Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2022

 

THÔNG TƯ [1]

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ QUYỀN CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ CUNG CẤP KÊNH CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC NGOÀI TRÊN TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017; được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 94/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021;

2. Thông tư số 127/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.[2]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; các đại lý được ủy quyền được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

Các doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; các đại lý được ủy quyền được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh truyền hình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải nộp phí và lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) là tổ chức thu phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền theo quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

1.[3] Mức thu phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là 0,3% trên doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.

a) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là phần tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) phát sinh từ hợp đồng với các thuê bao truyền hình trả tiền trong năm dương lịch.

b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 trở đi, doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là tổng doanh thu phát sinh từ hợp đồng với các thuê bao truyền hình trả tiền trong kỳ tính phí (không bao gồm thuế giá trị gia tăng).

2. Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền: 5.000.000 đồng/giấy chứng nhận. Trường hợp sửa đổi đăng ký: 2.500.000 đồng/giấy chứng nhận.

Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí

1. Đối với người nộp phí, lệ phí, thực hiện như sau:

a) Đối với lệ phí: Khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh truyền hình nước ngoài trên truyền hình trả tiền, các đại lý được ủy quyền phải nộp lệ phí.

b)[4] Đối với phí:

- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp phí theo quý. Kể từ quý mà tổng doanh thu lũy kế từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch lớn hơn 50 tỷ đồng, doanh nghiệp tính và nộp phí đối với phần tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng.

Ví dụ 1, năm 2022, doanh nghiệp A có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền quý I là 40 tỷ đồng, quý II là 20 tỷ đồng. Quý I doanh nghiệp A không phải nộp phí. Quý II, doanh nghiệp A phải nộp phí như sau: (40 + 20 - 50) tỷ đồng x 0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý III trở đi, phát sinh doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp A phải nộp phí = 0,3% x Doanh thu quý.

Ví dụ 2, năm 2022, doanh nghiệp B có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền quý I là 60 tỷ đồng. Doanh nghiệp B phải nộp phí quý I như sau: (60 - 50) tỷ đồng x 0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý II trở đi, phát sinh doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp B phải nộp phí = 0,3% x Doanh thu quý.

Ví dụ 3, năm 2022, doanh nghiệp C có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, doanh nghiệp C không phải nộp phí năm 2022.

- Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 trở đi, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp phí theo quý. Doanh nghiệp tính và nộp phí đối với tổng doanh thu phát sinh trong quý.

- Thời gian nộp phí chậm nhất là ngày 20 (hai mươi) tháng đầu của quý tiếp theo.

2. Đối với tổ chức thu phí, lệ phí, thực hiện như sau:

a) Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải nộp số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.

b)[5] Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quyết toán theo năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

c) Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 6 Thông tư này và nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

Điều 6. Quản lý sử dụng

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước, được để lại 50% trong tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc cung cấp dịch vụ và thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP. Số còn lại 50% (năm mươi phần trăm) phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

Điều 7. Tổ chức thực hiện [6]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2.[7] Các nội dung khác liên quan đến việc kê khai, thu, nộp, quản lý, công khai chế độ thu phí, lệ phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 



[1] Văn bản này được hợp nhất từ 03 Thông tư sau:

- Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;

- Thông tư số 94/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Thông tư số 94/2020/TT-BTC);

- Thông tư số 127/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 (sau đây gọi là Thông tư số 127/2021/TT-BTC).

Văn bản hợp nhất này không thay thế 03 Thông tư nêu trên.

[2] - Thông tư số 94/2020/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.”

- Thông tư số 127/2021/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Công văn số 8374/VPCP-KTTH ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ về việc rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 307/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 127/2021/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; được sửa đổi, bổ sung lần thứ 01 theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC.

[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 127/2021/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022; được sửa đổi, bổ sung lần thứ 01 theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC.

[5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

[6] - Điều 2 Thông tư số 94/2020/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định như sau:

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Trường hợp các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.”

- Điều 2 Thông tư số 127/2021/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định như sau:

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.”

[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 94/2020/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BTC năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 13/VBHN-BTC
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 21/06/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [3]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BTC năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…