ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 227/BC-UBND |
Bình Thuận, ngày 07 tháng 11 năm 2016 |
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 1069/MTTQ-BTT ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh về việc chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn kiểm tra Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, như sau:
1. Thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 38/CT-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2012 về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; ban hành Kế hoạch số 1143/KH-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2014 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 41-CT/TU ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
2. Thực hiện Kết luận số 107-KL/TW ngày 10 tháng 4 năm 2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Công văn số 2195- CV/TU ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 3799/KH-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2015 về triển khai thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.
1. Công tác thông tin tuyên truyền:
- Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến Cuộc vận động luôn được quan tâm với nhiều hình thức khác nhau như: treo băng rôn trên các tuyến đường chính của thành phố Phan Thiết, các điểm kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm hưởng ứng “Ngày quyền lợi người tiêu dùng thế giới” nay là “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam” - ngày 15/3; xây dựng chuyên mục Khuyến công trên Đài phát thanh truyền hình Bình Thuận về “Điểm bán hàng Việt Nam” với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Đồng thời, tập trung quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chất lượng cao của tỉnh thông qua chương trình hội chợ, triển lãm và các chương trình xúc tiến thương mại trong nước để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tỉnh, báo, đài của tỉnh, các ngành cùng phối hợp triển khai chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến; tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Thông qua Cuộc vận động, làm cho người tiêu dùng trong tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh; chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó thay đổi nhận thức và tiêu dùng theo hướng ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh cung cấp.
a) Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”:
- Thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Lựa chọn Công ty Trách nhiệm hữu hạn - Thương mại - Dịch vụ - Xây dựng Hải Thắng triển khai điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại Trạm dừng chân Hải Thắng, địa chỉ: 151 Nguyễn Thông, khu phố 5, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết (triển khai theo Quyết định số 3869/QĐ-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt các dự án, nhiệm vụ và kinh phí năm 2014-2015 về thực hiện dự án Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”).
- Thực hiện Kết luận số 107-KL/TW ngày 10 tháng 4 năm 2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; ban hành Kế hoạch số 3799/KH-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về triển khai thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020. Làm cơ sở cho sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Cuộc vận động.
- Đăng ký thực hiện dự án Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2017, gửi Bộ Công Thương phê duyệt.
b) Công tác xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, khuyến mãi và đưa hàng Việt về nông thôn:
- Năm 2016, tổ chức đăng cai Hội nghị hợp tác ngành Công thương 03 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Chương trình kết nối cung cầu hàng hóa giữa doanh nghiệp 03 tỉnh.
- Tổ chức phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm trong tỉnh (hàng năm khoảng 5 đến 6 hội chợ và trên 150 lượt doanh nghiệp tham gia - năm 2015 lần đầu tiên tổ chức Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, thu hút trên 300 doanh nghiệp trong nước tham gia); vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành phố để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa (bình quân khoảng 40 lượt doanh nghiệp tham gia).
- Tổ chức 06 phiên chợ hàng Việt về hải đảo, miền núi cho 92 lượt doanh nghiệp tham gia với 186 gian hàng tại các huyện: Phú Quý, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh, Tuy Phong và Hàm Tân, doanh thu bán hàng đạt gần 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cùng với việc tham gia các phiên chợ hàng Việt, các doanh nghiệp đã trao tặng 120 phần quà và 52 suất học bổng (tổng trị giá gần 50 triệu đồng) cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại các huyện. Tại hội chợ, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia các gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm, cùng với các hoạt động như: khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng… đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.
c) Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, bình ổn thị trường, khuyến mại:
- Triển khai thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường phục vụ Tết nguyên đán hàng năm. Đã tập trung theo dõi giá cả, thị trường; vận động, đôn đốc giám sát các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bán hàng bình ổn giá đối với một số mặt hàng thiết yếu trước, trong và sau Tết.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đạt kết quả khá tốt, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa lưu thông trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường. Trong 10 tháng đầu năm đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát 1.559 vụ, phát hiện 808 vụ vi phạm, gồm 838 hành vi vi phạm (trong đó: hàng cấm 204, hàng lậu 51, vi phạm sở hữu trí tuệ 03, vi phạm trong kinh doanh 270, vi phạm an toàn thực phẩm 151, vi phạm khác 159).
- Chương trình hoạt động khuyến mại đã được doanh nghiệp ngày càng quan tâm, số lượng chương trình tổ chức ngày càng nhiều, diễn ra liên tục nhằm gây ấn tượng, sự chú ý của người tiêu dùng, tạo không khí sôi động để thu hút khách hàng, nhất là các siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh, các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, điện thoại di động, viễn thông… Đặc biệt là các doanh nghiệp trong tỉnh đã tổ chức kết hợp hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với các chương trình khuyến mại tại địa phương. Thông qua hoạt động khuyến mại đã góp phần kích cầu tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương. Nhìn chung, hoạt động khuyến mại đã được doanh nghiệp ngày quan tâm, số lượng chương trình tổ chức năm sau cao hơn năm trước (tiếp nhận 3.136 thông báo thực hiện chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh).
- Công tác an toàn thực phẩm 3 ngành nông nghiệp - y tế - công thương từng bước tổ chức phối hợp chặt chẽ như: thanh kiểm tra, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
d) Công tác đầu tư phát triển hạ tầng:
Công tác đầu tư phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển. Các nhà đầu tư đã quan tâm đầu tư xây dựng chợ, siêu thị; các địa phương tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, góp phần xây dựng nông thôn mới (bình quân mỗi năm đầu tư nâng cấp, xây mới từ 08 đến 10 chợ, năm 2016 kêu gọi nhà đầu tư tham đầu tư siêu thị, trung tâm thương mại tại các huyện: Tánh Linh, Tuy Phong, thị xã La Gi).
3. Tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới” nay là “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam” - vào ngày 15/3 như: treo các băng rôn hưởng ứng trên các tuyến đường chính của thành phố Phan Thiết, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tổ chức các hoạt động treo băng rôn, biểu ngữ tại các trụ sở làm việc, điểm kinh doanh, cổng chợ để hưởng ứng.
- Ban hành Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định xây dựng và tổ chức hoạt động trạm cân đối chứng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (Quyết định này thay thế Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2015 Quy định xây dựng và tổ chức hoạt động trạm cân đối chứng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận).
- Công bố công khai đường dây nóng trên trang thông điện tử, báo đài, pano,… để tiếp nhận, giải đáp, xử lý những thắc mắc, kiến nghị của người dân địa phương, du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh về các vấn đề: du lịch, an toàn thực phẩm, giá cả,…
- Tổ chức các hoạt động phù hợp để khen thưởng, tôn vinh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có thương hiệu, có uy tín đã tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn tỉnh.
III. Đánh giá kết quả thực hiện
1. Ưu điểm:
- Triển khai có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Bộ ngành Trung ương; người tiêu dùng từng bước nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh; chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó thay đổi hành vi nhận thức và hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh cung cấp.
- Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn từng bước góp phần tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động, một số hoạt động như: bán hàng lưu động, bán hàng phục vụ Tết Nguyên đán của các doanh nghiệp đã đạt một số kết quả tích cực. Góp phần đưa hàng Việt có chất lượng tốt phục vụ đồng bào nông thôn, quảng bá được sản phẩm thương hiệu và hỗ trợ tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp đã tích cực hưởng ứng đưa hàng Việt về nông thôn và hướng về thị trường trong nước.
- Các chương trình tham gia hội chợ - triển lãm được chọn lọc, thiết thực và hiệu quả hơn; thông qua việc tham dự hội chợ - triển lãm, khảo sát thị trường nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác để hợp tác mua bán hàng hóa, đại lý tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cho sản phẩm địa phương.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được triển khai thường xuyên, đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất - kinh doanh; người tiêu dùng an tâm, hài lòng khi chọn sử dụng sản phẩm, hàng hóa có chất lượng do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:
- Công tác tuyên truyền Cuộc vận động, thông tin đến người tiêu dùng về hàng hóa mang thương hiệu Việt còn chung chung, chưa trọng tâm. Nhận thức người tiêu dùng đã thay đổi trong mua sắm các sản phẩm thương Việt thay cho các sản phẩm nước ngoài có chuyển biến tích cực nhưng chưa nhiều. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”chưa đồng bộ, kịp thời.
- Kinh phí hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp trong tỉnh còn hạn chế; một số doanh nghiệp chưa chủ động nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa, phụ thuộc vào nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Hoạt động, tham gia hưởng ứng đưa hàng Việt về nông thôn và tham gia hội chợ, triển lãm của các doanh nghiệp chưa nhiều. Còn ít doanh nghiệp quan tâm đến công tác này và chưa xem đây là kênh phân phối, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
- Một số sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh về mẫu mã, hình thức chưa phong phú, chất lượng sản phẩm chưa cao. Công tác mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối của doanh nghiệp còn gặp khó khăn. Quy mô sản xuất nhỏ, năng lực kinh doanh còn hạn chế, nhất là nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
IV. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến
1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng Cuộc vận động, thông tin đến người tiêu dùng về các sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt, thông qua báo, đài, trên các trang thông tin điện tử của trung ương, bộ, ngành, tỉnh.
2. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 3799/KH-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.
3. Chỉ đạo sở, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới” nay là “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam” - vào ngày 15/3.
4. Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng, hàng nhái nhãn mác hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có uy tín nhằm đánh lừa người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
5. Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt kế hoạch của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 - 2020.
1. Đề nghị Đoàn kiểm tra Cuộc vận động có văn bản đề nghị Bộ Công Thương sớm phê duyệt dự án Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” để thực hiện; hỗ trợ kinh phí thực hiện quảng bá sản phẩm địa phương.
2. Đề nghị có chính sách hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp trong tỉnh tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, mạng lưới bán lẻ tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi,…Tiếp tục hỗ trợ thêm kinh phí cho các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp tự tổ chức các chương trình bán hàng lưu động đưa các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam có thương hiệu, chất lượng, giá cả phù hợp về khu vực nông thôn, miền núi./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Báo cáo 227/BC-UBND năm 2016 kết quả thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu: | 227/BC-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Báo cáo |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Lương Văn Hải |
Ngày ban hành: | 07/11/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Báo cáo 227/BC-UBND năm 2016 kết quả thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do tỉnh Bình Thuận ban hành
Chưa có Video