BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ SẢN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/1998/TTLT-BTC-BTS |
Hà Nội , ngày 10 tháng 1 năm 1998 |
Căn cứ các Luật thuế, Luật khuyến khích đầu tư trong nước hiện hành và Quyết định số 358/TTg ngày 29/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về ưu đãi thuế đối với hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ, Bộ Tài chính và Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thủ tục, trình tự, thẩm quyền xét miễn, giảm thuế đối với các đối tượng hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ được ưu đãi thuế như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
Tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có tàu thuyền thực tế hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ, không phân biệt là cơ sở mới thành lập hay đã được thành lập từ trước, tàu thuyền đầu tư mới, đầu tư mở rộng hay đã đầu tư mua sắm trước đây, được ưu đãi về thuế theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 358/TTg ngày 29/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép hành nghề khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ hoặc giấy chứng nhận thực tế có khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Có tàu thuyền khai thác hải sản lắp máy chính có công suất từ 90 mã lực (CV) trở lên.
- Thực tế hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ.
2. Những trường hợp sau đây không thuộc đối tượng được ưu đãi thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này:
- Khai thác hải sản tại các vùng biển khác, ngoài phạm vi vùng biển xa bờ.
Trường hợp, cơ sở khai thác hải sản vừa có tàu thuyền hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ, vừa có tàu thuyền hoạt động khai thác hải sản tại vùng biển khác thì phải hạch toán riêng kết quả kinh doanh ở từng nơi.
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác (xây dựng, vận tải,...) ngoài hoạt động khai thác hải sản.
3. Một số từ ngữ nêu tại Thông tư này được hiểu như sau:
- Khai thác hải sản là hoạt động đánh bắt các sản phẩm biển như cá, tôm, cua, đồi mồi, ngọc trai và các sản phẩm biển khác.
- Vùng biển xa bờ theo quy định tại Điều 2, Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ, ban hành kèm theo Quyết định số 393/TTg ngày 9/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ là: "vùng biển được giới hạn bởi đường đẳng sâu 30 mét từ bờ biển trở ra đối với vùng biển vịnh Bắc Bộ, đông và tây Nam Bộ, vịnh Thái Lan, và đường đẳng sâu 50 mét từ bờ biển trở ra đối với vùng biển miền Trung".
Đường đẳng sâu là đường nối các toạ độ có cùng một độ sâu tính từ mặt nước xuống đến đáy biển.
Như vậy, vùng biển xa bờ là các vùng biển có độ sâu từ 30 mét trở ra đối với vùng biển vịnh Bắc Bộ, đông và tây Nam Bộ, vịnh Thái Lan; có độ sâu từ 50 mét trở ra đối với vùng biển miền Trung. Trường hợp các đảo thuộc địa phận vùng biển xa bờ cũng được coi là xa bờ.
4. Đối tượng nêu tại điểm 1, mục này được ưu đãi về thuế như sau: a. Được giảm 50% thuế tài nguyên, thuế doanh thu trong 3 năm đầu kể từ ngày được cấp giấy phép khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ; miễn nộp thuế lợi tức trong 3 năm đầu kể từ khi có lợi tức chịu thuế.
b. Chủ tàu thuyền đánh cá đăng ký quyền sở hữu các tàu, thuyền khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ, nộp lệ phí trước bạ 1% (một phần trăm) trên giá trị tàu, thuyền lúc trước bạ.
Trường hợp chủ tàu, thuyền không được cấp giấy phép khai thác hải sản xa bờ và tàu thuyền đánh cá lắp máy chính có công xuất nhỏ hơn 90 CV thì phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại Nghị định số 193/CP ngày 29/12/1994 của Chính phủ.
c. Các đối tượng khai thác hải sản xa bờ đồng thời là đối tượng thuộc diện áp dụng Luật khuyến khích đầu tư trong nước (quy định tại Điều 4 Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Điều 1 Nghị định số 29/CP ngày 12/5/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước và hướng dẫn tại mục I của Thông tư số 94 TC/TCT ngày 22/12/1995 của Bộ Tài chính), thì đồng thời cũng được hưởng ưu đãi thuế quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21 Nghị định số 29/CP ngày 12/5/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Tuy nhiên, mỗi loại thuế chỉ được hưởng ưu đãi theo tỷ lệ (%) miễn, giảm và thời gian miễn giảm quy định cao nhất; không được cộng tỷ lệ miễn giảm hoặc thời gian miễn, giảm quy định ở văn bản này với văn bản khác để áp dụng cho một đối tượng được ưu đãi.
d. Các loại thuế và thu khác ngoài các loại thuế và lệ phí trước bạ nêu trên đây, phải thực hiện theo pháp luật hiện hành.
II. THỦ TỤC, THẨM QUYỀN XÉT MIỄN, GIẢM THUẾ:
1. Thủ tục xét giảm thuế tài nguyên, thuế doanh thu, miễn thuế lợi tức:
a. Cơ sở khai thác thuộc diện được giảm thuế tài nguyên, thuế doanh thu và miễn thuế lợi tức phải gửi hồ sơ cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ gồm có;
- Đơn đề nghị miễn, giảm thuế của cơ sở (bản chính).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có công chứng);
- Giấy xác nhận thời gian thực tế hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ của cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (bản sao có công chứng);
- Xác nhận việc đăng ký, kê khai thuế của cơ quan Thuế địa phương nơi đóng trụ sở và nơi thực tế khai thác theo pháp luật hiện hành (bản sao);
- Trường hợp đối tượng nộp thuế lợi tức theo hình thức kê khai thì khi đề nghị miễn thuế lợi tức còn phải nộp Quyết toán tài chính, kèm theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của năm xét giảm, miễn thuế (bản sao).
b. Thủ tục xét giảm, miễn thuế cho các đối tượng hưởng ưu đãi thuế theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 94 TC/TCT ngày 22/12/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục, trình tự, thẩm quyền xét miễn, giảm thuế theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Nghị định số 29/CP ngày 12/5/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
2. Trình tự và thẩm quyền xét giảm thuế tài nguyên, thuế doanh thu, miễn thuế lợi tức:
Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý nhận được hồ sơ đề nghị miễn giảm thuế do cơ sở gửi đến, phải thực hiện kiểm tra, nếu chưa đầy đủ, chính xác thì yêu cầu cơ sở bổ sung, chỉnh lý hồ sơ và sau đó ra quyết định miễn giảm thuế theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền thì phải có văn bản gửi kèm theo hồ sơ của cơ sở báo cáo cơ quan Thuế cấp trên giải quyết. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải quyết định miễn, giảm thuế hoặc thông báo cho cơ sở khai thác biết lý do chưa giải quyết hoặc không giải quyết.
Thẩm quyền xét giảm thuế tài nguyên, thuế doanh thu, miễn thuế lợi tức:
a. Cục trưởng Cục Thuế được xét và quyết định miễn giảm thuế đối với cơ sở khai thác là cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác, các công ty, doanh nghiệp và các cơ sở khai thác do địa phương quản lý (trừ trường hợp nêu tại điểm c dưới đây).
b. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xét và quyết định miễn, giảm thuế đối với cơ sở khai thác do Trung ương quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (trừ trường hợp nêu tại điểm c dưới đây).
c. Bộ trưởng Bộ Tài chính xét và quyết định các trường hợp có mức giảm thuế doanh thu bình quân trên 50 triệu đồng/tháng, miễn thuế lợi tức trên 100 triệu đồng/năm.
Cơ quan có thẩm quyền xét giảm thuế doanh thu, miễn thuế lợi tức, đồng thời xét và quyết định giảm thuế tài nguyên.
Việc miễn, giảm thuế tài nguyên, thuế doanh thu, thuế lợi tức được tiến hành hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính. Trong năm thuộc thời gian được miễn, giảm thuế, thủ trưởng sơ quan Thuế trực tiếp quản lý thực hiện kiểm tra giấy phép khai thác, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đối chiếu với điều kiện được miễn giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này để quyết định tạm thời không thu thuế lợi tức, hoãn nộp không quá 50% số thuế doanh thu, thuế tài nguyên phải nộp hàng tháng cho cơ sở khai thác.
3. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết thu lệ phí trước bạ tỷ lệ 1%:
Chủ tàu, thuyền thuộc đối tượng nộp lệ phí trước bạ tỷ lệ 1% phải gửi hồ sơ cho Cục thuế tỉnh, thành phố nơi cơ sở khai thác đóng trụ sở, hồ sơ gồm có:
- Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ tàu, thuyền theo chế độ lệ phí trước bạ quy định hiện hành; tờ khai phải ghi rõ công xuất máy chính của tàu thuyền trước bạ.
- Giấy phép hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố kiểm tra hồ sơ, thủ tục và giải quyết thu lệ phí trước bạ theo quy định trước khi chủ tàu thuyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
Mọi trường hợp tàu, thuyền đã nộp lệ phí trước bạ theo mức quy định tại Điều 4 Nghị định số 193/CP ngày 29/12/1994 của Chính phủ (2%), sau đó mới được cấp giấy phép khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ thì không được thoái trả số tiền lệ phí trước bạ đã nộp hoặc trừ vào khoản các khoản phải nộp khác.
Trường hợp cơ sở khai thác có hành vi khai man để được giảm, miễn thuế và lệ phí trước bạ sẽ bị truy thu các loại thuế và lệ phí trước bạ đã man khai và bị phạt vi phạm hành chính theo pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 109 TT/LB ngày 31/12/1993 của liên Bộ Tài chính - Thuỷ sản hướng dẫn thi hành Quyết định số 400/TTg ngày 7/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng các cơ sở khai thác đang được hưởng ưu đãi thuế theo Quyết định số 400/TTg ngày 7/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ được tiếp tục thực hiện đủ mức và thời gian ưu đãi quy định tại Quyết định số 400/TTg. Sau khi hết thời gian được hưởng ưu đãi của Quyết định số 400/TTg, nếu đối tượng thuộc diện ưu dãi theo Quyết định số 358/TTg ngày 29/5/1997 được tiếp tục hưởng ưu đãi theo Quyết định 358/TTg.
2. Cơ quan Thuế, cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, thành phố, Bộ đội biên phòng cửa khẩu phối hợp kiểm tra, quản lý chặt chẽ các tàu thuyền khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ, bảo đảm việc ưu đãi thuế đúng đối tượng và giải quyết các thủ tục cấp giấy phép theo thẩm quyền, tổ chức việc đăng ký, kê khai, xác nhận nhanh, gọn, tránh gây phiền hà đối với đối tượng được ưu đãi.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị kịp thời phản ảnh về Bộ Tài chính và Bộ Thuỷ sản để nghiên cứu, giải quyết.
Nguyễn Thị Hồng (Đã ký) |
Minh;Vũ Mộng Giao (Đã ký) |
THE MINISTRY
OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 07/1998/TTLT-BTC-BTS |
Hanoi, January
10, 1998 |
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECISION No. 358-TTg OF MAY 29, 1997 OF THE PRIME MINISTER ON TAX PRIVILEGES FOR THE OFFSHORE EXPLOITATION OF MARINE RESOURCES
Pursuant
to the tax laws, the Law on Promotion of Domestic Investment currently in force
and Decision No. 358-TTg of May 29, 1997 of the Prime Minister on tax
privileges for offshore fishing, the Ministry of Finance and the Ministry of
Aquatic Resources provide the following guidance on the procedure, order and
competence to consider tax exemption and reduction for the objects engaged in
the offshore exploitation of marine resources that enjoy tax privileges as
follows:
I. SCOPE
OF REGULATION
1. Objects of regulation:
Organizations and individuals of all economic sectors, including foreign invested enterprises and parties to business cooperation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam, that have vessels actually engaged in the offshore exploitation of marine resources, irrespective of newly or previously set up establishments, vessels procured through new investment, expanded investment or previous investment, shall be entitled to tax privileges prescribed in Article 1 of Decision No. 358-TTg of May, 29, 1997 of the Prime Minister if they fully satisfy the following conditions:
- Having business licenses for offshore exploitation of marine or certificates of actual offshore exploitation of marine resources; business registration certificates.
- Having fishing vessels propelled by a main engine with a capacity of 90 or more horse power (CV)
...
...
...
2. The following cases are not entitled to tax privileges under the guidance of this Circular:
- Exploitation of marine resources outside the offshore marine area.
In cases where a marine resource-exploiting establishment owns both vessels engaged in offshore fishing and also vessels engaged in aquatic resource exploitation in other marine areas, it must account the business results separately for each of these two areas.
- Other business and service activities (construction, transport...) other than the exploitation of marine resources.
3. Some terms and expressions referred to in this Circular are construed as follows:
- Marine resource exploitation is the catching of marine resources such as fish, shrimps, crabs, sea turtles, pearl-oysters and other marine resources.
- The offshore marine area, according to Article 2 of the Regulation on the management and use of credit capital for new projects, transformation of fishing ships and offshore fishing services issued together with Decision No. 393-TTg of June 9, 1997 of the Prime Minister, is the marine area delimited by the 30 meter isobath from the coastline seaward for the sea of the Bac Bo (Tonkin) Gulf, the eastern and western South Vietnam and the Thailand Gulf and the 50 meter isobath from the coastline seaward for the sea of Central Vietnam."
The isobath is a line connecting the points of the same depth measuring from the sea surface down to the sea bed.
Hence, the offshore marine area includes areas with a depth of 30 meters seaward for the sea of the Bac Bo (Tonkin) Gulf, the eastern and western South Vietnam and the Thailand Gulf and with a depth of 50 meters seaward for the sea of South Vietnam. Islands in the offshore marine area are also regarded as offshore islands.
...
...
...
a/ A 50% reduction of the natural resource tax and turnover tax for three years from the date of issue of the permit for marine resource exploitation in the offshore marine area; and exemption of profit tax for the first three years from the time the taxable profit is generated.
b/ Owners of fishing ships who register their ownership of vessels engaged in the offshore exploitation of marine resources shall pay a registration fee of 1% (one per cent) of the value of the vessel at the time of registration.
Vessel owners who are not granted permits for offshore exploitation of marine resources and who own fishing vessels with main engines of under-90CV capacity shall have to pay a registration fee as prescribed in Decree No. 193-CP of December 29, 1994 of the Government.
c/ The subjects that are engaged in the offshore exploitation of marine resources and concurrently fall under the scope of regulation of the Law on Promotion of Domestic Investment (as prescribed in Article 4 of the Law on Promotion of Domestic Investment, Article 1 of Decree No. 29-CP of May 12, 1995 of the Government detailing the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment and the guidance in Section I of Circular No. 94-TC/TCT of December 22, 1995 of the Ministry of Finance) shall be also entitled to tax privileges prescribed in Articles 16, 17, 18, 19, 20 and 21 of Decree No. 29-CP of May 12, 1995 of the Government detailing the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment. However, one subject shall be only entitled to the highest percentage (%) of tax reduction or exemption for the longest grace period with respect to each type of tax rather than the aggregate of the tax reduction or exemption percentages or the aggregate of the grace periods as provided for in different documents.
d/ Taxes and fees other than the above-mentioned taxes and registration fee shall be subject to current provisions of law.
II.
PROCEDURE AND COMPETENCE TO CONSIDER TAX REDUCTION OR EXEMPTION
1. The procedure for consideration of reduction of natural resource tax and turnover tax and exemption of profit tax:
a/ (Marine resources)-exploiting establishments eligible for natural resource tax and turnover tax reduction and profit tax exemption shall have to send to the tax agency that directly manage them a dossier which includes:
- The application for tax reduction and/or exemption (the original);
...
...
...
- The written certification of of the actual duration of being engaged in the offshore exploitation of marine resources by the aquatic resource-protecting agency (a notarized copy);
- The certification of the tax registration and declaration by the tax agency of the locality where the establishment is located and of the place where actual exploitation is conducted in accordance with current provisions of law (a copy);
- In cases where a subject pays profit tax according to the mode of declaration, he/she/it shall, when requesting the profit tax exemption, have to submit the financial settlement enclosed with a report on the examination of the tax settlement of the year when tax reduction and/or exemption is considered (a copy).
b/ The procedure for considering tax reduction and/or exemption for the subjects eligible for tax privileges under the Law on Promotion of Domestic Investment shall comply with the provisions of Circular No. 94-TC/TCT of December 22, 1995 of the Ministry of Finance guiding the procedure, order and competence for considering tax reduction and/or exemption under the Law on Promotion of Domestic Investment and Decree No. 29-CP of May 12, 1995 of the Government detailing the implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment.
2. The order and competence for considering natural resource tax and turnover tax reduction and profit tax exemption:
The tax agency that receives a dossier of application for tax reduction and/or exemption from the establishment it directly manages shall have to examine the dossier and requests the establishment to supplement and revise the dossier if it is incomplete or inaccurate before making a decision on tax reduction and/or exemption according to its competence. For cases beyond its competence, it shall have to send a report enclosed with the related dossier to the higher-level tax agency for settlement. Within 30 days from the date of receipt of the dossier, the agency with the handling competence shall have to decide the tax reduction and/or exemption or inform the exploiting agency of the reasons why it has not yet approved or does not approve tax reduction and/or exemption.
Competence to consider the natural resource tax and turnover tax reduction and profit tax exemption:
a/ The Director of the provincial/municipal Taxation Department shall be entitled to consider and decide tax reduction and/or exemption for locally managed exploiting establishments which are individuals, households, cooperatives, cooperation groups, companies, enterprises and other exploiting establishments under the local management (except for the case stated in Point c below).
b/ The General Director of the General Department of Taxation shall be entitled to consider and decide tax reduction and/or exemption for centrally-run exploiting establishments, foreign invested enterprises or joint ventures involving foreign parties and operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam (except for the case stated in Point c below).
...
...
...
The agency competent to consider and decide turnover tax reduction and/or profit tax exemption shall also consider and decide natural resource tax reduction.
The reduction and/or exemption of natural resource tax, turnover tax and profit tax shall be decided annually at the end of the fiscal year. In the year of tax reduction and/or exemption, the head of the tax agency that directly manages establishments shall examine their exploitation permits and business registration certificates and compare them against the tax reduction and/or exemption conditions according the guidance of this Circular so as to decide the temporary non-collection of profit tax and/or the deferred payment of not more than 50% of the turnover tax and/or natural resource tax amounts to be paid every month by the exploiting establishments.
3. Procedure and competence to handle the collection of the registration fee of 1%:
A vessel owner subject to the payment of the 1% registration fee shall have to send a dossier to the taxation department of the province or city where his/her establishment is located. Such dossier includes:
- The dossier declaring the vessel registration fee according to the current regime of registration fees. The declaration must clearly state the capacity of the main engine of the vessel to be registered.
- The permit for the offshore exploitation of marine resources.
- The business registration certificate.
The director of the provincial/municipal taxation department shall examine the dossier, procedure and decide the collection of the registration fee as stipulated before the vessel owner registers his/her rights to own and use his/her property.
All vessel owners who had paid the registration fee according to the level (2%) prescribed in Article 4, Decree No. 193-CP of December 29, 1994 of the Government before they were granted permits for the offshore exploitation of marine resources shall not be refunded the paid registration fees nor have the paid registration fees deducted from other payable amounts.
...
...
...
III.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces inter-ministerial Circular No. 109-TT/LB of December 31, 1993 of the Ministry of Finance and the Ministry of Aquatic Resources guiding the implementation of Decision No. 400-TTg of August 7, 1993 of the Prime Minister.
Particularly for exploiting establishments that are entitled to tax privileges under Decision No. 400-TTg of August 7, 1993 of the Prime Minister, they shall continue to be entitled to the preferential tax rates for the grace periods prescribed in Decision No. 400-TTg. At the expiry of the grace period as prescribed in Decision No. 400 if they are eligible for tax privileges under Decision No. 358-TTg of May 29, 1997, they shall continue to be entitled to such tax preferences.
2. The tax agency, the provincial/municipal aquatic resource protecting agencies and the border guard at border gates shall coordinate with one another in checking and closely managing vessels engaged in the offshore exploitation of marine resources, assuring tax privileges for the right subjects and completing licensing procedures according to their competence, organizing the speedy and simple registration, declaration and certification without causing any trouble to the objects entitled to preferential treatment.
Any problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance and the Ministry of Aquatic Resources for study and settlement.
THE MINISTRY OF
FINANCE
VICE MINISTER
Vu Mong Giao
THE MINISTRY OF
AQUATIC RESOURCES
VICE MINISTER
Nguyen Thi Hong Minh
Thông tư liên tịch 07/1998/TTLT-BTC-BTS hướng dẫn Quyết định 358/TTg ưu đãi thuế đối với hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ do Bộ Tài chính và Bộ Thuỷ sản ban hành
Số hiệu: | 07/1998/TTLT-BTC-BTS |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính, Bộ Thuỷ sản |
Người ký: | Nguyễn Thị Hồng Minh, Vũ Mộng Giao |
Ngày ban hành: | 10/01/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 07/1998/TTLT-BTC-BTS hướng dẫn Quyết định 358/TTg ưu đãi thuế đối với hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ do Bộ Tài chính và Bộ Thuỷ sản ban hành
Chưa có Video