Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1157TM/QLTT

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2003

 

BÁO CÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU TỪ NGÀY 13/2-17/2/2003

1. Tình hình vi phạm về kinh doanh xăng dầu từ ngày 13/2-17/2/2003

Vừa qua từ ngày 13/2-17/2/2003 trên thị trường xuất hiện tình trạng kinh doanh xăng dầu diễn ra không bình thường: một số điểm bán lẻ xăng dầu đóng cửa ngưng bán hàng hoặc tự ý nâng giá. Thị trường kinh doanh xăng dầu lộn xộn, nhu cầu tăng đột biến. Hiện tượng trên diễn ra trong 3-4 ngày tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉnh khác cũng chịu ảnh hưởng nhưng nhẹ hơn.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh, thành phố (40/61 tỉnh, thành phố có báo cáo) thì trên mạng lưới bán lẻ gồm 3.353 cửa hàng có 289 cửa hàng đóng cửa ngưng bán hành (chiếm tỷ lệ 8,6% so với tổng số); 101 cửa hàng bán sai giá quy định từ 1000 - 3000 đồng/lít (chiếm tỷ lệ 3% so với tổng số).

Tại Hà Nội (địa bàn trọng điểm về lộn xộn kinh doanh xăng dầu) có 56/403 cửa hàng đóng cửa ngưng bán hàng thì: 16 cửa hàng thuộc Công ty bán lẻ xăng dầu khu vực I (Tổng công ty xăng dầu); 3 cửa hàng của Công ty Chất đốt Hà Nội; 19 cửa hàng thuộc doanh nghiệp Nhà nước khác (Petro Việt Nam, xăng dầu quân đội, xăng dầu hàng không, Công ty lương thực); 13 cửa hàng của tư nhân và các thành phần kinh tế khác.

Tại thành phố Hồ Chí Minh có 56/403 cửa hàng xăng dầu đóng cửa ngưng bán hàng thì có 18 cửa hàng thuộc doanh nghiệp Nhà nước; 35 cửa hàng của tư nhân và các thành phần kinh tế khác.

2. Kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 703/VPCP-KTTH và Công điện số 171/CP-KTTH, Bộ Thương mại từ ngày 11/2-03/3/2003 đã có nhiều công điện khẩn số 03/TM-XNK, 04/TM-CSTTTN, 05/TM-QLTT, 06/TM-VP và văn bản số 0584/TM-VP chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước. Khi thị trường xuất hiện tình trạng lộn xộn, đã kịp thời chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng Công an tăng cường kiểm tra, kiểm soát làm rõ nguyên nhân đóng cửa không bán hàng, xử lý nghiêm theo các qui định của pháp luật (kể cả việc rút giấy phép kinh doanh) đối với các vi phạm.

Kết quả xử lý: đã phạt cảnh cáo 138 cửa hàng, phạt hành chính 211 cửa hàng với tổng số tiền 151.200.000đ (đối với các cửa hàng đóng cửa không bán hàng chờ tăng giá mới bán hoặc bán sai giá quy định); yêu cầu 25 đình chỉ kinh doanh hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với 33 cửa hàng không đảm bảo các điều kiện kinh doanh; tịch thu số tiền chênh lệch do bán sai giá là 977.000.000 đ. Lực lượng Công an đã khởi tố điều tra 4 cửa hàng, đơn vị kinh doanh có hành vi đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá mới bán.

3. Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm.

a. Nguyên nhân của tình trạng lộn xộn trong kinh doanh xăng dầu thời gian vừa qua là:

+ Không phải do thiếu nguồn hàng mà do bố trí mạng lưới bán lẻ chưa hợp lý. Ví dụ như ở các thành phố lớn mạng lưới bán lẻ bố trí quá tập trung ở các quận nội thành, quy mô cửa hàng nhỏ và sức chứa  ít mà nhu cầu thì lớn, giao thông trong nội thành khó khăn.

+ Do Nhà nước vẫn đang áp dụng cơ chế quản lý giá trần, nhưng việc bù lỗ lại không kịp thời. Các đầu mối bán buôn không dành tỷ lệ hoa hồng, chiết khấu thoả dáng do khâu bán lẻ nên khâu bán lẻ càng kinh doanh càng lỗ, khó đảm bảo bán theo giá quy định.

b. Những bài học cần rút ra về quản lý và bố trí hệ thống bán lẻ là:

+ Cần gấp rút chấn chỉnh lại quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc, đặc biệt là các thành phố lớn. Trong đó chú trọng xem xét địa điểm bán lẻ, quy mô kho chứa, không nên tập trung quá nhiều vào khu vực nội thành đối với các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Soát xét, kiểm tra thường xuyên cơ chế đảm bảo kinh doanh của các đầu mối cung cấp xăng dầu cho hệ thống bán lẻ (hoa hồng, chiết khấu phù hợp với từng khu vực).

+ Nếu còn áp dụng cơ chế quản lý giá trần như hiện nay thì Bộ Thương mại phải kiểm soát hoa hồng, các hình thức đại lý, bán buôn của các đầu mối nhập khẩu để đảm bảo các điều kiện kinh doanh cho khâu bán lẻ và đại lý, để các cơ sở này có điều kiện mở cửa hàng thường xuyên và chấp hành giá bán theo quy định./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Phan Thế Ruệ

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Báo cáo số 1157 TM/QLTT ngày 24/3/2003 của Bộ Thương mại về việc báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm về kinh doanh xăng dầu từ ngày 13/2-17/2/2003

Số hiệu: 1157TM/QLTT
Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Phan Thế Ruệ
Ngày ban hành: 24/03/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Báo cáo số 1157 TM/QLTT ngày 24/3/2003 của Bộ Thương mại về việc báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm về kinh doanh xăng dầu từ ngày 13/2-17/2/2003

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…