kiểm tra ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép. 5 năm qua phối hợp kiểm tra xử lý 147 trường hợp khai thác và vận chuyn cát trái phép.

d) Bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường: Huyện đã ban hành và triển khai Kế hoạch giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020 (Kế hoạch số 3004/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện) và Kế hoạch giảm ngập nước, ứng phó biến đi khí hậu, nước biển dâng trên địa bàn huyện Cn Giờ giai đoạn 2016 - 2020 (Kế hoạch s 3754/KH-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện). Hàng năm tổ chức ký kết và triển khai Chương trình liên tịch bảo vệ môi trường với các đoàn thể; tổ chức tuyên truyền, phát động ra quân hưởng ứng chiến dịch với các chđề về môi trường (32) và các hành động thiết thực thực hiện cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch thành phố sạch đẹp và giảm ngập nước” (33) hạn chế sử dụng túi ni lông, phong trào “Chống rác thi nhựa” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân và các tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn. Triển khai chương trình phân loại chất thi rn tại nguồn được nhân dân hưởng ứng.

Đã đu tư Thực hiện tt công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường. 5 năm qua đã kim tra xử lý 08 trường hp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Tổ chức kiểm tra xác nhận việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường 303 dự án đầu tư. Củng cố hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt, đảm bảo nền nếp, vệ sinh, thu gom, xử lý chất thải rn nguy hại, cht thải rắn sinh hoạt đạt 100% (34). Huyện chưa có công trình tiếp nhận xử lý rác, đảm bảo vệ sinh môi trường, rác thải trên địa bàn huyện chủ yếu vận chuyển về Đa Phước xử lý, các bãi rác trước đây hết công suất. Trong 5 năm qua, đu tư hệ thống thoát nước, xóa 98/98 đim ô nhiễm, đim ngập trên địa bàn (kế hoạch đến năm 2020 giải quyết 38 điểm ô nhim và 60 điểm ngập) và cải tạo 03 bãi rác Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn.

e) Công tác ứng phó biến đổi khí hậu: Thời tiết thay đổi thất thường, số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới diễn ra ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, nguy cơ st lở bờ sông gia tăng, ảnh hưởng tài sản và đời sống của nhân dân; Giai đoạn 2016 - 2020, xảy ra 11 vụ sạt lở bờ sông và mưa giông, lốc xoáy, làm thiệt hại 24 căn nhà ở của hộ dân. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện phối hợp chặt chẽ thông tin kịp thời, chỉ đạo xây dựng, kim tra phương án, bổ sung thiết bị, thường xuyên vận hành máy móc, tổ chức diễn tập phương án phòng thủ dân sự ứng phó bão mạnh, kết hợp triều cường và tìm kiếm cứu nn, chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ. Tổ chức di dời 33 hộ sống ở khu vực có nguy cơ sạt l cao và hỗ trợ kinh phí di dời, nn nhà cho 53/68 hộ dân khu vực Dần Xây thuộc diện di dời dân phòng tránh thiên tai.

Đã triển khai thi công 11 công trình phòng chống thiên tai giai đoạn 2016-2018 (tổng mức đầu tư 861 tỷ đồng) và thực hiện chọn thầu xây lp 06 công trình giai đoạn 2018-2020; đang thực hiện 02 dự án gồm: Di dời, btrí dân cư phòng tránh thiên tai Thạnh An đã hoàn thành và bàn giao đơn vị sử dụng Gói thầu xây lp số 4 (hạng mục Kè - Cầu đò), đang thi công gói thầu xây lấp s 1, 3 (hạng mục Đường giao thông, hạng mục San lấp và hạng mục Điện, chiếu sáng), đạt khối lượng 15% - 60% và đang điều chỉnh dự án do tăng chi phí bồi thưng. Dự án Xây dựng hệ thng đê dọc sông Hà Thanh từ mũi Đông Hòa đến mũi Cn Thạnh: Đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố phê duyệt, thi công trên toàn tuyến đã được người dân bàn giao mặt bằng trước 4,35/8,155 km, còn 3,8 km đang vận động hộ dân bàn giao mặt bằng. Do mặt bằng bàn giao không đồng bộ, nên thi công ước đạt 50% khối lượng công trình.

2.5. Về thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa xã hội:

a) Về phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao cht lượng nguồn nhân lực: được quan tâm đầu tư toàn diện, luôn tạo điu kiện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn phát triển về lượng lẫn vchất, đáp ứng nhu cầu đi mới toàn diện giáo dục - đào tạo. Toàn huyện có 38 trưng học (tăng 02 trường so với năm 2015 (35)) 01 trường Chuyên biệt Cần Thạnh và 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 542 lớp với 16.191 học sinh ở các cấp học. Hiệu suất đào tạo, chất lượng giáo dục ở các cp học qua tng năm học được nâng lên (36), giáo dục mầm non tiếp tục đạt chuẩn phcập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tui, giáo dục phthông thực hiện tt công tác đi mới phương pháp giảng dạy học, bồi dưỡng phm chất, năng lực và rèn luyện kỹ năng sng cho học sinh. Tập trung thực hiện Đề án phcập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh. Đến nay, tlệ học sinh có chứng chtiếng Anh theo chun quốc tế tăng từ 3,78% năm 2015 lên 23,89% năm 2020. Gi vng và nâng cao hiệu quả phổ cập giáo dục các cấp.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, bồi dưng kiến thức chuyên môn và lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo. Giai đoạn 2016 - 2020, cử 122 cán bộ, giáo viên tham dự các đào tạo, bồi dưng nâng cao trình độ chuyên môn và hàng năm tổ chức mlớp bồi dưng chính trị cho 1.000 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Hiện đã có 100% giáo viên và cán bộ quản lý ở các bậc học đạt chuẩn đào tạo trở lên (86,36% đạt trên chuẩn, tăng 5,6% so với năm 2015, chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 đạt trên 70%). Tỷ lệ giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện tăng từ 12,0% năm 2015 lên 18,7% năm 2020. Chăm lo cho giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, kết hợp nguồn kinh phí hỗ trợ của công đoàn ngành và nguồn vận động chăm lo, hỗ trợ cho giáo viên có gặp khó khăn về nhà. Thực hiện nghiêm túc các quy định về chính sách miễn giảm và htrợ chi phí học tập nhằm hỗ trợ cho con em hộ nghèo đi học, không để học sinh nào bhọc lý do không có tiền đóng học phí. Giai đoạn 2016 - 2020 đã phối hợp với các đơn vị tài trợ trao học bổng và các dụng cụ học tập cho học sinh nghèo trị giá trên 20 tđồng; ngân sách hỗ trợ 16,4 tỷ đồng tiền ăn cho trẻ 03 - 05 tui, hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập cho lượt học sinh từ ngành học Mm non đến Trung học phổ thông và sinh viên thuộc diện nghèo.

Cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng và đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia, quy mô đầu tư các trường không những đáp ứng nhu cầu sự nghiệp giáo dục ở hiện tại mà dự báo phát triển trong tương lai. Giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách đã đu tư 1.330 tỷ đồng xây dựng đạt chuẩn cơ sở vật chất 38/38 trường học (có 01 trưng Trung học Cơ sở - Trung học phổ thông, 03 trưng trung học phổ thông trực thuộc sở Giáo dục Đào tạo thành phố) và có 30/38 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 25 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất và tăng 19 trường đạt chuẩn quốc gia so với cuối năm 2015), vượt 8,95% chỉ tiêu kế hoạch (kế hoạch đến năm 2020 đạt 70% trường đạt chuẩn quốc gia và 100% trường đạt chuẩn cơ sở vật chất).

Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển. Hàng năm tổ chức tốt Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với các chủ đề, kịp thời chăm lo, khen thưởng học sinh, sinh viên nghèo học giỏi, nhng cá nhân có thành tích xuất sc trong học tập. Thành lập 07 Trung tâm học tập cộng đồng ở 7 xã, thị trấn. Mô hình học tập sut đời trong gia đình dòng họ, đơn vị và cộng đồng phát triển tốt về số lượng và chất lượng, góp phn tích cực xây dựng xã hội học tập, tỷ lngười biết chtrong độ tui 15-35 tui đạt 99,96% và độ tuổi 15-60 tuổi đạt 99,72% (tăng 0,03-0,09% so với năm 2015).

b) Văn hóa, ththao, gia đình, thông tin và truyền thông:

Các hoạt động kỷ niệm, tuyên truyền, cổ động trực quan được tổ chức tốt phục vụ nhiệm vụ chính trị, giáo dục lòng yêu nước, truyn thng lịch sử cách mạng của dân tộc. Hoạt động biu diễn nghệ thuật diễn ra phong phú, đa dạng và phát triển mạnh mẽ; phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở tiếp tục phát triển, hình thành các câu lạc bộ, đội nhóm văn nghệ, thường xuyên tổ chức liên hoan, hội diễn, hội thi và giao lưu văn hóa, văn nghệ, mang lại không khí vui tươi, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân. Giai đoạn 2016 - 2020, đã tổ chức 297 suất biểu din, giao lưu văn nghệ và tiếp nhận phân bsuất biểu diễn chuyên nghiệp từ Sở Văn hóa và Thể thao thành phố phục vụ nhân dân các xã, thị trấn.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được nâng chất, đi vào chiều sâu; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đng, chính quyền, tạo sự lan tỏa và phát huy tích cực trong đời sng xã hội. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ngày càng được đầu tư xây dựng hoàn thiện, đã phát huy hiệu quả, bảo tn và phát huy bản sc văn hóa dân tộc, phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của Nhân dân. Đến năm 2020, toàn huyện có 33/33 ấp, khu phố được công nhận và ghi nhận đạt chuẩn văn hóa; trong đó, 25/28 ấp đạt chuẩn văn hóa 5 năm trở lên và 04/05 khu phố đạt chun văn hóa 5 năm trở lên; 17.049/17.923 hộ gia đình được công nhn đạt tiêu chun “Gia đình văn hóa“ (95,12%); 145/153 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (94,12%); 6/6 xã đạt chun xã văn hóa nông thôn mới và thị trấn Cần Thạnh đạt chuẩn văn minh đô thị.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị lần thchín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, kế hoạch s 32-KH/HU và Kế hoạch số 1478/KH-UBND về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nưc đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tạo sự lan tỏa, tác động mnh làm thay đổi đến tư duy li sng tích cực của đội ngũ cán bộ đảng viên và tầng lớp nhân dân.

Bảo tồn và phát huy hiệu quả các loại hình nghệ thuật truyền thng, đặc biệt là loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, lễ hội Nghinh Ông Cn Giờ. Quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị các di sản văn hóa, không phát sinh trường hợp xâm hại khu vực bảo vệ các di tích đã được xếp hạng. Toàn huyện có 07 di tích, di sn được xếp hạng và 01 làng nghề truyền thng (làng muối xã Lý Nhơn). Các di tích, di sản được bảo tn và phát huy giá trị được khách tham quan, đồng bào trong và ngoài huyện đến tìm hiểu, học tập và nghiên cứu.

Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tập luyện thể dục thể thao của Nhân dân. Toàn huyện có 20/28 Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa và 06 trung tâm Văn hóa - Ththao được đầu tư xây dựng đạt chuẩn. Tuy nhiên, hoạt động ở một số Trung tâm Văn hóa - Thể thao các xã còn hạn chế, chưa khai thác hiệu quả đầu tư. Phong trào thể dục thể thao phát triển ngày càng sâu trong cộng đồng, chất lượng phong trào th thao quần chúng, thể thao học đường được nâng lên, tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thường xun hàng năm đều tăng, giáo dục thể chất trong nhà trường đạt 100%. Toàn huyện có 5.020/19.494 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, tăng 1.700 hộ so vi năm 2015. Công tác đào tạo, hun luyện vn động viên được quan tâm thực hiện thường xuyên, nâng cao khả năng tham gia các giải thi đấu thành tích cao. Một số giải thi đu thể thao cấp thành phố và quốc gia được các vận động viên, đội tuyển thi đu của huyện tham dự đều đạt thành tích cao, 5 năm qua đạt 648 huy chương các loại. Công tác xã hội hóa lĩnh vực thể dục thể thao tiếp tục được phát huy; đã huy động được nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động của ngành, đóng góp cho huyện trong việc phát trin một số loại hình và môn ththao phù hợp với quan điểm của Đảng bộ và chính quyền huyện về chủ trương khuyến khích xã hội hóa. Trên địa bàn huyện có 235 cơ s ththao ngoài công lập hoạt động với các hình thức sân bóng, hồ bơi, thu hút ngày càng nhiu đối tượng tham gia tập luyện.

Hoạt động thông tin tuyên truyền được chú trọng và thực hiện với nhiều hình thức, nâng cao thời lượng và chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền; phản ánh đầy đủ các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đặc biệt là các chương trình trọng điểm, công trình đột phá, các cuộc vận động, chủ đthực hiện hàng năm, phát động thực hiện trong toàn dân; bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, kịp thời thông tin các đợt sinh hoạt chính trị lớn của đất nước, thành phố và huyện; nêu gương người tt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến góp phần định hình nhân cách con người mới; phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội, các thế lực thù địch; tuyên truyền thực hiện phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm công chức, viên chức phục vụ Nhân dân.

c) Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Huyện được thành phố chỉ đạo các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố cử bác sĩ biệt phái, luân phiên htrợ chuyên môn cho bệnh viện huyện theo Đề án 1816/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về luân phiên cán bộ y tế hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho bác sĩ bệnh viện tuyến huyện đã góp phần nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho nhân dân, giảm lượng bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên so với những năm trước đây. Y đức, tinh thần trách nhiệm, thái độ của cán bộ y tế ở huyện từng bước được nâng lên, tăng sự hài lòng của người dân về cung ứng dịch vụ y tế địa phương. Giai đoạn 2016 - 2020 khám và điều trị cho 1.235.895 lượt bệnh nhân (điều trị nội trú: 11.080 lượt). Ngoài ra, còn phối hợp với 25 đoàn khám bệnh chuyên khoa khám bệnh miễn phí cho 14.172 lượt bệnh nhân thuộc các đối tượng hộ chính sách, hộ nghèo. Hệ thống y tế tư nhân tiếp tục phát triển, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Toàn huyện có 50 cơ sở hành nghề y dược (37), tăng 13 cơ sso với năm 2015.

Mạng lưới y tế từ huyện đến xã được đầu tư khá tốt; 05 Trạm Y tế xã được đầu tư sửa cha và xây dựng mới Bệnh viện huyện với quy mô 200 giường. Sáp nhập Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện huyện thành Trung tâm Y tế huyện Cn Giờ và bàn giao về Sở Y tế quản lý theo Đề án được thành phố phê duyệt. Số giường bệnh đạt 42 giường/10.000 dân (chỉ tiêu Kế hoạch đến năm 2020 đạt 42 giường/10.000 dân).

Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đu, tiêm chủng mở rộng và các chương trình Y tế quốc gia được thực hiện và đu đạt kết quả. Tỷ ltrẻ em được tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt trên 97%, tỷ lệ tr em ung Vitamin A đạt 98%, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 3,6% năm 2015 xuống còn 2,68% năm 2020. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sn - kế hoạch hóa gia đình được cung cấp đảm bảo an toàn, thực hiện mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân ở các xã, thị trấn, vận động các cặp nam nchuẩn bkết hôn khám sức khỏe tin hôn nhân đạt chỉ tiêu thành phố giao. Thực hiện chính sách y tế toàn dân được nhân dân hưng ứng tham gia, góp phần nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 80,03% năm 2015 lên 95,67% năm 2020, sbác sĩ trên 10.000 dân đạt 7,04 bác sĩ/10.000 dân (chỉ tiêu chung của thành phố đạt 10 bác sĩ/10.000 dân). Duy trì 07/07 xã, thị trn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020, mi xã, thị có 02 bác sĩ thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Huyện đã triển khai công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, đang quản lý điều trị cho 05 trường hợp và 115 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Tình hình bệnh truyền nhim trong nhng năm qua gia tăng đặc biệt bệnh sốt xuất huyết nhưng được huyện kịp thời triển khai các biện pháp ngăn chặn ổ dịch, phòng ngừa lây lan, khống chế 1.366 trường hợp bệnh phát sinh (38), trong đó 02 trường hợp bệnh Zika đã được phát hiện và điều trị kịp thời, không có trường hợp tử vong.

Năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát và lây lan trên phạm vi toàn cầu. Huyện đã nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo chỉ đạo của thành phố, kịp thời thành lập Ban chỉ đạo phòng chng dịch bệnh, chỉ đạo tuyên truyn, cấp phát 20.000 tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tổ chức cho 18.763 hộ dân thực hiện bản cam kết về phòng, chng bệnh; cập nhật tình hình người dân trên địa bàn đi du lịch nước ngoài và lập danh sách theo dõi, giám sát cách ly tại nhà Xây dựng và triển khai đạt hiệu quả Phương án ứng phó với diễn biến tình hình dịch bệnh. Thành lập cht kim dịch phòng, chng dịch bệnh, kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạm dừng các hoạt động hội họp, nghi lễ tôn giáo, hoạt động vui chơi, giải trí, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ...và thông báo cho người dân về hạn chế đi lại, không tụ tập đông người, thực hiện giãn cách xã hội theo Chthị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các bin pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19. Đng thời phối hợp với Sở Y tế lập khu vực cách ly tập trung, Bệnh viện điều trị Covid-19. Tiếp nhận 1.093 người thuộc diện cách ly, điều trị tại Bệnh viện điều trị Covid-19 đã hết thời gian theo dõi, cách ly và điều trị khỏi, chưa phát hiện trường hợp dương tính Covid-19 tại huyện.

Đội ngũ cán bộ y tế của huyện luôn được huyện quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn. Giai đoạn 2016 - 2020 c80 cán bộ y tế tham dự các lớp đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng và 41 cán bộ điều dưng đào tạo trình độ cử nhân để đảm bảo yêu cu trình độ chuyên môn đáp ứng khám chữa bệnh trong điều kiện thiếu lực lượng Y bác sĩ.

Hàng năm tổ chức ký kết giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm với các đoàn thể huyện và tổ chức tuyên truyền phát động hưng ứng chđề Tháng hành động Vì chất lượng an toàn thực phẩm” có trên 1.357 lượt người tham dự, qua đó tuyên truyền giáo dục, tạo ý thức cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn về đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh và sử dụng. Tổ chức 8 lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho 556 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung, thức ăn đường ph. Thường xuyên tổ chức kiểm tra các bếp ăn tập thể, trường học, quán ăn nhằm hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm. Trong 5 năm qua đã tổ chức kiểm tra 627 lượt cơ sở, trong đó có 24 vi phạm được xử lý vi phạm hành chính.

d) Bảo đảm an sinh xã hội:

- Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Công tác đào tạo nghề luôn được quan tâm. Hàng năm tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề để định hưng, tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng nghiệp học nghề cho lao động, học sinh, đầu tư cơ sở vật chất, liên kết với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề theo hướng phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn và gn với giải quyết việc làm, từng bước nâng cao hiệu quả công tác đào tạo ngh. Giai đoạn 2016 - 2020 tổ chức đào tạo nghề cho 7.285 lao động được đào tạo nghề, giảm 3.087 lao động so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có 3.857 lao động được đào tạo các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, thủy sản, giảm 1.382 lao động so vi giai đoạn 2011 - 2015. Ước tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng số lao động đang làm việc đạt 86,1%, vượt 1,1% chỉ tiêu kế hoạch (39).

Giải quyết việc làm cho người lao động được huyện thực hin tốt thông qua các ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm, htrợ người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, thực hiện chính sách đào tạo nghề, cho vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi để tự tạo việc làm và hoạt động thông tin nhu cầu tuyển dụng vị trí việc làm của các đơn vị trong và ngoài huyện được thực hiện thường xuyên đã thu hút nhiều lao động tham gia. Giai đoạn 2016 - 2020 giải quyết việc làm cho 27.622 lao động, ng 690 lao động so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó tạo việc làm tăng thêm cho 6.425 lao động (chtiêu kế hoạch 1.200 lao động/năm).

- Công tác giảm hộ nghèo được Đảng bộ, chính quyền huyện lãnh đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp về hỗ trợ vn vay đầu tư phát triển sn xuất, hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thành lập nhiều mô hình làm ăn kinh tế... và các chính sách xã hội như: hỗ trợ tiền điện, bù giá nước sinh hoạt, min giảm về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đặc biệt giải pháp tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức phấn đấu làm ăn của hộ nghèo đã mang lại hiệu quả, tăng thu nhập. Đến cuối năm 2020, không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn 16 triệu/người/năm, hoàn thành mục tiêu sớm 03 năm so với Nghị quyết Đại hội Đng bộ huyện lần thứ XI và hộ nghèo theo chuẩn 21 triệu đồng/người/năm, chuyn sang giai đoạn 2019- 2020 với chuẩn nghèo 28 triệu đồng/ngưi/năm tiếp tục giảm từ 12,4% năm 2019 xuống còn 3,05%. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đạt 25,31 triệu đồng/người/năm, tăng gp 3,54 lần so với đầu năm 2011 (chỉ tiêu đến năm 2020, tăng 3,5 lần so với đầu năm 2011).

Giai đoạn 2016 - 2020, hỗ trợ vn vay từ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội (40) cho 31.569 lượt hộ nghèo vay với s tin 471,5 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhỏ; cấp 152.219 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới vượt chuẩn cận nghèo, đạt 100%; vận động các nhà tài trợ hỗ trợ xây dựng 401 căn nhà tình thương, trị giá 24,3 tỷ đồng; htrợ tiền điện, sinh kế và nhiu thiết bị cho hộ nghèo còn thiếu hụt về chiều dịch vụ xã hội với stiền 10 tđồng; trợ cấp hàng tháng cho các hộ nghèo khó khăn đặc biệt 238 triệu đồng (từ các nguồn ngân sách, vận động).

- Công tác chính sách xã hội: các chính sách ca Nhà nước về an sinh xã hội được thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, đy đủ, kịp thời, góp phần ổn định đời sng nhân dân. Ngoài các chế độ, chính sách trợ cp hàng tháng ca Trung ương, Thành phố, giai đoạn 2016 - 2020 huyện đã vn động 1,6 tỷ đng của tổ chức, cá nhân đóng góp Quỹ Đn ơn đáp nghĩa để chăm lo cho đối tượng chính sách có cuộc sng tốt hơn, vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa cha 165 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 8,77 tỷ đồng (41) và huy động các chi, đảng bộ hỗ trợ 1,57 tỷ đồng cho 180/180 hộ chính sách thuộc diện nghèo. Hàng năm, tổ chức chăm lo Tết Nguyên đán và thăm tặng quà nhân kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ cho 16.682 lượt người diện chính sách với stiền 11 t đng.

Thực hiện tốt các chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm tạo điều kiện, cơ hội bình đng đối với các đối tượng. Ngoài việc mở rộng các đối tượng thuộc diện thụ hưng, mức hỗ trợ cũng được nâng lên, nguồn kinh phí thực hiện chăm lo, hỗ trợ các đối tượng ngày càng tăng, được thực hiện từ ngân sách và các nguồn đóng góp của xã hội, giúp cho các đối tượng nghèo, bo trợ xã hội cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được htrợ, chăm lo tốt. Giai đoạn 2016-2020, tổ chức 32 cuộc diễn đàn cho 2.636 lượt trẻ em tham dự, có 350 lượt ý kiến phát biu của trẻ em được lãnh đạo đều lng nghe và ghi nhận, chỉ đạo giải quyết. 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp bảo hiểm min phí, 100% xã, thị trấn được đánh giá phù hợp với tr em.

2.6. Quốc phòng an ninh và trật tự chính trị xã hội:

a) Quốc phòng an ninh: Nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương luôn được các cấp ủy, chính quyn quan tâm lãnh đạo thực hiện và đạt được kết quả, hoàn thành tốt công tác tuyn chọn công dân nhập ngũ hàng năm, tổ chức huấn luyện quân nhân dự bị, thực hiện tốt các đợt diễn tập phòng thủ, hội thao quốc phòng; phối hợp sẵn sàng chiến đấu giữa các lực lượng trong cụm 5 huyện ven biển, không để xảy ra biến động xấu. Lực lượng vũ trang thường trực, dự bị động viên và dân quân tự vệ thường xuyên được củng cố, hun luyện, nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu, lãnh đạo, chđạo thực hành công tác diễn tập hàng năm đạt chất lượng, đảm bo mục đích, yêu cầu và thời gian đề ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn diễn tập cấp thành phố TP-17. Phối hợp chặt chgiữa các lượng lực trong cụm 5 huyện ven bin. Quốc phòng, an ninh trong giai đoạn 2016 - 2019 tiếp tục được gi vng và ổn định. Lực lượng Bộ đội Biên phòng đã thực hin tt nhiệm vụ bảo vệ ch quyn vùng Bin - Đảo, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn khu vực biển; thực hiện có hiệu quả trong công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống ti phạm trên sông. Xây dựng Phương án phòng chống tập trung đông người, xuống đường biểu tình bạo loạn gây ri an ninh, trật tự và khng bố.

b) Đảm bảo trật tan toàn xã hội: Huyện đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch lãnh đạo thực hiện phong trào Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm; xây dựng cng ccác tổ, ấp, khu phố vng mạnh, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, của lực lượng bảo vệ trật ttrong việc phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới, mđợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn. Tuy nhiên, tình hình tội phạm hình sự còn din biến ngày càng phức tạp, tội phạm ma túy, tệ nạn đánh bài, đá gà ăn thua bng tiền qua mạng, đối tượng nghiện ma túy gia tăng.

- Tội phạm ma túy: Đã phát hiện 62 v(42), tăng 44 vụ so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó 51,6% số vụ mua bán trái phép chất ma túy (32 vụ), đã khởi tố xử lý 75 đi tượng (có 02 vụ án nhập thành 01 vụ). Hiện, cả 07/07 xã, thị trấn có tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy, có 207 đối tượng nghiện ma túy, giảm 08 đối tượng so với năm 2015.

- Phạm pháp hình sự: Đã xảy ra 125 vụ (43), giảm 79 vụ so với giai đoạn 2011 - 2015. Mặc dù số vụ phạm pháp hình sự trong 5 năm qua giảm nhưng svụ giết người, cướp tài sản gia tăng, đã xảy ra 10 vụ, tăng 04 vụ và án trộm cp tài sản chiếm tỷ trọng cao (55%) trong cơ cấu các loại tội phạm. Đã khám phá 104 vụ/125 vụ, đạt 83,2%.

- Tệ nạn xã hội: Đã tăng cường kiểm tra, rà soát chuyển hóa các địa bàn phức tạp về tệ nạn xã hội, xử lý 1.386 đối tượng vi phạm (214 vụ) tệ nạn xã hội, giảm 48 vụ so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có 10 vụ mua bán dâm và 172 vụ vi phạm đá gà, đánh bài ăn thua bng tiền. Đã khởi tố 69 bị can (17 vụ) và xphạt vi phạm hành chính 1.302 đương sự (190 vụ).

c) Đm bo trật tự đô thị, an toàn giao thông luôn được chú trọng, triển khai thực hiện nhiều biện pháp chn chỉnh trật tự lòng, lề đường, va hè, tuyên truyền, vận động hộ dân, tiểu thương kinh doanh đảm bảo trật tự, mquan đô thị, thường xuyên tổ chức các đợt ra quân kim tra truy quét đảm bảo trật tự các khu vực chợ, Bến phà Bình Khánh, tuyến đường Rừng Sác và các tuyến đường đăng ký “Tuyến đường văn minh - mquan đô thị” và đã tạo lp được nnếp trật tự ở một số khu vực, tuyến đường trên địa bàn. Hàng năm, huyện phối hợp Khu Quản lý giao thông đô thị s4 tổ chức duy tu, sửa cha, nâng cấp mặt đường, lắp đặt bổ sung biển báo giao thông, dải phân cách, kẻ vạch phân làn trên các tuyến đường trục chính và lp đặt đèn tín hiệu giao thông tại các ngã ba trên tuyến đường Rừng Rác. Btrí lực lượng tuần tra, chốt chặn, điều tiết giao thông ở khu vực Bến phà Bình Khánh trong giờ cao đim. Tổ chức hội thi, phát động phong trào thực hiện chủ đề xây dựng nếp sng “văn hóa giao thông kết hp với Đề án xây dựng tuyến đường Rừng Sác thành tuyến đường văn minh, m quan đô thị đã nâng cao ý thức chp hành pháp luật giao thông trong nhân dân, kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trlên. Giai đoạn 2016 - 2020 kiểm tra xử lý 25.570 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, giảm 41.352 trường hợp so với giai đoạn 2011 - 2015, trong đó vi phạm trật t an toàn giao thông đường bộ 22.206 trường hợp. Tai nạn giao thông xảy ra 60 vụ, trong đó tai nạn giao thông đường bộ 49 vụ, làm chết 48 người, bị thương 11 người (44), so với giai đoạn 2011 - 2015, giảm 03 v, ng 01 người chết, giảm 31 người bthương và tai nạn giao thông đường thủy xảy ra 11 vụ làm chết 08 người, bị thương 01 người, so với giai đoạn 2011 - 2015 giảm 03 vụ, giảm 08 chết và tăng 03 người bị thương.

Việc lập lại trật tự đô thị đạt được kết quả bước đầu nhưng chưa được duy trì lâu dài, do công tác tuyên truyền chưa tác động đ thay đi nhận thức của người dân, công tác ra quân thực hiện chtp trung nhng thi đim, không thường xuyên, mặc khác các chợ trên địa bàn huyện quá tải, không đủ mặt bng bố trí sắp xếp ổn định trật tự kinh doanh cho tiểu thương, mặc dù đã đề xuất thành phcho phép sử dụng va hè phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa nhưng chưa được chấp thuận để thực hiện.

d) Công tác phòng cháy chữa cháy được quan tâm, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhn thức của các cp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sản xut kinh doanh, công nhân viên chức, người lao động tham gia hưởng ứng công tác phòng cháy cha cháy và xây dựng, củng cố phong trào Toàn dân tham gia phòng cháy cha cháy tại đơn vị. Hàng năm, tchức hội thao, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy cha cháy và cứu nạn cứu hộ; kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy các cơ sở trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa và các sự kiện diễn ra trên địa bàn, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về phòng cháy cha cháy. Thực hiện tốt công tác tổ chức cha cháy, cứu nạn, cứu hộ thường trực sn sàng chiến đấu 24/24 giờ; điều tra khảo sát nm chc lực lượng, phương tiện cha cháy và cứu nạn, cứu hộ của các đơn vcơ sở để điều động khi cn thiết.

Giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn huyện xảy ra 09 vụ cháy do chập điện, bất cẩn trong sinh hoạt và tự đốt cháy...đã được cứu cha, thiệt hại 02 căn nhà cp 4, 01 xe ô tô 7 chỗ, ước tính thiệt hại 1,07 tỷ đồng. Ngoài ra, tiếp nhận 17 tin cứu hộ, cứu nạn, đã cứu được 28 người, tìm được 12 thi thể nạn nhân giao địa phương, gia đình trục vớt 01 phương tiện.

2.7. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính

a) Xây dựng chính quyn: Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện không ngừng đổi mới và đạt nhiều kết qu. Hội đồng nhân dân huyện mặc dù mới được tái lập trong nhiệm kỳ nhưng hoạt động đã đi vào nề nếp và từng bước nâng cao chất lượng từ hoạt động giám sát đến chất vấn trong các khọp. Nội dung kỳ họp được chuẩn bị chu đáo và đưa ra bàn bạc, thảo lun quyết định nhng vn đquan trọng, bức xúc của địa phương. Các đại biểu Hội đồng nhân dân đã thhiện quyền hạn, trách nhiệm của mình.

Thường xuyên rà soát, bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của các cơ quan. Tổ chức kiện toàn và thành lập các Ban chỉ đạo; giải thể Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 (Quyết định số 1751/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành ph) và Trường Trung học cơ sở Thạnh An; Thành lập 03 đơn vị Trường học (45); sáp nhập Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Trung tâm Kthuật tng hợp - hướng nghiệp thành Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp - Giáo dục thường xuyên; tổ chức lại Trung tâm Y tế dự phòng và sáp nhập vi bệnh viện huyện thành “Trung tâm Y tế huyện Cần Gitrực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng Đề án tổ chức lại Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thdục th thao và Đài Truyn thanh thành Trung tâm Văn hóa - Ththao và Truyền thông huyện Cần Giờ đang trình thành phố. Đổi tên Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Cần Giờ thành Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình huyện. Tính đến nay, 100% Đán vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị đã phê duyệt và triển khai gắn với tinh giản biên chế các cơ quan, đơn vị.

Ủy ban nhân dân huyện có nhiều cải tiến trong điều hành và quản lý Nhà nước bng pháp luật, giải quyết được nhng vn đề kinh tế - xã hội quan trọng. Đội ngũ cán bộ, công chức được tạo điều kiện đhọc tập, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, k năng điều hành, thực hiện công vụ, giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị. Đổi mới các khâu của công tác cán bộ, tăng cưng dân chủ, đổi mới cơ chế sp xếp và bổ nhiệm nhân sự theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. Giai đoạn 2016 - 2020 điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại 170 trường hợp, thôi việc 52 trường hợp. Tổ chức 02 lớp đào tạo dài hạn và 54 lớp đào tạo, bi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, công chức tại huyện; cử 75 cán bộ công chức tham gia học tập chuyên môn nghiệp vụ tại thành phố (46) và 365 lượt cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưng k năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng, knăng giao tiếp ứng xử...

Đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, Đề án, thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí đim cơ chế, chính sách đặc thù phát trin thành phố Hồ Chí Minh. Hàng quý, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức và chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức theo số 03/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố và Quyết định s4631/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về quy định đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công vic đối với công chức, viên chức trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành Văn bản trin khai thực hiện các nhiệm vụ được thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền tại Quyết định số 4712/QĐ-UBND và Quyết định số 4713/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2019, phân công ch đạo cho 08 phòng ban chuyên môn và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích tham mưu thực hiện 11 nội dung công việc y quyền các lĩnh vực và đã thực hiện 08 nội dung công việc lĩnh vực Đô thị - Môi trường, Kinh tế - Ngân sách - Dự án, Nội vụ, 03 nội dung công việc còn li do chưa phát sinh hồ sơ, trên địa bàn huyện không có nên chưa thực hiện. Triển khai thực hiện nhiệm vụ ủy quyền của thành phố, huyện đã xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các phòng ban, các xã, thị trấn, tổ chức, cá nhân trong công vụ nhm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

b) Cải cách hành chính: Huyện luôn quan tâm đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là công tác kim tra, thẩm định, rà soát, đánh giá chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Giai đoạn 2016 - 2020, rà soát, hệ thng hóa văn bản quy phạm pháp luật, bãi b27 văn bản quy phm pháp luật hết hiệu lực. Cải cách thủ tục hành chính và kim soát thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, công khai đy đbộ thủ tục hành chính được thành phố công bố và áp dụng trên địa bàn huyện (47), xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ văn phòng điện tử tác nghiệp điện tử, dịch vụ công, thực hiện một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, rút ngn thời gian giải quyết hồ sơ hành chính lĩnh vực hộ tịch, công sản, cung cấp thông tin kết quả qua tin nhn điện thoại di động và trả kết qu qua đường bưu điện và ban hành gửi thư xin lỗi đến người dân được các cơ quan nhà nước có hồ sơ hành chính trễ hạn nghiêm chnh thực hiện. Cơ chế hành chính “một cửa, “một cửa liên thôngtại huyện, xã, thị trn tiếp tục được củng cố, ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quthiết thực, thông qua việc ứng dụng hệ thống qun lý trong cung cấp dịch vụ hành chính đã nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Giai đoạn 2016-2019 đã giải quyết 8.802/9.065 hồ sơ hành chính tiếp nhận của công dân, chủ yếu hồ sơ cp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh... (giải quyết đúng hạn 8.653 hồ sơ gồm: chứng thực, hộ tịch, kinh doanh, xây dựng).

Cơ sở hạ tầng kthuật thực hiện công tác cải cách hành chính được hoàn thiện, xây dựng và đưa vào vận hành nền tảng hạ tầng phục vụ cho liên thông, kết ni chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Nhà nước: Mạng MetroNet kết nối từ thành phố đến huyện và xã, Hệ thống thư điện tử huyện, Hệ thống liên thông Quản lý văn bản và hồ sơ công việc, xây dựng chính quyền điện thuyện. Đưa vào vận hành hệ thống phần mềm quản lý hồ sơ công việc, quản lý chỉ đạo điều hành và triển khai văn bản điện tử, chứng thư số ở các các phòng ban, đơn vị, các xã, thị trấn theo mô hình liên thông 36a của Chính phủ. Phát triển kênh thông tin xử lý Đường dây nóng và giải quyết khiếu nại của người dân và vận hành phần mềm ứng dụng Cần Giờ trực tuyến”, từng bước được người dân ứng dụng, đây là kênh thông tin đlãnh đạo, người dân và doanh nghiệp giám sát hiệu quả các hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ.

Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã chú trọng và tăng cường công tác tiếp, đi thoại vi nhân dân để lắng nghe, chỉ đạo giải quyết nhng phn ánh, khiếu nại, tcáo của công dân, nâng cao sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức tiếp 3.961 lượt công dân, giải quyết 1.310/1.320 đơn thư khiếu nại đạt 99,25% sđơn thụ lý. Việc giải quyết khiếu nại, tcáo được thực hiện công khai, dân chủ đúng quy định pháp luật, nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp được lãnh đạo huyện, xã, thị trn trực tiếp đi thoại với nhân dân và tập trung giải quyết; giảm svụ khiếu nại kéo dài, hàng năm có 35 - 59% quyết định khiếu nại của Ủy ban nhân dân thành phố, huyện được thực hiện.

Hoạt động thanh tra thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng đơn vị, trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, trong quản lý nhà nước được thực hiện hàng năm. Giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện 34 cuộc thanh tra tại 62 đơn vị, trong đó có 22 cuộc thanh tra hành chính và 12 cuộc thanh tra trách nhiệm tập trung vào các nh vực quản lý sử dụng ngân sách, tài sản công, hỗ trợ tiêu thụ mui, quản lý đất đai và xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và 07 cuộc kiểm tra về công tác tiếp công dân, và giải quyết kiến nghị, tố cáo, kiểm tra công tác phòng, chng tham nhũng. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và ngăn chặn, chn chnh nhng sai sót và xử lý nhiều sai phạm trên các lĩnh vực và đã thu hi nộp ngân sách 100% giá trị kinh tế sai phạm theo Quyết định xử lý sau thanh tra của các đơn vị (s tin 1,647 tđồng và 1.134,6 m2 đất).

3. Tình hình triển khai thực hiện 03 chương trình trọng điểm và 03 công trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X:

3.1. Chương trình trọng điểm: Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI đã đề ra nhiệm vụ mục tiêu hàng đu là phát triển kinh tế biển, xây dựng nông thôn mới và giảm hộ nghèo. Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sâu sát của Đảng bộ huyện đối với sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Do đó, ngay sau khi Chương trình được ban hành, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai thực hiện và đi vào đời sống. Với sự chỉ đạo tập trung của Đảng bộ huyện, đến nay 03 Chương trình đã thực hiện đạt được nhng kết quả cụ thể:

a) Chương trình gim hộ nghèo bn vững: huyện tập trung thực hiện công tác tuyên truyền vn động nâng cao ý thức phấn đấu làm ăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ để hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất kết hợp với vic thực hiện các chính sách xã hội (hỗ trợ tiền điện, bù giá nước sinh hoạt, miễn giảm về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm) để chăm lo tác động kéo giảm chsố thiếu hụt các chiều. Giai đoạn 2016 - 2020, đã hỗ trợ vốn vay từ các nguồn tín dụng ưu đãi cho 31.569 lượt hộ nghèo với số tiền 471,5 tỷ đồng để đu tư sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhỏ; đào tạo nghề cho 3.479 lao động và giải quyết việc làm cho 12.168 lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; cấp 152.219 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới vượt chuẩn cận nghèo, đạt 100%; vận động các nhà tài trợ hỗ trợ xây dựng 401 căn nhà tình thương cho hộ nghèo. Cuối năm 2020, huyện không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn 16 triệu/người/năm, hoàn thành mục tiêu sm 03 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện ln thứ XI và không còn hộ nghèo theo chuẩn 21 triệu đồng người/năm, kết thúc giai đoạn 4 “Chương trình giảm nghèo bền vững với hộ nghèo có mức thu nhập bình quân đầu người 21 triệu đồng người/năm.

b) Chương trình phát triển kinh tế biển: Qua 5 năm thực hiện đã đạt được mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình đề ra: Dự ước tăng trưng tng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân đạt 13%/năm, trong đó ngành Nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân 4,5%/năm, Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 16,7%/năm và Dịch vụ tăng bình quân 19,6%/năm. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 47,4% tổng giá trị sản xuất (năm 2015: 32,6%); ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 38,1% (năm 2015: 56,2%) và ngành công nghiệp - xây dựng dự ước chiếm tỷ trọng 14,5% (năm 2015: 11,3%).

Sản lượng thủy hải sản khai thác hàng năm ước đạt 49.550 tấn, trong đó sản lượng thủy hải sản nuôi ước đạt 28.983 tấn/năm. Các cơ schế biến thủy, hi sn tăng lên nhanh cả về số lượng, đến nay, có hơn 71 cơ sở chế biến thủy, hải sản. Hạ tầng giao thông từng bước đầu hoàn chnh và phát triển một số tuyến đường thúc đẩy lưu thông, giao thương hàng hóa, phát triển du lịch. Quản lý tài nguyên, môi trường các khu vực ven bin được tăng cường; bảo vệ và phát triển tốt tài nguyên rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn tạo môi trường cảnh quan thúc đẩy ngành du lịch sinh thái phát trin. Thu hút lượng khách đến tham quan tăng bình quân 31,4%/năm. Đã phát triển được 16 hợp tác xã hoạt động sản xuất nông nghiệp - dịch vụ, vận tải với 249 thành viên và 78 Tổ hợp tác với 730 t viên.

c) Chương trình nâng chất các tiêu chí nông thôn mới: Trong 5 năm qua, huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vmục đích, ý nghĩa của chương trình và huy động cả hệ thống chính trị cùng chung sức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mi theo 19 tiêu chí, đặc biệt được sự đng thuận của nhân dân tham gia đóng góp cùng nguồn lực Ngân sách Nhà nước xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện. Cuối năm 2020 06/06 xã được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Thị trn Cần Thạnh thực hiện đạt 19/19 tiêu chí phát triển toàn diện thị trn. Huyện đạt 09/09 tiêu chí đang đề nghị Trung ương công nhận huyện đạt nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện đã đi vào thực chất và hiệu quả, thay đổi bộ mặt nông thôn huyện và thúc đy kinh tế - xã hội phát triển vi tốc độ nhanh hơn. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện lưới quốc gia từng bước đu tư hoàn chỉnh đáp ứng tt hơn cho phát triển sản xuất; cơ sở vt chất văn hóa, y tế, giáo dục ngày càng khang trang đáp ứng nhu cu sinh hoạt văn hóa tinh thần, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm. Đời sng vật chất, tinh thần người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người 6 xã xây dựng nông thôn mới đạt từ 37,48 triệu đồng/người năm 2015 tăng lên 58,52 triệu đồng/người năm 2019.

3.2. Công trình đột phá:

a) Công trình xây dựng 70% trường đạt chuẩn quốc gia và 100% trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất: Cui năm 2020, có 38/38 trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất, đạt 100% và có 30/38 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 78,95% (tăng 25 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất và tăng 19 trường đạt chun quốc gia so với cuối năm 2015), vượt 8,95% chỉ tiêu kế hoạch.

b) Công trình phát triển kinh tế - xã hội xã Thạnh An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Huyện đã xây dựng hoàn chnh Đề án phát triển kinh tế - xã hội xã Thạnh An đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030 trình Ủy ban nhân dân thành phố (Tờ trình số 1524/TTr-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2018) và triển khai thực hiện hoàn thành các công trình phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế, công trình hạ tầng kthuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội xã Thanh An và dự kiến cui năm 2020 hoàn thành các công trình phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Mặt khác, huyện đề xuất và được Ủy ban nhân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư 10 dự án đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội với tng mức đầu tư 381 tỷ đng (Thông báo số 515/TB-VP ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp về chủ trương thực hiện các dự án phát triển xã Thạnh An, huyện Cn Gi). Đã phê duyệt chtrương đầu tư 09/10 dự án (còn 01 dự án Nâng cấp hệ thống đê bin xã Thạnh An đang trình Hội đng nhân dân thành ph), đang chờ Ủy ban nhân dân thành phố bố trí vốn chuẩn bị đầu tư đtriển khai thực hiện các bước tiếp theo trong giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 10 tháng 11 năm 2020, Hội đng nhân dân thành phố đã thông qua Nghị quyết s66/NQ-HĐND về đề nghị công nhận xã đảo Thạnh An. Huyện đang hoàn chnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Trung ương công nhn xã Thạnh An là xã đảo (Tờ trình s2599/TTr-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2020).

c) Công trình nâng cp tuyến đê biển huyện Cần Giờ được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua chủ trương đầu tư dự án tại Nghị quyết 08/NQ-HĐND ngày 26 tháng 8 năm 2015 thực hiện theo Quyết định số 667/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang trong đó có dự án Xây dựng tuyến đê biển Cần Giờ dài tuyến đê 12,1km, tng mức đầu tư 936 tỷ đồng. Tuy nhiên do phát sinh dán xây dựng Khu đô thị du lịch lấn bin Cn Giờ 2.870ha (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chtrương điều chỉnh mở rộng dự án tại Quyết định số 826/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020) nên Dự án Nâng cấp đê biển Cần Giờ giảm chiều dài tuyến đê còn 3,867km. Dự án Nâng cp đê biển Cần Giờ đoạn còn lại đã trình hồ sơ Báo cáo nghiên cu khả thi và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương điều chnh quy mô dự án tại Văn bản s 1005/SNN-QLĐT ngày 06 tháng 5 năm 2020 với chiều dài tuyến đê từ 12,1km xuống còn 3,876km (tuyến đê chính 3,50km, tuyến đê phụ 0,367km), tổng mức đầu tư 500 tđồng, dự án nhóm B, thời gian thực hiện 2017-2023. Ngày 30 tháng 5 năm 2020 Ủy ban nhân dân thành phố đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản s4417/VP-DA giao Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy mô dự án.

II. NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ:

1. Mặt đạt được và thuận lợi:

1.1. Mặt đạt được:

(1) Huyện đã kịp thời quán triệt và cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, Thành phố và triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ca huyện. Mc dù còn khó khăn, đặc biệt trong năm 2020 trước din biến của đi dịch covid-19 tác động đến kinh tế - xã hội, nhưng huyện luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo sâu sát và các sở ngành thành phố htrợ, huyện đã vận dụng thực hiện đạt kết quả các chủ trương, chính sách và giải pháp thúc đẩy sản xuất, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế và các Chương trình trọng đim theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, đạt và vượt 08 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu, trong đó chỉ tiêu tăng trưởng tổng giá trị sản xuất đạt kế hoạch với mức tăng bình quân 13%/năm, điều này thể hiện sự nlực rất lớn của Đảng bộ, chính quyn và nhân dân huyện. Các ngành Nông - nghiệp - thủy sản tăng bình quân 4,5% và ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 16,6% và ngành Dịch vụ có tốc độ tăng trưng cao nhất với mức tăng bình quân 19,6% đã thúc đy cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sn xuất ngành dịch vụ từ 32,6% năm 2015 lên 47,4% năm 2020 và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 56,2% năm 2015 xuống 38,1% năm 2020. Hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo Chương trình. 06/06 xã được Ủy ban nhân dân thành phcông nhận đạt chuẩn nông thôn mi và đang đề nghị Trung ương công nhận huyện đạt nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

(2) Công tác kêu gọi đầu tư có nhiều triển vọng, một số dự án đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được xúc tiến thực hiện công tác quy hoạch, chuẩn b đu tư (cu Cần Giờ, nâng cấp đường Rừng Sác, Khu đô thị du lịch bin Cn Giờ), nhiều công trình tầng kinh tế - xã hội ln lượt được khởi công xây dựng, từng bước hoàn thành trong nhiệm kỳ, phục vụ phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh (xây dựng đường m Viên - Đng Đình, đường liên xã An Thới Đông - Lý Nhơn, đường Lương Văn Nho, Bệnh viện Cn Giờ, hệ thng trường học, mạng lưới cấp nước...).

(3) Quản lý quy hoạch, đất đai, bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ, từng bước khc phục nhng hạn chế, quản lý chặt chẽ. Chnh trang đô thị, xóa bỏ nhà dột nát, tạm bợ, thay đổi diện mạo ở các khu dân cư, ngày càng văn minh, hiện đại, giảm ô nhiễm môi trường, ngập nước. Bộ mặt nông thôn ở các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

(4) Sự nghiệp y tế - văn hóa thể thao, giáo dục - đào tạo, dạy nghề phát triển tích cực. Hệ thống trường lớp, trang thiết bị trường học và cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thể thao được đu tư hoàn thiện và từng bước phát huy hiệu quả. Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên, chính sách an sinh xã hội, kể cả vận động các nguồn lực xã hội cùng chăm lo gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo được thực hiện tốt, đảm bảo cho các đối tượng có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Hộ nghèo theo tiêu chuẩn 16 triệu đồng/người/năm hoàn thành trước 03 năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI; thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tiếp tục tăng lên và vượt 0,04 ln so với chỉ tiêu kế hoạch (gp 3,54 ln so với đầu năm 2011).

(5) Ci cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, tập trung và đổi mới trong công tác chỉ đạo, kịp thời chấn chnh nhng sai sót, khc phục hạn chế, từng bước nâng chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, lượng hồ sơ giải quyết trhạn từng bước giảm. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiu nlực, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện được nâng lên.

(6) Givững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố và tăng cường. Gi vng ổn định chính trị, trt tự an toàn xã hội, kéo giảm được tội phạm hình sự và tai nạn giao thông trên địa bàn so với giai đoạn trước (2011 - 2015), tỷ lệ khám phá án đạt khá cao (83,2%).

1.2. Nguyên nhân: Những kết quả đạt được đã tiếp tục khng định hướng phát triển toàn diện của huyện, kết quả đó xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản như sau:

(1) Huyện đã huy động có hiệu qunguồn lực từ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, sự quan tâm htrợ và chỉ đạo xuyên sut của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và sự hỗ trợ tích cực, kịp thời có hiệu qucủa các sở ngành trong việc giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ nhng khó khăn trong triển khai thực hiện các chính sách mới, định hướng giải pháp thực hiện, cùng sự chia scủa toàn xã hội đã tạo điều kiện cho huyện thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch, thúc đẩy tăng trưởng tổng giá trị sản xuất và giải quyết ổn định các vấn đề xã hội trên địa bàn.

(2) Chủ động đề xuất thành phố bố trí vốn đu tư các công trình trọng điểm, đề xuất điều chỉnh chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển dịch cơ cu kinh tế nông nghiệp đô thị, ban hành chính sách hỗ trợ các phương tiện khai thác thủy sản (có công suất từ 20 CV đến dưới 90CV) và các chính sách hỗ trợ sa cha, nâng cấp, đóng mới phương tiện khai thác, tạo điều kiện cho nông, ngư dân đầu tư phát triển sản xuất. Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, môi trường sinh thái, kinh tế biển của huyện và sự nỗ lực của nhân dân trên địa bàn trong lao động sản xuất.

(3) Huyện luôn bám sát định hưng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2016 - 2020) đlãnh đạo triển khai và đạt kết quả các chương trình, công trình đột phá, các ch tiêu và nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thng chính trị vng mạnh.

2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân:

2.1. Những hạn chế, yếu kém:

(1) Sản xuất thủy sản còn bấp bênh, tăng trưng chưa vững chắc. Mô hình, đối tượng nuôi ứng dụng công nghệ cao khá ít, chưa tác động để thúc đy ngành thủy sản phát triển nhanh, bn vng để đóng góp cho tăng trưởng giá trị sản xuất chung của huyện. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản chưa có sự gn kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm sản xuất chưa có thương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp. Sản xuất tiểu thcông nghiệp chủ yếu gia công và chế biến thủy hải sản với quy mô nhỏ, sản xuất, gia công, chế biến phụ thuộc vào thời vụ và thị trường tiêu thụ ở nhng thời điểm lễ, Tết.

(2) Có tiềm năng phát triển du lịch và được định hướng phát triển trong tương lai nhưng các bước thực hiện đhướng đến mục tiêu khá chậm. Hiện nay ngoài nguồn ngân sách thành phố đầu tư hạ tầng giao thông huyện chưa thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế để phát triển các cơ sở dịch vụ, tuyến du lịch phục vụ du khách; Doanh thu du lịch tăng trưng khá nhưng giá trị đóng góp vào kinh tế của huyện còn rất ít. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp.

(3) Kết cu hạ tầng giao thông, thy lợi, lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Quy hoạch phát triển nông nghiệp của thành phố, trong đó có các Quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà, Quy hoạch phát triển thủy sản, Quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi chủ lực, Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và quy hoạch sản xuất và dịch vụ nông nghiệp phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Cần Gi đã có chỉ đạo dừng thực hiện skhó khăn cho huyện trong định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian ti.

(4) Tình hình tội phạm ma túy và một số loại hình tệ nạn xã hội (đá gà qua mạng, đánh bài và sử dụng chất ma túy ...) gia tăng và din biến phức tạp, tội phạm cướp git tài sản, giết người phát sinh và có xu hướng tăng.

(5) Quản lý trật tự xây dựng, đô thị thiếu chặt chẽ; tình trạng kinh doanh mua bán lấn chiếm va hè, lề đường chưa được tạo lập và duy trì nnếp, chưa có gii pháp để giải quyết căn cơ các chợ tự phát, sự quá ti chợ truyền thống.

(6) Cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt lĩnh vực đất đai còn chậm do bất cập bi các quy định nên việc giải quyết hồ sơ hành chính trhạn còn khá nhiều, gây bức xúc trong dân, chsố ci cách hành chính đạt thấp so với các quận, huyện khác trên địa bàn Thành phố (năm 2020 đạt 69,8 điểm/80 điểm).

2.2. Nguyên nhân hạn chế, khó khăn:

* Về khách quan:

(1) Một số dự án có tính chất động lực thúc đẩy tăng trưng kinh tế được dự báo triển khai trong nhiệm kỳ nhưng vẫn chưa được thực hiện như: Dự án Khu đô thị du lịch bin Cần Giờ, Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh và dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Hào Võ.

(2) Một bộ phận người dân chưa chấp hành tốt chủ trương lập lại trật tự đô thị, chp hành quy định về xây dựng và đảm bo an toàn giao thông.

(3) Đại dịch Covid-19 phát sinh và din biến phức tạp trong năm cuối nhiệm kỳ làm ảnh hưởng đến các mặt kinh tế, xã hội, giảm tốc độ phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, nuôi thủy sn, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

* Về chủ quan:

(1) Cơ quan tham mưu chưa đề xuất giải pháp để đảm bảo phát triển bền vững ngành sản xuất nông nghiệp, thủy sản là ngành sản xuất luôn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.

(2) Khnăng ứng phó với nhng tác động bất lợi của các ngành, các cấp còn chậm, nhất là dịch bệnh trên tôm nuôi, ô nhiễm môi trường... kéo dài chưa có giải pháp xlý hiệu quả.

(3) Việc tham mưu triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp trên ở một số đơn vị, địa phương còn lúng túng; Ý thức, nhn thức việc giải quyết công việc, phục vụ nhân dân ca cán bộ, công chức ở các lĩnh vực đất đai, xây dựng còn hạn chế, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa kịp thời, trách nhiệm với nhng yêu cầu công việc.

(4) Nhng bất cập giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chậm được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, gây bức xúc trong nhân dân.

(5) Một số biện pháp quản lý, đấu tranh phòng chống tội phạm chưa được thực hiện kiên quyết, thường xuyên, đồng bộ. Din biến tình hình một số loại hình tệ nạn xã hội mới ngày càng phức tạp (đá gà qua mạng, cho vay nặng lãi...) đặc biệt tội phạm ma túy và đối tượng nghiện ma túy gia tăng, tính chất mức độ gây án của tội phạm hình sự nghiêm trng (giết người).

III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO, ĐIỀU HÀNH:

Từ những kết quả đạt được và một số nguyên nhân, hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân huyện trong 5 năm qua, huyện rút ra một số kinh nghiệm sau:

(1) Trong bối cnh mới, sự thay đổi cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố đòi hỏi huyện phải có sự sáng tạo, tư duy đi mới trong cách điều hành, chỉ đạo, huy động nguồn lực xã hội để triển khai thực hiện kịp thời và đạt hiệu quả.

(2) Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hóa - xã hội và bảo vmôi trường, quốc phòng - an ninh, chú trọng đm bo an sinh xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.

(3) Phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Thường xuyên tổ chức đi thoại với nhân dân, tiếp xúc với cán bộ lão thành cách mạng, thông qua đó nắm bt kịp thời tình hình nhân dân, tư tưng, tình cảm của cán bộ, đảng viên để có giải pháp lãnh đạo phù hợp cũng như giải quyết nhng khó khăn, trăn trở, bức xúc tạo nên sự an dân, huy động được sức dân trong việc tham gia thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

(4) Phải đề cao tính kỷ luật, nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

(5) Chđộng đề xuất thành phố có chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện của huyện đgiải quyết nhng khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Phần II

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. DỰ BÁO:

1. Thuận lợi:

- Huyện được Trung ương, Thành ph quan tâm, tăng cường đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển theo mục tiêu định hướng; chỉ đạo xúc tiến trin khai thực hiện Điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/5000 trên địa bàn huyện nhm định hướng phát triển tng thkinh tế - xã hội huyện và các dán đầu tư chiến lược có ý nghĩa tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội (cầu Cần Giờ, nâng cấp đường Rừng Sác, Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu) stạo động lực thu hút mạnh mđầu tư bên ngoài, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển và chuyn đổi cơ cấu kinh tế nhanh hơn so vi hiện tại. Mặt khác, những kết quđạt được từ Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ tạo nền tảng cho huyện tiếp tục thực hin mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2. Khó khăn:

- Ngoài tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, chưa có cơ chế, chính sách đầu tư đặc thù cho huyện, tạo sự hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư để khai thác, phát triển. Quá trình đô thị hóa s làm giảm diện tích đất sản xuất; sản xuất nông nghiệp bắt đu ứng dụng khoa học công nghệ nhưng trình độ lao động, thu nhập, đời sng người dân còn thấp; thiên tai, dịch bệnh phát sinh, đặc biệt din biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đãsẽ tiếp tục tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ trin khai thi công scó một lượng ln công nhân từ các địa phương khác tạm trú trên địa bàn huyện, din biến tình hình an ninh trật tự sẽ phức tạp hơn đó là một trong nhng khó khăn trong thời gian tới.

II. MỤC TIÊU:

Tập trung triển khai đạt hiệu quả chủ đề Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 là “Đoàn kết - Dân chủ - Kcương - Sáng tạo - Phát triển. Khai thác tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển và du lịch để tạo sự phát triển kinh tế đóng góp ngày càng lớn vào GDP của thành phố. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tng, kiến nghị thành phố chỉ đạo xúc tiến triển khai các dự án đầu tư chiến lược đtác động thu hút nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2025 cơ cấu kinh tế của huyện là dịch vụ - nông nghiệp - tiu thcông nghiệp với sự phát trin đột phá ca các ngành du lịch, nông nghiệp công nghệ cao. Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, tăng cường trật tự kcương trong quản lý đất đai, đô thị, giải quyết ô nhiễm môi trường, phòng ngừa thiên tai, sạt lở. Chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và bảo đảm an sinh xã hội. Đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh huyện, givững ổn định chính trị và an ninh, quốc phòng, đlàm nền tng vng chắc cho việc thực hiện mục tiêu trong 5 năm tới.

III. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

(1) Tổng giá trị sản xuất bình quân tăng 14,0%/năm, trong đó:

- Nông nghiệp - thủy sản tăng bình quân 5,3%/năm.

- Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 9,8%/năm.

- Dịch vụ tăng bình quân 19,5%/năm.

(2) Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế đến năm 2025: chuyển dịch theo định hướng dịch vụ, nông nghiệp - thủy sản và công nghiệp - xây dựng, trong đó ttrọng của dịch vụ chiếm ttrọng 60-64,3%.

(3) Đến năm 2025, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35-40% tổng giá trsản xuất trên địa bàn.

(4) Thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 11%/năm.

(5) Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 95 triu đng/người/năm.

(6) Hàng năm, duy trì 100% hộ dân sử dụng nước sạch, lượng nước và nguồn nước cung cấp bảo đảm đầy đủ liên tục, đạt chất lượng hợp vệ sinh.

(7) Đến năm 2025, tỷ lệ chất thải sinh hoạt được thu gom xử lý đạt từ 95% trở lên.

(8) Xóa tt ccác điểm ô nhiễm môi trường và điểm ngập nước phát sinh trong giai đoạn 2021 - 2025.

(9) Hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục theo các chương trình, kế hoạch, đề án của huyện đề ra.

(10) Đến năm 2025, phấn đấu tlệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa từ 96% trở lên; tlệ khu phvăn hóa, ấp văn hóa đạt 100% và gi vng 100% xã văn hóa, th trn văn minh đô thị.

(11) Trong 05 năm, tạo việc làm mới 5.000 lao động (bình quân 1.000 lao động/năm).

(12) Đến cuối năm 2025, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo trên 87%.

(13) Đến năm 2025 tỷ lệ hộ dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%; hàng năm 7 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế.

(14) Đến năm 2025, không còn hộ nghèo theo chuẩn 28 triệu đồng/người/năm trở xung và thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 1,3 lần so với năm 2020.

(15) Ch scải cách hành chính hàng năm đạt loại khá trở lên.

(16) Tỷ lệ người dân hài lòng về cung ứng dịch vụ hành chính công hàng năm trên 95%.

(17) Đến năm 2025, tỷ lệ che phrừng 48,83% (có cả diện tích rừng ngoài 03 loại rừng).

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM:

1. Tạo bước phát triển đột phá trong tăng trưởng giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất.

Huy động tối đa các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư để đu tư phát triển kinh tế bn vững. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 14,0%/năm (giá so sánh 2010) và chuyển đi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp với ttrọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đến năm 2025 đạt 60-64,3%.

1.1. Về phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản:

Tập trung triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2020-2025, theo hướng cơ cu lại và đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu nông nghiệp (Quyết định số 1589/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố), ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Nâng cao hiu quả công tác khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ, thúc đy các mô hình nuôi hiệu quả, phát trin các mô hình, đối tượng nuôi mới đthay đổi các mô hình, đối tượng nuôi không còn phù hợp và nâng cao hiệu quả sản xuất. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5,3%/năm, trong đó phát triển thủy sản bn vững hơn.

- Cơ cấu lại các ngành nghề đánh bắt phù hợp với các vùng biển, môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản và vận động các hộ đánh bt hành nghề ven biển mang tính lạm sát chuyn sang nhng nghề thích hợp gn vi việc định hướng, tạo điều kiện chuyn đi các ngành nghề phù hợp, hoặc đầu tư nâng cấp phương tiện, máy móc đ đánh bt xa bờ, từng bước giảm dn loại hình đánh bt lạm sát. Phn đấu đến năm 2025, giảm 457 phương tiện đóng đáy, cào te, rập xếp (so với năm 2020) thuộc ngành nghề khai thác lạm sát theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định ngành nghkhai thác lạm sát. Duy trì 831 phương tiện đánh bt (72 phương tiện đánh bt xa bờ, trong đó đầu tư mới và nâng cấp từ phương tiện đánh bt ven b17 phương tiện và 759 phương tiện đánh bt ven bờ). Tăng cường phối hợp với các địa bàn giáp ranh đthực hiện công tác bảo vệ nguồn tài ngun bin, xử lý nghiêm, kiên quyết đối với hành vi khai thác lạm sát thủy sản.

- Phối hợp với các tổ chức tín dụng triển khai các chính sách phát trin thủy sản theo Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 của Chính phủ và Nghị định s 12/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phvề ban hành chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho tàu cá ven bờ có công suất máy từ 20CV đến dưới 90 CV đduy trì hoạt động đánh bắt. Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phđiều chỉnh tăng mức hỗ trợ lãi vay cho các mô hình nuôi tôm nước lợ t 60% lên 100% theo quyết định s 655/-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về khuyến khích chuyn dịch cơ cu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020.

- Triển khai hoàn thành các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất phục vụ sản xuất thủy sản giai đoạn 2016 - 2020; công trình nâng cấp Đê biển Cần Giờ và hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện hoàn thành dự án đầu tư Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao theo Kế hoạch liên tịch s 4362/KHLT-BQLKNNCNC ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao và Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.

- Phi hợp với Viện nghiên cứu, Ban Qun lý Khu nông nghiệp công nghệ cao đtriển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao, thực hiện các chương trình sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao; Hỗ trợ nhà đầu tư đtriển khai đưa vào khai thác dự án xây dựng Trung tâm thủy sản thành phố ở xã Bình Khánh, nâng cao chất lượng hoạt động của các trại thuần dưỡng giống Rạch Lá đcung cấp đủ giống cho nhu cầu sản xuất, tạo sự phát triển đột phá trong sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường kiểm soát chất lượng giống, tổ chức lấy mẫu, giám sát định kỳ dịch bệnh tại các hộ nuôi; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sn lưu thông trên địa bàn, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm; Kiểm soát, khống chế tốt dịch bệnh trên tôm; kịp thời cảnh báo để hạn chế rủi ro.

- Dự báo những biến động và thông tin kịp thời cho người dân về thị trường hàng hóa nông sản để chđộng có phương án thu hoạch và lựa chọn đối tượng, mô hình sản xuất đáp ứng nhu cu của thị trường. Hỗ trợ người sản xuất đưa sản phẩm nông nghiệp nuôi trồng tham gia các gian hàng triển lãm, hội chợ hàng nông sản do thành phố tổ chức hàng năm. Liên kết với các doanh nghiệp, tiểu thương để hình thành hệ thống thu mua sản phẩm thủy, hải sản tươi sng, thủy, hải sản qua sơ chế, chế biến cung cấp cho thị trường.

- Hàng năm, triển khai ít nhất 02 mô hình nuôi trình diễn, thí điểm và theo dõi chặt chđể kịp thời đúc kết kinh nghiệm trong chỉ đạo, mở rộng sản xuất và hoàn thiện quy trình nuôi để chuyn giao cho nông dân. Phn đu đến năm 2025, có 3.885 ha nuôi tôm (không tính diện tích nuôi quảng canh trong rừng phòng hộ: 1.506 ha) trong đó nuôi thâm canh 1.236 ha và nuôi ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến 180 ha, tăng 130 ha so với năm 2020. Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp. Tập trung xây dựng và phát triển kinh tế tập th gn với chuyển dịch cơ cu kinh tế nông nghiệp, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển hợp tác xã tiên tiến, hiện đại, vận động, thu hút ngày càng nhiu nông dân, hộ kinh doanh tham gia kinh tế hợp tác; thực hiện chui liên kết giá trị tcung ứng vật tư, tổ chức sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phm, từng bước hình thành các sản phẩm đc trưng của huyện, xã. Hỗ trợ Hợp tác xã xây dựng đăng ký chứng nhận nhãn hiệu, thương hiệu sản phm và quảng bá sản phẩm.

- Nghiên cứu lập Đề án thí điểm mô hình Khu nuôi trồng thủy sản kthuật cao khoảng 100 ha tại các xã phía bắc để đánh giá, định hướng phát triển nghề nuôi thành vùng sản xuất chuyên canh trong tương lai.

- Vận động nông dân tham gia Chương trình trồng xoài theo theo tiêu chun VietGAP để nâng chất lượng sản phẩm và năng sut thu hoạch; Phát trin mô hình du lịch sinh thái nhà vườn. Phn đu đến năm 2025 có 30% diện tích trồng xoài trên địa bàn huyện áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (77,5/258,3 ha), phát triển thương hiệu xoài Cần Giờ và phát triển ít nhất 03 điểm du lịch nhà vườn phục vụ khách du lịch. Đồng thời, nghiên cứu thực hiện trình diễn các đối tượng nuôi trồng mới phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng đthực hiện, nhân rộng; vận động nhân dân chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng lúa sang mô hình nuôi, trồng các đối tượng nuôi, trồng có hiệu quả kinh tế hơn.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn huyện. Triển khai các chính sách h trđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, nước, xử lý chất thải...) và các chính sách hỗ trợ đngười nuôi phát triển trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung, nuôi theo phương pháp công nghiệp, theo tiêu chuẩn GAP, đảm bảo an toàn sinh học và bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra phòng chng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, quản lý chặt ch tình hình vận chuyn, kinh doanh, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm, phối hợp thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gia súc. Tăng cường qun lý nghề nuôi yến, đảm bảo an toàn ở khu vực nuôi đặc biệt nhng nuôi phát triển tự phát trong khu dân cư.

- Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng chng cháy rừng và kiểm soát chặt chẽ hoạt động sn xuất dưới tán rừng; tuyên truyn giáo dục về môi trường sinh thái trong nhân dân. Xây dựng và triển khai Kế hoạch trồng rng hàng năm, phn đấu đến năm 2025 tỷ l che phrừng đạt 48,83%. Tiếp tục thực hiện các chương trình quảng bá giá trị rừng ngập mặn ven biển và Khu dự tr sinh quyn Rừng ngập mặn Cần Giờ.

1.2. Về phát triển ngành công nghiệp-xây dựng:

Tập trung hỗ tr, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh phát huy tối đa năng lực sản xuất, đầu tư nâng cp, mrộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đnâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh sản phm trên thị trường. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) bình quân toàn ngành đạt 9,8%/năm.

- Đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các cơ sở chế biến thiết kế logo, lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phm, chuyển giao các mô hình chế biến hiệu quả, ứng dụng thiết bị hiện đại trong sản xuất, chế biến cho các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn đáp dụng nâng cao giá trị sản phẩm.

- Thông qua nguồn vốn khuyến công, khoa học công nghệ của thành phố để đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình, trình diễn kthuật sản xuất, tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất về pháp luật, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2025, phát trin 37 cơ sở chế biến thủy sản, sơ chế t yến.

- Mlớp đào tạo, bồi dưng kiến thức về kthuật, quản lý cho các chủ cơ sở sản xuất, đào tạo nghề cho người lao động, truyền nghề nâng cao năng lực cho các cơ stiểu thủ công nghiệp hiện có.

- Triển khai Phương án chuyển đổi diện tích sản xuất muối trên địa bàn huyện Cn Giờ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu đến năm 2025, giảm diện tích sản xuất muối còn 1.000ha, tập trung tại một số khu vực phù hợp và phấn đấu 100% diện tích sản xuất theo mô hình kết tinh trên ruộng trải bạt.

- Hoàn thành việc thực hiện thí điểm mô hình xây dựng sản phẩm đặc trưng các xã. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn và Sở Công Thương để liên kết với các Công ty, cơ sở chế biến để tiêu thụ sn phẩm muối trên địa bàn.

- Đầu tư hoàn chnh hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ chuyển đổi din tích sn xuất muối sang nuôi trồng thủy sn ở xã Lý Nhơn.

1.3. Về phát triển ngành Dịch vụ:

Phn đấu đến năm 2025, tổng mức doanh s bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 58.795 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 22%/năm bng các giải pháp tập trung khai thác mở rộng thị trường, tạo điều kiện và htrợ các thành phần kinh tế phát triển hệ thống phân phi, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh quy mô lớn cung ứng các mặt hàng chất lượng. Phấn đu phát triển 239 doanh nghiệp hoạt động ngành thương mại, dịch vụ và 1.154 hộ kinh doanh cá thtrong giai đoạn 2021 - 2025.

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp 09 chợ truyền thống đđáp ứng nhu cu giao thương hàng hóa. Tổ chức sp xếp lại theo văn minh hiện đại và thực hiện thí điểm mô hình xây dựng chợ Cần Giờ đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ chức kiểm tra giá cả thtrường; kp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trưng hợp nâng giá hàng hóa, dịch vụ sai quy định; xử lý nghiêm các trường hợp sản xut kinh doanh các loại hàng gian, hàng giả, hàng nhập lậu, không an toàn thực phẩm, hành vi gian lận thương mại.

- Hàng năm, tổ chức hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp và phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn để thực hiện Chương trình kết ni Ngân hàng Doanh nghiệp để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp về vn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Triển khai Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái huyện đến năm 2030, trong đó tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường du lịch, thực hiện các quy định trong kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo văn minh, lịch sự, an toàn. Tiếp tục khai thác hợp lý, có hiệu quả cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử tại địa phương, phát triển đa dạng, phong phú các loại hình du lịch. Tập trung xây dựng và hình thành các điểm du lịch với các loại hình du lịch hấp dẫn như tham quan, tri nghiệm.

- Tổ chức các sự kiện, hội nghị xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch đ nâng cao vthế du lịch của huyện. Hỗ trợ giới thiu tour du lịch và phát trin tuyến du lịch đường bộ kết hợp các đim du lịch trên địa bàn (48). Phát đim đến du lịch nhà vườn du lịch trải nghiệm về trồng rừng, làm mui. Vận động kết ni các điểm du lịch trên địa bàn tạo thành tour du lịch mang tính đặc thù của du lịch Cần Ginhằm thu hút khách du lịch. Phn đấu thu hút khách du lịch đến huyện tăng bình quân 10%/năm.

- Phối hợp với các sở ngành đtham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tháo gỡ khó khăn để triển khai đy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Triển khai hoàn thành, đưa vào khai thác dự án trùng tu di chkhảo cổ học Giồng Cá Vồ phục vụ tham quan của du khách, phát triển sn phm du lịch ở huyện. Phn đấu đến năm 2025 doanh thu du lịch tăng gấp 8 ln so với năm 2020.

2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý đô thị:

- Phối hợp với sở ngành thành phố đthực hiện hoàn chnh Điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/5000 trên địa bàn huyện và điều chỉnh các quy hoạch chi tiết 1/2000 cho phù hợp với điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/5000, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, qun lý quy hoạch. Tổ chc tuyên truyền và cung cấp các thông tin và công khai bng nhiu hình thức về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cho người dân để tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch và tăng cường quản lý quy hoạch.

- Phối hợp, cung cấp thông tin và hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư và triển khai các dự án xây dựng Khu đô thị du lịch biển Cần Gi, Cu Cần Giờ, Nâng cấp cải tạo tuyến đường Rừng Sác, đầu tư bến phà biển nối liền Cần Giờ - Vũng Tàu, kết nối giao thông gia huyện với Trung tâm thành phố và với các tnh... để thúc đẩy giao thương hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoàn thành cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu dân cư thuộc Đề án di dời 1.280 hộ dân sống ven sông, ven bin và vùng trũng thấp, Dự án phát triển kinh tế - xã hội xã Thạnh An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; kêu gọi đầu tư phát triển nhà ở, phấn đấu tỷ lệ kiên cố hóa nhà ở đến năm 2030 đạt trên 90%.

- Phối hợp với Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn triển khai hoàn thành các dự án đầu tư hệ thống phân phi nước trên địa bàn huyện và Phương án cấp nước cho các hộ dân xa khu dân cư tập trung 05 xã, tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ ng truyền tải Nhà Bè - Cần Giờ, đảm bảo duy trì tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 100%, bảo đảm lượng nước và nguồn nước cung cấp cho nhân dân đy đủ liên tục, đạt chất lượng, hợp vệ sinh.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý trật tự xây dựng, đô thị, tuyên truyền sâu rộng phần mềm “Cn Giờ trực tuyến” cho nhân dân để ứng dụng, phát huy nguồn thông tin của người dân vtình hình trật tự xây dựng trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo xử lý.

3. Tăng cường quản lý nguồn thu ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư công:

- Hỗ trợ tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ sthuế phải nộp; chỉ đạo quyết liệt chống tht thu, thu thuế nợ đọng... Phn đu tăng thu ngân sách hàng năm 11%/năm.

- Kiểm soát chặt ch và minh bạch thu, chi ngân sách nhà nưc, thực hiện chi ngân sách đảm bảo yêu cầu hoạt động của hệ thng chính trị và thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm, chng lãng phí.

- Chđộng đề xuất chủ trương đầu tư dự án và kiến nghị Thành phố b trí, điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư cho các công trình thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đu tư, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn hàng năm trên 95% kế hoạch vốn thành phố giao.

- Tăng cường chỉ đạo quản lý đầu tư, theo dõi, đánh giá, kim tra việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước và tăng cường giám sát đầu tư nhà nước, giám sát đầu tư của cộng đồng nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí và hiệu quả đầu tư.

- Tổ chức kêu gọi đu tư, cung cp thông tin danh mục dự án đầu tư trên địa bàn cho các Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiu, nghiên cứu đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Củng cvà nâng cao chất lượng quy trình “Một cửa” trong xúc tiến kêu gọi đầu tư, mạnh dạn đề xuất thành phố có chính sách ưu đãi vmiễn (giảm) tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân, về hỗ trợ tín dụng đầu tư... cho các nhà đầu tư để thu hút nhà đầu tư đầu tư các dự án trên địa bàn huyện.

- Nâng cao chất lượng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

4. Kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ động ứng phó biến đổi khí hậu:

- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường công cộng. Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường, ngăn chặn ô nhiễm môi trường ở các khu vực dân cư và khu vực sản xuất kinh doanh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện phân loại rác tại nguồn ở các xã, thị trấn. Phấn đấu tỷ lệ hộ dân thực hiện phân loại rác tại nguồn đạt 80%. Hàng năm tổ chức nạo vét kênh, rạch bị ô nhiễm, vận động nhân dân cùng Nhà nước san lấp các ao tù, nạo vét các đoạn rạch cùng bị bồi lấp đảm bảo tiêu thoát nước. Duy trì tỷ lệ chất thải sinh hoạt được thu gom xử lý đạt 95% trở lên và giải quyết tất cả các điểm ngập và điểm ô nhiễm môi trường phát sinh mới. Giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư.

- Hỗ trợ triển khai đầu tư dự án Xây dựng lò đt rác sinh hoạt ở xã An Thới Đông và Khu xử lý rác cục bộ tại xã Thạnh An. Kiến nghị Thành phcho phép thực hiện quy hoạch phân khu 1/2000 khu vực Nghĩa trang Bình Khánh đkêu gọi đầu tư thực hiện dự án.

- Nâng cp, chnh trang các khu dân cư đô thị và điểm dân cư nông thôn, không để phát sinh tình trạng ngập úng, ô nhiễm ở các khu vực dân cư và khu vực sản xuất kinh doanh. Kiên quyết xử lý tình trạng ln chiếm rạch trái phép.

- Tăng cường phối hợp kiểm tra xử lý việc khai thác cát trái phép ở các tuyến sông, ven bin theo Đề án phòng, chống khai thác cát trái pp vùng giáp ranh giữa các tnh và thành phHồ Chí Minh.

- Triển khai điều chnh Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020), Kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Giải quyết những bất cập, thiếu đồng nhất giữa quy hoạch sdụng đất và quy hoạch xây dựng.

- Tập trung giải quyết, khắc phục dứt điểm nhng hạn chế, tồn tại liên quan đến công tác quản lý đất đai ở các khu di dời 1.280 hộ dân sống ven sông, ven biển và vùng trũng thấp. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất và thực hiện tốt công tác thu hồi đất theo kỳ quy hoạch, theo dự án và các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Hoàn chnh và triển khai quy chế quản lý, khai thác và sử dụng có hiu quả quđất bãi bồi, đất mặt nước, ven sông, ven bin, đất sông, ngòi, kênh, rạch trên địa bàn huyện. Hàng năm, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đã giao đất, cho thuê đất và đề xuất thu hồi đất của các đơn vị được giao, cho thuê đất nhưng không hoặc chậm triển khai dự án.

- Đôn đốc sở Tài nguyên môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện quản lý, phấn đấu đến năm 2025 có 100% các tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

- Xây dựng và triển khai Đề án phát triển rừng phòng hộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Quyết định số 3525/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố. Hoàn thành các công trình lâm sinh thuộc dự án chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 5431/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức din tập phòng chng thiên tai. Kịp thời tổ chức di dời các hộ dân sống ven sông có nguy cơ sạt lở phòng tránh thiên tai.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao và đảm bảo an sinh xã hội:

5.1. Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo:

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thn Kết luận 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng trường học an toàn, đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống bạo lực học đường.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển ngành giáo dục và đào tạo, bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Phn đấu đến cui năm 2025, có 100% cán bộ quản lý, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo huyện đạt chuẩn, trong đó ít nhất 20% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ trên chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019; có ít nhất 40% đội ngũ nhà giáo và 100% cán bộ quản lý các trường diện đương nhiệm, diện quy hoạch có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

- Đầu tư, sửa cha, nâng cp, xây dựng mới trường lớp trên địa bàn huyện theo quy hoạch phát triển trường lớp đến năm 2025, đảm bảo đchỗ học an toàn cho học sinh các cấp học. Xây dựng và phát triển mô hình “Trường tiên tiến, hiện đại theo xu thế hội nhập”. Đảm bảo duy trì 100% các trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và nâng cao các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia, có trường tiếp cận với các tiêu chí trường tiên tiến hội nhập vào năm 2025; phn đấu xây dựng mô hình trường học thông minh; đạt diện tích đt bình quân ít nht 15m2/học sinh; đảm bảo ít nhất 315 phòng học/10.000 người dân trong độ tui từ 3 tuổi đến 18 tui; duy trì 100% trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

- Tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đy mạnh công tác giáo dục nghệ thuật và giáo dục thchất, chăm sóc sức khỏe của học sinh, chú trọng các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực tế của hội; hướng dẫn, bi dưng năng lực tư duy độc lập, khả năng chủ động, sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học; thực hiện công tác hướng nghiệp phân luồng cho học sinh. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đ án phcập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông huyện theo định hướng chuẩn Quốc tế giai đoạn 2021 - 2025.

- Quan tâm thực hiện công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, tạo điều kiện phát triển các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xóa mù, phcập giáo dục các cấp học, đảm bảo đạt chun; có 100% xã, thị trấn có Trung tâm Học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả; có 85% người trong độ tuổi được học hết lớp 12 và các bằng cấp tương đương; tỷ lệ người biết ch trong độ tuổi từ 15 đến 60 là trên 99%.

- Quan tâm thực hiện đầy đ, kịp thời các chế độ chính sách chung và đặc thù cho cán bộ quản lý, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh huyện Cần Giờ; đảm bảo 100% học sinh thuộc diện gia đình nghèo, cận nghèo, diện chính sách có điều kiện đến trường. Quan tâm, đu tư Trường Chuyên biệt Cần Thạnh, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật thụ hưng thành quả giáo dục; tăng cường giáo dục kỹ năng hòa nhập của trẻ khuyết tật. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện.

- Hàng năm, tổ chức điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu tuyn dng lao động của các cơ ssản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp để có cơ sở liên kết với các cơ sở đào tạo nghề mở lớp đào tạo nghề.

- Xây dựng danh mục nghề đđăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dạy các ngành nghề theo đặc thù và định hướng phát triển của huyện. Phấn đấu đến cuối năm 2025 có trên 87% lao động qua đào tạo nghề.

- Tiếp tục thực hiện chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề trên cơ sở kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp; chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo. Thực hiện công tác hướng nghiệp, xây dựng kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho học sinh đlựa chọn ngành nghề phù hợp vi năng lực và sở trường.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kiến nghị Thành phố nâng mức hỗ trợ học nghề cho lao động. Triển khai các chính sách hỗ trợ, hưng dẫn giúp người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

5.2. Phát triển sự nghiệp y tế:

- Phát triển ngành y tế của huyện từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Trạm y tế xã, thị trấn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế cộng đồng, phòng ngừa dịch bệnh.

- Xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động chăm sóc sức khỏe, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển y tế. Khuyến khích phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập để chăm sóc sức khỏe nhân dân trên cơ sở tuân thủ quy định chuyên môn, quy định bảo vệ môi trường.

- Thực hiện đạt hiệu quả công tác quân dân y kết hợp, công tác an toàn thực phẩm, Đề án 52 và các chương trình tm soát trước sinh, sơ sinh và kiểm soát mất cân bng giới tính khi sinh. Nâng cao chất lượng dân svề thể chất; khống chế tc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; cải thin tình trạng sức khỏe sinh sản; Tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, phấn đấu thực hiện đạt tỷ lệ tiêm chng trẻ em hàng năm đạt 97%, kéo giảm tỷ lệ suy dinh dưng trẻ em dưi 4% và huy động trên 95% người dân tham gia bo him y tế vào năm 2025.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống các bnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh mới phát sinh, trang bđầy đtrang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực tương ứng với quy mô và chức năng hoạt động cho hệ thống dự phòng. Tiếp tục thực hiện Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm y tế huyện.

- Tăng cường công tác quản lý và hoạt động y học ctruyền, công tác quản lý hệ thống bán lẻ, bán buôn dược phẩm, trong đó các cơ sở hành nghề dược tư nhân phi đảm bảo đạt tiêu chuẩn GPP đối với cơ sở bán lẻ thuốc theo đúng lộ trình đã được Bộ Y tế quy định.

- Tổ chức hoạt động đào tạo nâng cao đối với đội ngũ cán bộ y tế trong các lĩnh vực: khám chữa bệnh, Dự phòng, Dược, Y học cổ truyền....; nâng cao tinh thần phục vụ của cán bộ y tế. Giáo dục, tuyên truyền về y đức trong đội ngũ cán bộ nhân viên y tế.

- Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, tập huấn bồi dưng kiến thức an toàn thực phm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Xây dựng tuyến đường Rừng Sác đảm bảo an toàn thực phẩm, khu chợ hàng dương xã Long Hòa là khu thức ăn đường phố điểm và triển khai mô hình chợ Cần Thạnh đảm bảo an toàn thực phm.

5.3. Phát triển sự nghiệp văn hóa th thao:

- Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động mừng văn hóa, thể dục thể thao. Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa với các quận, huyện, tnh. Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” kết hợp với tổ chức thực hiện “Nếp sng văn minh, m quan đô thị, nâng cao hiệu quhoạt động và sử dụng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa ở các xã, thị trấn. Đến năm 2025, phn đu có 96% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 100% khu phvăn hóa, ấp đạt chuẩn khu phố, ấp văn hóa và gi vng 100% xã văn hóa, thị trấn văn minh đô thị.

- Tiếp tục nâng cấp, bảo tồn và phát huy các di sn văn hóa; tôn tạo khu di tích Giồng Cá Vồ, khu di tích quốc gia Căn cứ kháng chiến Rừng Sác, giới thiệu rộng rãi các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, gn kết với hoạt động du lịch. Phối hợp, tạo điều kiện cho Ban Quản lý Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi thực hiện dự án tái hiện, tôn tạo di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác đảm bảo không xâm phạm đến đất rừng và cây rừng.

- Tập trung phát triển thể dục thể thao, nâng cao trình độ tổ chức, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao, mrộng và nâng cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng; Chỉ đạo với các ban, ngành, đoàn thxây dựng h thng thi đấu phù hợp cho các đối tượng và môi trường hoạt động. Đến năm 2025, phấn đấu tỷ lệ hộ gia đình th thao/tng shộ gia đình 27,86%; strường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể cht nội khóa đạt 100%; số học sinh được đánh giá và phân loại th lc theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt 98,5% tổng số học sinh phổ thông các cấp.

5.4. Đảm bo an sinh xã hội:

- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách về giải quyết việc làm cho người lao động, các đoàn thể, các xã để hỗ trợ người lao động khi có nhu cầu tìm việc làm, đặc biệt lao động thanh niên, lao động nữ ưu tiên hỗ trợ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đy phát trin sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch và các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế gia đình phù hợp với ngành nghề và hướng phát triển của huyện để giải quyết việc làm cho lao động. Phn đấu tạo việc làm tăng thêm trong 5 năm 5.000 lao động.

- Nâng cao chất lượng dự báo, thông tin thị trường lao động ngn hạn và dài hạn, phục vụ cho công tác hướng nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và đề xuất chính sách về lao động - việc làm.

- Có cơ chế phối hợp và phân bổ hợp lý nguồn vốn cho vay giảm nghèo để vừa huy động tối đa các nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vừa đảm bảo cho vay đúng đối tượng, phát huy hiệu qu đng vốn, hạn chế trùng lp, bỏ sót đối tượng có nhu cầu vay vốn.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm Qutín dụng cho hộ nghèo vay, Quỹ tín dụng của các đoàn th, nguồn quhỗ trợ giảm nghèo... nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi đphát triển sản xuất kinh doanh và tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở...) bng cách đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình gim nghèo. Hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp hộ nghèo, cn nghèo tham gia làm kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập th. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về bảo hiểm y tế, đảm bảo hỗ trợ 100% kinh phí cho hộ nghèo và 70% kinh phí cho hộ cận nghèo mua bảo him y tế. Phấn đấu đến năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn thu nhập 28 triệu đồng/ngưi/năm trxuống (mức giảm bình quân 7%/năm) và thu nhập bình quân hộ nghèo tăng 1,3 lần so với năm 2020.

- Tăng cường các giải pháp hỗ trợ người có công phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tiếp tục phát động phong trào Đn ơn đáp nghĩa, phát triển Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đchăm lo tốt hơn về đời sống cho các đối tượng chính sách. Vận động các cơ quan, đơn vị, các chi đảng bộ hỗ trợ chăm lo cho hộ gia đình chính sách không có khả năng tạo thu nhập đổn định đi sống, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo.

- Triển khai thực hiện chính sách về nhà ở cho người có công, cách mạng theo Đ án 2788/ĐA-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố.

6. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước:

- Rà soát và ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các đơn vị, hoàn thiện quy chế làm việc, kiện toàn và sp xếp bộ máy. Triển khai thực hiện đạt hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù phát trin thành phố theo Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Ban Thường vụ Thành ủy và các nội dung Đề án theo Kế hoạch số 917/KH-UBND ngày 29 tháng 102 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phvề thực hiện Nghị quyết số 54/2017/NQ-QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội.

- Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Tổ chức bầu cử đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Btrí, sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn, tổ chức lại khu phố, ấp, tổ dân phố, tnhân dân theo quy chế của Trung ương và thành phố.

- Tăng cưng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ để đạt chuẩn theo quy định và nâng cao trình độ đáp ứng yêu cu công việc. Đào tạo tuyển dụng xây dựng ngun nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cu phát triển bền vững, xây dựng đô thị thông minh gắn với tinh giản biên chế và đi mới, sp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Phát triển nguồn lực đđổi mới sáng tạo, xây dựng đội ngũ về khoa học công nghệ.

- Tăng cưng công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, bãi b, đề xuất bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, theo dõi thi hành pháp luật.

- Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính gn với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện; nhất là tập trung cải cách thủ tục hành chính. Kéo giảm thời gian giải quyết hồ sơ hành chính so với quy định, tăng cưng thanh tra công vụ, nhất là kiểm tra cán bộ, công chức trực tiếp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính của người dân, kịp thời chn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, đùn đẩy trách nhiệm, chậm giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức nâng cao cht lượng cung ứng dịch vụ hành chính công đảm bảo hài lòng của người dân. Phấn đấu hàng năm đạt tỷ lệ người dân hài lòng về cung ứng dịch vụ hành chính công trên 95% và chỉ scải cách hành chính khá trở lên. Thực hiện nghiêm túc quy định về xin lỗi khi giải quyết hồ sơ trễ hạn theo Quyết định số 5157/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân, đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng đơn giải quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn.

7. Bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự xã hội:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quốc phòng - an ninh. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, nâng cao chất lượng huấn luyện dự bđộng viên, dân quân tự vệ, lực lượng tự vệ cơ quan, tự vệ trên biển, sn sàng chiến đu. Triển khai Kế hoạch chủ động phối hợp, hợp đồng chiến đấu với lc lượng vũ trang huyện và các huyện giáp ranh, tăng cường bảo vệ vng chc địa bàn.

- Xây dựng thế trận quân strong khu vực phòng thủ để góp phần tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vng chc. Ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đẩy mạnh công tác bảo vệ an ninh nội bộ, đấu tranh vi các biu hiện “tự diễn biến”, “tchuyển hóa”.

- Đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt lực lượng vũ trang để bảo vệ chủ quyền bin, đảo trong bi hiện hội nhập quốc tế; tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác trong nhân dân về phòng chng, tố giác tội phạm.

- Tập trung phát động sâu rộng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, xây dựng lực lượng nòng cốt vng mạnh để quản lý tt địa bàn, phòng chống và đu tranh có hiệu quả tệ nạn xã hội, ma túy, phạm pháp hình sự. Tăng cường nm tình hình địa bàn, đối tượng. Xây dựng và trin khai kế hoạch chuyển hóa địa bàn, chuyển hóa các điểm, tụ đim phức tạp về trật tự xã hội. Tổ chức các đợt cao đim tấn công trấn áp tội phạm. Tập trung các giải pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm và tnạn xã hội, kéo giảm svụ phạm pháp hình sự đặc biệt trộm cp tài sản và tội phạm ma túy.

- Nâng cao chất lượng xử lý tin báo, tgiác tội phạm và kiến nghị khi tố điều tra, khám phá án. Kết hợp giữa công tác điều tra theo tố tụng và công tác trinh sát, công tác nghiệp vụ cơ bn trong nm tình hình các loại tội phạm đcó giải pháp phòng ngừa và nâng tỷ lệ điều tra khám phá án.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, học sinh đề cao trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và tổ chức trong việc nâng cao ý thức pháp luật trên các lĩnh vực trật tự đô thị, an toàn giao thông, bo vệ nguồn lợi thủy sản và phòng chống tnạn xã hội. Hàng năm, kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí. Thực hiện quy chế phối hợp gia các cơ quan, đơn vị trong kiểm tra xử lý vi phạm trên các lĩnh vực.

- Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy, cha cháy; tăng cưng công tác kiểm tra, hưng dn, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, cha cháy. Xây dựng phương án tại ch đkịp thời huy động cha cháy và cứu nạn cu hộ.

V. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025:

(1) Chương trình phát triển du lịch.

(2) Chương trình thu hút đầu tư.

(3) Chương trình nâng cao chất lượng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

(4) Chương trình giảm hộ nghèo bn vng.

(5) Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

(6) Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến thực phẩm.

(7) Chương trình nâng cao chsố cải cách hành chính, ch smôi trường kinh doanh.

(8) Chương trình nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy và tội phạm trên địa bàn huyện.

(9) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội xã Thạnh An đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.

(10) Đề án xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025.

Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 của Ủy ban nhân dân huyện.

 


Nơi nhận:
- Hội đng nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Ban Kinh tế - X
ã hội Hội đng nhân dân huyện;
- Phòng Tài chính - K
ế hoch;
- VP: CVP, PVP/TH;
- Lưu: VT, TC-Minh, Th.

CHỦ TỊCH




Nguyn Văn Hồng

 

BẢNG TỔNG HỢP DỰ KIẾN CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

STT

Ch tiêu

Đơn vị tính

Kết quthực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch 5 m 2021-2025

Ghi chú

Bình quân giai đoạn 2021-2025

Đến năm 2025

1

Tc độ tăng trưởng giá trị sản xut (GSS 2010):

%/năm

13,0

14,0

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản

%

4,5

5,3

 

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

16,7

9,8

 

 

 

- Dịch vụ

%

19,6

19,5

 

 

2

Cơ cấu giá trị sản xuất (GHH) đến năm 2020:

 

 

 

 

 

 

+ Nông - lâm nghiệp - thủy sn

%

38,1

 

 

 

 

+ Công nghiệp - xây dựng

%

14,5

 

 

 

 

+ Dịch vụ

%

47,4

 

60 - 64,3

 

3

Tổng vn đầu tư toàn xã hội trên tng giá trsản xuất

%

 

 

35 - 40

 

4

Thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân

%/năm

31

11

 

 

5

Thu nhập bình quân đầu người

triệu đồng/người/năm

58,52

 

95

 

6

Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch

%

100

 

Duy trì 100% hộ dân sử dụng nước sạch, lượng nước và nguồn nước cung cấp bo đảm đầy đủ liên tục, đạt chất lượng hợp v sinh

 

7

Tỷ lệ cht thải sinh hoạt được thu gom xử lý

%

93

 

≥ 95

 

8

Xóa tt cả các đim ô nhiễm môi trưng và điểm ngập nước phát sinh trong giai đoạn 2020 - 2025

đim

38 điểm ô nhiễm và 60 điểm ngp

 

Tất ccác điểm ô nhiễm môi trường và đim ngập nước phát sinh trong giai đoạn 2021-2025

 

9

Hoàn thành các ch tiêu về giáo dục theo các chương trình, kế hoạch, đán của huyện đ ra

%

 

 

Hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục theo các chương trình, kế hoạch, đán của huyện đ ra

 

10

Tỷ lệ gia đình đạt chun gia đình văn hóa

%

95,12

 

≥ 96

 

Tỷ lệ khu ph văn hóa, p văn hóa.

%

100

 

100

 

Tỷ lệ xã văn hóa, thị trấn văn minh đô th

%

100

 

100

 

11

Tạo việc m mới

Người/năm

1.278

1.000

 

 

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động làm việc

%

86

 

> 87

 

13

Tỷ lệ hộ n tham gia bảo hiểm y tế

%

95

 

> 95

 

S xã, thị trấn duy trì đạt chun quốc gia vy tế

xã, thị trấn

7/7

 

7/7

 

14

Giảm hộ nghèo theo chuẩn 28 triu đồng/ngưi/năm

%/năm

9,43

7

Không còn hộ nghèo theo chuẩn 28 triệu đồng/người/năm trxuống

 

Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo so với đầu năm 2020

lần

 

 

1,3

 

15

Ch scải cách hành chính và xếp hạng

 

69,8

Hàng năm đạt loại khá trở lên

 

 

16

Tỷ lệ người dân hài lòng về cung ứng dịch vụ hành chính công

%

 

> 95

 

 

17

Tỷ lệ che phủ rừng

%

48,3

 

48,83% (có cdiện tích rừng ngoài 03 loại rừng)

 

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

STT

Ch tiêu

Đơn vị tính

Kết quthực hiện giai đon 2011-2015

Kế hoch 5 năm 2016-2020 (đã điu chnh)

Kết quthực hiện

So vi Kế hoạch

Bình quân giai đoạn 2016-2020

Đến năm 2020

1

Tốc đng trưởng giá trị sản xuất (GSS 2010):

%/năm

12,9

13,0

13,0

 

Đạt KH

 

- Nông, m nghip, thủy sản

%

6,4

6,0

4,5

 

 

 

- Công nghiệp, xây dựng

%

21,7

15,0

16,7

 

 

 

- Dịch vụ

%

21,2

20,0

19,6

 

 

2

Cơ cu giá trị sn xut (GHH) đến năm 2020:

 

 

 

 

 

Đạt KH

 

+ Nông - m nghip - thy sản

%

56,2

36

 

38,1

 

 

+ Công nghiệp - xây dựng

%

11,3

20

 

14,5

 

 

+ Dịch vụ

%

32,6

44

 

47,4

 

3

Tạo việc làm tăng thêm

Người/năm

 

1.200

1.285

 

Vượt đạt KH

4

Tỷ lệ lao động qua đào to nghtrong tổng số lao động làm việc

%

72

Đến cui năm 2020, đạt 85%

 

86,1

Vượt đt KH

5

Hộ nghèo

%

Không còn hộ nghèo chuẩn 12 triệu/người/năm và hộ nghèo theo chuẩn 16 triệu đồng/người/năm chiếm 16,8% số hộ dân

Đến cuối năm 2020, cơ bản không còn hộ nghèo chuẩn 16 triệu đồng/người/năm

 

Không còn hộ nghèo chuẩn 16 triệu/người/năm và hộ nghèo theo chuẩn 21 triu đồng/ngưi/năm

Đạt KH

6

Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo

ln

 

Đến cuối m 2020, thu nhp bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 3,5 lần so với đầu năm 2011

 

Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đạt 25,31 triệu đng/người/m, tăng gp 3,54 ln so với đu năm 2011

Đạt KH

7

Xây dựng nông thôn mới:

(tiêu chí)

 

 

 

 

Đạt KH

- 6

Cả 05/06 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới của các xã

 

Cả 06/06 xã đạt chuẩn nông thôn mới

- Thị trn Cần Thạnh

 

Phát trin toàn diện thị trn Cần Thạnh

 

Hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng phát triển toàn diện thị trn Cần Thạnh.

8

Tỷ lệ hộ dân được cung cp nước sạch

%

100

Nâng cao chất lượng và duy trì t l h dân cung cp nước sạch vào cuối năm 2020 đạt 100%

 

Nâng cao cht lượng và duy trì tlệ hộ dân cung cp nước sạch đạt 100%

Đạt KH

 



(1) Quy hoạch phát trin thủy sản trên địa bàn thành ph đến năm 2025, tm nhìn 2030, Quy hoạch b trí cây trng, vật nuôi chlc, Quy hoch vùng nông nghip ng dụng công nghệ cao và quy hoạch sản xuất và dịch vụ nông nghiệp phát trin nông thôn thành phđến năm 2030.

(2), nuôi tôm thẻ chân trng 2, 3 giai đoạn, nuôi tôm th theo tiêu chuẩn GAP, nuôi ốc hương, nuôi cua, nuôi cá chm, tôm sú xen cua .....

(3) Giai đoạn 2016 - 2020 đã phi hp kiểm soát 3.693 triệu con giống th nuôi ca 5.887 lượt trường hợp nhập giống ngoài địa bàn; tổ chức ly mu xét nghiệm, thông tin kp thời cho người dân v các ch tiêu môi trường (pH, độ kim, độ mn...) với tn sut 02 lần/tháng, tổ chức 17 lớp tp huấn quy định v hot động khai thác thủy sản trên biển cho 1.400 lượt ngư dân, 126 lớp tập hun kỹ thut nuôi thủy sản và phòng chống bnh tôm cho 4.488 lượt nông dân (có 3.256 người được cp chứng chỉ đào tạo nghề). Triển khai cho 2.838/2.838 hộ sản xuất, nuôi thủy sản cam kết không xnước ao khi tôm bệnh, bơm bùn ra ngoài làm ảnh hưng trong khu vực nuôi.

(4) Năm 2016: 41 vụ, năm 2017: 24 vụ, năm 2018: 68 vụ và năm 2019: 65 vụ.

(5) Nuôi tôm 02-03 giai đoạn nuôi mt độ cao, nuôi lót bạt đáy mật độ cao.

(6) Năm 2015: th nuôi 5.290 ha (nuôi thâm canh 2.118,2 ha). Năm 2016: 6.080 ha (nuôi thâm canh 2.973,7 ha). Năm 2017: 5.345 ha (nuôi thâm canh: 2.192 ha) và năm 2018: thả nuôi 5.576 ha (nuôi thâm canh 2.193 ha). Năm 2019: 5252,7 ha (nuôi thâm canh 1.689 ha) d kiến m 2020: 5.623 ha (nuôi thâm canh 2.049 ha)

(7) Hàng năm có 880 hộ nuôi tôm (chiếm 66,16% tổng shộ nuôi thủy sản) và phn lớn đu tư bằng nguồn vn vay vn tín dụng, trong đó có 95% số hộ vay đáo hạn từ những năm trước.

(8) Ước tính khoảng 20% diện tích đt nông nghiệp chuyn nhượng cho người ngoài địa phương không đưa vào sn xut.

(9) Năm 2015: thu hoạch 12.274 tấn/5.671 ha, có 68,5% diện tích thu hoạch có lãi và mc lãi bình quân 103,4 triệu đồng/ha. Năm 2016, thu hoạch 13.799 tấn/5.879 ha, có 80,6% diện tích thu hoạch nuôi có lãi và mức lãi bình quân 141 triệu đng/ha. Năm 2017, thu hoạch 9.680 tn/5.026ha, có 78,2% diện tích thu hoch nuôi có lãi và mức lãi bình quân 119,3 triu đng/ha.

(10) 935 phương tiện đánh bắt ven bờ, giảm 74 phương tin và 54 phương tin đánh bt xa bờ, tăng 13 phương tiện, chủ yếu ghe lưới được nâng cp tghe lưới đánh bắt ven bờ.

(11) Có 21,69 ha được cp giấy chng nhn sản phẩm an toàn theo tiêu chun VietGAP.

(12) Kế hoạch đến năm 2020 chuyển toàn bdiện tích trồng lúa sang các mô hình sản xuất hiệu qu nuôi thy sn, nông nghip kết hp du lịch sinh thái.

(13) Thông qua Câu lạc bộ "Em yêu thiên nhiên", "Phụ nữ với biến đổi khí hậu", tham quan tìm hiu rừng ngập mn, tổ chức chương trình học tập ngoại khóa ở các trường học trên địa bàn có 121.023 lượt người tham dự.

(14) Có 677,76 ha diện tích rng tự nhiên trong quy hoạch đt rừng được thành phcông nhận theo Quyết định số 3901/QĐ-UBND ngày 20 tng 7 năm 2017 về phê duyệt kết qu theo dõi din biến rừng và đất quy hoch phát triển rng thành ph năm 2017.

(15) Năm 2016: 14 vụ vi phạm Luật Lâm nghip, năm 2017: 17 vụ, năm 2018: 15 vụ năm 2019: 05 v và 6 tháng năm 2020 6 vụ/30 triệu đồng.

(16) Tính đến nay, trên địa bàn huyn có 16 hợp tác xã hoạt động sản xuất nông nghiệp - dịch vụ, vn tải với 249 thành viên và 78 Tổ hợp vi 736 t viên, Gm: 13 hợp tác xã nông nghiệp-dịch vụ 03 hp tác xã dịch vụ vận tải 68 tổ hp c sản xut nông nghip, 09 tổ đánh bt thủy sản và dịch vụ hu cn, 01 tổ du lịch cộng đng.

(17) Năm 2015 doanh thu đt 8.118 tđồng, năm 2016 đạt 9.600 tđồng và năm 2017 đạt 11.325 tỷ đồng, năm 2018 đạt 13.667 tỷ đồng, năm 2019 đạt 16.744 tỷ đồng và ước năm 2020 đạt 21.755 tỷ đồng.

(18) Trong đó, 04 điểm bán hàng lương thực, trng; 02 điểm bán mặt hàng sữa và 08 điểm bán thuc tây.

(19) Gồm: 03 đim giảm do doanh nghip cơ cu lại hoạt động kinh doanh (02 điểm thuộc Công ty Cổ phần Thương mi dịch vụ Cần Giờ, 01 đim của Co.op Mart) và 03 đim đóng ca do nợ tiền hàng không được doanh nghip cung cấp ngun hàng đ bán.

(20) 02 nhà hàng đt chun du lịch và 15 cơ sở lưu trú gồm: 02 cơ sở đạt chuẩn 03 sao, 01 cơ sđạt chuẩn 01 sao và 12 cơ sở đạt chuẩn nhà nghdu lịch.

(21) Năm 2015: đt 239,3 tđồng, năm 2016: 402,6 t đng, năm 2017: 620,8 tỷ đồng, năm 2018: 990,5 tđồng, năm 2019: 1,414 t đng và năm 2020: 1,542 tđng.

(22) 05 cu tàu từ ngun ngân sách thành ph (bến tàu Tc Xuất, bến Trm văn phòng Phân khu 1, 2, bến khu di tích Ging Chùa, bến rừng phòng hộ).

(23) 14 bến vn chuyn nh khách, 05 bến ngang sông, 02 bến hàng hóa và 17 bến bốc dvật liệu xây dựng.

(24) Năng suất thu hoch năm 2016 đạt 84,07 tn/ha (muối tri bạt đạt 42,65 tấn/ha), năm 2017 đt 41,47 tấn ha (mui trải bạt đạt 89,04 tn ha) và năm 2018 đt 50,85 tấn ha (muối trải bạt đạt 53,54 tn/ha), năm 2019 đạt 65,5 tn/ha (muối trải bt 69 tấn/ha) và năm 2020 đt 87,7 tn/ha (muối trải bạt đạt 90 tn/ha).

(25) Thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 66,3 tđồng, năm 2016 đạt 100,06 tỷ đồng năm 2017 đạt 182,93 tđồng, năm 2018 đt 224,08 tỷ đồng, năm 2019 đt 272,45 t đng và m 2020 đạt 256,3 tỷ đồng.

(26) Trong đó giải ngân thanh toán vốn t nguồn vốn ngân sách tập trung 6.685 tđồng, đạt 98,01% và vốn ngân sách thành phố phân cp 2.977 tỷ đồng, đạt 79,9% kế hoạch vn giao.

(27) Dự án đầu tư xây dựng kè kiên cbảo v khu dân cư Bình Trường đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt tại Quyết định s 1094/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2016 và Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 v phê duyt bản vẽ thi công - tổng dự toán, khởi công trong tháng 10/2018, nhưng do còn vướng mt bng (13/15 hộ chưa bàn giao mặt bằng). Ci tạo công viên khu vực kè Bình Mỹ, Ủy ban nhân n huyn đã có Quyết đnh số 1321/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2018 vduyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình cải to công viên khu vực kè Bình Mỹ, đã khởi công trong tháng 9/2019 và dự kiến hoàn thành trong năm 2019.

(28) Năm 2015: 28 trưng hợp vi phm, trong đó xây dựng không phép 26 trường hợp; năm 2016: 59 vụ trường hợp vi phm, trong đó xây dựng không phép 47 trưng hp; năm 2017: 119 trường hợp vi phạm, trong đó xây dựng không phép 102 trường hợp; m 2018: 17 trường hợp vi phạm trong đó có 16 trường hợp xây dựng không giấy phép, năm 2019: 40 trường hợp, trong đó xây dựng không phép 08 trường hợp và năm 2020: 19 trường hợp xây dựng không phép, sai phép.

(29) Ngân sách huyện 82 tỷ đồng và kinh phí của Khu quản lý giao thông đô thsố 4 duy tu đường Rừng Sác là 137 tđồng.

(30) Năm 2016: 3 dự án - Lp đt tuyến ống cp nước đường Tam Thôn Hiệp và Nguyễn Công Bao, xã Tam Thôn Hip, huyn Cần Giờ; Lắp đt MLCN khu vực T40, 41 ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ; Lp đt mạng lưới cp nước đường Đê Mốc Keo, xã An Thi Đông, huyn Cần Giờ); Năm 2017: (01 dự án - Lp đt mạng lưới cp nước đường An Thi Đông, xã An Thi Đông, huyện Cần Gi). Năm 2018 (02 dự án - Lp đặt mạng lưới cp nước đường Tam Thôn Hip, xã Tam Thôn Hip, huyện Cn Giờ, phát triển 13,54 km mạng lưới đường ống cấp nước cp nước cho 1.000 hộ dân, 1,86 km ống HDPE OD225, 11,68 km ng HDPE OD125; Đu ni lp đt đồng hồ tổng cho 03 vtinh: Đào Thị Bé, Quốc Chánh và 1 phn vệ tinh Huỳnh Văn Lòng). Năm 2020 (02 dự án - Lắp đt tuyến ống cp nguồn cho mạng hin hữu v tinh Phm Văn Quang, p Rạch Lá, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, cp nước 120 hộ dân, 5,08 km ống HDPE OD125; Lắp đặt tuyến ng phân phối thay thế mạng hiện hữu v tinh Phm Văn Quang, ấp Rch Lá, xã An Thi Đông, huyn Cn Giờ, cp nước 120 hộ dân, 4,83 km ống HDPE OD125).

(31) Giai đoạn 2016-2019: năm 2016: 27,5 tỷ đồng, năm 2017: 30,3 t đng, năm 2018: 30,5 tỷ đng, năm 2019: 29,7 tỷ đồng.

(32) “Hãy làm sạch bin, chương trình “Vì huyện biển văn minh - sạch đẹp - an toàn, Ngày chủ nhật xanh, “Ngày môi trường thế giới”.

(33) Tổ chức phát 23.000 tài liệu tuyên truyền bảo v môi trường. Vận động 35.347 người tng vệ sinh tại các khu dân cư, các tuyến đường, thu gom 1.000 tn rác, khai thông cng rãnh không đ ao tù, nước đng ô nhim môi trường; tổ chức ký 15.151 bản cam kết không xả rác cho các h dân trên địa bàn huyn hưởng ứng thực hiện Cuộc vn động “Người dân thành ph H Chí Minh không xả rác ra đường kênh rạch, vì thành phố sạch đẹp và gim ngp nước. Thành lp được 07 Tổ xung kích môi trường tại các xã, thị trấn, 42 tổ tự qun môi trường và 31 câu lạc bộ v bo vệ môi trường; trao tặng 720 thùng rác cho các hộ gia đình, 77 thùng rác cho các chủ phương tiện giao thông công cộng (xe buýt), 2.000 sản phẩm thân thiện môi trường, 350 giỏ xách cho hộ dân, 550 kg túi thân thiện môi trường để phát động phong trào gim rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn huyện.

(34) có 5% hộ dân sống rải rác ở khu vực nội đồng, xa khu dân cư không có phương tiện thu gom rác đến được đthu gom vận chuyn x lý.

(35) Trường Mm non Đồng Tranh, Trường Tiu học Cần Thnh 2.

(36) Năm 2019, tỷ l phổ cập mm non 5 tuổi đt 99,5%, tỷ lhọc sinh tốt nghiệp trung học ph thông đạt 96,8%, hiệu suất đào tạo đạt 82,29%, học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đt 100%, hiệu sut đào tạo đạt 85,51% và học sinh lớp 05 hoàn thành chương trình Tiu học đạt 100%, hiu sut đào tạo đạt 98,980%. Tỷ lệ học sinh thi đậu đại học, cao đng tăng từ 42,98% năm 2015 lên 68 % năm 2019. Năm 2019 có 299 em đạt gii các kỳ thi, hội thi cp thành phố; Năm 2018 có 205 em đạt giải các kthi, hội thi cp thành phố và cp quc gia (đặc bit có 30 giải cp quốc gia); năm 2017 có 166 em đạt giải kthi, hội thi cp thành phố; năm 2016 có 152 giải cp thành ph và cp quc gia (đc bit có 09 gii cp quốc gia); năm 2015 là 114 giải.

(37) Trong đó có 17 cơ sở khám bệnh và 42 cơ sở kinh doanh thuc tân dược.

(38) Năm 2015: 269 trưng hợp bnh (sốt xut huyết: 199 trường hợp, tay chân ming: 67 trường hp, st rét và viêm não nhật bn: 03 trường hp), năm 2016: 438 trường hợp (sốt xut huyết: 136 trường hợp, tay chân ming: 178 trưng hợp, Zika: 02 tờng hp, quai bị: 78 trưng hợp, thủy đậu: 38 trưng hợp và viêm màng não mủ: 06 trường hợp), năm 2017: 272 trường hợp (st xuất huyết: 220 trưng hợp, tay chân miệng: 33 trưng hợp, quai b: 15 trưng hợp, thủy đu và viêm màng não m: 04 trưng hợp), năm 2018: 98 trưng hợp (49 trưng hợp bnh st xut huyết 31 trường hợp bnh tay chân miệng), năm 2019: 618 trưng hợp (416 trưng hợp bnh st xut huyết, 194 trưng hợp bệnh tay chân miệng và 08 trường hợp bnh si).

(39) T llao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc đến năm 2020 đt 90% (theo Nghị quyết Đại hội Đi biểu nhiệm k 2015 - 2020) được điu chnh giảm còn 85% theo Công văn số 431-CV/HU ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Ban Thường vụ Huyn ủy.

(40) Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia v vic làm, Quỹ gii quyết vic làm cho người bị thu hồi đt. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường...

(41) Nguồn ngân sách và vận động đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 474 căn nhà ở của hộ gia đình chính sách, (ngân ch hỗ trợ theo quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ tr 309 căn và ngun vận động hỗ trợ xây dựng, sa chữa 165 căn).

(42) Năm 2015: 10 vụ, năm 2016: 05 vụ, năm 2017: 08 vụ và năm 2018: 12 vụ, năm 2019: 27 vụ.

(43) Năm 2015: 23 vụ, khám phá 20/23 vụ; năm 2016: 18 vụ, khám phá 16/18 vụ. Năm 2017: 32 vụ, khám phá 24/32 vụ năm 2018: 27 vụ, khám phá 23/27 vụ, năm 2019: 25 vụ, khám phá 21 vụ. Trong 104/125 vphát hiện, khám phá, có 69 vtrộm cp tài sản và 30 vụ cố ý gây thương tích.

(44) Năm 2015: 12 vụ, làm chết 11 nời và bị thương 04 người; năm 2016: 11 vụ, làm chết 12 người, bị thương 03 người, năm 2017: 07 vụ, làm chết 05 người, b thương 02 người và năm 2018: 05 vụ, làm chết 01 người và b thương 01 người, năm 2019: 14 vụ, làm chết 14 người.

(45) Trường Mầm non Đồng Tranh, Trường Tiểu học Cần Thạnh 2 và Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Thạnh An.

(46) 17 trường hợp đào to trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, 59 trường hợp đi học, cao đng, trung cp.

(47) Cấp huyện 291 thủ tục thuộc 43 lĩnh vực cp xã, thị trn: 138 thủ tục thuộc 24 lĩnh vực (thủ tục được chuẩn hóa cp huyện: có 157 th tc thuộc 67 lĩnh vựccấp xã: 108 th tục thuộc 18 lĩnh vực).

(48) Tuyến từ phà Bình Khánh-Khu du lịch sinh thái Dn xây - Di tích lịch sử Căn cứ Rng Sác - Khu vực 30/4 - Lăng Ông Thủy Tướng - Chợ Cần Gi;

Tuyến từ phà Bình Khánh - Khu du lịch sinh thái Dần xây-Di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác- Khu du lch Phương nam Cần Giờ - Bến đò Đồng Hòa;

Tuyến từ Trung tâm thành phố - xã Tam Thôn Hiệp - Trạm Văn phòng phân khu 1- Trm Văn phòng phân khu 2 - Đồng Đình - Tắc Xut;

Tuyến t Trung tâm thành phố - Rng phòng hộ - Đm Dơi - Khu Du lịch Vàm Sát (Lý Nhơn);

Tuyến Khu Du lịch sinh thái Dn Xây - Di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác - Bến đò Đng Hòa.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Báo cáo 6794/BC-UBND năm 2020 về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 6794/BC-UBND
Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Huyện Cần Giờ
Người ký: Nguyễn Văn Hồng
Ngày ban hành: 09/12/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [28]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Báo cáo 6794/BC-UBND năm 2020 về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…