Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 246/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NĂM 2020, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2021

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NĂM 2020

I. VỀ KINH TẾ

1. Tổng sản phẩm nội địa GRDP

Trong năm 2020, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và cả nước gặp nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến mới phức tạp, khó lường, tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của Thành phố. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước tăng khoảng 1,39% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,83%), trong đó:

- Khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) tăng 2,06% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 0,62%);

- Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng 0,43% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,47%);

- Khu vực III (dịch vụ) tăng 2,17% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,59%);

- Khu vực IV (Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) giảm 0,51% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,31%).

2. Khu vực dịch vụ tăng 2,17% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,59%),

Trong đó có 7/9 ngành dịch vụ chủ yếu tăng so cùng kỳ bao gồm: Thương nghiệp bán buôn và bán lẻ, Vận tải kho bãi, Thông tin và truyền thông, Tài chính - ngân hàng và bảo hiểm, Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, Giáo dục và đào tạo, Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, Có 2/9 ngành giảm so cùng kỳ: Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Kinh doanh bất động sản.

2.1. Ngành thương nghiệp bán buôn và bán lẻ có giá trị gia tăng cao hơn 6,64% so cùng kỳ.

- Thương mại bán lẻ hàng hóa ước đạt 759.714 tỷ đồng, tăng 11,9% (năm 2019 tăng 13,8%) và chiếm 62% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thói quen người tiêu dùng thay đổi, hình thức mua sắm trực tuyến phổ biến. Ngoài ra, hệ thống các siêu thị cũng là nơi được người dân ưu tiên mua sắm do lượng hàng hóa lớn, cung cấp những dịch vụ tiện ích như vận chuyển tận nhà, giá bình ổn nên càng được người dân lựa chọn[1]. Do tâm lý lo sợ về dịch bệnh, người dân hạn chế trong việc đi lại, vui chơi giải trí, lượng khách đến các nơi công cộng, tình hình mãi lực giảm. Thành phố tập trung triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng nhằm đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại nhịp sống như trước đây như: Chương trình Kích cầu tiêu dùng 2020; phát động “60 ngày vàng khuyến mại trên địa bàn Thành phố”... Nhìn chung, các chương trình đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm, kịp thời giúp Thành phố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước tình hình dịch bệnh; chung tay thực hiện chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo điều kiện cho người tiêu dùng được mua sắm hàng hóa với giá cả phù hợp.

- Kim ngạch xuất - nhập khẩu

+ Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp năm 2020 ước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,7%)[2].

+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước đạt 50,87 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,2%)[3].

2.2. Ngành Vận tải kho bãi có giá trị gia tăng cao hơn 1,01% so cùng kỳ.

- Khối lượng vận tải hành khách công cộng năm 2020 ước đạt 328,677 triệu lượt hành khách, giảm 48,50% so với cùng kỳ (cùng kỳ đạt 633 triệu lượt hành khách), đạt 47,27% so với kế hoạch năm 2020 (kế hoạch là 695,20 triệu lượt hành khách). Sản lượng hành khách bằng đường thủy trong năm 2020 đạt 31,3 triệu lượt hành khách, giảm 14,01% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

- Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2020 ước đạt 161,04 triệu tấn, giảm 4,57% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa được kiểm soát thông qua đường thủy nội địa năm 2020 ước đạt 75,13 triệu tấn, giảm 2,15% so với cùng kỳ.

- Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các ngành dịch vụ chuyển phát hàng hóa tăng trưởng mạnh, tăng 11% so với cùng kỳ.

2.3. Ngành thông tin và truyền thông có giá trị gia tăng cao hơn 7,56% so cùng kỳ.

Thành phố đã ban hành quyết định về cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh[4]; Quyết định về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh[5]. Đã tổ chức Hội nghị công bố Chương trình chuyển đổi số, Hội thảo nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số và hệ thống nền tảng tích hp, chia sẻ dữ liệu của Thành phố; xây dựng dự thảo Đề án phát triển hạ tầng viễn thông và Kế hoạch phát triển hạ tầng số của Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2020 - 2030). Thực hiện rà soát quy hoạch các trạm BTS trên địa bàn Thành phố; giải quyết các nội dung khiếu nại, khiếu kiện của người dân liên quan đến trạm BTS; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông thực hiện công tác ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn Thành phố.

Tổ chức Lễ ra mắt Hội đồng tư vấn Chương trình Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thành phố giai đoạn 2020 - 2030 ” tại Hội nghị Phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển sản phẩm Công nghệ thông tin - Truyền thông giai đoạn 2020 - 2030..

Thành phố đang xây dựng Chương trình triển khai Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025. Thành phố đã hoàn thành và công bố kết quả giai đoạn 1 của 4 trụ cột Đề án, đó là: Kho dữ liệu dùng chung và Hệ sinh thái dữ liệu mở; Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội; Trung tâm an toàn thông tin. Bên cạnh đó, việc triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, chống ngập, môi trường với một số kết quả bước đầu đã cung cấp một số tiện ích cho người dân, doanh nghiệp như tra cứu thông tin giao thông, quy hoạch, ngập nước, giúp người dân có được những trải nghiệm mới khi sử dụng các ứng dụng thông minh. Đã ban hành Quyết định về ban hành quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin trên cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn Thành phố[6] (Cổng thông tin 1022). Tổ chức “Lễ ra mắt hệ thống nâng cấp tổng đài khẩn cấp liên thông 113 - 114 - 115 tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

Trong năm 2020, Thành phố cũng đã triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 theo Quyết định số 1786/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2020 phê duyệt Đ án sp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và Kế hoạch số 2952/KH-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2020 về triển khai thực hiện Đán sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Kết quả, các cơ quan, đơn vị liên quan đã chủ động, tích cực trong công tác triển khai, phối hợp, đảm bảo cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 lộ trình sp xếp theo quy định của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ban hành Kế hoạch về triển khai Đán hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2021[7] và Quyết định về xây dựng Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn Thành phố[8]. Tổng hợp và nắm bắt kịp thời, đầy đủ nội dung thông tin lan truyền trên mạng xã hội quốc tế như: Facebook, Blogspot,... và các trang mạng xã hội trong nước nhằm nắm bắt, tổng hợp và phân tích nội dung thông tin trên mạng Internet để tham mưu định hướng, cung cấp các thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí.

2.4. Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có giá trị gia tăng cao hơn 7,38% so cùng kỳ.

- Thị trường chứng khoán: Đã có 73 công ty chứng khoán là thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn điều lệ hơn 77.400 tỷ đồng; có 389 mã cổ phiếu, 34 mã trái phiếu, 10 chứng chỉ quỹ và 112 chứng quyền được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán[9]. Tổng khối lượng niêm yết đạt hơn 99 tỷ chứng khoán, tăng 2,95% so với tháng trước; tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt hơn 1.009.804 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 3.903.117 tỷ đồng, tăng 18,31% so với đầu năm 2020. Khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 554 triệu chứng khoán/ngày, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 11.555 tỷ đồng/ngày. Chỉ số VN-Index đến ngày 21 tháng 12 năm 2020 đạt 1.081,08 điểm, tăng 114,41 điểm, tương đương tăng 11,8% so với phiên mở cửa ngày 02 tháng 01 năm 2020 (966,67 điểm).

- Hoạt động ngân hàng: Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Thành phố nhìn chung ổn định và tăng trưởng, song tốc độ tăng trưởng chậm và thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước do chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19. Trong đó các hoạt động chính như huy động, cho vay và dịch vụ ngân hàng... đều duy trì hoạt động và tăng trưởng nhẹ so với cuối năm trước, đặc biệt ngành ngân hàng trên địa bàn quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.

- Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2.775.000 tỷ đồng, tăng 9% so cuối năm 2019. Trong đó, tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm 88% tổng nguồn vốn huy động[10].

- Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn ước đạt 2.480.000 tỷ đồng, tăng 8% so cuối năm 2019[11]. Dư nợ tín dụng trung, dài hạn chiếm 52,22% tông dư nợ, tăng 9,1% so cuối năm 2019; dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 47,78%, tăng 6,8% so cuối năm 2019.

- Tình hình dư nợ các chương trình tín dụng[12]:

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên đạt 169.747 tỷ đồng[13]. Trong đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 127.998 tỷ đồng, chiếm 75,4% tổng dư nợ 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.

+ Chương trình cho vay đối với các doanh nghiệp trong Khu chế xuất - Khu công nghiệp: Dư nợ cho vay đạt 174.480 tỷ đồng gồm 3.700 khách hàng vay vốn; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 126.832 tỷ đồng; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 47.648 tỷ đồng.

+ Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Năm 2020, chương trình tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua ba hoạt động chính là tổ chức cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn đăng ký gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020; Kết nối theo chuyên đề và Kết nối do quận, huyện tự tổ chức. Các ngân hàng thương mại đăng ký và tổ chức thực hiện gói tín dụng năm 2020 là 274.450 tỷ đồng; đã giải ngân 334.860 tỷ đồng cho 9.863 khách hàng vay vốn.

+ Chương trình cho vay bình ổn thị trường: Dư nợ cho vay chương trình đạt 1.015,7 tỷ đng cho vay 40 doanh nghiệp.

+ Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở: Dư nợ cho vay chương trình còn khoảng 2.985 tỷ đồng với 8.554 khách hàng còn dư nợ.

+ Cho vay các dự án kích cầu: Dư nợ đạt 2.153,92 tỷ đồng cho 28 dự án.

2.5. Hoạt động chuyên môn Khoa học công nghệ có giá trị gia tăng cao hơn 7,44% so cùng kỳ.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ: Tổ chức xét duyệt 213 nhiệm vụ, trong đó có 119 nhiệm vụ được Hội đồng đánh giá “đạt” để đưa vào kế hoạch thực hiện. Nghiệm thu 51 nhiệm vụ để ứng dụng vào thực tế. Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có 122 doanh nghiệp báo cáo thành lập quỹ với tổng số tiền trích quỹ hơn 4.146 tỷ đồng, số tiền chi sử dụng quỹ hơn 1.123 tỷ đồng. Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ cho 07 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là 95 doanh nghiệp. Cấp mới giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ cho 17 tổ chức khoa học công nghệ và cấp lại 37 tổ chức khoa học công nghệ.

- Hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Sàn giao dịch công nghệ Thành phố tiếp tục tập trung vận hành Cổng thông tin đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ (Techport) để kết nối công nghệ thiết bị, các tổ chức trung gian và chuyên gia tư vấn, tìm kiếm đối tác[14]. Thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ thông qua việc hướng dẫn và hỗ trợ hoàn thiện bản mô tả cho 21 sáng chế, tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ cho 302 nhãn hiệu của 211 tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

2.6. Ngành y tế và hoạt động cứu trợ xã hội có giá trị gia tăng cao hơn 11,3% so cùng kỳ. Thành phố đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ y tế đến các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, trong điều kiện phòng, chng dịch Covid-19, ngành y tế đảm bảo cung ứng tốt các dịch vụ thường xuyên, bên cạnh đó bổ sung thêm các dịch vụ phục vụ công tác phòng, chống dịch có hiệu quả, cùng với các dịch vụ phục vụ tốt các hoạt động cứu trợ xã hội được đẩy mạnh trong năm qua.

2.7. Ngành giáo dục và đào tạo có giá trị gia tăng cao hơn 8,04% so cùng kỳ. Thành phố triển khai kịp thời các dịch vụ ngành giáo dục và đào tạo, nổi bật là cung cấp các loại hình dịch vụ đào tạo trực tuyến thích ứng trong điều kiện dịch bệnh.

2.8. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống có giá trị gia tăng thấp hơn 33,94% so cùng kỳ.

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch Thành phố chịu những tác động nghiêm trọng, trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Để chủ động ứng phó và kịp thời thực hiện các giải pháp phòng, chng dịch bệnh Covid-19, ngành du lịch Thành phố đã xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Kế hoạch giảm tác động đối với ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong và sau dịch bệnh Covid 19. Đồng thời, Thành phố đã chủ động cập nhật thường xuyên các thông tin chỉ đạo của Trung ương và Thành phố để hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố tuân thủ nghiêm các chỉ đạo của các cơ quan chức năng đối với công tác phòng, chống dịch trong ngành du lịch. Hoạt động thông tin, quảng bá du lịch được Thành phố quan tâm, đẩy mạnh và triển khai thực hiện nhằm tạo tính hiệu quả, tính lan tỏa trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến với du khách nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Thành phố cũng tập trung đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các vùng, miền trong cả nước, góp phần kích cầu du lịch nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau ảnh hưởng của dịch bệnh, về công tác kích cầu du lịch, Thành phố cũng đã tổ chức Ngày hội du lịch thu hút 96 doanh nghiệp và 50 tỉnh, thành trong cả nước tham gia. Đồng thời, đã xây dựng website và cẩm nang kích cầu du lịch với hàng trăm sản phẩm du lịch nội địa đảm bảo tiêu chí an toàn, hấp dẫn và cạnh tranh, về xúc tiến du lịch, Thành phố đã thực hiện Chiến dịch truyền thông “Thành phố Hồ Chí Minh - Xin chào” và tổ chức 02 sự kiện trong nước như Lễ hội Áo dài Thành phố HChí Minh và Giải Marathon quốc tế Techcombank; đồng thời, tổ chức xúc tiến nước ngoài theo hình thức trực tuyến như tham gia Hội thảo trực tuyến của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Châu Á- Thái Bình Dương (TPO) về phục hồi du lịch; tham dự một số hoạt động trực tuyến của tập đoàn truyền thông PRNewswire. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 1.303.750 lượt, giảm 84,8% so cùng kỳ năm 2019, đạt 14,49% kế hoạch năm 2020. Lượng khách du lịch nội địa ước đạt 15.000.000 lượt, giảm 54,2% so cùng kỳ năm 2019, đạt 42,9% kế hoạch năm 2020. Doanh thu du lịch ước đạt 84.000 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 57,1% so với kế hoạch năm.

2.9. Ngành kinh doanh bất động sản có giá trị gia tăng thấp hơn 4,37% so cùng kỳ.

Từ đầu năm đến nay, Thành phố đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 28 dự án, với tng s15.135 căn nhà, trong đó, có 5.354 căn phân khúc cao cấp (chiếm tỷ lệ 35,3%); 9.618 căn phân khúc trung cấp (chiếm tỷ lệ 63,5%); 163 căn phân khúc bình dân (chiếm tỷ lệ 1,2%).

3. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,43% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,47%)

3.1. Ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn 0,47% so cùng kỳ.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) (tính theo tốc độ phát triển sản lượng sản phẩm) của Thành phố năm 2020 giảm 3,99% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,58%). Bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 0,5% (cùng kỳ tăng 6,3%); trong đó:

+ Ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống ước giảm 0,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,4%). Dù đối mặt với không ít thách thức, nhưng các doanh nghiệp ngành thực phẩm vẫn thể hiện sự thích ứng với những yêu cầu mới của thị trường thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tỷ trọng và mạng lưới phân phi đthích nghi với khủng hoảng, tạo ra động lực thúc đy công cuộc chuyn đi s, đẩy nhanh đổi mới sáng tạo, cải thiện hiệu quả sản xuất từ việc quản lý chi phí tốt hơn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang thúc đy định hình lại ngành thực phẩm, đồ uống. Qua đó giúp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định từ đầu năm đến nay, trong đó ngành thực phẩm chế biến thức ăn nhanh (đhộp, mì gói, các sản phẩm từ tinh bột...) tăng trưởng tốt.

Riêng ngành đồ uống còn khó khăn do ảnh hưởng của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn tới tâm lý người dân trong việc tiêu thụ bia rượu thời gian qua, khiến thị trường tiêu thụ chưa phục hồi, đặc biệt là các mặt hàng Bia chai, lon. Tỷ lệ doanh nghiệp ngành dịch vụ ăn uống bị thu hẹp thị trường tiêu thụ là 80,54%.

Ngành chế biến lương thực, thực phẩm hiện có 5.515 cơ sở sản xuất, trong đó 2.422 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố. Thực phẩm và đuống đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng với 35% mức chi tiêu. Sản phẩm thực phẩm, đ ung ngày càng phong phú, phương thức kinh doanh đa dạng, trong đó nổi bật là hình thức kinh doanh trực tuyến đang chiếm ưu thế.

+ Ngành hóa chất - cao su - nhựa ước tăng 4,7% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,8%). Doanh nghiệp cao su - nhựa trong nước đã thành công trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ở nhiều lĩnh vực như công nghiệp ô tô - xe máy, cơ khí chế tạo, điện - điện tử,... Các sản phẩm mang giá trị gia tăng cao, đáp ứng tiêu chuẩn của những tập đoàn, công ty đa quốc gia nhờ doanh nghiệp mạnh dạn xây dựng chiến lược đầu tư công nghệ bài bản trong quản lý và sản xuất, hướng đến phát triển trong dài hạn.

Theo Hội cao su - nhựa Thành phố, các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng không đáng kể bởi dịch bệnh Covid-19; trong đó 80% doanh nghiệp cao su giữ được doanh thu ổn định; riêng cao su phục vụ ngành lắp ráp xe, giao thông vận tải và xây dựng giảm 20% do nhu cầu trong ngành xây dựng, cu đường giảm; cao su ngành y tế phát triển tốt theo diễn biến tình hình dịch bệnh. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn ngành nhựa (nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp) vẫn tăng trưởng tốt nhưng ngành nhựa phục vụ ngành lắp ráp xe giảm do nhu cầu giảm.

Hiện nay, ngành hóa chất - cao su - nhựa có 4.945 cơ sở sản xuất, trong đó có khoảng 3.573 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Đây là ngành sản xuất có nhiều biến động và tốc độ tăng trưởng thấp trong 04 ngành công nghiệp trọng yếu (bình quân tăng 2,9%/năm), phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu và có xu hướng di dời về các tỉnh do đây là ngành sản xuất có thể gây ô nhiễm môi trường.

+ Ngành cơ khí ước giảm 12,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,8%). Ngành cơ khí thời gian qua có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội Thành phố nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thành phố phát triển một số sản phẩm cơ khí tiêu biểu, có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, bao gồm cơ khí khuôn mẫu, cơ khí công nghệ cao, máy móc thiết bị và phụ tùng,... Nhiều sản phẩm cơ khí Thành phố được xuất khẩu sang các nước, đặc biệt là máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng.

Tốc độ tăng trưởng của ngành cơ khí giảm chủ yếu là do 02 phân ngành giảm bao gồm:

(1) Sản xuất xe có động cơ ước giảm 16,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 0,5%) do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và doanh nghiệp nên sức tiêu thụ vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, tình hình nhập khẩu dòng xe dưới 9 chỗ ngồi từ Thái Lan và Indonesia vào Việt Nam khá nhiều, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp ô tô trong nước. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô phụ thuộc tới 60% lượng phụ tùng, linh kiện nhập khẩu từ các nước khác, nằm trong một chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện các hãng xe đẩy mạnh nguồn cung các mẫu xe mới cho thị trường với kỳ vọng hút khách, tăng doanh số bán hàng trong các tháng cuối năm.

(2) Sản xuất thiết bị điện ước tăng 1,47% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15%) do phụ thuộc nhiều vào các công trình xây dựng. Trong 9 tháng đầu năm có chững lại do các công trình bị chậm tiến độ, thị trường bất động sản chng lại. Tuy nhiên, từ tháng 10, các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ thi công và khởi công mới nên ngành sản xuất thiết bị điện có mức tiêu thụ tốt hơn.

Đối với ngành sản xuất máy biến áp, linh kiện điện phục vụ công trình năng lượng mặt trời có sự tăng trưởng khá, sản xuất máy móc nông nghiệp ổn định do tình hình sản xuất lúa gạo và giá xuất khẩu gạo tăng trưởng tốt, sản xuất khuôn mu đơn hàng đang tăng do khách hàng Hoa Kỳ chuyển hướng đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, một số doanh nghiệp tăng ca sản xuất, nguyên liệu chính nhập từ Châu Âu giá ổn định, phụ kiện nhập từ Trung Quốc ổn định không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ngành cơ khí hiện có khoảng 10.981 cơ sở sản xuất, trong đó có 5.159 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Thành phố đã phát triển một số sản phẩm cơ khí tiêu biểu, có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, bao gồm cơ khí khuôn mẫu, cơ khí công nghệ cao, máy móc thiết bị và phụ tùng,....Trước những tác động mạnh mẽ của làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, doanh nghiệp cơ khí phải đương đầu với không ít thách thức trong việc cải tiến công nghệ, bắt kịp xu hướng, nâng cao trình độ lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng để có thể tham gia vào chui cung ứng toàn cầu,...

+ Ngành sản xuất hàng điện tử ước tăng 18,7% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 20,7%). Sản xuất tăng trưởng tốt nhờ duy trì thị trường ổn định. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm máy tính và linh kiện điện tử đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã sản xuất được những sản phẩm điện tử thiết yếu, đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã và có chất lượng tốt đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.

Thành phố hiện có 348 đơn vị sản xuất hàng điện tử. Ngành điện tử có tốc độ tăng trưởng sản xuất tốt (20,3%/năm) nhờ các doanh nghiệp lớn trong ngành như Samsung, Intel duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Dự báo trong thời gian tới, ngành này tiếp tục có sự tăng trưởng do sự dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp FDI về Việt Nam.

- Khu công nghệ cao:

Các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao tiếp tục thực hiện mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh, chủ động tổ chức và sắp xếp lại lao động, đảm bảo cho người lao động không bị ảnh hưởng quá nhiều từ dịch Covid-19. Trong năm, Khu Công nghệ cao đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đu tư cho 04 dự án gồm 02 dự án nước ngoài với tng vn đầu tư đạt 22,5 triệu USD và dự ước đến cuối năm 2020, giá trị vốn thu hút đầu tư FDI là 35,1 triệu USD (kể cả cấp mới và tăng vốn) đạt 50,14% so với kế hoạch đề ra; 02 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đạt 65,6 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, Khu Công nghệ cao có 161 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn là 44.563,258 tỷ đồng/110 dự án trong nước và 5.698,561 triệu USD/51 dự án nước ngoài. Ước giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao năm 2020 của Khu Công nghệ cao đạt 20,69 tỷ USD tăng 23,3% so với cùng kỳ và tăng 3,45% so với kế hoạch đề ra, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 19,08 tỷ USD tăng 20,15% và giá trị nhập khẩu đạt 17,49 tỷ USD tăng 21,2 so với cùng kỳ. Lũy kế đến cuối năm 2020, giá trị sản xuất sản phẩm của Khu Công nghệ cao đạt 85,41 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 80,41 tỷ USD và giá trị nhập khẩu đạt 72,7 tỷ USD.

3.2. Ngành xây dựng có giá trị gia tăng cao hơn 0,26% so cùng kỳ.

4. Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,06% so cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ước đạt 23.481,6 tỷ đồng, tăng 2,07% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,41%); trong đó, trồng trọt tăng 0,82% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,52%), chăn nuôi tăng 2,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,92%), thủy sản tăng 2,52% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,03%). Về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: Trồng trọt chiếm tỷ trọng 20,8% (cùng kỳ 23,5%), chăn nuôi chiếm 44,6% (cùng kỳ 37,7%), thủy sản chiếm 27,4% (cùng kỳ 31%). Một số chỉ tiêu chủ yếu tăng khá như diện tích gieo trồng rau tăng 3,1%[15], sản lượng thịt trâu bò hơi tăng 3%, khai thác thủy sản tăng 2,6%, sản lượng tổ yến tăng 28,5%.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; giảm diện tích trồng lúa, mía, muối hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của Thành phố như hoa lan, cây king, cá cảnh, lươn, bò thịt, chim yến[16]...

Về hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản: Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nên trong năm 2020 chỉ tổ chức 101 phiên chợ tại 06 địa điểm với sự tham gia của 1.909 đơn vị, 2.015 gian hàng. Qua các kỳ chợ phiên, 200 thỏa thuận hợp đồng được ký kết kết nối tiêu thụ sản phẩm, tổng doanh thu từ hoạt động bán tại chợ phiên và thông qua các hợp đồng đạt 22 tỷ đồng/năm. Thông qua các cuộc hội nghị, chợ phiên nông sản, giao lưu kết nối giữa các đơn vị sản xuất và các đơn vị tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả VietGAP giúp các đơn vị sản xuất, phân phối rau VietGAP giới thiệu, quảng bá thương hiệu của đơn vị đến người tiêu dùng, đồng thời liên kết, ký kết các hợp đng đổn định nguồn cung cho các đơn vị như bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, khách sạn ... hình thành chui liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố tiếp tục được quan tâm; Thành phố tập trung thực hiện Chương trình ở giai đoạn nâng cao chất lượng các tiêu chí[17] tại 56 xã giai đoạn 2016 - 2020 và đề án xây dựng huyện nông thôn mới của 5 huyện ngoại thành tiếp tục được triển khai thực hiện. Đến nay, bình quân mỗi xã đạt 18,86/19 tiêu chí nâng chất (tăng 1,66 tiêu chí so với cùng kỳ là 17,2 tiêu chí); bình quân mỗi huyện đạt 8,6/9 tiêu chí (tăng 2,8 tiêu chí so với cùng kỳ là 5,8 tiêu chí/huyện); qua đó cơ bản 56/56 xã, 4/5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới[18].

5. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư

5.1. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về thuế:

- Về tình hình nộp Giấy đề nghị gia hạn thuế, tiền thuê đất của người nộp thuế theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP:

+ Đối với doanh nghiệp, tổ chức: Đối tượng thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 41 là 255.904 đối tượng, số giấy gia hạn (GGH) đã nộp trên hệ thống là 27.641 giấy, số thuế gia hạn của các đối tượng đã nộp GGH là 8.803 tỷ đồng.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh: Đối tượng thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 41 là 43.778 đối tượng, số giấy gia hạn (GGH) đã nộp trên hệ thng là 23.297 giy. S thuế gia hạn của các đối tượng đã nộp GGH là 218 tỷ đồng.

- Về tình hình hỗ trợ cá nhân kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngưng nghỉ theo Nghị quyết 42/NQ-CP: Số lượng cá nhân kinh doanh dự kiến được hỗ trợ là 47.561 đối tượng. Slượng cá nhân kinh doanh đã gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ là 2.392 hồ sơ. Số lượng hồ sơ UBND phường, xã chuyển cơ quan thuế là 2.392 hồ sơ. Số lượng hồ sơ Cơ quan thuế đã thẩm định là 2.392 hồ sơ.

5.2. Triển khai chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và xác nhận cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương

Đến nay toàn thành phố đã xử lý hồ sơ tạm hoãn vào quỹ hưu trí tử tuất cho 316 đơn vị với 29.517 lao động ứng với số tiền là 308,785 tỷ đồng. Dự kiến số doanh nghiệp tạm hoãn khoảng 2.000 đơn vị với 136.730 lao động. Tổng số doanh nghiệp gửi hồ sơ xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ cho người lao động là 2.428 đơn vị (bao gồm 77 đơn vị trên Cổng dịch vụ công Quốc gia), cơ quan Bảo hiểm xã hội đã xác nhận được 2.127 đơn vị với 53.852 lao động. Trong đó, xác nhận theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là: 645 đơn vị tương ứng 22.453 lao động (bao gồm 131 lao động của 77 đơn vị trên Cổng dịch vụ công Quốc gia). Xác nhận theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 27/3/2020 của Hội đồng Nhân dân Thành phố về công tác phòng chống dịch Covid-19 và cho chủ trương về một số chế độ để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19; hỗ trợ người lao động bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là: 31.399 lao động.

5.3. Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp[19]. Các đơn vị chủ động phân nhóm khách hàng, đánh giá mức độ ảnh hưởng do dịch Covid-19 tác động đến từng khách hàng (bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân), thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miền, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 171.973 khách hàng với dư nợ đạt 202.381 tỷ; min giảm lãi cho 21.171 khách hàng với dư nợ đạt 54.076 tỷ đồng và cho vay mới lũy kế từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 cho 57.174 khách hàng với doanh số đạt 491.763 tỷ đồng. Đã tiếp nhận 746 trường hợp doanh nghiệp bị ảnh hưởng thiệt hại do dịch bệnh Covid-19; trong đó đang xử lý 1 trường hợp, đã có kết quả xử lý 745 trường hợp[20].

5.4. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế[21]: Huấn luyện, tư vấn về công cụ quản trị năng sut, chất lượng và đổi mới sáng tạo cho trên 2.240 doanh nghiệp. Tiếp tục vận hành, tổ chức đào tạo trực tuyến và quản lý cơ sở hạ tầng trang thông tin điện tử đào tạo trực tuyến (online) về năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp[22]. Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp[23]. Chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp 2020 (Chương trình Speedup 2020) đã ký hợp đồng hỗ trợ cho 08 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ là 5,525 tỷ đồng[24]. Xuất bản, đăng tải trên 3.300 tin, bài trên tạp chí Khám phá.

5.5 Thành phố đã tổ chức các cuộc kết ni giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Thành phố với doanh nghiệp các nước như: Singapore, Đức, Pháp, Úc, Indonesia, Lào, n Độ, Malaysia, Myanmar, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Pháp, Senegal (Tây Phi), Ý[25] trong lĩnh vực thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, công nghiệp hỗ trợ, thực phẩm chế biến, nông sản, túi thân thiện môi trường,... Tiếp tục trưng bày “Tuần lễ hàng Việt Nam xuất khẩu" tại Showroom giới thiệu hàng xuất khẩu và cung cấp thông tin đầu tư thu hút 216 doanh nghiệp với 210 sản phẩm thuộc lĩnh vực lương thực - thực phẩm, gia dụng, hóa mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, tranh ảnh, túi xách,... Trong thời gian diễn ra, Chương trình đã thu hút hơn 2.180 lượt khách tham quan[26].

Đã đón tiếp và làm việc với 46 đoàn trong và ngoài nước[27] đến tìm hiểu về môi trường đu tư kinh doanh và trao đổi về các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của Thành phố. Hệ thống đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền Thành phố đã tổ chức 03 chuyên đề đối thoại trực tuyến[28] và 03 Hội nghị đối thoại trực tiếp[29], tiếp nhận và giải đáp hơn 600 câu hỏi của doanh nghiệp về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, lao động, xây dựng, môi trường, đầu tư, thương mại, ngân hàng,....

Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu tư (MIS) thường xuyên được cập nhật để hỗ trợ thông tin kịp thời cho doanh nghiệp, hiện có hơn 920 tài liệu báo cáo của 68 sản phẩm trong 21 ngành hàng ứng với từng thị trường[30] tập trung vào 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 09 nhóm ngành dịch vụ ưu tiên của Thành phố. Phát hành 42 Bản tin xúc tiến thương mại và đầu tư (trong đó có 06 ấn phẩm song ngữ Việt - Anh), 10 Ấn phẩm thông tin về thị trường Thái Lan, thị trường Cuba, thị trường Nhật Bản, thị trường Singapore, thị trường Pháp, thị trường Belarus, thị trường Mexico, thị trường Ai Cập, thị trường n Độ, thị trường Brazil. Chương trình truyền hình xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch và cải cách hành chính thực hiện 10 số phát sóng[31]. Tổ chức hơn 19 chương trình huấn luyện, đào tạo[32] và 16 hội thảo, tọa đàm[33], tổ chức tăng cường các hoạt động trực tuyến, trong đó: 14 chương trình tập hun và hội thảo[34] trực tuyến, đăng tải hơn 350 bản tin trên trang mạng xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

6. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Thành phố dự ước chiếm 35% tổng GRDP, trong đó vốn đầu tư ngân sách chiếm khoảng 17,6%, khu vực FDI và khu vực dân doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu khoảng 82,4%.

6.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư công

Trong năm 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vn đầu tư công của Thành phố với tổng số vốn là 45.010,916 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

- Vốn ngân sách Thành phố đã phân bổ chi tiết với tổng số vốn là 36.812,364 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách Trung ương là 8.198,552 tỷ đồng

Như vậy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã thực hiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2020 đạt 100% kế hoạch vốn ngân sách Thành phố của Hội đồng nhân dân Thành phố và đạt 100% kế hoạch vốn ngân sách Trung ương của Thủ tướng Chính phủ giao. Kế hoạch đầu tư công năm 2020 giao theo đúng quy định của Luật Đầu tư công 2019 và nguyên tắc, thứ tự ưu tiên đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, trong đó đã tập trung cho các dự án ODA, vốn đối ứng ODA, vốn góp ngân sách Thành phố tham gia thực hiện dự án PPP, các công trình chuyn tiếp có khả năng hoàn thành trong năm; bố trí đủ vốn cho các công trình trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển hạ tầng xã hội; các dự án thuộc Đề án Đô thị thông minh; giáo dục đào tạo, y tế;... Qua đó, đã tạo nguồn lực cho các công trình, dự án trọng điểm của Thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện, góp phần giải quyết những yêu cầu bức thiết về ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giáo dục - y tế và thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, tỷ lệ giải ngân của Thành phố đạt 86,7%, trong đó tỷ lệ giải ngân từ nguồn vốn ngân sách Thành phố đạt 91,6%.

6.2. Thành lập doanh nghiệp[35]

- Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 1.692.329 tỷ đồng, tăng 62,59% so với cùng kỳ. Trong đó:

+ Thành phố ước khoảng 40.777 doanh nghiệp[36] được cấp phép thành lập mới với tổng svốn đăng ký là 1.137.843 tỷ đồng. Có 138.650 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với số vốn điều chỉnh bổ sung tăng là 554.486 tỷ đồng.

• Phân theo ngành nghề về slượng: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao nhất (37,54%); tiếp theo là Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 10,91%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 10,32%; Xây dựng chiếm 9,74%; Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 6%.

• Phân theo ngành nghề về vốn đăng ký: Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (62,74%); Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 12,17%; Xây dựng chiếm 5,8%; Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 5,35%; Sản xuất phân phối điện, nước, gas (2,23%).

+ Có 5.738 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; có 13.621 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động; có 8.323 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Số doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động tăng cao so cùng kỳ do chịu ảnh hưởng khó khăn của dịch Covid-19.

- Tổng số doanh nghiệp lũy kế còn trên hệ thống là 446.473 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 7.469.433 tỷ đồng.

6.3. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)[37]

- Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được 4,36 tỷ USD, (giảm 47,49% so với cùng kỳ). Trong đó:

+ Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 950 dự án[38] với tổng vốn đầu tư đăng ký là 637,68 triệu USD (giảm 28,3% so dự án cấp mới và giảm 65,37% vốn đầu tư so với cùng kỳ).

• Phân theo ngành nghề/lĩnh vực: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có vốn đầu tư nhiều nhất (36,57%); tiếp theo là Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 14.79%; Hoạt động kinh doanh bất động sản (14,43%); Vận tải kho bãi (13,7%); Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ (12,18%).

• Phân theo quốc tịch Nhà đầu tư: Singapore có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (26,59%); tiếp theo là Nhật Bản chiếm 17,7%; Hàn Quốc chiếm 10,33%; Bristish Virginlslands chiếm 8,66%; CHLB Đức chiếm 5,28%.

+ Có 250 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thực hiện điều chỉnh vốn đầu tư với svốn đầu tư tăng thêm đạt 540,87 triệu USD, bao gồm các dự án tăng và giảm vốn (giảm 19,9% số lượt dự án và giảm 37,02% về vốn đầu tư so với cùng kỳ).

+ Thành phố cũng chấp thuận cho 3.640 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đđược góp vốn, mua cổ phần, mua lại phn vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 4,36 tỷ USD (so với cùng kỳ, giảm 36,36% về số trường hợp và giảm 43,21% về vốn đầu tư).

- Trên địa bàn thành phố hiện nay có 9.958 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn khoảng 48,19 tỷ USD.

- Bên cạnh những dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng, tính từ đầu năm đến ngày 20/12/2020, toàn Thành phố có 150 dự án đề nghị chấm dứt hoạt động, với tổng vốn đầu tư 321,88 triệu USD.

6.4. Tình hình sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại 38/38 doanh nghiệp. Thành phố đã hoàn thành sắp xếp 16/25 doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện sắp xếp 09/25 doanh nghiệp còn lại (Phá sản 04 doanh nghiệp, Giải th03 doanh nghiệp, Bán 01 doanh nghiệp, Phối hợp Công ty mua bán nợ cơ cấu lại vn chuyển thành công ty cổ phần 01 doanh nghiệp).

7. Thu - chi ngân sách

- Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020 thực hiện đạt 371.384,589 tỷ đồng, đạt 91,51% dự toán và giảm 9,4% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 265.358,963 tỷ đồng, đạt 91,24% dự toán và giảm 8,61% so cùng kỳ; thu từ dầu thô đạt 10.976,617 tỷ đồng, đạt 89,97% dự toán và giảm 49,95% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 105.953 tỷ đồng, đạt 92,13% dự toán.

- Tổng chi ngân sách địa phương đạt 84.290,059 tỷ đồng, đạt 82,6% dự toán giao đầu năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước thực hiện 40.862,899 tỷ đồng; chi thường xuyên là 41.580 tỷ đồng, đạt 89,13% dự toán.

8. Tình hình nguồn lực lao động

Thành phố đã thẩm định, cấp 21 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và 29 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Công tác tuyển sinh đào tạo nghề đạt 322.700/461.000 học viên (đạt 70% kế hoạch năm). Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 4.025.528 người, đạt 85,2% kế hoạch năm.

Tổng số lao động, được giải quyết việc làm cho 306.341/300.000 lượt người (đạt 102,11% kế hoạch năm); schỗ việc làm mới được tạo ra đạt 136.706/135.000 chỗ (đạt 101,26% kế hoạch năm). Từ đầu năm đến nay, có 470.955 lượt người được tư vấn việc làm, 129.373 lượt người được giới thiệu việc làm, 55.525 người được nhận việc làm. Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố thực hiện tốt chính sách lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động. Số lao động được nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 165.754/172.943 người nộp hồ sơ[39]. Xảy ra 08 vụ[40] tranh chấp lao động tập thể, đình công (giảm 05 vụ so với cùng kỳ), với tổng số người tham gia là 2.526 người (giảm 936 người so với cùng kỳ). Trong Quý 4, nhiều doanh nghiệp tiếp nhận lao động trở lại, sàn giao dịch việc làm hoạt động sôi nổi; ước cả năm 2020 số lao động thất nghiệp là 198.835 người/4,958 triệu người, tương đương tỷ lệ 4%.

Tổng số người lao động đi làm việc ở nước ngoài (dự kiến năm 2020) là 7.347/13.500 người (đạt 54,4% kế hoạch năm và giảm 49% so với cùng kỳ); do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ktừ tháng 4 năm 2020, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tạm ngưng các hoạt động xuất khẩu lao động và lùi thời gian xuất cảnh đối với những lao động đã đủ điều kiện xuất cảnh đến khi được cấp phép. Tổ chức 23 đợt xét duyệt danh sách hỗ trợ người nước ngoài nhập cảnh vào Thành phố Hồ Chí Minh làm việc với 11.236 người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý, học sinh - sinh viên do 3.691 tổ chức, doanh nghiệp đề nghị để đảm bảo nguồn nhân lực hoạt động sản xuất kinh doanh.

II. QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

1. Quản lý quy hoạch:

Thành phố xây dựng đề cương nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và đang triển khai công tác rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh hiện hành. Công tác rà soát, đánh giá quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu 1/5000, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 được chú trọng thực hiện.

Chính thức thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sp xếp Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021. Thành phố đang tiến hành các công tác nghiên cứu lập quy hoạch chung khu vực 21.172 ha tỷ lệ 1/25.000 - 1/10.000 với các mục tiêu phát triển TOD, giao thông xanh, khả năng chống chịu, quản lý ngập lụt; lập quy hoạch phân khu 5 địa điểm Trường Thọ (147ha), Tam Đa và dọc Đông Tây mới (1000ha); hành lang tuyến Metro số 1 (493ha); hành lang Vành đai 2 (600ha) và khung chính sách khai thác giá trị đất áp dụng cụ thể cho Vành đai 2.

Thành phố đã chấp thuận chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch huyện Cần Giờ dựa trên ý tưởng của đơn vị tư vấn đạt giải và đang xem xét lập quy hoạch vùng huyện đề làm cơ sở để triển khai các dự án phát triển đô thị trên địa bàn huyện Cần Giờ. Thành phố đã phê duyệt điều chỉnh Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (điều chỉnh) Khu đô thị Tây Bắc Thành phố. Xem xét nhiệm vụ đu bài lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 không gian ngầm đô thị khu trung tâm hiện hữu 930ha và khu đô thị mới Thủ Thiêm 657ha Thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác lập thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị tại các khu vực lõi trung tâm, các khu vực có ý nghĩa quan trọng, khu vực cảnh quan đặc thù... được quan tâm triển khai, tạo sự đồng bộ với Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đến năm 2025, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình kiến trúc trên địa bàn Thành phố. Đang nghiên cứu xây dựng Đề cương xác định cụ thể các tiêu chí, nguyên tắc áp dụng chung cho các điểm thiết kế đô thị khu vực xung quanh nhà ga tuyến Metro số 1 và số 2 và xem xét giao Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức lập thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga của tuyến Metro số 1 và số 2.

2. Công tác quản lý xây dựng:

- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở: Công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu (đối với tổ chức và cá nhân) trong 11 tháng năm 2020 là 11.774 giấy chứng nhận. Đã cấp cho tổ chức là 1.514.281 giấy chứng nhận với diện tích 119.707,84 ha/ 129.644,7 ha (diện tích cần cấp Giấy chứng nhận), đạt tỷ lệ 92,34%. Cấp giấy chứng nhận của hộ gia đình và cá nhân đến nay là 1.561.330 giấy chứng nhận, đạt tỷ lệ 98,07%. Công tác đăng ký biến động (đối với tổ chức và cá nhân) trong 11 tháng đầu năm 2020 là 397.922 giấy chứng nhận.

- Công tác phát trin nhà ở tái định cư: Đôn đốc tiến độ xây dựng và giải quyết vướng mắc về nhu cầu, phương án sử dụng quỹ nhà phục vụ tái định cư và việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn lin với đất tại 14 dự án với quy mô 3.591 căn hộ và 434 nền đất..

- Công tác phát triển nhà lưu trú công nhân: Tiếp tục theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư đ đy nhanh việc triển khai thực hiện 03 dự án[41]; hướng dẫn thủ tục chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư 01 dự án[42].

- Công tác phát triển nhà ở xã hội: Đã xây dựng hoàn thành 04 dự án[43] với quy mô 4.204 căn hộ, lũy kế từ năm 2016 đến năm 2020 đã xây dựng hoàn thành 15.177 căn hộ. Tiếp tục theo dõi, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công của các dự án.

- Cấp giấy phép xây dựng: Thành phố đã cấp 38.113 giấy phép xây dựng (giảm 22% so với cùng kỳ), với tổng diện tích sàn xây dựng 12.931.243,58m2.

Kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng: Thực hiện kiểm tra 87.317 lượt (giảm 9,3% so với cùng kỳ). Qua kiểm tra, phát hiện tổng số công trình vi phạm trật tự xây dựng là 999 trường hợp (giảm 64,3% so với cùng kỳ), cụ thể:

- Sai phép: 376/999 trường hợp (chiếm tỷ lệ 37,6% tổng số vi phạm), giảm 63,4% so với cùng kỳ.

- Không phép: 393/999 trường hợp (chiếm tỷ lệ 39,3% tổng số vi phạm), giảm 64% so với cùng kỳ.

- Vi phạm khác: 230/999 trường hợp (chiếm tỷ lệ 23,1% tổng số vi phạm), giảm 66,1% so với cùng kỳ, chủ yếu là các công trình không che chắn, rơi vãi vật liệu xây dựng...

3. Chương trình cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân

Thành phố duy trì đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân, hoàn thành chỉ tiêu “Đến cuối năm 2020, đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X đã đề ra. Ủy ban nhân dân các quận - huyện thường xuyên thực hiện rà soát, phối hợp với các đơn vị cấp nước xây dựng giải pháp cấp nước cho các hộ dân phát sinh nếu có và kế hoạch phát triển mạng lưới thay thế các giải pháp cấp nước tạm (bồn chứa nước tập trung, đồng hồ tổng, thiết bị lọc nước hộ gia đình). Tổng công suất cấp nước sạch là 1.938.342 m3/ngày, dự kiến tỷ lệ thất thoát nước bình quân là 19,33%.

4. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường

Công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh đô thị tiếp tục được quan tâm thực hiện khá tốt. Đảm bảo thu gom, vận chuyển, xử lý bình quân 9.321,71 tấn/ngày chất thải rắn đô thị, đạt tỷ lệ 100%. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại đi vào ổn định, đảm bảo tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại đạt 100%. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế đạt tỷ lệ 100%. Tăng cường triển khai kế hoạch thực hiện phong trào chng rác thải nhựa trên địa bàn Thành phố đến năm 2030.

Đã thực hiện chuyển đổi 674/1.996 phương tiện, thu gom, vận chuyển chất thải rn sinh hoạt, đạt tỷ lệ 33,8%. Từ đầu năm đến nay, các quận - huyện tiếp tục tổ chức sp xếp lại lực lượng thu gom rác dân lập tại địa phương. Nghiên cứu xây dựng 02 chính sách hỗ trợ rác dân lập chuyển đổi mô hình hoạt động thành lập Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân[44].

Ngành môi trường tiếp tục thực hiện các đợt giám sát, lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường định kỳ của Thành phố; giám sát hoạt động của các trạm quan trc nước thải tự động tại các Khu chế xuất - Khu công nghiệp. Duy trì kết quả 100% khu chế xuất - khu công nghiệp trên địa bàn đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức triển khai điều chỉnh phương thức phân loại rác tại nguồn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và định hướng công nghệ xử lý chất thải rắn của thành phố. Tiếp tục duy trì, tăng cường các giải pháp triển khai hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TU của Thành ủy về thực hiện cuộc vận động người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước[45]. Ban hành và triển khai kế hoạch xây dựng Thành phố xanh - thân thiện môi trường giai đoạn 2020-2025.

III. HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - XÃ HỘI

1. Kết quả thực hiện chủ đề năm 2020 “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”:

Thành phố tổ chức các hoạt động với chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, góp phần tạo không gian xanh - sạch - đẹp để phục vụ cho người dân Thành phố; phát động đồng loạt toàn Thành phố ra quân tháng “Thành phố sạch - Thành phố văn hóa mừng Xuân Canh Tý 2020, mừng Đảng 90 năm” với nhiều hoạt động thiết thực. Ban hành tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2020 - 2025 để xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Duy trì tổ chức trọng thể, trang nghiêm các hoạt động kỷ niệm các ngày llớn của đất nước đảm bảo các yêu cầu của ngành y tế về phòng chống dịch[46]. Công tác tuyên truyền, cổ động chính trị được thể hiện bằng nhiều hình thức trên diện rộng, tạo không khí sôi nổi thu hút sự chú ý của nhân dân. Hệ thống tuyên truyền cổ động chính trị được triển khai từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã đã có khởi sắc hơn, đa dạng về hình thức và nội dung tuyên truyền, được thiết kế kiểu dáng hiện đại, chất liệu mới, bền, đẹp, phù hợp với cảnh quan đô thị. Tuyên truyền về phòng, chng dịch bệnh Covid - 19[47], tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ln thứ XI tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Các đơn vị tập trung triển khai thực hiện các danh hiệu văn hóa theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ[48] và Quyết định ban hành các tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2020-2025, gắn với việc thực hiện tiêu chí và quy trình công nhận “Phường - xã - thị trấn sạch”, “Phường - xã - thị trấn sạch và xanh” và “Phường - xã - thị trấn sạch, xanh và thân thiện môi trường” (Quyết định số 2660/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố). Triển khai Kế hoạch tổng kết 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thành phố HChí Minh (giai đoạn 2000 - 2020); Thực hiện bộ tài liệu tuyên truyền văn hóa giao tiếp - ứng xử trong cộng đồng”, là cơ sở giúp các quận, huyện, phường, xã, thị trấn lng ghép, tuyên truyền văn hóa ứng xử gắn với trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Thành ủy về cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”; hưởng ứng chủ đề năm 2020 của Thành phố; góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật, đẩy lùi những hành vi giao tiếp, ứng xử không lành mạnh, giới thiệu và lan tỏa những hành vi văn hóa ứng xử tốt đẹp trong xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, lối sống văn minh đô thị của cộng đồng dân cư. Thực hiện xây dựng tài liệu tuyên truyền văn hóa giao tiếp - ứng xử trong cộng đồng nhằm nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật, đy lùi những hành vi giao tiếp - ứng xử không lành mạnh, giới thiệu và lan tỏa những hành vi văn hóa ứng xử tốt đẹp trong xã hội góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, lối sống văn minh đô thị của cộng đồng dân cư. Triển khai kế hoạch hoạt động công tác gia đình năm 2020 và thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức tầm quan trọng của công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình góp phần xây gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc[49].

Thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa[50]. Tổ chức Đối thoại văn hóa, qua đó lắng nghe, tiếp thu, có giải pháp bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống. Lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể “Lễ hội Khai sơn - Khai hạ” tại di tích Lăng Lê Văn Duyệt; triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018 - 2020; tiếp tục triển khai thực hiện Đán “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Giai đoạn 2018 - 2020)”. Kế hoạch triển khai Đề án “Bảo tn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Thực hiện Kế hoạch về tổ chức quảng bá, bồi dưỡng, đào tạo Nghệ thuật truyền thống trong trường học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2021 - 2022 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống trong môi trường giáo dục góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng Kế hoạch quảng bá sản phẩm nghệ thuật truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2022.

Đặt mới, sửa đổi tên đường trên địa bàn Quận 2, Quận 3, Quận 7, Quận 9, Quận 12, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi[51], thực hiện cung cấp thông tin tiểu sử tên đường để gn mã QR code lên các biển báo tên đường trên địa bàn Thành phố; xây dựng phần mm quản lý tên đường trên nền dữ liệu GIS để có một cơ sở dữ liệu đầy đủ và thống nht về hệ thống đường và tên đường trên địa bàn Thành phố; rà soát tên đường chưa được đặt tên, tên đường số năm 2020.

Tập trung xây dựng 4 đề án phát triển ngành văn hóa bao gồm: Đề án phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035; Đán phát triển ngành thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035; Đề án tổ chức Lễ hội, Sự kiện Văn hóa và Thể thao tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn từ năm 2020 - 2030; Đề án nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Lĩnh vực thể dục, thể thao

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua, nhiều sự kiện, hoạt động thể thao bị hủy và dời thời gian tổ chức, Thành phố đã quyết tâm và nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động, hình thức phong phú nhằm duy trì và đẩy mạnh phong trào[52]. Bên cạnh đó, phát động nhiều hoạt động nổi bật đẩy mạnh thể thao học đường như tng kết Chương trình Bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và Lphát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước; Tổ chức giải Bắn cung dành cho người khuyết tật; Ngày hội thể thao cho trẻ tự kỷ năm 2020. Tham dự ngày hội có hơn 300 trẻ tự kỷ đến từ các trường, cơ sở giáo dục chăm sóc trẻ tự k. Thông qua Hội thao đã giới thiệu một số môn thể thao mới cho trẻ tự kỷ có thể lựa chọn để tập luyện như Bóng chày, Hockey; Tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng trong khuôn khổ Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ.

Tương tự ththao thành tích cao, việc tập huấn, thi đấu nước ngoài, công tác tổ chức các giải thể thao quốc gia và quốc tế của tất cả các bộ môn thể thao Thành phố đu bị tạm dừng hoặc hủy bỏ do dịch Covid-19. Việc tổ chức và tham dự các giải ththao Thành phố và quốc gia chỉ thực hiện được trong khoảng thời gian dịch bệnh được kiểm soát nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chtiêu về th thao thành tích cao trong năm 2020. Trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động thể dục th thao trlại rất sôi ni và đa dạng. Các giải thể thao cấp Thành phố, cấp quốc gia được tổ chức trở lại. Công tác tham dự các giải thi đấu quốc gia cũng được diễn ra theo kế hoạch đã được điều chỉnh. Năm 2020, Thành phố đã tổ chức được 101/122 giải thể thao cấp Thành phố, 13/22 giải thể thao quốc tế và tham dự 191 giải thể thao cấp quốc gia[53]. Tuy nhiên kế hoạch tổ chức các giải thể thao quốc tế và các hoạt động tập huấn và thi đấu nước ngoài vẫn đang tạm hoãn. Nói chung, công tác tập huấn và thi đu của các môn thể thao tiếp tục diễn ra trên tinh thần tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

3. Hoạt động báo chí, truyền thanh, truyền hình

Hoạt động báo chí Thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú với 161 cơ quan báo chí Trung ương đặt Văn phòng đại diện và cử phóng viên thường trú; 16 chi nhánh đơn vị hoạt động truyền hình trả tiền, 19 đơn vị hoạt động truyền hình thu qua vệ tinh (TVRO); 28 cơ quan báo chí của địa phương (trong đó 16 báo, 01 Đài truyền hình, 01 Đài tiếng nói nhân dân và 10 Tạp chí). Hoạt động với đầy đủ các loại hình báo chí như: báo in, truyền hình, phát thanh, báo điện tử.

Trong năm 2020, báo chí Thành phố đã tích cực, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo định hướng, chỉ đạo từ cơ quan định hưng, cơ quan quản lý nhà nước, nổi bật là các hoạt động tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm k2020- 2025 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Tuyên truyền Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Truyền thông trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2021; Truyền thông về công tác phòng chống tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đến năm 2025 trên địa bàn thành phố; tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh bạch hầu; tuyên truyền Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; tuyên truyền chủ đNăm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị...

4. Giáo dục và đào tạo

Đã tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19 sau khi đi học lại, tổ chức các chuyên đề trực tuyến các bộ môn của bậc học. Tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành hiểu rõ và chủ động phòng chống dịch bệnh, không chia sẻ thông tin không chính thức hoặc những nhận định mang tính chủ quan trên mạng xã hội. Kiểm tra các cơ sở nội trú, ngoại trú về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn học sinh, giáo dục học sinh kỹ năng tự bảo vệ bản thân, ý thức chấp hành luật giao thông, với tinh thần đảm bảo an toàn, sức khỏe tuyệt đối cho học sinh, tạo sự an tâm cho phụ huynh và xã hội. Luôn chủ động trong việc chuẩn bị các phương án đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, đảm bảo các điều kiện cho học sinh các cấp đi học trở lại trong trạng thái bình thường mới

Ban hành các Quyết định về điều chỉnh Kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và Quyết định về ban hành Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp từ năm học 2020-2021, tổ chức Lễ khai giảng năm học 2020-2021. Hướng dẫn tổ chức thực hiện thu học phí và các khon thu khác năm học 2020-2021 các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo Thành phố.

Thành phố đã đưa vào sử dụng trong năm học mới với 1.142 phòng học mới; trong đó khối mầm non là 326 phòng học (tăng 195 phòng), khối tiểu học là 352 phòng học (tăng 186 phòng), khối trung học cơ sở là 293 phòng học (tăng 201 phòng), khối trung học phổ thông là 98 phòng học (tăng 63 phòng) và 73 phòng học khác. Ngoài ra, Thành phố đã đưa vào hoạt động 18 trường mm non phục vụ việc giữ trẻ là con công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp tại khu chế xuất - khu công nghiệp với số lượng hơn 7.000 trẻ.

Tổ chức các hội nghị triển khai thực hiện hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông[54]. Ra mắt mô hình thí điểm Trung tâm điều hành giáo dục thông minh, tổng kết năm học 2019-2020. Triển khai công tác tổng kết về thực hiện phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo Thành phố đến năm 2020[55]. Triển khai thực hiện Đề án tổng thể Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế (08 ngành) giai đoạn 2020-2035 và Đại học chia sẻ; Đề án Giáo dục thông minh và học tập suốt đời. Tổ chức Tuần lhọc tập sut đời cấp Thành phố và quận/huyện, chủ đề “Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời”. Triển khai “Dự án sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2021”. Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong học sinh Thành phố nhằm tuyên dương và nhân rộng gương học sinh tiêu biểu, điển hình trong việc học tập và làm theo lời Bác. Tiếp nối, duy trì và phát huy những mô hình hoạt động hiệu quả, mang tính chất truyền thống trong công tác học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Triển khai mô hình quản lý “Trường học thông minh - An toàn - Không dùng tiền mặt” tại các trường học trên địa bàn Thành phố; Hướng dẫn tăng cường quản lý an toàn kết cấu công trình, đảm bảo an toàn trường học.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tư vấn, định hướng sinh viên khởi xướng ý tưởng kinh doanh. Tổ chức các buổi giao lưu giữa thanh niên, sinh viên với các doanh nhân thành đạt; các câu lạc bộ khởi nghiệp và khuyến khích hình thành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp những doanh nghiệp trẻ. Thực hiện đề án “Hỗ trợ 50% hệ thống trường phổ thông có Câu lạc bộ đổi mới sáng tạo”; hướng dẫn các trường học xây dựng các câu lạc bộ, đẩy mạnh việc ứng dụng và nghiên cứu khoa học trong học sinh; tổ chức các hội thi học sinh nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ học thuật[56]. Thành phố đã thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn Thành phố để huy động lực lượng trí thức hỗ trợ cho việc thực hiện các chương trình, kế hoạch của Thành phố.

5. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Công tác phòng bệnh Covid-19 của Thành phố:

Ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh và tiếp nhận chỉ đạo của Trung ương, lãnh đạo Thành phố đã chủ động xây dựng các kịch bản phòng chng, bám sát tình hình, điều chỉnh kịp thời các giải pháp qua từng giai đoạn diễn biến khác nhau của dịch bệnh, thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cấp Thành phố và tại tt cả cơ quan, đơn vị. Cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở đều tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh. Kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly- Khoanh vùng - Dập dịch và phương châm 5 tại ch: (1) Chỉ huy tại chỗ, (2) Đảm bảo cơ sở cách ly, chữa trị, trang thiết bị, thuốc điều trị tại chỗ, (3) Đảm bảo nhân lực tại chỗ, (4) Kinh phí tại ch, (5) Xác định nhiệm vụ, phương án phòng chống dịch tại chỗ. Triển khai việc tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Khu trang - Khử khun tay - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.

Thành phố đã triển khai thực hiện nghiêm và có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin, truyền tải đầy đủ kịp thời tình hình diễn biến dịch bệnh và các chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố để người dân hợp tác tốt trong công tác phòng chống dịch.

Giám sát phát hiện ca bệnh: Rà soát người nhập cảnh để phát hiện kịp thời người đến từ vùng dịch. Tăng cường giám sát người nhập cảnh đến từ một số quốc gia, vùng lãnh th đang có nhiu người mc bệnh và lây lan trong cộng đồng. Khai báo y tế và thực hiện cách ly 14 ngày một cách phù hợp và xét nghiệm đối với tất cả người nhập cảnh vào Thành phố theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động xét nghiệm sàng lọc, tầm soát đối với người nhập cảnh, người nghi ngờ mắc bệnh và người tiếp xúc với các ca bệnh. Ban quản lý chung cư, Ban điều hành khu phố, Tổ dân phcó trách nhiệm nhc nhở người dân tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dịch bệnh Covid- 19.

Hoạt động giám sát, phát hiện cách ly tại quận, huyện, các đơn vị: Bên cạnh hoạt động giám sát tại các cửa khẩu, Ủy ban nhân dân 24 quận huyện đều chỉ đạo Công an quận rà soát, lập danh sách thống kê những người từ vùng dịch để vận động, giám sát cách ly theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Triển khai thành lập Đội công nghệ đứng dụng công nghệ theo dõi hành trình người nhim, nghi nhim; ứng dụng công nghệ đkhám chữa bệnh từ xa và triển khai giao thuốc tại nhà. Chỉ đạo các quận, huyện tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày đối với người đã hoàn thành cách ly tập trung về lại địa phương. Các Sở - ban - ngành và Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện tiếp tục tổ chức tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chng dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế bằng nhiều hình thức.

Đảm bảo tốt công tác tổ chức cách ly kiểm dịch và cách ly điều trị: Thành lập khu cách ly tập trung tại quận, huyện, xây dựng hoặc cải tạo cơ sở vật chất đthành lập các cơ sở cách ly tập trung. Các trường hợp được Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức cách ly tại nhà đu được ngành y tế hỗ trợ. Tất cả những trường hợp này được cấp khu trang và được giám sát chặt chỗ bởi chính quyền địa phương của quận, huyện.

Triển khai khu cách ly tập trung của Thành phố và hoạt động thu dung, cách ly điều trị tại: Thành phố tổ chức 45 khu cách ly với quy mô 23.438 giường; thành lập các bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 với đầy đủ trang thiết bị cho hoạt động cấp cứu, khám chữa bệnh, trong đó bố trí các phòng điều trị áp lực âm với đội ngũ nhân sự là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, chịu trách nhiệm điều trị cho các trường hợp có triệu chứng nhim bệnh. Các bệnh viện điều trị chuyên sâu Covid-19 tích cực điều trị cho người bệnh, đặc biệt là trường hợp người bệnh nặng được huy động toàn bộ nguồn lực, biện pháp điều trị. Chỉ đạo và kiểm tra, giám sát tất cả các bệnh viện về việc triển khai phương án bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế, tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, thực hiện tổ chức cách ly nhân viên y tế thuộc nhóm làm công việc có nguy cơ cao nhiễm bệnh, nhằm phòng ngừa lây lan ra cộng đồng.

- Công tác phòng chng các dịch bệnh khác:

+ Số ca tay chân miệng là 15.433 ca, giảm 44,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 27.920 ca). Chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.

+ Số ca sốt xuất huyết là 24.117 ca, giảm 63,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 65.991 ca). Có 05 ca tử vong (cùng kỳ năm trước có 10 ca tử vong).

+ Số ca sởi là 453 ca, giảm 93,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ là 6.722 ca). Đến nay, chưa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi.

6. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

Thành phố đã chỉ đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm: (1) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt phổ biến các thông tin về hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết và lưu ý khi lựa chọn thực phẩm an toàn; qua đó tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về cách sử dụng thực phẩm an toàn[57]; (2) Tiếp tục triển khai thực hiện đề án Chuỗi thực phẩm an toàn. Đã tổ chức thẩm định và cấp 26 giấy chứng nhận cho 26 cơ sở sơ chế và kinh doanh sản phẩm chuỗi. Lũy kế đến nay, đã cấp 506 Giấy chứng nhận cho 381 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi với tổng sản lượng rau, thịt, thủy sản: 251.375,57 tấn/năm, trứng gà: 535.204.004 quả/năm và nước mắm 12 triệu lít/năm.

Thành phố đã cấp 5.139 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tiếp nhận 35.863 hồ sơ tự công bố sản phẩm, cấp 209 hồ sơ đăng ký công bố của các cơ sở, 1.586 bản cam kết đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh thực phẩm, 07 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Tổ chức 147 lớp xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm với 9.397 người tham dự, cấp 2.561 Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho 9.102 người đạt yêu cầu.

Tiếp tục thực hiện Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cm và trứng gia cầm. Tính đến ngày 10 tháng 11 năm 2020, đã cấp mã code cho 233 cơ sở đăng ký tham gia Đề án. Tăng cường kiểm tra nguồn thịt heo nhập vào 02 chợ đầu mi nông sản thực phẩm Hóc Môn và Bình Đin[58]. Tiến hành kiểm tra 6.364 cơ sở, phát hiện 239 cơ sở vi phạm, xử phạt 230 cơ sở với tổng số tiền là 3.498.953.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn 04 cơ sở, buộc tháo dỡ, tháo gỡ quảng cáo 05 cơ sở, buộc kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch lại 315 kg sản phẩm động vật, thực hiện tịch thu để tái chế, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy 2.608 kg sản phẩm động vật và 12 đơn vị sản phẩm, tiếp tục xử lý đối với 08 cơ sở còn lại. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cũng được quan tâm thực hiện. Thường xuyên ly mẫu rau, củ, quả tại vùng sản xuất, cơ sở sản xuất, sơ chế để kiểm tra định lượng các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm quận - huyện thường xuyên tổ chức lấy mẫu giám sát chất lượng thực phẩm chế biến như bánh phở, bún tươi, chả,... ở các chợ và các cơ sở sản xuất thuộc quận - huyện quản lý.

Thành phố đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống và phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể đang hoạt động trong mùa dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể đã tiến hành giám sát, kiểm tra 82 cơ sở (bao gồm 68 bếp ăn tập thể, 03 cơ sở chế biến suất ăn sẵn, 08 cơ sở nhận suất ăn bên ngoài, 03 cơ sở tạm ngưng hoạt động), 44 cơ sở chưa đảm bảo. Ngành giáo dục phi hp cùng Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố tổ chức truyền thông cho cán bộ quản lý, Ban giám hiệu các trường học phổ biến các quy định của pháp luật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời, giới thiệu nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho các bếp ăn trong trường học; tuyên truyền thường xuyên cho các bếp ăn tập thể, căn tin, suất ăn sn trong các khu chế xuất - khu công nghiệp và nâng cao nhận thức của các tiểu thương kinh doanh tại các chợ đầu mối và chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố.

7. Công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội

7.1. Công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh:

Đầu năm 2020, trên địa bàn Thành phố có 9.668 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,39% tổng hộ dân Thành phố)[59] và 22.859 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 0,93% tổng hộ dân Thành phố). Qua báo cáo kết quả kiểm tra hiệu quả giảm nghèo và cập nhật thông tin thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020, tổng số hộ nghèo giảm 6.645/6.282 hộ[60], đạt 105,78% so với kế hoạch; hộ cận nghèo giảm 13.540/12.000 hộ[61], đạt 112,83% so với kế hoạch. Tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 là 18.325 hộ, chiếm 0,75% trên tng hộ dân thành phố; trong đó tổng số hộ nghèo còn lại là 3.128 hộ[62], chiếm 0,13% so với tổng hộ dân thành phố; tổng số hộ cận nghèo còn lại là 15.197 hộ[63], chiếm 0 ,62% so với tổng hộ dân thành phố. Thành phố không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện chính sách ưu đãi người có công.

Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp cho vay vốn từ các nguồn Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất[64] để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố nhằm giải quyết việc làm, trợ giúp trực tiếp chăm lo hộ nghèo và thực hiện chính sách ưu đãi xã hội cho người nghèo, hộ nghèo. Tập trung hướng dẫn quận, huyện trong việc lập danh sách, cấp 127.251 thẻ bảo him y tế năm 2020 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo năm 2020.

Tiếp tục theo dõi, giám sát việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; tiếp nhận và chuyên gửi hồ sơ mtim cho trẻ em gia đình nghèo bị bệnh tim bm sinh; phối hợp với các đơn vị tài trợ tiếp tục theo dõi, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em, bao gồm: học bng, dụng cụ học tập (tập vở, bút viết), xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn 24 quận, huyện; phối hợp kiểm tra, giám sát, tham vấn, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, xử lý kịp thời về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, đặc biệt là đảm bảo thực hiện tt các quyền cơ bản của trẻ em. Thành phố đã đàm phán với tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế thay đổi gói hỗ trợ cho trẻ em và gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Kết quả huy động sức dân[65] thể hiện rõ tinh thần đồng lòng chung sức và phm chất nghĩa tình của các tầng lớp Nhân dân cùng chính quyền Thành phố vượt khó khăn trong năm qua, góp phần chăm lo, hỗ trợ thiết thực cho các đối tượng trên địa bàn và các tỉnh, thành gặp thiên tai.

Đã thực hiện hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện trọn kỳ hóa đơn trong vòng đủ ba (03) tháng cho tất cả khách hàng, thời điểm giảm giá điện, giảm tin điện cho từng khách hàng được xác định theo kỳ ghi chỉ s hàng tháng của Công ty Điện lực tại công tơ điện của khách hàng. Cụ thể slượng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh như sau: (1) Đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, hơn 2,24 triệu khách hàng được giảm giá điện cho các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5, tháng 6 và tháng 7 năm 2020 với tổng số tiền hỗ trợ hơn 379,2 tỷ đồng; (2) Đối với các khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt: có hơn 149,7 ngàn khách hàng sử dụng điện cho các mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở phục vụ phòng, chống dịch Covid - 19 được giảm giá điện, giảm tiền điện bắt đầu từ kỳ ghi điện gần nhất kể từ ngày 16 tháng 4 năm 2020, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 707,3 tỷ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho hơn 2,39 triệu khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid - 19 hơn 1.086,5 tỷ đồng.

Thực hiện miễn tiền sử dụng nước sạch (100%) cho các đối tượng và thời gian thực hiện cụ thể như sau: Các hộ nghèo, hộ cận nghèo (hộ dân đã đăng ký áp dụng giá nước sạch cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tính đến thời điểm cuối tháng 5 năm 2020) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 03 kỳ (tháng) từ kỳ 4 đến kỳ 6 năm 2020. Các khu cách ly tập trung trong suốt thời gian diễn ra bệnh dịch Covid-19 cho đến khi Chính phủ công bố chấm dứt dịch bệnh Covid- 19.

7.2. Hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19:

Đã giải quyết cho 559.362/559.362 đối tượng, đạt tlệ 100% của 5.274/5.274 đơn vị (đạt 100%) với số tiền: 611.402.750.000 đng. Cụ thể như sau:

- Htrợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương (ngưng việc, hoãn việc): Đã giải quyết cho 68.341/68.341 người (đạt 100%) của 2.303/2.303 doanh nghiệp (đạt 100%), số tiền: 69.985.000.000 đồng. Trong đó:

+ Giải quyết theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố (1.000.000 đồng/người/tháng) cho 66.186/66.186 người (đạt 100%) của 2.210/2.210 doanh nghiệp (đạt 100%), số tiền: 66.286.000.000 đồng.

+ Giải quyết theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ (1.800.000 đồng/người/tháng) cho 2.055/2.055 người (đạt 100%) của 93/93 doanh nghiệp (đạt 100%), số tin: 3.699.000.000 đồng.

- Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (1.000.000 đồng/người/tháng): Đã giải quyết cho 1.109/1.109 người (đạt 100%), số tiền: 1.109.000.000 đồng. Trong đó:

+ Giải quyết theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố cho 1.038/1.038 người (đạt 100%), số tiền: 1.038.000.000 đng.

+ Giải quyết theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ cho 71/71 người (đạt 100%), số tiền: 71.000.000 đồng.

- Hỗ trợ giáo viên, nhân viên trong các cơ sở mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ nghỉ việc không hưởng lương (theo Nghị quyết s02/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố, 1.000.000 đồng/người/tháng): Đã giải quyết cho 13.380/13.380 người (đạt 100%) của 1.600/1.600 cơ sở mầm non (đạt 100%), số tiền: 13.380.000.000 đồng.

- Hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mt việc làm (1.000.000 đồng/người/tháng): Đã giải quyết cho 186.167/186.167 người (đạt 100%), số tiền: 186.167.000.000 đồng.

- Hỗ trợ hộ kinh doanh (1.000.000 đồng/hộ/tháng): Đã giải quyết cho 1.372/1.372 hộ (đạt 100%), số tiền: 1.372.000.000 đng.

- Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vn để trả lương ngừng việc cho người lao động: Chưa phát sinh.

- Hỗ trợ người bán lẻ xổ slưu động: Đã giải quyết cho 20.298/20.298 người (đạt 100%), số tiền: 20.126.500.000 đồng.

- Htrợ người có công với cách mạng (500.000 đồng/người/tháng, chi một lần cho 3 tháng): Đã giải quyết cho 33.861/33.861 người (đạt 100%), số tiền: 50.363.750.000 đồng.

- Hỗ trợ đi tượng bảo trợ xã hội (500.000 đồng/người/tháng, chi một lần cho 3 tháng): Đã giải quyết cho 123.699/123.699 người (đạt 100%), số tiền: 185.548.500.000 đồng.

- Hỗ trợ người thuộc Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo riêng của thành phố (250.000 đng/người/tháng, chi một lần cho 3 tháng): Đã giải quyết cho 111.136/111.136 người (đạt 100%), số tiền: 83.352.000.000 đồng.

8. Phong trào thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được triển khai sâu rộng đến toàn thể các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn đã khơi dậy tinh thần và huy động tốt các nguồn lực trong toàn hệ thống chính trị đồng tâm hiệp lực, ra sức thi đua, sáng tạo để đạt được những thành tích tiêu biểu.

Phong trào thi đua được phát động từ ngày 08 tháng 3 năm 2020 đến ngày 23 tháng 9 năm 2020, tổ chức thực hiện và sơ kết theo 03 đợt thi đua với 10 nội dung thi đua trong số các hoạt động, công trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với Thành phố năm 2020.

Đợt 1: Từ ngày 08 tháng 3 năm 2020 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020 (kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước)

Đợt 2: Từ ngày 01 tháng 5 năm 2020 đến ngày 30 tháng 7 năm 2020 (kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Đợt 3: Từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến ngày 23 tháng 9 năm 2020 (kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

Qua 3 đợt, có 893 công trình, dự án đã hoàn thành đúng tiến độ thời gian đăng ký, góp phần hoàn thành nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong điều kiện có rất nhiều khó khăn.

IV. HOẠT ĐỘNG THANH TRA, CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Tình hình thực hiện công tác thanh tra

Toàn Thành phố đã thực hiện 237 cuộc thanh tra hành chính tại 450 đơn vị, có 135 cuộc thanh tra đã ban hành kết luận thanh tra. Qua thanh tra phát hiện 117/450 đơn vị có sai phạm, kiến nghị thu hồi số tiền hơn 140 tỷ đồng (đã thu hồi hơn 134 tỷ đồng). Thanh tra các Sở, ngành thực hiện 7.386 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; đã ban hành 7.608 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt hơn 50 tỷ đồng; các tổ chức, cá nhân đã nộp hơn 45 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 76%).

Đã tổ chức tiếp 28.096 lượt/29.525 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (gồm tiếp thường xuyên 22.464 lượt/23.596 người, lãnh đạo tiếp 5.632 lượt/5.929 người); đã giải quyết 808/1.322 đơn khiếu nại (đạt tỷ lệ 61,12%); đã giải quyết 112/166 đơn tố cáo (đạt tỷ lệ 67,47%).

Trong công tác phòng, chống tham nhũng, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện toàn diện. Các cấp chính quyền chủ động xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí phù hợp đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, người đứng đầu các ngành, các cấp chú trọng trong việc xác định các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực để lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát góp phần giữ vng ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Thành phố.

2. Tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính

Thành phố đã ban hành Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 03 tháng 2 năm 2020 ban hành Kế hoạch tng kết thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; Báo cáo số 127/BC-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2020 tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, định hướng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình hành động số 18-CtrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X về Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố tiếp tục triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng của tổ chức và người dân theo quy định, có 664.943 lượt đánh giá với tỷ lệ hài lòng 98,86% về thái độ, cht lượng phục vụ của cán bộ công chức qua các thiết bị đánh giá hài lòng (Kiosk, Tablet) đặt tại các đơn vị; 20.131 lượt đánh giá với tỷ lệ hài lòng 95,74% về chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công qua trang web: www.danhgiahailong.hochiminhcity.gov.vn. Thường xuyên theo dõi các thông tin phản ánh về cải cách hành chính trên báo chí, chỉ đạo tổ chức xác minh, kiểm tra thực tế đkịp thời chấn chỉnh, khắc phục và tăng cường kiểm tra đột xuất thực hiện quy tắc ứng xử, văn hóa công vụ.

Tiến hành rà soát 1.474 văn bản quy phạm pháp luật, qua đó đề xuất điều chỉnh, sửa đổi 267 văn bản; đề xuất hết hiệu lực, ngưng hiệu lực 56 văn bản. Thực hiện kiểm soát chất lượng (thẩm định) đối với 392 lượt thủ tục hành chính; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền của Trung ương sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính đối với 16 thủ tục thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Du lịch và Ban Dân tộc. Ban hành 22 Quyết định công bthủ tục hành chính của 03 cấp, Thành phố hiện có 1.810 thủ tục hành chính đang áp dụng, tất cả các Quyết định công bố thủ tục hành chính đều được đăng tải công khai, kịp thời tại địa chỉ http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Home/danh-muc-tthc/default.aspx và nhập, công khai trên Cng dịch vụ công quốc gia theo đúng quy định. Ban hành 51 Quyết định phê duyệt 936 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính, bao gồm: 05 Quyết định phê duyệt 73 quy trình liên thông giữa các sở, ngành - Văn phòng y ban nhân dân Thành phố - Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố; 46 Quyết định phê duyệt 863 quy trình nội bộ.

Đã tiếp nhận 12.370.770 hồ sơ thủ tục hành chính (trong đó, số tiếp nhận trực tuyến là 1.786.296 hồ sơ), tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn là 99,3%. Số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ tiếp nhận của thủ tục có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (454 thủ tục hành chính) là 1.397.465/4.297.186 (32,52%); số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ tiếp nhận của thủ tục có dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (384 thủ tục hành chính) là 388.831/929.976 (41,81%). Tiếp tục duy trì vận hành Cng dịch vụ công Thành phố, hệ thống một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết thủ tục hành chính đối với 52 thủ tục hành chính của 06 sở, 01 ngành dọc, 05 quận - huyện, 09 phường, xã - thị trấn; đồng thời kết nối, tích hợp với Cng Dịch vụ công quốc gia đối với 24 thủ tục hành chính.

Thành phố đã phê duyệt danh sách tinh giản biên chế đối với 168 trường hợp. Tính đến nay, đã thực hiện tinh giản biên chế đối với 1.105 trường hợp kể từ khi triển khai Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Tiếp tục phê duyệt, điều chỉnh danh mục vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Triển khai đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, thành lập Hội đồng thu hút, tuyển chọn tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố, ban hành Quy trình thu hút, tuyển chọn chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu trong giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục xây dựng và triển khai Chính quyền điện tử từ Thành phố đến cơ sở, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh; triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Thành phố (LGSP) có các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị tại Thành phố và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ của Thành phố với các hệ thống bên ngoài, mô hình kết nối của LGSP theo Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

V. TÌNH HÌNH QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI

1. Quốc phòng, an ninh

Thành phố đã làm lễ giao quân năm 2020 cho 3.804 công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, trong đó có 04 công dân nữ, đạt 100% so với chỉ tiêu; đảng viên nhập ngũ 141 công dân, đạt 3,71% (Đảng viên chính thức là 101 công dân, đạt 2,66%); trình độ học vn trung cấp, cao đng, đại học là 1.497 công dân, đạt 39,35%; sức khỏe loại 1, 2 là 3.092 công dân, đạt 81,28%.

Thực hiện tốt công tác trực sẵn sàng chiến đấu góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, tập trung đột phá xây dựng lực lượng vũ trang Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhất, chấp hành kỷ luật nghiêm nhất, đảm bảo an toàn nhất. Tổ chức tập luyện và kiểm tra các đơn vị quận, huyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an toàn các chương trình, các ngày lễ lớn của Thành phố[66].

Triển khai thực hiện Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng; tiếp tục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo kế hoạch[67]; tổ chức quản lý, huấn luyện chiến sĩ mới nhập ngũ. Thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng, đón tiếp các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và làm việc tại Bộ Tư lệnh Thành phố[68]. Lực lượng quân đội triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; huy động 1.900 cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia phục vụ tại các bệnh viện điều trị, khu vực cách ly, các chốt kiểm soát liên ngành trên địa bàn; tổ chức mua sắm các loại vật chất hậu cần phục vụ cho nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 với tổng số tiền là 16,4 tỷ đồng; tổ chức đưa đón người từ sân bay Tân Sơn Nhất về các khu vực cách ly và đưa công dân hết thời gian cách ly về các tỉnh, bến xe, nhà ga, sân bay; vận chuyển vật chất hậu cần, kỹ thuật, vật tư y tế với trên 1.964 lượt chuyến xe, 180.871 km, 27.089 công dân bảo đảm an toàn tuyệt đối.

2. Tình hình phạm pháp hình sự, vi phạm kinh tế, ma túy, tệ nạn mại dâm; tình hình trật tự an toàn giao thông và phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

+ Về phạm pháp hình sự: Thành phố đã mở nhiều đợt cao điểm tn công trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố[69], qua đó đã triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp mạnh các loại tội phạm: bố trí lực lượng tuần tra công khai kết hợp mật phục tại các khu vực, tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự xã hội, địa bàn giáp ranh và địa bàn cần chuyển hóa về an ninh trật tự; không để tội phạm có điều kiện hoạt động gây phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Đã ghi nhận 3.855 vụ phạm pháp hình sự, giảm 3,65% vụ so với cùng kỳ; điều tra, khám phá 2.901 vụ (đạt tỷ lệ 75,25%), bắt 4.668 đối tượng[70].

+ Về tội phạm ma túy: Đã triệt phá 1.697 vụ, bắt 4.783 đối tượng có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tăng 127 vụ so với cùng kỳ. Khởi tố 1.491 vụ với 1.994 bị can; xử lý hành chính 193 vụ với 2.758 đối tượng; thu giữ 28,082 kg heroin, 632,334 kg ma túy tổng hợp, 82,6 kg cn sa, 03 quả nổ tự chế, 29 khẩu súng, 1.064 viên đạn và nhiều tang vật khác có liên quan.

+ Về tội phạm kinh tế và môi trường: Đã phát hiện, xử lý 1.205 vụ với 1.210 đối tượng vi phạm về kinh tế, giảm 318 vụ so với cùng kỳ, trong đó nổi lên là tình trạng lừa đảo, buôn lậu, sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng ngoại nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng; sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp; lập 936 quyết định xử phạt, giảm 251 vụ vi phạm hành chính về vi phạm pháp luật môi trường với tổng số tiền trên 36 tỷ đồng.

+ Công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật: Tính chất, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm vẫn manh động, nguy hiểm. Tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen tiềm ẩn phức tạp với nhiều vụ tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, “khủng b người vay để đòi tiền. Xu hướng bạo lực tập thể trong số thanh thiếu niên diễn ra ngày càng công khai và liều lĩnh, cá biệt có vụ tập trung rất đông đối tượng tham gia. Hoạt động cờ bạc, mại dâm gắn liền với hoạt động của tội phạm hình sự, các đối tượng lợi dụng không gian mạng (mạng xã hội, các website có địa chỉ ID ở nước ngoài) để thực hiện các hoạt động giao dịch, chung chi, cá cược, mua bán dâm nhằm gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong phát hiện, xử lý; thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, thông qua các trang mạng xã hội dẫn dụ nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt vẫn còn xảy ra với số tiền thiệt hại lớn, mặc dù đã được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cảnh báo, chấn chỉnh, tuyên truyền; svụ trộm cắp tài sản mặc dù giảm so với cùng kỳ nhưng[71] vẫn xảy ra nhiều với tính chất hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi, đường dây khép kín từ lúc gây án đến khâu tiêu thụ tài sản. Các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác phối hợp tuần tra kiểm soát, trinh sát, mật phục, đeo bám trên các tuyến trọng điểm kết hợp kiểm tra hành chính các cơ sở, kinh doanh dịch vụ nhạy cảm... nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm; đồng thời phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và chấn chỉnh tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

+ Về trật tự an toàn giao thông: Tình trạng ùn ứ, ùn tắc giao thông xuất hiện nhiều vào giờ cao điểm tại các tuyến đường đi vào trung tâm Thành phố và các tuyến cửa ngõ, ra vào bến tàu, sân bay, các cảng, kho hàng hóa. Mật độ người và phương tiện lưu thông ngày càng lớn trên các tuyến đường gây áp lực cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Thực hiện chủ đề an toàn giao thông năm 2020 "Đã ung rượu bia, không lái xe” và Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông, Công an Thành phố đã mở đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chủ động tổ chức phân luồng tại các tuyến, địa bàn giao thông phức tạp, qua đó triệt xóa được một số điểm đen về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông[72], tiếp tục triển khai các chuyên đề giao thông, tập trung xử lý các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, chất kích thích khi tham gia giao thông theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cao điểm phòng chống tụ tập, chạy xe gây rối trật tự công cộng và cao điểm tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn Thành phố; Xử lý 31.312 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, tăng 37,99% so với cùng kỳ. Kết quả tai nạn giao thông đường bộ được kéo giảm trên cả 03 tiêu chí (svụ, sngười chết, so người bị thương), cụ thể, xảy ra 588 vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên (giảm 26 vụ so với cùng kỳ), làm chết 516 người (giảm 54 người so với cùng kỳ), bị thương 119 người (giảm 26 người so với cùng kỳ) và 2.099 vụ va chạm giao thông làm bị thương nhẹ 1.766 người. Xảy ra 01 tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 01 người; 07 vụ tai nạn trên tuyến thủy nội địa, không thiệt hại về người, thiệt hại tài sản khoảng 388 triệu đồng.

+ Phòng, chống cháy, nổ: Xảy ra 269 vụ cháy, giảm 42 vụ so với cùng kỳ; làm chết 11 người (tăng 3 người so với cùng kỳ), bị thương 22 người (tăng 11 người so với cùng kỳ), thiệt hại tài sản ước tính hơn 7,9 tỷ đng. Các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản tập trung chủ yếu tại các công ty, cơ sở kinh doanh dịch vụ - sản xuất hàng hóa.

VI. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI

Thành phố đã đón tiếp 13 đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc và có khoảng 90 cuộc tiếp khách đối ngoại của Lãnh đạo Thành phố. Tổ chức cho 14 đoàn với 70 lượt phóng viên nước ngoài vào tác nghiệp tại Thành phố để thực hiện phóng sự về kinh tế, văn hóa, du lịch, con người Việt Nam. Các hoạt động đối ngoại của Thành phố đã không diễn ra theo kế hoạch. Nhiều hoạt động đối ngoại như các hoạt động kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, quốc khánh các nước, hội nghị hội thảo quốc tế dự kiến diễn ra trong năm đều phải tạm dừng và dự kiến sẽ tổ chức vào thời điểm thích hợp khác. Thay vào đó, các hoạt động đối ngoại của Thành phố tập trung vào công tác hỗ trợ cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài trong việc bảo hộ công dân nước ngoài đang sinh sng, làm việc, du lịch, học tập tại Thành phố trong thời điểm dịch bệnh bùng phát và din biến phức tạp, phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài cập nhật thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh và công dân Việt Nam ở nước sở tại; đồng thời cập nhật thường xuyên các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam liên quan đến công tác phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 cho các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đóng trên địa bàn phía Nam.

Khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, Thành phố đã tổ chức thành công nhiều sự kiện đối ngoại, nổi bật là buổi Đối thoại giữa Lãnh đạo Thành phố và Eurocham “Phát triển kinh tế và nắm bắt cơ hội từ EVFTA ”, “Diễn đàn Doanh nghiệp TPHCM - Hoa Kỳ: thúc đẩy quan hệ đối tác sáng tạo vì tương lai thịnh vượng”, Đi thoại y tế TPHCM- Hoa Kỳ với chủ đề “Thực hiện tầm nhìn đưa TPHCM thành trung tâm y tế khu vực” ... Tổ chức thành công giữa các cuộc đối thoại trực tuyến Thành phố Hồ Chí Minh và Saint Petersburg - Nga, Bang Victoria - Úc, Busan - Hàn Quốc, Aichi - Nhật Bản, Deagu - Hàn Quốc, dự kiến với Thượng Hải (Trung Quốc) vào cuối tháng 11. Tổ chức hội nghị “Kiu bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi svà khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 đphát triển kinh tế Việt Nam”. Trang Thông tin điện tử tổng hợp đã cập nhật trên 1900 tin, bài (trong đó có khoảng 300 tin, bài bằng tiếng Anh) thu hút 9.680.685 lượt

Đề án thúc đẩy quan hệ giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương trọng điểm thuộc các nước là đi tác chiến lược của Việt Nam, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025 đã được thông qua trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố ln thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, theo đó, các địa phương trọng điểm bao gồm 12 địa phương, thuộc 8 quốc gia[73].

VII. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những mặt đạt được

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy giảm do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, với sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của doanh nghiệp và đồng lòng, chung sức của người dân, phong trào thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các quận, huyện và Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được triển khai sâu rộng đã góp phần cho Thành phố đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. “Nhiệm vụ kép” được triển khai thực hiện nghiêm túc, Thành phố chủ động, tích cực, sáng tạo thực hiện công tác phòng, chng dịch có hiệu quả trên địa bàn. Với tinh thần luôn trong tư thế sn sàng, tập trung phòng, chống dịch bệnh với tinh thần trách nhiệm cao nht, thực hiện các biện pháp kịp thời, quyết liệt, linh hoạt, phù hợp trong từng giai đoạn, hạn chế tối đa mức độ lây lan ra cộng đồng, góp phần tích cực vào thành quả chống dịch của cả nước. Bên cạnh đó, Thành phố thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, khôi phục các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với nhiều mô hình mới, sáng tạo, hiệu quả; chủ động trình Hội đồng nhân dân Thành phthông qua Nghị quyết số 02 với các chính sách hỗ trợ thiết thực; ban hành gói hỗ trợ doanh nghiệp và quan tâm hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm các chính sách của Chính phủ đảm bảo hỗ trợ đầy đủ, không để ai bị bỏ lại phía sau, đến nay đã hỗ trợ hơn 611 tỷ đồng với hơn 559 ngàn đối tượng (tỷ lệ 100%), thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, bảo hiểm xã hội...đảm bảo ý nghĩa thiết thực. Việc huy động sức dân đã tạo được nguồn lực to lớn, góp phần cùng chính quyền Thành phố thể hiện rõ phẩm chất nghĩa tình. Việc phục hồi kinh tế đạt nhiu kết quả tích cực; kinh tế Thành phố đạt mức tăng trưởng 1,39% so với cùng kỳ (không đtăng trưởng GRDP âm); đảm bảo an sinh xã hội; các hoạt động văn hóa được tổ chức chu đáo, phù hợp với tình hình dịch bệnh, đạt nhiu kết quả gắn với chủ đề năm “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Chuẩn bị chu đáo nội dung văn kiện và tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sự năng động, sáng tạo, đi đầu của Thành phố tiếp tục được thể hiện với các chủ trương lớn được Trung ương chấp thuận (Đề án tổ chức chính quyền đô thị, thành lập thành phố Thủ Đức) làm tiền đề quan trọng để Thành phố triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới. Tình hình quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

2. Tồn tại, hạn chế

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; các doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh nên tạm dừng kế hoạch tuyển dụng lao động dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực giảm, chỉ tiêu về giảm tỷ lệ thất nghiệp chưa đạt; ngành du lịch chịu những tác động nghiêm trọng. Công tác bi thường giải phóng mặt bằng của các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn thực hiện còn chậm so với tiến độ dự kiến, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giải ngân của các dự án. Thành phố đã tập trung chỉ đạo tỷ lệ giải ngân dù cao hơn so với cùng kỳ nhưng chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc triển khai các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, việc nâng chất các chỉ số PCI, PAR-INDEX chưa đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra, một số đơn vị còn chậm trễ trong xử lý hồ sơ, công tác phối hợp giữa một số cơ quan hành chính chưa đồng bộ; công tác quản lý chung cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở còn nhiều bất cập. Tình hình an ninh trật tự tiềm ẩn nhiu nguy cơ phức tạp, nhất là tội phạm về ma túy và tội phạm khai thác sử dụng công nghệ cao, mạng internet ngày càng gia tăng.

Phần thứ hai

CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2021

I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

Năm 2021 là năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, là năm đầu triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Đây là năm Thành phố bắt đầu triển khai Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2021 cũng là năm có sự chuyển dịch lớn về các dòng đầu tư trên thế giới, bên cạnh đó đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của Thành phố, gây áp lực lớn trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội.

II. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2021

1. Thành phố xác định chủ đề năm 2021 là: “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.

Thành phố đề ra mục tiêu tổng quát năm 2021 là: Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đã đề ra, tập trung kiểm soát tốt lây nhiễm Covid-19 và triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, lĩnh vực; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh chuyn đi s, xây dựng Thành phố thông minh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng chính quyền đô thị; chú trọng phát triển văn hóa, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2021 (20 chỉ tiêu)[74]

a) Chỉ tiêu về kinh tế (6 chỉ tiêu):

1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) phấn đấu đạt từ 6% trở lên, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%.

2. GRDP bình quân đầu người đạt 6.500 USD/người.

3. Tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 35% GRDP.

4. Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP đạt trên 42%.

5. Chi đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội đạt bình quân trên 0,7%/GRDP.

6. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 5,7%/năm.

b) Chỉ tiêu về xã hội (6 chỉ tiêu):

1. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đạt 85,65% trong tổng số lao động đang làm việc.

2. Tạo việc làm mới cho 140.000 lao động, tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%.

3. Giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố.

4. Phấn đấu đạt tỷ lệ 20,2 bác sĩ/vạn dân, 42 giường bệnh/vạn dân.

5. Tiếp tục duy trì đạt 300 phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi). Đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đến trường đều được đi học.

6. Tổng tỷ suất sinh đạt ít nhất 1,39 con/phụ nữ (tuổi sinh đẻ).

c) Chỉ tiêu về đô thị và môi trường (5 chỉ tiêu):

1. Tiếp tục duy trì 100% số hộ dân sử dụng nước sạch.

2. Tiếp tục duy trì xử lý chất thải y tế và nước thải công nghiệp đạt 100%.

3. Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 12,76%, mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn Thành phố đạt 2,26 km/km2.

4. Tổng diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 8 triệu m2 và diện tích nhà ở bình quân đu người đạt 21,04 m2/người.

5. Diện tích cây xanh đô thị đạt không dưới 0,55 m2/người.

d) Chỉ tiêu về cải cách hành chính (2 chỉ tiêu):

1. Phấn đấu Thành phố nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính (PAR-index).

2. Tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt 91% trở lên.

đ) Chỉ tiêu về trật tự an toàn xã hội (1 chỉ tiêu):

1. Giữ vững an ninh chính trị, kéo giảm phạm pháp hình sự và tăng tỷ lệ điều tra khám phá án; giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố trên 90%, kéo giảm ít nht 5% số người chết do tai nạn giao thông, nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và kéo giảm 2% số vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

1. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”

Triển khai Kế hoạch thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ đảm bảo đúng tiến độ. Theo đó, triển khai thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố, Ủy ban nhân dân phường; chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; xây dựng, ban hành quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận; quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường.

Ban hành các quy định theo thẩm quyền để thực hiện tổ chức chính quyền đô thị; phân cấp, ủy quyền cụ thể cho chính quyền địa phương ở quận, thành phố thuộc Thành phố, phường phù hợp với tổ chức quản lý đô thị và khả năng thực tiễn của từng địa phương, đảm bảo sự đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, không chồng chéo, không trùng lp, không bỏ sót trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước. Ban hành quy định, phương thức kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định trong thực thi chính sách, nhiệm vụ tại các quận, phường.

Triển khai sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và tổ chức bộ máy thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14, trong đó nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố Thủ Đức trình các cơ quan Trung ương thông qua.

Thực hiện việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức quận, phường theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền đô thị theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

Thực hiện tốt các bước chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 gắn với việc triển khai tổ chức chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 131/2020/QH14.

Đ cao trách nhiệm người lãnh đạo các cấp, các sở, ngành của Thành phố trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chủ động xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính có liên quan phục vụ công tác đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu: (1) Có thời hạn đối với quy trình thủ tục hành chính, xử lý hồ sơ, (2) Xác định rõ tổ chức, cá nhân thực hiện chức trách trong xử lý hồ sơ, (3) Có sự tham gia, đóng góp ý kiến của tổ chức, doanh nghiệp, (4) Có sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, (5) Có chế tài xử lý vi phạm và khen thưởng. Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

Thực hiện các giải pháp mạnh mẽ để cải thiện chỉ số PCI, nhất là các tiêu chí còn hạn chế (chi phí gia nhập thị trường, tính năng động của chính quyền, khả năng tiếp cận đất đai, hiệu quả thực thi của các thiết chế pháp lý,...)

Triển khai Đề án quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Rà soát, xử lý các dự án chậm triển khai, đảm bảo quyền lợi hp pháp của người sử dụng đất.

Xây dựng, công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo từng giai đoạn, theo lĩnh vực ưu tiên của Thành phố. Chủ động mời gọi, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến mời gọi đầu tư vào các dự án thuộc Đán xây dựng thành ph thông minh và Đán hình thành và phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố; các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chống ngập, xử lý nước thải, chất thải rắn, cung cấp nước sạch, xử lý ô nhiễm môi trường, hạ tầng dịch vụ, viễn thông, y tế - giáo dục, logistics, nông nghiệp công nghệ cao... của Thành phố giai đoạn 2021-2030; thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố như công nghệ thông tin, cơ khí - tự động hóa, chế biến thực phẩm, dược, nhựa - cao su. Ưu tiên mời gọi các nhà đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới với hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường, có tác động kết ni chuỗi sản xuất và nâng cao tỷ lệ cung ứng toàn cầu.

Thực hiện Chương trình cải cách hành chính và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh đảm bảo ý nghĩa thiết thực, đổi mới phương thức phục vụ của chính quyền; tăng tỷ lệ giải quyết hồ sơ thông qua dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4; tổ chức đối thoại giữa chính quyền các cấp với tổ chức, doanh nghiệp định kỳ hằng quý để kịp thời lắng nghe, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức làm thước đo cải cách hành chính.

Nâng cao vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp trong việc liên kết phát triển, trao đi thông tin, kinh nghiệm hoạt động và kiến nghị với nhà nước về xây dựng chủ trương chính sách mới, góp ý sửa đổi các chính sách không phù hợp thực tế hiện hành, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ liên quan đến thủ tục đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động phát triển.

Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có dịch vụ công do nhà nước tổ chức; giảm thiểu chi phí không chính thức thông qua công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá sản phẩm đmở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra công vụ, phát huy tối đa vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các cơ quan báo chí, đặc biệt là giám sát của Nhân dân, doanh nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Thành phố.

2. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ đã đề ra, tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, lĩnh vực

a) Kiểm soát dịch Covid-19

- Xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc bệnh Covid-19 trong cộng đồng, trong đó có phương án nhanh chóng khoanh vùng, truy vết khi xuất hiện các trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn. Từng cơ quan, đơn vị có phương án phòng chống dịch đáp ng yêu cầu, tự trang bị các phương tiện, vật tư phòng chống dịch cần thiết, không để dịch bệnh lây lan.

- Tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thực hiện tốt thông điệp 5K, trước hết là đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch. Tuyệt đối không chủ quan trong mọi trường hợp, kiên quyết không đdịch bệnh lây lan, bùng phát trở lại nhất là tại các trường học, bệnh viện, khu tập trung đông dân cư... khi mà nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực và đang bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới.

- Quản lý chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh, công khai quy trình phòng, chống dịch đối với việc nhập cảnh. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép, doanh nghiệp nhận lao động là người nhập cảnh trái phép. Tiếp tục lựa chọn các cơ sở cách ly dân sự có thu phí. Xây dựng các mô hình quản lý người nhập cảnh, bảo đảm linh hoạt, an toàn về y tế. Định kỳ giám sát dịch bệnh Covid-19 bằng việc xét nghiệm cho người làm việc tại các cửa khẩu, hải quan, khu vực sân bay có tiếp xúc với người nước ngoài nhập cảnh. Xử lý nhanh thủ tục đón chuyên gia, nhà đầu tư nhập cảnh. Quản lý tt các cơ sở cách ly nhất là các cơ sở cách ly có thu phí. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở cách ly, bệnh viện, cơ sở y tế.

- Bảo đảm đủ cơ sở dự trữ vật tư, trang thiết bị thiết yếu phòng, chống dịch tại các bệnh viện và trung tâm kiểm soát bệnh tật. Hoàn thiện phác đồ điều trị, hợp tác nghiên cứu phát triển vắc xin phòng bệnh; nâng cao năng lực xét nghiệm nhanh, xét nghiệm trên diện rộng, truy vết các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh. Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin phòng dịch, lập hệ thống tổng đài tự động đa ngôn ngữ hướng dẫn phòng chống dịch. Tiếp tục truyền thông mạnh mẽ nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh trong nhân dân.

b) Triển khai có hiệu quả các chương trình hồi phục kinh tế trên các ngành, lĩnh vực:

Triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp lần 2 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Phát huy hiệu quả các Hội đồng phát triển các ngành kinh tế với vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và tổ chức tài chính trong việc nghiên cứu, xây dựng và phối hợp theo dõi quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển các ngành kinh tế trong thời gian tới, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố[75].

Tổ chức Diễn đàn kinh tế năm 2021 phù hợp tình hình dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách, quy định, các chương trình tín dụng theo chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân Thành phố. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%; tăng trưởng huy động vốn khoảng 13%-14%. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý thị trường vàng và thị trường ngoại hi trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục triển khai hiệu quả Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid -19; Chỉ thị 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch Covid-19.

Tập trung xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả “Đán hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 -2025[76]. Tổ chức tổng kết công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp[77] đtừ đó đề xuất giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong tình hình mới. Tiếp tục các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19. Đẩy mạnh việc rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư, góp phần hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường nội địa như chương trình liên kết hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành; hỗ trợ giới thiệu và kết nối doanh nghiệp với hệ thống các siêu thị, tập đoàn bán lẻ trong nước và quốc tế và các trang thương mại điện tử, từng bước hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn, giúp đưa hàng hóa trải rộng theo mạng lưới bán lẻ của các tập đoàn này trên thế giới. Triển khai các chương trình tập huấn về xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã, làng nghề, hộ nông dân tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố, nhằm hỗ trợ phát triển nông thôn mới; thực hiện chương trình truyền hình xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch và công tác cải cách hành chính của Thành phố với tên gọi “Kinh tế kết ni.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường nhằm bảo đảm ổn định thị trường giá cả, không để tăng giá đột biến, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Tích cực triển khai sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Quan tâm thị trường bán lẻ, đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, coi trọng phát triển các kênh phân phi hàng hóa sản xuất trong nước. Tăng cường quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thương mại. Xây dựng sàn giao dịch hàng hóa và các chui cung ứng/phân phối hàng hóa quy mô lớn có sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối lớn, doanh nghiệp logistics, các trang trại và doanh nghiệp sản xuất. Xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp ứng nhu cu là trung tâm về vận tải đường bộ, đường không, đường sắt, đường sông và đường bin, là đầu mối chính trung chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả nước và quốc tế. Tiếp tục triển khai Đề án phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp và các đơn vị có hệ thống phân phối lớn mạnh, tăng cường mở rộng mạng lưới phân phối và độ phủ của hàng hóa Việt Nam. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại, kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tiện lợi) hoặc chuyên doanh lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân tại các khu vực vùng ven, ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất, các chung cư xây mới.

Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử và áp dụng các mô hình phân phối, giao dịch hiện đại vào hoạt động thương mại nhằm phát triển nhanh thị trường cho doanh nghiệp Thành phố. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán, hướng đến áp dụng hệ thống thanh toán không dùng tin mặt gn với công tác an toàn, bảo mật trong thanh toán.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau đại dịch Covid-19, truyền thông, quảng bá về điểm đến và thương hiệu du lịch Thành phố, thúc đy kích cầu du lịch và khai thác ứng dụng số trong du lịch[78]. Xác định các nhóm các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện hoàn thành và vượt mức[79]. Định vị thương hiệu hình ảnh du lịch Thành phố gắn với khẩu hiệu “Vibrant HoChiMinh City” theo hình thức mới và phát huy các chiến dịch truyền thông chuyên nghiệp ngn hạn (giai đoạn từ năm 2020-2022), trung hạn (giai đoạn từ năm 2022-2025) và dài hạn đến năm 2030. Triển khai giai đoạn quảng bá, tuyên truyền chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị” lần 3 năm 2021 qua các loại hình n phm, website, mạng xã hội, apps giám sát chất lượng đơn vị được bầu chọn, ứng dụng công nghệ AI trong thông tin, hỗ trợ khách du lịch năm 2021[80]. ứng dụng công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch năm 2021[81]. Tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển du lịch y tế đến năm 2025 trong đó tập trung tổ chức hội thảo du lịch y tế trong lĩnh vực y học cổ truyền, thẩm mỹ, khảo sát mô hình du lịch y tế tại Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Khai thác hiệu quả các khu, cụm công nghiệp theo hướng nâng dần tỷ trọng các doanh nghiệp công nghệ cao và xây dựng các "cụm liên kết sản xuất", nhà xưởng cao tầng, quy hoạch phân lô và giá thuê phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phát triển công nghiệp Thành phố gắn với kinh tế Vùng, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm hiện có. Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp phổ biến thông tin, tuyên truyền triển khai cơ chế chính sách của Thành phố. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp.

Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phục vụ nông thôn. Triển khai các chính sách thu hút đầu tư hiện đại hóa ngành xây dựng, sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng phổ biến công nghệ xây dựng hiện đại. Hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, tham gia vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, các nhà lp ráp trong nước và trên thế giới. Xây dựng và triển khai các giải pháp, kế hoạch thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, trong đó tập trung xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút và hỗ trợ đầu tư cho phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm nhập khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm gia công, lắp ráp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Cung cấp thông tin, giới thiệu và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia Chương trình kích cu đầu tư của Thành phố. Tăng cường công tác tiếp xúc, nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là khó khăn về vốn, mặt bằng và đổi mới mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp.

Tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nhất là những ngành, lĩnh vực, những công đoạn có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao dựa trên nền tảng công nghiệp công nghệ cao và kinh tế số; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; tiếp tục phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực, thực phẩm) và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ; triển khai giai đoạn 2 phát triển Khu công nghệ cao, xây dựng Công viên khoa học công nghệ và một Khu công nghiệp mới có chất lượng và có tính cạnh tranh cao, phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.. Tận dụng nguồn lực, công nghệ, vật tư, thiết bị máy móc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn, giảm nhập siêu, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Từng bước chuyển sang phương thức sản xuất thông minh trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tập trung vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, giống con chất lượng và năng suất cao, từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực. Tăng cường công tác tập huấn tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao cho người dân, phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.

3. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần XI có hiệu quả ngay từ năm đầu

Tổ chức quán triệt, học tập, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII gắn với thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần XI đề ra, trong đó, tập trung triển khai đảm bảo tiến độ 51 nội dung, chương trình đề án trong 03 chương trình đột phá về đổi mới quản lý[82], phát triển hạ tầng, phát triển nhân lực và văn hóa, 01 chương trình trọng điểm về phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực Thành phố, là những chương trình, đề án cốt lõi để triển khai các giải pháp cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ từng lĩnh vực kinh tế - xã hội, hoàn thành trong Quý 2 năm 2021.

4. Đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số tận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Triển khai các nhiệm vụ chính Chương trình chuyển đổi số tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra. Đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp Thành phố. Phát triển hạ tầng số, tập trung phát triển hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, hạ tầng Internet vạn vật, hạ tầng dữ liệu. Phát triển nền tảng số, tập trung phát triển nn tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, nền tảng Internet vạn vật, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng kết nối dịch vụ số hóa, nền tảng chuỗi khối, nền tảng định danh điện tử. Tiếp tục triển khai giai đoạn 2 xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh. Xây dựng và phát triển chính quyền số nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; triển khai Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở của Thành phố; thực hiện số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của chính quyền. Tập trung phát triển kinh tế số, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, thúc đy chuyển đổi stại các doanh nghiệp; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; triển khai chính quyền số phục vụ phát triển kinh tế số. Chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, logistics, môi trường, năng lượng, đào tạo nhân lực. Triển khai các công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.

Triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số và thực tiễn phát triển của Thành phố. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin - truyền thông và các phương pháp khoa học dữ liệu đnâng cao chất lượng hoạt động thng kê, dự báo kinh tế - xã hội.

Bổ sung chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của thị trường khoa học - công nghệ, tích cực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển phần mềm, nâng cao năng lực quản trị sản xuất - kinh doanh, nâng tỷ trọng các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu triển khai, đào tạo và ươm tạo tại khu công nghệ cao trong hoạt động khoa học và công nghệ. Tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án Công viên Khoa học và Công nghệ. Nghiên cứu hình thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Phn đu đạt 02 sản phẩm thương mại hóa thành công từ Trung tâm Nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao; đăng ký ít nhất 04 sáng chế và giải pháp hữu ích; ít nhất 05 bài báo khoa học trong nước và quốc tế (ISI, Scopus).

Phát triển và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thông thế hệ thứ 5 (5G) và sau 5G trong quản lý đô thị của Thành phố. Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị Thành phố, sản xuất - kinh doanh và tổ chức xã hội giai đoạn 2021 - 2025.

Triển khai Đề án tổ chức phong trào thi đua sáng tạo và các giải thưởng sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030, phát huy cao độ nguồn lực xã hội dồi dào, phát huy tính sáng tạo to lớn của các tầng lớp nhân dân cùng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt hiệu quả cao nhất.

5. Đẩy mạnh thiết kế đô thị phục vụ quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ

Triển khai Chương trình đột phá phát triển hạ tầng Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng tạo môi trường, điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng không gian phát triển, kết nối các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gắn với bố trí, cơ cấu lại sản xuất và phân bố dân cư. Đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng số. Chú trọng phát triển hạ tầng dịch vụ thông qua gắn kết, phát huy hiệu quả quy hoạch và huy động tốt các nguồn lực (tài chính, công nghệ, đất đai,...) đáp ứng yêu cu phát triển của ngành dịch vụ tương xứng với vai trò, vị trí là ngành mũi nhọn phát triển chiến lược của Thành phố. Tập trung phát triển hạ tầng công nghiệp trên cơ sở tiếp tục phát huy các Khu công nghệ cao, Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung và mạng lưới các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, hình thành Khu công nghiệp mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao, phù hợp với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ giao thông đồng bộ theo Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030 và Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển mạnh ngành logistic; giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp bách đặt ra: giảm ùn tc giao thông, chồng ngập, giảm ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải, chất thải rắn, cung cấp và vận động 100% người dân Thành phố sử dụng nước sạch, phát triển cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị,... đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân Thành phố. Phát triển hợp lý kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, cảnh quan và môi trường sông, kênh rạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội Thành phố.

Đẩy mạnh thiết kế đô thị toàn diện, đồng bộ khu trung tâm Thành phố (930 ha), khu đô thị mới và các khu đô thị hiện hữu, ổn định; tiếp tục rà soát, cơ cấu lại quy hoạch sử dụng đất và quy chuẩn các công trình xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, đa chức năng; quy hoạch không gian phát triển (trên mặt đất, dưới mặt đất, trên mặt nước, dưới mặt nước); thu hút mạnh mẽ sự tham gia của người dân, nhà khoa học và doanh nghiệp trong quá trình rà soát, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch. Đổi mới phương thức chuẩn bị đất cho nhà đầu tư; ứng dụng thí điểm đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức triển khai thực hiện các dự án cải tạo và phát triển đô thị theo định hướng tích hợp, nắm bắt và quản lý hiệu quả giá trị nguồn lực từ đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng trên nguyên tắc khuyến khích sự tham gia tích cực của các nguồn lực xã hội. Tập trung đẩy mạnh công tác tổ chức lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đy nhanh tiến độ các dự án quy hoạch đang triển khai[83].

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 14 tháng 10 năm 2020 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành Khu đô thị mới Thủ Thiêm trước năm 2030. Tập trung phát triển xây dựng theo hướng đô thị xanh, văn minh; nâng cao năng lực thiết kế, thi công xây lp với kỹ thuật cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện môi trường, từng bước mở rộng phát triển ngành xây dựng vươn tầm khu vực và quốc tế. Phát huy hiệu quả dự án giảm ngập do triều sau khi hoàn thành. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án chuyển tiếp về xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, kè bờ nạo vét kênh rạch để kịp thời đưa công trình vào khai thác sử dụng, đảm bảo khả năng thoát nước, chống ngập úng cho lưu vực, phát huy nhiệm vụ công trình. Kêu gọi các nguồn lực xã hội đầu tư tham gia triển khai các giải pháp xóa, giảm ngập. Tổ chức quản lý có hiệu quả hệ thng, thoát nước hiện hữu. Nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo vệ hệ thng thoát nước, chung tay xóa, giảm ngập, cùng chính quyền Thành phố giữ gìn, bảo tn diện tích mặt nước tự nhiên. Đôn đốc xử lý các vị trí lấn chiếm kênh rạch và các vị trí thi công ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước. Tiếp tục triển khai các dự án xây dựng mép bờ cao kênh - rạch của các quận/huyện.

Tập trung di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch; tạo cơ chế đột phá về quy hoạch, đất đai, tài chính hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng mới, thay thế chung cư cũ hư hỏng, xuống cấp; hoàn thành việc di dời, tháo dỡ để đầu tư xây dựng mới. Xây dựng, nâng cấp các khu dân cư hiện hữu gn với chỉnh trang đô thị; xây dựng, phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, văn minh, hiện đại. Rà soát những quỹ đất hiện có, nguồn nhà, đất dôi dư từ chương trình di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm, các doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, xử lý tài sản nhà đất sử dụng không hiệu quả, những khu đất bị xử lý, thu hồi do vi phạm quy định về quản lý và sử dụng đất... đề xuất cấp có thẩm quyền về phương án xử lý, sử dụng có hiệu quả.

Tiến hành sơ kết 02 năm và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU của Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn. Tăng cường vai trò định hướng của Nhà nước đối với thị trường bất động sản để tập trung nguồn lực phát triển đô thị theo đúng định hướng quy hoạch; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, đảm bảo công khai minh bạch của thị trường.

Cơ bản hoàn tất thi công và đưa vào vận hành khai thác thương mại tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương, trong tháng 6 năm 2021); khởi công các dự án: Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi, Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ, Bến xe buýt Củ Chi, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý, hoàn tất các thủ tục đầu tư: Dự án Nhà hát giao hưởng - nhạc, vũ kịch; Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức,...; hoàn thành sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, Nút giao thông Mỹ Thủy (Quận 2),...

6. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện cuộc vận động “Người dân Thành phố H Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước; Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11 tháng 6 năm 2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải rắn. Triển khai cơ bản quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tm nhìn đến năm 2050. Thực hiện tt Chỉ thị s23 về giải pháp giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn Thành phố. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải sang đốt rác phát điện.

Triển khai thực hiện các chương trình đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển mảng xanh đô thị, năng lượng xanh, giao thông xanh, tiến đến xây dựng hoàn thiện hạ tầng xanh. Tổ chức phong trào vận động người dân trồng cây xanh vì một thành phố sạch và xanh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp - khu chế xuất, cụm công nghiệp, các cơ sở hoạt động vận tải thủy, phương tiện vận tải thủy. Vận hành thường xuyên hệ thống quan trắc nước thải tự động tại cửa xả nước thải của hệ thng xử lý nước thải tập trung ở các Khu công nghiệp, khu chế xuất và Khu công nghệ cao. Duy trì tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đạt 100%.

Tăng cường hợp tác giữa Thành phố và các tỉnh trong vùng và vùng lân cận trong bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chng thiên tai. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ yêu cu phát triển bn vững. Phục hồi và phát triển đa dạng sinh học. Quản lý tốt nguồn tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố. Khai thác hiệu quả, sử dụng tiết kiệm khoáng sản phục vụ yêu cầu phát triển bền vững, ổn định và lâu dài, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Phát triển năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả. Tiếp tục đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào trật tự, kỷ cương, nề nếp; hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Rà soát, cải cách hành chính, đy nhanh công tác cấp giy chứng nhận quyn sử dụng đất. Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đã giao đất, cho thuê đất và xử lý kịp thời đối với các dự án chậm triển khai nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất phục vụ cho đầu tư.

Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ dự báo mới, tiên tiến, nâng cao năng lực quan trắc và dự báo ngập lụt trong cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Triển khai Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố. Tập trung nghiên cứu, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của biến đổi khí hậu theo các kịch bản mới. Nâng cao nhận thức, năng lực các tổ chức liên quan, cán bộ công chức, doanh nghiệp và vai trò của cộng đồng trong chiến lược ứng phó, thích nghi với biến đi khí hậu. Chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, giới thiệu, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ của các đi tác, tổ chức quốc tế về kinh nghiệm, công nghệ và tài chính phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu. Khai thác hiệu quả các nguồn tài chính trong và ngoài nước cho tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu, trong đó có Quỹ Khí hậu xanh.

7. Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

7.1. Về phát triển văn hóa, thể dục thể thao

Tổ chức chu đáo và thành công các ngày lễ lớn trong năm. Triển khai đồng bộ các sự kiện văn hóa thường niên. Tập trung đầu tư những công trình văn hóa trọng điểm mang tính biu trưng và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố. Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” kết hợp với tổ chức thực hiện “Năm nếp sng văn minh, mỹ quan đô thị” hàng năm, hướng cuộc vận động về cơ sở, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ văn hóa của người dân khu vực ngoại thành và nội thành. Triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035, Đán tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.

Tiếp tục nâng cấp, phát triển và đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; nghiên cứu sâu những đặc trưng của truyền thống văn hóa Thành phố, giới thiệu rộng rãi các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể kể cả ở trong nước và ở nước ngoài, gắn kết với hoạt động du lịch. Xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng, tu bổ, tôn tạo và tu sửa cấp thiết di tích lịch sử - văn hóa; hoàn thành lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là di sản thế giới. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể; hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật th, nghiên cứu giải pháp bảo tồn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu gắn với lịch sử hình thành của thành phố. Tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa với các nước và vùng lãnh thổ có nền văn hóa, nghệ thuật, hệ thng bo tồn di sản tiên tiến, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa phản động, đồi trụy và những khuynh hướng xa lạ, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Thực hiện đề án phần mềm quản lý tên đường, biên soạn bổ sung quỹ tên đường tại Thành phố; phối hợp các cơ quan, đơn vị tham mưu phương án đặt tên đường ở các quận, huyện.

Tập trung thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ về đầu tư và lập kế hoạch phân bổ nâng cao trình độ tổ chức, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thdục thể thao, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể thao quần chúng. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xây dựng hệ thống thi đấu phù hợp cho các đối tượng và môi trường hoạt động; xác lập mối quan hệ hợp tác giữa bộ máy quản lý thể dục thể thao ở cơ sở với các sở, ban, ngành, tổ chức xã hội và các đơn vị thông qua các liên tịch phát triển phong trào thể dục thể thao; nghiên cứu hệ thng tính điểm thi đua để phát triển phong trào thể dục thể thao qun chúng cho phù hợp. Nghiên cứu hệ thống tuyển chọn và các chương trình, kế hoạch huấn luyện đối với từng thời kỳ, giai đoạn của từng môn thể thao cụ thể; đưa công nghệ tin học vào các quy trình thu thập, lưu trữ, xử lý và khai thác số liệu thống kê phục vụ cho công tác quản lý các mặt hoạt động của lĩnh vực thể dục thể thao: đăng ký nghiên cứu các đề tài chuyên sâu cho công tác quản lý, huấn luyện, đào tạo vận động viên ở các môn trọng điểm của Thành phố.

Triển khai các định hướng phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn tiếp theo; Đề án phát triển thdục, th thao Thành phố đến năm 2035. Nâng cao chất lượng, thchất của Nhân dân trong hoạt động phong trào rèn luyện thân thể, tập trung phát triển các môn thể thao thành tích cao trọng tâm, ưu thế của Thành phố; phát huy mọi nguồn lực của ngành văn hóa, thể thao góp phần vào sự nghiệp xây dựng Thành phố trong giai đoạn mới. Tổ chức thành công Đại hội Thdục ththao Thành phố Hồ Chí Minh; chuẩn bị lực lượng tham dự và đạt thành tích tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31 và thể thao người khuyết tật Đông Nam A - ASEAN Para Games 10; triển khai Đề án phát triển ngành thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035.

Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu về gia đình và các chỉ tiêu của Chương trình hành động phòng, chng bạo lực gia đình. Xây dựng các bộ tiêu chí môi trường văn hóa lành mạnh để con người phát triển toàn diện; phát huy phẩm chất con người Thành phố. Nâng cao vị trí, vai trò, mục tiêu, động lực của văn hóa thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của Nhân dân Thành phố.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa ”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân ththeo gương Bác Hồ vĩ đại” góp phần phát triển đời sống văn hóa, thdục ththao tại cơ sở. Xây dựng gia đình hạnh phúc, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, chương trình giáo dục đời sống gia đình, đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả việc thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; xây dựng gia đình văn hóa tại địa bàn dân cư, khu phố, ấp.

7.2. Về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

Triển khai hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh và các chương trình mục tiêu về y tế và dân số. Phấn đấu số người tham gia bảo hiểm y tế tăng 6,98% so với năm 2020. Phát huy vai trò Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố trong việc quản lý bệnh truyền nhiễm, chủ động kiểm soát và ứng phó kịp thời với các dịch bệnh. Tiếp tục xây dựng kho dữ liệu về tình hình bệnh tật và chỉ số sức khỏe; hoàn thiện kho tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp, phiếu thu thập dữ liệu và phần mềm quản lý sức khoẻ, tăng cường triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử. Triển khai hiệu quả các mô hình sàng lọc, tầm soát phát hiện sớm và tư vn bệnh lý. Giám sát chặt chẽ hoạt động xử lý nước thải tại các bệnh viện.

Chú trọng nâng cao năng lực và tăng số trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Cải tạo cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cho 24 trạm y tế điểm; thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, triển khai luân phiên bác sĩ về các trạm y tế. Nâng cao năng lực của các bệnh viện quận, huyện và bệnh viện Thành phố; nhân rộng mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh; phát triển thêm trạm cấp cứu vệ tinh 115. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, tăng cường nâng cao chất lượng các kỹ thuật chuyên sâu của các bệnh viện. Tiếp tục đầu tư phát triển các bệnh viện Thành phố trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực phía Nam và khu vực Đông Nam Á, hình thành trung tâm khám sức khỏe và tầm soát bệnh bằng công nghệ cao. Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại trong lĩnh vực y tế.

Triển khai Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn 2030; Đề án phát triển y tế cộng đồng, thực hiện bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030; phát triển “du lịch y tế” trên cơ sở hệ thống y tế chuyên sâu, thu hút khách trong và ngoài nước đến Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp du lịch và khám chữa bệnh. Phát triển y học cổ truyền trở thành một trong những hoạt động nổi bật của loại hình du lịch y tế. Tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đu thầu, mua sắm và cung ứng về dược và trang thiết bị. Phát triển công nghiệp dược, quản lý việc kết nối mạng phần mềm nhà thuốc; thực hành tốt bảo quản thuc. Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện đề án kê đơn và bán thuốc kê đơn; xây dựng phần mềm ứng dụng trong quản lý trang thiết bị y tế. Đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng y tế thông minh.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tuân thủ quy định pháp luật trong cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện, phòng khám đa khoa có điểm chất lượng thấp, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt. Tổ chức kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở cung cấp “dịch vụ thẩm mỹ”, nhà thuốc tư nhân và các cơ sở khác. Xây dựng quy trình “phản ứng nhanh”; phổ biến, hướng dẫn các cơ sở tư nhân về các quy định liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh.

Triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tập trung phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm sạch, thực hiện kiểm soát quản lý chất lượng thực phẩm từ nguồn; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình vận chuyn, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Xây dựng và phát triển mạng lưới chợ truyền thống đáp ứng các tiêu chí, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trên địa bàn.

7.3. Về giáo dục đào tạo

Phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Triển khai Đán đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở 8 ngành (công nghệ thông tin - truyền thông; cơ khí - tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính - ngân hàng; y tế; du lịch; quản lý đô thị) giai đoạn 2020 - 2035 và đại học chia sẻ. Giảm tải chương trình học, chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm, tự chinh phục kiến thức thay cho việc nhồi nhét kiến thức; tăng cường tổ chức các tiết học ngoài nhà trường nhằm gắn liền lý thuyết với thực tiễn; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Đẩy mạnh liên kết đào tạo quốc tế và xây dựng điển hình nhà trường hiện đại, nhanh chóng nhân rộng những mô hình đào tạo tiến bộ. Thúc đy chuyn đi quản lý tự chủ tài chính nhằm phát huy tính chủ động, đầu tư nâng chất phù hợp xu thế hội nhập.

Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh, sinh viên theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và năng lực của người học. Tổ chức các hình thức hoạt động học tập trong các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường (các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ,...), củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của nhân dân, mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục theo chương trình nông thôn mới ở các xã thuộc các huyện khó khăn nhất của Thành phố. Quan tâm thực hiện công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ. Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi. Đẩy mạnh việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất rèn luyện thlực và giáo dục kỹ năng sng. Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề; thực hiện đồng bộ phần mềm quản lý nhà trường.

Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố. Có kế hoạch nâng cấp các công trình trường học, mở rộng và duy tu các phòng học chưa đạt chuẩn. Đi mới cơ chế quản lý giáo dục, tổ chức phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các nhà trường trên nguyên tắc tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Đi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ quản lý và giảng dạy; ban hành một số chính sách đặc thù, có chế độ hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ cho đội ngũ; tập trung xây dựng có hiệu quả các đề án mới. Tăng cường công tác thanh kiểm tra công tác quản lý giáo dục và việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo. Tập trung thanh tra có chiều sâu các hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, công tác dạy thêm, học thêm ở các cấp học; các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, chấn chỉnh việc đào tạo liên kết với nước ngoài. Tăng cường chỉ đạo công tác tự kiểm tra các cơ sở giáo dục. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo chuyn biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế.

7.4. Đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, trong đó đẩy mạnh tần suất tổ chức sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm, nâng cao chất lượng hoạt động của các sàn giao dịch việc làm để kết nối thành công cung - cầu về slượng và chất lượng; song song đó thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn Thành phố, tạo điều kiện để người dân có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đăng ký tham gia. Tổ chức các cuộc kiểm tra đối với các chuyên đề về an toàn lao động trong các lĩnh vực.

Triển khai và giải quyết các chính sách về việc làm liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp để nhanh chóng gia nhập lại thị trường lao động. Theo dõi tình hình lao động trong các doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chính sách lao động đối với người lao động và khuyến khích các chế độ đãi ngộ để thu hút và giữ chân người lao động làm việc lâu dài trong doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đào tạo nhân lực trình độ cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ chủ yếu, các ngành dịch chuyển lao động tự do trong khi ASEAN và ngành công nghiệp hỗ trợ đáp ứng nhu cầu phát trin kinh tế - xã hội.

Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố tiếp cận một cách tốt nht các dịch vụ xã hội cơ bản; triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn mới 2021 - 2025, kéo giảm tỷ lệ thiếu hụt các chiều (chỉ số) thiếu hụt có tỷ lệ cao nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành ph. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo để chủ động tiếp cận các chính sách giảm nghèo phù hợp, tự vươn lên thoát nghèo, tránh tình trạng thụ động trông chờ ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng nhằm đảm bảo giảm nghèo toàn diện và bền vững. Duy trì và phát huy tích cực các phong trào vận động đền ơn đáp nghĩa trong toàn xã hội, nhằm tạo điều kiện chăm lo tt hơn cho đời sống các gia đình chính sách trên địa bàn. Tăng cường các giải pháp hỗ trợ gia đình người có công phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là các hộ trong diện hộ nghèo, ở nông thôn, diện di dời và tái định cư.

Tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng và các đối tượng cần trợ giúp nói chung tại cộng đồng. Thực hiện chăm lo cho trẻ em trong các dịp l, tết, dịp hè, tháng hành động vì trẻ em. Đẩy mạnh kết nối mạng lưới cung cấp dịch vụ liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đng cho mọi trẻ em. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em, qua đó thực hiện tt hơn các quyền của trẻ em. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thanh niên. Tăng cường lãnh đạo về công tác bình đẳng giới; nâng cao vị thế phụ nữ; thực hiện đồng bộ các mục tiêu, chỉ tiêu bình đng giới.

7.5. Thông tin và truyền thông

Triển khai các bước tiếp theo của Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 theo Quyết định số 1786/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2020 và Kế hoạch số 2952/KH-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội thứ XIII của Đảng. Thanh kiểm tra quản lý hoạt hoạt động báo chí, quảng cáo trên báo chí, thông tin cơ sở, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú độc lập, các kênh truyền hình; giám sát, quản lý các mạng xã hội, tăng cường công tác quản lý đối với các nhà xuất bản và hoạt động xuất bản.

8. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế

Thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, EVFTA, RCEP, các hiệp định của ASEAN với các đối tác. Tổ chức định kỳ gặp gỡ giữa Chính quyền Thành phố và Tổng Lãnh sự quán, Hiệp hội doanh nghiệp các nước nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các bên, nâng cao nim tin và động viên, kịp thời tháo gỡ khó khăn, khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Thành phố. Tăng cường triển khai các hoạt động ngoại giao hiệu quả và thiết thực, góp phần xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá du lịch, văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 còn diễn biến phức tạp. Nâng cao hiệu quả thực hiện các thoả thuận quốc tế đã được ký kết.

Chủ động, tích cực phối hợp với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam để tìm kiếm các đối tác tin cậy, các nguồn vn đầu tư phát triển của Thành phố. Mở rộng hợp tác quốc tế theo phương châm đa dạng hóa đối tác, đa dạng hóa lĩnh vực và chú trọng hiệu quả hợp tác. Tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư và các hoạt động xúc tiến; phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Phát huy hơn nữa vai trò của đi ngoại nhân dân, đẩy mạnh công tác người Việt Nam ở nước ngoài bằng cách đổi mới phương thức, đa dạng hóa các hoạt động, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhm thu hút và phát huy ngun lực, tri thức của kiều bào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đón tiếp chu đáo, trọng thị, an toàn các đoàn địa phương nước ngoài đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh sau khi các nước đã chính thức mở cửa các đường bay; tổ chức thành công các chuyến thăm của lãnh đạo Thành phố đi thăm và làm việc tại các nước theo kế hoạch đoàn ra hàng năm được Thủ tướng phê duyệt; tích cực triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa và thông tin tuyên truyền đối ngoại; tổ chức hiệu quả, an toàn các sự kiện đối ngoại trên địa bàn Thành phố. Đnâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và nâng cao năng lực hội nhập của cán bộ Thành phố, tích cực triển khai Đề án thúc đẩy quan hệ với các địa phương trọng điểm thuộc các nước là đối tác chiến lược của Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025, Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ, công chức, viên chức Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2024, Tổ công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh...

9. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng an ninh vững chắc:

Tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại tồn đọng, bức xúc. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu lực lượng quân đội thực hiện có hiệu quả các nghị quyết về quốc phòng - an ninh, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; nắm chắc tình hình, âm mưu và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị. Xây dựng lực lượng vũ trang Thành phố có bản lĩnh chính trị vững vàng, lực lượng quân sự, công an chủ lực được xây dựng chính quy; lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp; lực lượng dự bị động viên được xây dựng, quản lý chặt chẽ. Thường xuyên tổ chức tập luyện theo phương án, kiểm tra thực hiện chế độ trực và duy trì trạng thái sẵn sàng cơ động ở các cấp; diễn tập phòng thủ, phòng thủ dân sự kết hợp với diễn tập phòng chng biu tình, bạo loạn, khủng bsát với tình hình thực tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về chính trị tư tưởng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình ” của các thế lực thù địch. Đầu tư các phương tiện, trang thiết bị hiện đại cho quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện văn kiện tác chiến phòng thủ, các phương án, kế hoạch phòng chống gây rối, biểu tình, bạo loạn và khủng bố.

Hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo đúng quy định, tổ chức diễn tập phòng, chống biểu tình gây rối bạo loạn, diễn tập phòng thủ theo kế hoạch, triển khai và thực hiện có hiệu quả chính sách hậu phương quân đội đối với các đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ. Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh, hun luyện quân sự, hội tho quốc phòng. Tổ chức định kỳ các lớp bi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng. Thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng.

Đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy và tội phạm khai thác công nghệ cao, triển khai Đề án nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh mạng, an ninh truyền thông, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động tán phát các thông tin, tài liệu có nội dung xấu, phá hoại tư tưởng, quan điểm sai trái. Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống tội phạm đến quần chúng nhân dân. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả, đảm bảo tuyệt đối an toàn các lễ hội, sự kiện chính trị quan trọng (Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026,...). Đưa vào hoạt động Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố, Trung tâm An toàn thông tin; chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh hiệu quả với các hoạt động vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình hình phức tạp, đột biến bất ngờ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi trường hòa bình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ (HN và TPHCM);
- Bộ K
ế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
- Tổng cục thống kê;
- Thường trực Thành
y;
- Thường trực HĐND thành phố;
- Thành viên
y ban nhân dân thành phố;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- Văn phòng, các Ban HĐND thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các đoàn thể TP;
- Các sở - ban - ngành, doanh nghiệp TP;
- UBND các quận huyện;
- VPUB: CPVP; các phòng NCTH, TH (3b);
- Lưu VT (TH/TA)

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Phong

 

PHỤ LỤC

ƯỚC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI, THU CHI NGÂN SÁCH NĂM 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu kế hoạch 2020

Ước thực hiện cả năm 2020

So với kế hoạch

I

Các chỉ tiêu kinh tế (5 chỉ tiêu)

1

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GRDP)

%

8,3 - 8,5%

1,39%

Không đạt

2

Tỷ trọng đóng góp của yếu tnăng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP

%

trên 36%

>36%

Đạt

3

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

%

đạt 35% GRDP

35%

Đạt

4

Thu ngân sách

Tỷ đồng

100% dự toán

91,51% dự toán

Không đạt

5

Thành lập mới doanh nghiệp (gồm chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp)

Doanh nghiệp

44.000 doanh nghiệp

40.777 doanh nghiệp

Không đạt

II

Các chỉ tiêu xã hội (10 chỉ tiêu)

11

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm

%

- Giảm 0,7% (tương ứng giảm 15.750 hộ)

Giảm 0,27% (tương ứng giảm 6.645 hộ còn lại của thành phố)

Đạt

- Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân hàng năm

- Giảm 0,9% (tương ứng giảm 20.200 hộ)

Giảm 0,55% (tương ứng giảm 13.540 hộ còn lại của thành phố)

Đạt

- Tỷ lệ hộ cận nghèo

1,9%

0,62% số hộ cận nghèo còn lại của thành phố

Đạt

2

Tạo việc làm mới

lao động

135.000

136.706

Đạt

3

Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề

%

85%

85,2%

Đạt

4

Tỷ lệ thất nghiệp đô thị

%

Dưới 3,7%

4%

Không đạt

5

Tổng diện tích nhà ở xây dựng mới

m2

8 triệu

8,87 triệu

Vượt

6

Diện tích nhà ở bình quân đầu người

m2/người

20,06 m2/người

20,63 m2/người

Vượt

7

Số phòng học trên 10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi)

phòng

300 phòng

300 phòng

Đạt

8

Số bác sỹ trên 10.000 dân

bác sỹ

20

20

Đạt

9

Số giường bệnh trên 10.000 dân

giường

42

42

Đạt

Diện tích sàn xây dựng/giường bệnh

m2

45,5

47,52

Đạt

10

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

91%

91%

Đạt

III

Các chỉ tiêu về môi trường (4 chỉ tiêu)

1

Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch

%

100%

100%

Đạt

Giảm tổng lượng khai thác nước dưới đất so với năm 2019

%

15,35%

(tương đương 110.000 m3/ngày)

15,83%

(tương đương 113.500 m3/ngày)

Đạt

2

Tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn môi trường

%

100%

100%

Đạt

3

Tỷ lệ xử lý nước thải công nghiệp

%

100%

100%

Đạt

4

Nước thải bệnh viện được xử lý đạt quy chuẩn môi trường

%

100%

100%

Đạt

IV

Các chỉ tiêu về văn hóa (1 chỉ tiêu)

1

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đăng ký thực hiện và đạt tiêu chí văn hóa nơi công sở

%

100%

100%

Đạt

V

Các chỉ tiêu về cải cách hành chính (1 chỉ tiêu)

1

Phấn đấu nâng điểm chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ scải cách hành chính (PAR- index).

xếp hạng

- PAPI vào nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu.

- PCI vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước.

- PAR-index vào nhóm 5 tỉnh, thành có điểm cao nhất.

- PAPI năm 2019 vào nhóm 16 tỉnh, thành dẫn đầu.

- PCI năm 2019 xếp hạng 14

- PAR-index năm 2019 vào nhóm 7 tỉnh, thành có điểm cao nhất.

Năm 2021 mới có kết quả đánh giá

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Hiện nay, hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phcó 237 chợ, 236 siêu thị, 45 trung tâm thương mại và 2.735 ca hàng bán lẻ. Năm 2020, dù ảnh hưởng bi dịch bệnh Covid-19 nhưng tình hình phát triển hệ thống phân phối n định. Xét về mức tỷ trọng, các hệ thống phân phối hiện đại vẫn duy trì ưu thế tỷ trọng điểm bán, chi phối thị trường bán lhiện đại trên địa bàn Thành phố (siêu thị chiếm 80%, trung tâm thương mại chiếm 60%, cửa hàng tiện lợi chiếm 76%), đsức đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân. Hệ thng phân phi hiện đại đã và đang thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân liên quan theo hướng văn minh, hiện đại thông qua việc lựa chọn kênh phân phối mặt hàng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, đm bo chất lượng, giá cphù hợp, góp phần xóa bỏ các điểm - khu vực kinh doanh tự phát hoạt động trên lòng, lề đường, gây an ninh trật tự giao thông và nh hưng đến vmỹ quan đô thị của Thành phố.

[2] Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm: Máy vi tính, sn phẩm điện tử và linh kiện chiếm tỷ trọng 44,01%, tăng 21,4% so với cùng kỳ; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm ttrọng 5,4%, tăng 1,2% so với cùng kỳ; Hàng rau quchiếm ttrọng 2,31%, tăng 26,2%; Gạo chiếm ttrọng 2,51%, tăng 6,4%; Gỗ và sn phẩm gỗ chiếm tỷ trọng 1,45% tăng 5,2%.

[3] Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm ttrọng 36,6%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chiếm tỷ trọng 11%; Hàng hóa khác chiếm 22,08%.

[4] Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

[5] Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

[6] Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 04 tháng 05 năm 2020.

[7] Kế hoạch số 3428/KH-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2020.

[8] Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2020.

[9] Số liệu tính đến ngày 18 tháng 12 năm 2020.

[10] Vốn huy động bng VNĐ ước đạt 2.440.000 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cuối năm 2019; vốn huy động bằng ngoại tệ ước đạt 335.000 tỷ đồng, tăng 0,9% so cuối năm 2019.

[11] Dư nợ tín dụng bằng VNĐ ước đạt 2.310.000 tỷ đồng, chiếm 93,1% tổng dư nợ, tăng 8,5% so cuối năm 2019; dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước đạt 170.000 tỷ đng, chiếm 6,9% tổng dư nợ, tăng 2,1% so cuối năm 2019.

[12] Số liệu các chương trình hỗ trợ tính đến cuối tháng 9 năm 2020.

[13] Bao gồm: Phát triển nông nghiệp và nông thôn, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nh, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

[14] Hệ thống đang vận hành với 9.706 công nghệ và thiết bị của 1.536 nhà cung ứng; 2.031 tổ chức, chuyên gia tư vấn (trong đó, có 908 chuyên gia tư vấn), 390 dự án tìm kiếm đối tác, số lượt truy cập Techport năm 2020 ước đạt 387.500 lượt. Ước tính trong năm 2020, đã tiếp nhận và tư vấn, cung cấp thông tin cho 400 yêu cầu từ cá nhân, doanh nghiệp.

[15] Diện tích rau, quả được chứng nhận VietGAP tăng, đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trưng ngành nông nghiệp. Với giá bán rau VietGAP cao hơn so với giá bán rau bình thường khoảng 13% (từ 1.000đ - 2.000đ/kg) thì giá trị tăng thêm của sản lượng (262.000 tấn) là khong 360 tỷ đồng.

[16] Về chuyển dịch cơ cấu trong năm 2020: trồng trọt chiếm ttrọng 18,6% (cùng kỳ 22,1%), chăn nuôi 44,7% (cùng kỳ 41,2%), thủy sản 29% (cùng kỳ 29,3%).

[17] Ban hành tại Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 với 19 tiêu chí, 50 ch tiêu, trong đó, có 8 tiêu chí có chtiêu cao hơn so với Bộ tiêu chí của Trung ương.

[18] Ba huyện được Chính phủ phê duyệt đạt chuẩn Nông thôn mới đó là Củ Chi, Nhà Bè, Hóc Môn; hiện nay huyện Cần Giờ đã đạt 9 tiêu chí cấp huyện đang trình hồ sơ cho Văn phòng điều phối trung ương thẩm định.

[19] Ci tiến mô hình giao dịch, lấy khách hàng làm trung tâm: cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn gin hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ và tăng cường thực hiện tự động hóa quy trình, thực hiện phân quyền phê duyệt hồ sơ để đẩy nhanh tốc độ xử lý, giao dịch một cửa. Nâng cao chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại: tiếp tục nâng cấp công nghệ, bổ sung tính năng mới cho các sn phm dịch vụ trên nền tng nâng cấp hạ tầng kĩ thuật, tăng cường cung ứng đa dạng các tiện ích và dịch vụ cho khách hàng, thông qua hệ thống ngân hàng điện t, hệ thng thanh toán hiện đại, mobile banking, internet banking,... Nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh cung cấp các sản phm dịch vụ đi kèm kênh mua sm Online với các chương trình ưu đãi mua sắm Online với các đi tác thương mại lớn như: Shopee, Tiki, Lazada, Vingroup... Bên cạnh việc tự trang bị cho mình những công cụ bo mật mới, an toàn, các ngân hàng đã quan tâm, thực hiện công tác tuyên truyền kiến thức, biện pháp nhằm giúp khách hàng hiu và tự bảo vệ, giảm thiu rủi ro (nếu có) cho bản thân khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. Nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng kiểm soát nội bộ: Triển khai áp dụng Basel II nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế đúng với lộ trình của Ngân hàng nhà nước, đảm bảo hệ thống kiểm soát ri ro phù hợp với nguyên tắc ba tuyến bảo vệ.

[20] Gồm 110 trường hợp doanh nghiệp chưa có/ không còn nhu cầu hỗ trợ; 92 trường hợp doanh nghiệp được hỗ trợ giảm lãi từ 0,2-2%/năm so với lãi suất đang áp dụng trước đó; 21 doanh nghiệp được cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ; 47 trường hợp được cho vay mới; 04 trường hợp được tăng hạn mức tín dụng; 03 trường hợp giảm phí dịch vụ; 18 khách hàng được hỗ trợ nhiu hình thức (tăng hạn mức, giảm lãi, cơ cấu nợ...); 118 doanh nghiệp đang xem xét hồ sơ; 236 trường hợp tư vấn hướng dẫn; 19 trường hợp không liên hệ được với doanh nghiệp; 01 trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thuộc diện ngân hàng thương mại hạn chế cho vay; 54 trường hợp không đủ điều kiện vay vốn hoặc không thuộc khách hàng mục tiêu của ngân hàng; 07 trường hợp không đđiều kiện cơ cấu nợ hoặc giảm lãi; 15 trường hợp không có dư nợ tại ngân hàng.

[21] Tổ chức (1) Triển lãm 200 gian hàng sản phẩm, công nghệ và hơn 30 sự kiện trong “Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - WHISE 2020”, Ngày hội Khởi nghiệp Vùng - TECHFEST Vùng 2020 và Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2020 - A14VN 2020 thông qua hình thức trực tuyến và trực tiếp. (2) Cuộc thi “Dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020” (HAI-2020), chọn được 20 dự án vào vòng Chung kết cuộc thi đề tham gia ươm tạo (3) Giải thưởng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp lần 3 (I-Star 2020) tiến hành khảo sát 40/303 hsơ hợp lệ được cộng đồng bình chọn vào Vòng chung kết (4) Gần 200 sự kiện về hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Không gian đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, thu hút 7.300 lượt người tham dự. Tổ chức chuỗi sự kiện chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2020, thu hút gần 2.000 lượt người tham gia.

[22] Trong năm 2020, hệ thống đã thu hút 31.823 lượt truy cập, có 18 khóa học đang hoạt động.

[23] Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025; Khởi công xây dựng dự án Tòa nhà Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố, công trình được thiết kế với tổng diện tích sàn là 16.970m2, góp phần quan trọng để Thành phố cùng cnước thực hiện thành công đề án “Hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2025”. Hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp (tư vấn, đào tạo, kết nối,...) cho trên 280 dự án khi nghiệp sáng tạo

[24] Có 06 dự án có đối ứng với tổng số tiền đối ứng là 4,025 tỷ đồng.

[25] Hợp tác xã Nông nghiệp ThViệt đã kết nối với 05 doanh nghiệp (Singapore và Đức) xuất nhập khẩu nông sản với các thỏa thuận hợp tác và đơn hàng như: pate nấm, ớt, chà bông nấm hương, quế, tương ớt,...; Công ty CP Kết nối Thời trang (Faslink JSC) có đơn hàng xuất khẩu vài kháng khuẩn sang Pháp và Đức; Công ty XNK Nông lâm Hải sản - Agrimexco kết nối với doanh nghiệp Lào về xuất khẩu điều; Công ty TNHH Sn xut Thương mại Phan Thịnh kết nối với đi tác về cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ hệ thống 6 siêu thị AB BEAUTY WORLD kết ni với 20 doanh nghiệp; Công ty Totolink kết nối với thương vụ Úc để giới thiệu về dịch vụ phục vụ cho triển khai App thông tin VietAUS Trade; Hợp tác xã NN - TM DV DL - ĐT và XD cần Giờ Tương Lai kết nối với 05 đơn vị đi tác tiềm năng; Công ty Heritage kết nối với các nhà cung cấp gạo hữu cơ, hạt điều tươi, đông trùng hạ thảo...đề xuất khẩu sang thị trường Mỹ; Chuỗi cửa hàng Meli Food tiếp tục kết nối với các nguồn nông sản, đặc trưng vùng miền trực tiếp từ hộ kinh doanh, nhà vườn, để tạo thành chuỗi liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông sản; Hỗ trợ doanh nghiệp lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng...kết nối với Siêu thị Bách hóa tng hợp Royal Mart với diện tích trưng bày hàng hóa 160 m2; Hỗ trợ các thương vụ, tham tán Việt Nam tại Thái Lan, Cuba, Hoa Kỳ, Nhật Bn, Iran, Myanmar... kết nối với doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về các đơn hàng tiêu dùng, thiết bị y tế... Phối hợp Tập đoàn Central Group Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp nhvà vừa, sản phẩm OCOP (Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phm); đồng thời thực hiện chương trình liên kết hoạt động xúc tiến thương mại giữa 21 tnh/thành phía Nam, hỗ trợ doanh nghiệp đưa sn phẩm vào hệ thống phân phối của Big C trên toàn quốc và phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tiếp cận hệ thống phân phối các nước như: Thái Lan, Hoa Kỳ, n Độ.

[26] Đại diện các cơ quan ngoại giao, các Hiệp hội nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh; các Hiệp hội, Hội ngành nghề trong nước; các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam; khách tham quan trong và ngoài nước.

[27] Trong đó nước ngoài có 5 đoàn (Thương vụ Đại sứ quán nước Cộng hòa Áo tại TP.HCM; doanh nghiệp Hàn quốc (3) và doanh nghiệp Hà Lan (1)) cùng 41 đoàn các tổ chức trong nước đến hợp tác xây dựng các chương trình chuẩn bị cho các hoạt động xúc tiến sau dịch bệnh Covid-19 và trao đi kinh nghiệm lẫn nhau.

[28] Chuyên đề: Quyết toán thuế; Giải đáp các nội dung liên quan đến Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất; Giải đáp các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của ngành ngân hàng.

[29] Chuyên đ: Đối thoại giữa Doanh nghiệp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bo hiểm xã hội Thành phố và Cục Thuế Thành phố, thu hút hơn 1.100 doanh nghiệp tham dự. Tiếp nhận và gii đáp hơn 360 câu hi vướng mc của doanh nghiệp về thay đổi cơ cấu lao động, chính sách được hưng của người lao động là người cao tui, cách giải quyết những trường hợp người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng không lý do, trợ cấp mất việc, thủ tục xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài, bảo him xã hội cho người lao động nước ngoài, thủ tục gii quyết chế độ thai sản, bo him tht nghiệp, đóng bảo him xã hội trễ hạn, Hóa đơn điện t, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2020 về sa đổi, bổ sung khon 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết....

[30] Thực hiện theo 03 cấp: Thị trường ngành hàng (cấp 1, phân loại theo mã hồ sơ 4 số), thị trường sn phẩm (cấp 2, phân loại theo mã hồ sơ 6 s) và sản phẩm kết hợp với thị trường quốc gia (PMC - Product Market Combination).

[31] Chđề phát sóng: Xúc tiến thương mại 2019 - phát triển thị trường nội địa; Sản xuất sạch theo chuỗi khép kín thời dịch bệnh; Du lịch Thành phố và nỗ lực phát triển vượt khó thời dịch bệnh; Giải pháp nào đ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau Covid 19; Doanh nghiệp tìm cơ hội từ Covid 19 đkhôi phục và phát triển; Thành phố Hồ Chí Minh nâng chất trong ci cách thủ tục hành chính; G khó cho công nhân nh hưng bi Covid-19; Doanh nghiệp tìm giải pháp thích ứng với dịch bệnh; Đề nông nghiệp sạch bứt phá sau dịch Covid-19; Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal.

[32] Các khóa tập huấn: Phương pháp tiếp cận thông tin thị trường, Tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu trong bối cnh mới; Tư vấn thiết kế bao bì và nhãn mác hàng hóa; Bán hàng trên Amazon; Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đưa vào hệ thống kênh phân phối; Đào tạo các kỹ năng lập kế hoạch và chiến lược Sales cho các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ; Tiềm năng hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - EU; Chuyên viên quản trị kỹ thuật Halal - Quản lý nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn Halal; Chuyên viên quản trị kỹ thuật Halal - Hướng dẫn, tư vn thực hiện quy trình chứng nhận Halal và Quản lý nội bộ tiêu chuẩn Halal...

[33] Hội tho, tọa đàm: Vượt qua rào cn đ kinh doanh với EU và Pháp; Đưa hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ; Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi khôi phục hoạt động sau dịch Covid-19; Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - giải pháp xây dựng thương hiệu hàng hóa đưa vào hệ thống bán lẻ Thành phố; Làm thế nào một Tập đoàn/ Doanh nghiệp/ Tổ chức có th“bật ny” cao hơn đim xuất phát của họ khi “trận bão Covid-19” kết thúc; Chiến lược xuất khẩu đa kênh hậu Covid-19; Làm thế nào để chủ động và tìm kiếm cơ hội giao thương quốc tế dưới tác động của Covid-19?; Những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu thiết bị bảo hộ y tế; Vượt qua rào cản đề kinh doanh với EU và Pháp; Malaysia - Thị trường xuất khẩu tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam sau Covid- 19; Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi khôi phục hoạt động sau dịch Covid-19; Thuận lợi, khó khăn trong sn xuất và tiêu thụ sản phẩm - gii pháp xây dựng thương hiệu hàng hóa đưa vào hệ thống bán lẻ; Webinar “Khuyến khích phát triển thương mại điện từ vùng nông thôn”; Mrộng thị trường Bắc Mvà ASEAN trong ngành Thực phẩm và Nông sn; Giao dịch thương mại trên sàn thương mại điện tử và những vấn đề pháp lý quan trọng.

[34] Một số chương trình trực tuyến tiêu biểu: Chuyển đổi số - Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh hiện tại; Làm thế nào để chđộng và tìm kiếm cơ hội giao thương quốc tế dưới tác động của Covid-19; Tìm kiếm thị trường mới cùng chuyên gia dưới tác động của dịch Covid-19.

[35] Số liệu tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2020

[36] Trong đó có 146 hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp.

[37] Số liệu tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2020

[38] 100% vốn nước ngoài: 865 dự án; liên doanh: 84 dự án; hợp đồng hợp tác kinh doanh: 01 dự án.

[39] Tính đến 30 tháng 10 năm 2020.

[40] Trong đó: có 06 doanh nghiệp FDI và 02 doanh nghiệp trong nước, xy ra trên địa bàn huyện: Củ Chi, Bình Chánh và Quận Bình Tân: mỗi quận 02 vụ; Thủ Đức, Hóc Môn mỗi quận, huyện: 01 vụ.

[41] Dự án nhà ở xã hội và nhà trẻ tại phường Long Trường, Quận 9 cho Công ty Hng Ân làm chủ đầu tư; Dự án Nhà lưu trú công nhân khu chế xuất Linh Trung II (giai đoạn 2), Quận Thủ Đức do Công ty Thiên Phát làm chủ đầu tư; Dự án nhà ở xã hội cho công nhân thuê thuộc Cụm công nghiệp tại Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 do Công ty Cổ phần ThuThiemGroup làm chđầu tư.

[42] Khu tái định cư và nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi thuộc khu B - Khu đô thị Tây Bc do Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc.

[43] Khu dân cư Lê Thành do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành làm chủ đầu tư; Khu nhà ở Hưng Phát tại 2225 đường Phạm Thế Hiển, phường 6, Quận 8 do Công ty TNHH 276 Ngọc Long làm chủ đầu tư; khu căn hộ chung cư cao tầng (dự án Natural Poem) là dự án phát triển nhà ở xã hội độc lập tại số số 629, đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân do Công ty TNHH Lee&Co Việt Nam làm chủ đầu tư; Nhà ở xã hội thuộc dự án khu dân cư phường Tân Phú, Quận 9 do Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp và Thương mại Thuận Kiều làm chủ đầu tư (Hoàn thành 50% tương ứng 605 căn hộ).

[44] (1) Chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã thu gom, vận chuyển chất thi rắn sinh hoạt; (2) Chính sách hỗ trợ trang bị phương tiện bo vệ cá nhân.

[45] Kết qutriển khai chthị 19 (Từ năm 2019 đến ngày 30 tháng 9 năm 2020) như sau: Toàn Thành phố đã có 321/321 phường - xã - thị trấn đã tổ chức đối thoại với nhân dân, đạt tỷ lệ 100%. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020, đã tổ chức 7.899 cuộc đi thoại, tổng số hộ dân đã thực hiện bản cam kết là đạt tlệ 99,9%. Các quận - huyện duy trì triển khai phn mm quản lý trực tuyến để tiếp nhận và xử lý ý kiến, phản ánh của người dân về tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch, các điểm gây ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm về môi trường và trật tự đô thị, đã tiếp nhận và giải quyết 99,7%. Ủy ban nhân dân 24 quận/huyện tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực môi trường tại địa phương, kết qu đã nhắc nh 10.223 trưng hợp với số tiền xử phạt khong 25 t đng. Các quận - huyện cùng tiếp tục vận động xã hội hóa việc lắp đặt, bổ sung các camera an ninh với tổng số lượng lp đặt là 37.321 cái kết hợp theo dõi giám sát về chất lượng vệ sinh môi trường.

[46] Lễ trao bằng xếp hạng Di tích Lịch s- Văn hóa cấp Thành phố; Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chthị 19 - CT/TU ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy; Họp mặt mừng Xuân - mừng Đng xuân Canh Tý 2020, Họp mặt truyền thống Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020; Chương trình sân khấu hóa kniệm 231 năm Chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 - 2020); Kniệm 90 năm Ngày thành lập Đng Cộng sn Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020); Lễ Giỗ T Hùng Vương (ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch); Kniệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), triển lãm ảnh nghệ thuật về đề tài “Thành phố Hồ Chí Minh - 45 năm rực rỡ tên vàng, “Giai cấp công nhân - lực lượng tiên phong của cách mạng Việt Nam-, Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) và 109 năm Ngày Bác Hra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2020); Chương trình cầu truyền hình “Hồ Chí Minh - Ý chí Việt Nam” kniệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020); Các hoạt động văn hóa, thể thao kỷ niệm 44 năm Ngày Thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức, vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (02/7/1976 - 02/7/2020); Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2020; Lễ Giỗ Đức Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 320 (1700 - 2020); Kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020); Kniệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2020); Lkhai mạc triển lãm; Lễ khánh thành Công viên Lam Sơn; Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân Kỷ niệm 75 năm ngày Cách Mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2020); Lễ Giỗ lần thứ 188 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt (1832 - 2020) và Lễ đặt đi tên đường Lê Văn Duyệt; Kniệm 75 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2020); Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” Thành phố Hồ Chí Minh đợt 40; Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ; Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đng bộ các quận, huyện và Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Phát động Giải thưởng sáng tạo Thành phố H Chí Minh ln thứ 2 - năm 2021; Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2020); Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2020) và 10 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam; Chương trình Công bố và Trao giải Cuộc vận động sáng tác tác phẩm âm nhạc và sân khấu hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước; Các hoạt động thông tin, triển lãm, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng Đại hội Đại biểu Đng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025; Lễ công bố, trao gii và công diễn phần thi đạt gii cao tại cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu Ci lương Trần Hữu Trang - 2020".

[47] Căn cứ tình hình thực tế, đm bo thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. hạn chế, tạm ngưng thực hiện các chương trình, sự kiện tập trung đông người. Triển khai Kế hoạch sáng tác, dàn dựng, phổ biến tác phm nghệ thuật v đtài phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 nhm tuyên truyền sâu rộng trong các tng lớp Nhân dân về nâng cao tinh thần ý thức trong công tác phòng, chống dịch, đồng thời ca ngợi đội ngũ y bác sĩ, lực lượng vũ trang... là lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh đã được đông đảo văn nghệ sỹ, các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập tích cc tham gia, có nhiều sn phẩm và chương trình âm nhạc được ra đời, góp phần động viên, tin tưởng của Nhân dân với cuộc chiến chống dịch Covid-19 và huy động các nguồn lực xã hội đóng góp hiện vật, hiện kim chia svới khó khăn của lực lượng tuyến đầu chống dịch; Tiếp tục triển khai trlại chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng tại sảnh trước Nhà hát Thành phố vào dịp Tết Nguyên đán và chương trình nghệ thuật cuối tuần, góp phần làm phong phú, tạo nét riêng trong hoạt động văn hóa nghệ thuật của người dân Thành phố, phục vụ du khách đến với Thành phố.

[48] Quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “p văn hóa”. “Bn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.

[49] T chc tuyên truyền bng hình thức sân khu hóa, hi đáp về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quc dân trên địa bàn Quận 2, 4, 12, ThĐức, huyện Cn Giờ, Bình Chánh. Ngoài ra, còn biên soạn, biên tập và tng hợp tài liệu tuyên truyền gồm 12 nội dung gửi 24 quận, huyện thực hiện tuyên truyền trong năm 2020. Trong 9 tháng đầu năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bng nhiều hình thức với nội dung phong phú, đa dạng, tổ chức 77 lớp tập huấn cp huyện và 101 lớp tập huấn cấp xã. Thực hiện xây dựng tờ gp pháp luật “Một số hành vi và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình". Trin khai thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xtrong gia đình” đến các cơ quan, đơn vị, 24 qun - huyện đtổ chức thực hiện. Ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chthị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư “Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Ch thsố 49-CT/TW của Ban Bí thư “Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” trên địa bàn Thành phố; đề xuất khen thưng cho 36 tập thể và 06 cá nhân có thành tích xuất sc. Nhân kniệm 19 năm ngày Gia đình Việt Nam 28/6 tuyên dương, tặng bằng khen cho 47 hộ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa” tiêu biểu 03 năm liền (2017 - 2019) trong chuỗi hoạt động kniệm 44 năm Ngày Thành phố Sài Gòn - Gia định chính thức, vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (02/7/1976 - 02/7/2020.

[50] Thực hiện tu b, tôn tạo tường rào di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh); tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đình Chí Hòa (Quận 10); kho sát và trao đổi phương án thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích khảo cổ cấp quốc gia Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ); hồ sơ tu bổ di tích Nhà hát Thành phố (Quận 1), đình Tân Quy Đông (Quận 7); hồ sơ tu bổ Bo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 4); dự án tu b, tôn tạo Bo tàng Lịch sử - Đền thờ Hùng Vương (Quận 1) và dự án chùa Giác Viên (giai đoạn 2) (Quận 11); dự án công trình tu b, tôn tạo chùa Phụng Sơn (Quận 11); hoàn chnh hồ sơ tu b di tích đình Tân Túc, đình Bình Trường, đình Phú Lạc (huyện Bình Chánh)...

[51] Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng thành đường Lê Văn Duyệt trên địa bàn quận Bình Thạnh. Quyết định bổ sung Quỹ tên đường và đi tên đường Đinh Tiên Hoàng thành đường Lê Văn Duyệt trên địa bàn quận Bình Thạnh. Xem xét về lộ giới, lý trình 169 tuyến đường được đề nghị đặt tên mới trên địa bàn huyện C Chi.

[52] Thời gian trước và trong Tết nguyên đán: Tổ chức các giải ththao mừng Đảng, mừng Xuân một số môn thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, gii trí của Nhân dân trong dịp Tết (Bi sắt, Ctướng, Bóng đá, Bóng chuyn, Cu lông, Bóng bàn, Cầu Mây, Trò chơi vận động, Xe đạp, Kéo co...). Một số đơn vị như Trung tâm Thdục ththao Quận 7, Quận 11, Quận 5, Quận 8... tổ chức các các suất biểu diễn Lân - Sư - Rồng min phí phục vụ Nhân dân trên địa bàn. Hỗ trợ cho các ban, ngành, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức các giải thể thao mừng Đng, mừng Xuân đã tạo không khí thi đua sôi ni, vui tươi trong các đối tượng Nhân dân. Thi gian dịch bệnh được kiểm soát (từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 7): Tổ chức tháng hành động thể dục thể thao cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khe toàn dân năm 2020 với gần 6.500 người tham dự cấp Thành phố: Tổ chức hoạt động hè năm 2020 Chủ đề: "Hè vui, khỏe, bổ ích và an toàn"; Lphát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước năm 2020; Ban hành Điều lHội khe Phù Đổng Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2019 - 2020 và đã tổ chức thành công với 29 môn thể thao; Tổ chức giải, tập huấn, thi đấu, khen thưng cho các vận động viên thể thao khuyết tật Thành phố; Tổ chức Gii thể thao người khuyết tật Thành phố mrộng năm 2020 nhằm duy trì và phát triển phong trào tập luyện thể thao cho người khuyết tật; Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao và gii trí cho người khuyết tật năm 2020; Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục th thao và gii trí cho người cao tui trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 và tổ chức Hội thao đồng diễn Th dục dưỡng sinh chào mừng tháng hành động vì người cao tui năm 2020 thu hút gần 2000 người cao tuổi tham gia đng din: Chương trình đi bộ từ thiện Lawrence Sting lần thứ 16; Gii Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh HCMC lần th8; Tổ chức thành công cuộc đua xe đạp “Non sông nối liền một di”, đây là giải đua xe đạp truyền thống mang đm bản sắc văn hóa của Thành phố H Chí Minh được tổ chức hàng năm.

[53] Đặc biệt, tổ chức thành công Hội khỏe phù đổng Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2019 - 2020 với 29 môn ththao. Đây là ngày hội quan trọng đối với lứa tuổi học sinh, đồng thời là một nét văn hóa đặc trưng của Thành phố được duy trì tổ chức hàng năm.

[54] Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[55] Quyết định 02/2003/QĐ-UBND ngày 03 tháng 1 năm 2003 của Ủy ban Nhân dân Thành phố.

[56] Trường Đại học Sài Gòn xây dựng Chương trình đào tạo khởi nghiệp - Đề án phát triển “Chương trình đào tạo khởi nghiệp năm 2019” dành cho sinh viên các trường Đại học.

[57] Phân phối 100.000 t rơi “Cách lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn, “5 chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn, “Cnh báo Ngộ độc So biển, “Thực hành an toàn thực phẩm, 10.000 poster “10 nguyên tc vàng, 4.000 đĩa tuyên truyền “Hướng dẫn điều tra, xử lý ngộ độc tập thtrên địa bàn Thành phố H Chí Minh, “Thông điệp đm bo ATTP Tết Canh Tý 2020” cho 24 quận, huyện, tiến hành treo 670 băng rôn tuyên truyền về đm bo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020 và hưng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2020, viết 82 bài đăng tin tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, 30 bài viết tuyên truyền đảm bảo sức khỏe cho người dân trong thời gian chống dịch Covid-19 và 30 banner khu hiệu tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của Ban Quản lý An toàn thực phẩm, phối hợp thực hiện 12 chuyên đ an toàn thực phẩm trên Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) và trên Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM (VOH). Tổ chức 66 lớp tập huấn lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho 7.751 người tham dự. Tổ chức tập hun 271 lớp cho 13.805 lượt người tham dự về quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sn; quy định về giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sn phẩm động vật nhm nâng cao ý thức đàm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh. Biên soạn, in ấn 5.000 cuốn cẩm nang kỹ thuật, s tay hướng dẫn sản xuất an toàn, hơn 9.600 băng rôn, poster, áp phích; hơn 27.500 tờ bướm tuyên truyền về việc sử dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sn.

[58] Thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thịt heo tại 02 chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền với 97.468 xe, tổng lượng heo nhập là 1.884.557 con. Kết qu 100% có vòng niêm phong.

[59] Tổng số hộ dân thành phố tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2019 là 2.469.171 hộ (số liệu do Cục Thống kê cung cấp).

[60] Trong đó: Hộ thoát mức chuẩn hộ nghèo chuyển sang hộ cận nghèo là 5.639 hộ, hộ vượt mức chuẩn hộ cận nghèo là 809 hộ, giảm khác là 197 hộ.

[61] Trong đó: Hộ vượt mức chuẩn hộ cận nghèo là 12.994 hộ; giảm khác là 509 hộ; giảm thu nhập chuyển sang hộ nghèo là 37 hộ.

[62] Trong năm, tăng bổ sung hộ nghèo là 105 hộ.

[63] Trong năm, tăng bổ sung hộ cận nghèo là 5.878 hộ.

[64] Quỹ xóa đói giảm nghèo hiện nay là 1.467,092 tỷ đồng, tính đến 30 tháng 9 năm 2020 cho 37.449 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo vay với số tiền 1.327,308 tỷ đồng; Tổng nguồn Quỹ quốc gia về việc làm là 3.267,387 tđồng, tính đến 30/9/2020 đã gii ngân 1.688,859 tỷ đồng cho 34.017 lượt hộ vay; Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất, Tng nguồn quỹ là 322,551 tđồng, tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020, dư nợ là 3.102 hộ, với số tiền 61,04 hộ.

[65] Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 vận động được hơn 170 tđồng hiện kim, hơn 120 tỷ đồng giá trị hàng hóa các loại. Quỹ cứu trợ thiên tai vận động được hơn 120 tỷ đồng hiện kim, khoảng 7,3 tỷ đồng giá trị hàng hóa các loại.

[66] Phục vụ chu đáo, trang trọng, an toàn Lễ quốc tang đồng chí Lê Kh Phiêu, nguyên Tng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đng Cộng sản Việt Nam.

[67] Đối tượng 2 tham gia 104 đồng chí; đối tượng 3 tổ chức 09 lớp cho 1.422 đồng chí; đối tượng 4 tổ chức 229 lớp cho 23.766 đồng chí.

[68] Đoàn cán bộ sỹ quan trẻ Quân đội n Độ; Đoàn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Brunei, các Đoàn làm việc của Bộ Quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, Quân khu...

[69] Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và thời điểm cách ly xã hội phòng, chống dịch Covid-19; cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, bảo vệ an toàn tuyệt đối Đại hội đại biu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đng.

[70] Số liệu 11 tháng năm 2020.

[71] Xảy ra 1.884 vụ, gim 6,18% vụ so với cùng kỳ.

[72] Đã triệt xóa được 04 điểm đen về tai nạn giao thông và 06/28 vị trí có nguy cơ xy ra ùn tc giao thông cao.

[73] Tnh Qung Đông (Trung Quốc), Thành phố Thượng Hi (Trung Quốc), Thành phố Saint Petersburg (Nga), Thành phố Osaka (Nhật Bản), Tnh Hyogo (Nhật Bn), Tnh Aichi (Nhật Bản), Thành phố Busan (Hàn Quc), Thành phố Bangkok (Thái Lan), Thành phố Leipzig (Đức), Thành phố Frankfurt (Đức), Thành phố Lyon (Pháp), Bang Victoria (Australia)

[74] Riêng chi tiêu về đóng góp kinh tế số trong GRDP, hiện đang chờ Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Thống kê thống nhất hưng dẫn cách tính.

[75] Thành phố đã thành lập các Hội đồng bao gồm: Hội đồng phát triển ngành Công nghệ thông tin - Điện tử - Viễn thông; Hội đồng phát triển ngành Cơ khí; Hội đồng phát triển ngành Cao su - Nhựa; Hội đồng phát triển ngành Công nghiệp thực phẩm. Trong thời gian tới sẽ thành lập thêm các Hội đồng, bao gồm: Hội đồng phát triển ngành Thương mại điện tử; Hội đồng phát triển ngành Dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cng, logistics; Hội đồng phát triển ngành Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bo hiểm; Hội đồng phát triển ngành Dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ; Hội đồng phát triển ngành Kinh doanh bất động sn; Hội đồng phát triển ngành Du lịch Thành phố; Hội đồng phát triển ngành nông nghiệp đô thị Thành phố.

[76] Bao gm: Tái cấu trúc các chương trình nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ trên địa bàn Thành phố H Chí Minh; Tiếp tục tập trung nghiên cứu, phát triển các sn phẩm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid- 19; Nâng cao tiềm lực KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh với trọng tâm xây dựng và phát triển Viện Công nghệ tiên tiến và ĐMST Thành phố Hồ Chí Minh; Hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ĐMST Thành phố Hồ Chí Minh; Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và ĐMST ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

[77] Quyết định số 3907/QĐ-UBND về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 4181/QĐ-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 3293/QĐ-UBND về cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tnh của Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 1339/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch hoàn thiện Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 1482/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch phát triển 500.000 doanh nghiệp đến năm 2020.

[78] Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trthành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và Chthị của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

[79] Kịch bản 1: tình hình dịch Covid-19 trên thế giới được kiểm soát hoàn toàn, Việt Nam mở lại tất cả các đường bay quốc tế, lượng khách quốc tế đến Thành phố ước đạt 8,6 triệu lượt, lượng khách nội địa đến Thành phố ước dạt 32,7 triệu lượt, tng thu du lịch ước đạt 140.000 tỷ đng, phấn đấu đạt 144.000 tỷ đồng.

Kịch bn 2: tình hình dịch Covid-19 trên thế giới cơ bản được kim soát tốt, Việt Nam mlại một số đường bay quốc tế đến một số quốc gia an toàn, lượng khách quốc tế đến Thành phố ước đạt 6 triệu lượt, lượng khách nội địa đến Thành phố ước đạt 22,9 triệu lượt, tổng thu ước đạt 97.700 tỷ đồng, phấn đấu đạt 111.800 tỷ đồng.

Kịch bản 3: tình hình dịch Covid-19 trên thế giới chưa được kiểm soát, Việt Nam chưa mở lại các đường bay quốc tế, không có khách quốc tế đến Thành phố, lượng khách nội địa đến Thành phố ước đạt 10 triệu lượt, tổng thu ước đạt 33.400 tỷ đồng, phấn đấu đạt 35.600 tỷ đồng.

[80] Xây dựng Kế hoạch Xây dựng nhân vật thực tế ảo mô hình 3D tích hợp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trực tiếp tương tác hỗ trợ thông tin cho khách du lịch - Giai đoạn 1 nhm tạo Booth thông tin du lịch tại các khu vực tập trung đông du khách, đảm bo an ninh, trong đó ứng dụng công nghệ AI và các thiết bị công nghệ hiện đại trình chiếu một nhân vật ảo 3D trong không gian thực, nhân vật ảo sẽ trực tiếp giao tiếp bng giọng nói với du khách bng 2 ngôn ngữ Việt, Anh và hỗ trợ thông tin du lịch cần thiết cho du khách thay thế nhân sự thực).

[81] Xây dựng Kế hoạch Xây dựng Bản đồ Du lịch tương tác thông minh 3D/360 Thành phố Hồ Chí Minh - Giai đoạn III; Kế hoạch ứng dụng công nghệ cao quét 3D, tái hiện toàn cnh không gian toàn Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao, phục vụ công tác quảng bá du lịch Thành phố trong và ngoài nước - Giai đoạn II.

[82] Trong đó, tập trung hoàn thành và trình Trung ương thông qua Đề án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2026 - 2030 để tăng thu ngân sách Trung ương và tạo tiền đề để Thành phố phát triển nhanh, bn vững.

[83] Quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố (Quận 2, Quận 9 và Quận ThĐức); Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cn Giờ; Lập quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị; Nghiên cứu, rà soát điều chỉnh các Quy hoạch đô thị dọc sông Sài Gòn; Phát triển hạ tầng dịch vụ Thành phố Hồ Chí minh giai đoạn 2020 - 2045 và kế hoạch triển khai giai đoạn 2020 - 2025; Đề án phát triển bờ kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông giai đoạn 2020 - 2045 và kế hoạch triển khai giai đoạn 2020 - 2025; Đề án phát triển hạ tầng công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 2020 - 2045 và kế hoạch triển khai giai đoạn 2020 2025 (Khu công nghệ cao, các Khu công nghiệp, Khu công viên phần mềm Quang Trung, mạng lưới các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo).

1 Đầu năm 2020, trên địa bàn Thành phố có 9.668 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,39% tổng hộ dân Thành phố) và 22.859 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 0,93% tng hộ dân Thành phố). Qua báo cáo kết quả kiểm tra hiệu quả giảm nghèo và cập nhật thông tin thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020, tng shộ nghèo giảm 6.645/6.282 hộ, đạt 105,78% so vi kế hoạch; hộ cận nghèo gim 13.540/12.000 hộ, đạt 112,83% so với kế hoạch. Tng số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 là 18.325 hộ, chiếm 0,75% trên tng hộ dân thành phố; trong đó tổng số hộ nghèo còn lại là 3.128 hộ, chiếm 0,13% so với tng hộ dân thành phố; tng số hộ cận nghèo còn lại là 15.197 hộ, chiếm 0,62% so với tng hộ dân Thành phố.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Báo cáo 246/BC-UBND về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố năm 2020, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 246/BC-UBND
Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Thành Phong
Ngày ban hành: 31/12/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [36]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Báo cáo 246/BC-UBND về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố năm 2020, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [15]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…