BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2004/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2004 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 88/2004/TT-BTC NGÀY 01 THÁNG 09 NĂM 2004 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 128/2003/TT-BTC NGÀY 22/12/2003 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 164/2003/NĐ-CP NGÀY 22/12/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định
số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2003 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của
Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số
164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Đoạn thứ hai, mục III, phần C được sửa đổi như sau:
"Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất không nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo hướng dẫn tại Thông tư này mà nộp thuế theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất hiện hành."
3. Bổ sung tiết 5.3 vào Điểm 5, mục II, phần D như sau:
5.3. Đối với các hộ gia đình và cá nhân kinh doanh không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ làm dịch vụ đại lý bán đúng giá (ví dụ như: đại lý bảo hiểm, bán thẻ điện thoại di động) hưởng hoa hồng thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoa hồng đại lý được hưởng. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong trường hợp này được xác định theo mức ấn định là 5% tính trên hoa hồng (bao gồm cả các khoản nhận chi hỗ trợ từ bên giao đại lý) mà hộ gia đình và cá nhân kinh doanh được hưởng. Cơ sở kinh doanh giao đại lý có trách nhiệm khấu trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp vào số tiền hoa hồng phải trả cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và nộp vào Ngân sách nhà nước."
4. Gạch đầu dòng thứ nhất, Điểm 2, Mục I, phần E được sửa đổi như sau:
- Ở đô thị loại đặc biệt và loại 1: 100 người"
5. Mục II, phần E được sửa đổi, bổ sung như sau:
5.1. Điểm1được sửa đổi, bổ sung như sau:
5.1.1. Tiết 1.2, Điểm 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1.2. Thuế suất 20% áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn B; cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu công nghiệp."
5.1.2. Tiết 1.4, Điểm 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1.4. Thuế suất 15% áp dụng đối với: cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn C; cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu chế xuất; cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu công nghiệp."
5.1.3. Tiết 1.5, Điểm 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1.5. Thuế suất 10% áp dụng đối với: hợp tác xã được thành lập tại địa bàn C; cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc ngành nghề, lĩnh vực A và thực hiện tại địa bàn C; cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng mới thành lập từ dự án đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất; doanh nghiệp chế xuất mới thành lập trong lĩnh vực sản xuất không phân biệt trong hay ngoài Khu chế xuất; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập."
5.1.4. Đoạn cuối Điểm 1 "Cơ sở kinh doanh có các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được áp dụng các mức thuế suất ưu đãi khác nhau thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thu nhập theo từng dự án đầu tư. Trường hợp không hạch toán riêng được thu nhập theo từng dự án đầu tư thì phải nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng." được thay bằng đoạn mới như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động mà có dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì mức thuế suất áp dụng đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại như sau:
- Trường hợp dự án đầu tư vào cùng ngành nghề, lĩnh vực, cùng địa bàn với trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì phần thu nhập tăng thêm do dự án đầu tư mang lại áp dụng theo mức thuế suất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng.
- Trường hợp dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực khác hoặc địa bàn khác với trụ sở chính của cơ sở kinh doanh mà các ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn nêu trên thuộc diện khuyến khích đầu tư thì mức thuế suất ưu đãi áp dụng đối với phần thu nhập tăng thêm do dự án đầu tư mang lại xác định căn cứ vào mức độ đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư của dự án.
- Trường hợp dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực khác hoặc địa bàn khác trụ sở chính của cơ sở kinh doanh mà các ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn nêu trên không thuộc diện khuyến khích đầu tư thì phần thu nhập tăng thêm do dự án đầu tư mang lại phải nộp thuế theo mức thuế suất là 28%."
5.2. Tiết 2.1, Điểm 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2.1. Thuế suất 10% được áp dụng trong 15 năm, kể từ khi hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trường hợp cần đặc biệt khuyến khích cao hơn, Bộ tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án."
6. Mục III, phần E được sửa đổi, bổ sung như sau:
6.1. Điểm 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
6.1.1. Bổ sung thêm tiết 1.13 với nội dung như sau:
1.13. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện tại Khu công nghiệp, Khu chế xuất được miễn thuế, giảm thuế như sau:
a. Miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu công nghiệp;
b. Miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với: cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu chế xuất; cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong Khu công nghiệp;
c. Miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với: cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng mới thành lập từ dự án đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất; doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực sản xuất không phân biệt trong hay ngoài Khu chế xuất."
Cơ sở kinh doanh được thành lập trong các trường hợp dưới đây không được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư:
- Cơ sở kinh doanh được thành lập trong các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở kinh doanh được thành lập do chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu (trừ các trường hợp cổ phần hoá doanh và giao, bán doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002, Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/09/1999 và các Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định trên của Chính phủ).
- Doanh nghiệp tư nhân mới thành lập từ chủ hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề kinh doanh và trụ sở kinh doanh như trước đây.
- Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp tác xã mới thành lập mà người đại diện theo pháp luật hoặc người có số vốn góp cao nhất trong cơ sở kinh doanh này đã tham gia hoạt động kinh doanh với vai trò là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật hoặc người có số vốn góp cao nhất trong các cơ sở kinh doanh đang hoạt động hoặc đã giải thể nhưng chưa được 12 tháng tính từ thời điểm giải thể cơ sở kinh doanh cũ đến thời điểm thành lập cơ sở kinh doanh mới."
6.2. Điểm 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2. Cơ sở kinh doanh có hoạt động trong các khu kinh tế thời gian miễn thuế, giảm thuế do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhưng tối đa không quá 04 năm miễn thuế, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo."
6.3. Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu Điểm 4 như sau:
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu thuộc ngành nghề, lĩnh vực quy định tại mục III, Danh mục A ngoài việc được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại điểm 1, điểm 2, điểm 3, Mục này, còn được ưu đãi thêm về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:".
7. Điểm 1, Mục IV, Phần E được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Nguyên tắc thực hiện miễn thuế, giảm thuế.
1.1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nêu tại Mục II, Mục III, Phần này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện được ưu đãi thuế; thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; đã đăng ký thuế và nộp thuế theo kê khai.
1.2. Trong cùng một thời gian, nếu có một khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì cơ sở kinh doanh tự lựa chọn trường hợp được miễn thuế, giảm thuế có lợi nhất theo chế độ quy định và thông báo cho cơ quan thuế biết.
1.3. Trong thời gian được miễn thuế, giảm thuế, nếu cơ sở kinh doanh thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh thì phải theo dõi hạch toán riêng thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thì phần thu nhập của hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế được xác định bằng (=) tổng thu nhập chịu thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu hoạt động kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
1.4. Cơ sở kinh doanh đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp mà có sự thay đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, sáp nhập thêm cơ sở kinh doanh khác vào theo quy định của pháp luật thì tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ưu đãi đầu tư.
1.5. Năm miễn thuế, giảm thuế được xác định phù hợp với Kỳ tính thuế. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục kể từ Kỳ tính thuế cơ sở kinh doanh bắt đầu có thu nhập chịu thuế (chưa trừ số lỗ các Kỳ tính thuế trước chuyển sang). Trường hợp, Kỳ tính thuế đầu tiên cơ sở kinh doanh đã có thu nhập chịu thuế, nhưng thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chưa đến 12 tháng thì cơ sở kinh doanh có quyền đăng ký với cơ quan thuế tính thời gian miễn thuế, giảm thuế ngay Kỳ tính thuế đầu tiên đó hoặc tính từ Kỳ tính thuế tiếp theo."
8. Điểm 3, Phần I "Tổ chức thực hiện" được bổ sung như sau:
3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư; các cơ sở kinh doanh trong nước đã được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tiếp tục được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ghi trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thấp hơn mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Thông tư này thì cơ sở kinh doanh được hưởng các mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại (thời gian ưu đãi về thuế theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trừ (-) thời gian ưu đãi về thuế đã được hưởng đến ngày 01/01/2004).
Các cơ sở kinh doanh trong nước đã thành lập trước đây có điều kiện ưu đãi đầu tư theo các văn bản quy phạm pháp luật trước đây, nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi về thuế theo các điều kiện ưu đãi đầu tư trước đây cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại tính từ ngày 01/01/2004 .
Các cơ sở kinh doanh trong nước đã thành lập trước đây không thuộc diện ưu đãi đầu tư, nay có đủ điều kiện ưu đãi đầu tư theo hướng dẫn tại Thông tư này thì được hưởng ưu đãi về thuế đãi theo hướng dẫn tại Thông tư này cho khoảng thời gian ưu đãi còn lại tính từ ngày 01/01/2004 .
Các cơ sở kinh doanh đang được miễn, giảm thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10/05/1997, nếu còn thời hạn được miễn, giảm thuế thì tiếp tục được hưởng hết thời gian miễn, giảm thuế còn lại.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hết thời hạn được ưu đãi về thuế suất theo Giấy phép đầu tư thì chuyển sang áp dụng thuế suất 25%; trường hợp đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 25% thì tiếp tục được áp dụng thuế suất 25% đến hết thời hạn của Giấy phép đầu tư. Các cơ sở kinh doanh trong nước hết thời hạn ưu đãi về thuế suất chuyển sang áp dụng thuế suất 28%; các cơ sở kinh doanh trong nước đang áp dụng thuế suất 32% chuyển sang áp dụng thuế suất 28%, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành."
9. Sửa đổi một số mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư số 128/2003/TT-BTC như sau:
Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới từ ngày 01/01/2004 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu áp dụng mức ưu đãi theo Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính cao hơn mức ưu đãi hướng dẫn tại Thông tư này thì cơ sở kinh doanh được hưởng ưu đãi theo Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính cho hết thời gian ưu đãi còn lại của dự án.
|
Trương Chí Trung (Đã ký) |
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|||||||||||||
|
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp[01] Kỳ tính thuế: .. |
|
|
||||||||||||
|
Mã số thuế: |
|
|
||||||||||||
[03] |
Tên cơ sở kinh doanh: |
|
|
|
|
||||||||||
[04] |
Địa chỉ trụ sở: |
|
|
|
|
||||||||||
[05] |
Quận/Huyện: |
[06] Tỉnh/Thành phố: |
|
|
|||||||||||
[07] |
Điện thoại |
|
[08] Fax: |
|
[09] E-mail: |
||||||||||
[10] |
Ngành nghề kinh doanh chính : |
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
|
Đơn vị tính: đồng Việt Nam |
||||||||||
STT |
|
|
|
|
Chỉ tiêu |
Mã số |
Số tiền |
||||||||
(1) |
|
|
|
|
(2) |
(3) |
(4) |
||||||||
A |
Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính |
|
|||||||||||||
1 |
Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ |
A1 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: |
|
|
||||||||||||
|
- Doanh thu bán hàng hoá không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp |
A2 |
|
||||||||||||
|
- Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu |
A3 |
|
||||||||||||
|
- Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
A4 |
|
||||||||||||
2 |
Các khoản giảm trừ doanh thu |
A5 |
|
||||||||||||
a |
Chiết khấu thương mại |
A6 |
|
||||||||||||
b |
Giảm giá hàng bán |
A7 |
|
||||||||||||
c |
Giá trị hàng bán bị trả lại |
A8 |
|
||||||||||||
d |
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp |
A9 |
|
||||||||||||
3 |
Doanh thu hoạt động tài chính |
A10 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: |
|
|
||||||||||||
|
- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm |
A11 |
|
||||||||||||
|
- Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế. |
A12 |
|
||||||||||||
|
- Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính. |
A13 |
|
||||||||||||
4 |
Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ |
A14 |
|
||||||||||||
a |
Giá vốn hàng bán |
A15 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: |
|
|
||||||||||||
|
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và hàng hoá mua của tổ chức, cá nhân không kinh doanh được lập bảng kê theo quy định. |
A16 |
|
||||||||||||
|
- Giá vốn của đất chuyển quyền |
A17 |
|
||||||||||||
b |
Chi phí bán hàng |
A18 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: |
|
|
||||||||||||
|
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới |
A19 |
|
||||||||||||
|
- Chi phí cho chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
A20 |
|
||||||||||||
c |
Chi phí quản lý doanh nghiệp |
A21 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: |
|
|
||||||||||||
|
- Chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại |
A22 |
|
||||||||||||
|
- Chi cho lao động nữ |
A23 |
|
||||||||||||
|
- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ |
A24 |
|
||||||||||||
|
- Chi phí cho chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
A25 |
|
||||||||||||
5 |
Chi phí tài chính |
A26 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: |
|
|
||||||||||||
|
- Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất, kinh doanh |
A27 |
|
||||||||||||
|
- Chi phí cho chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
A28 |
|
||||||||||||
|
- Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính. |
A29 |
|
||||||||||||
6 |
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh |
A30 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: Lợi nhuận từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
A31 |
|
||||||||||||
7 |
Thu nhập khác |
A32 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: |
|
|
||||||||||||
a |
Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản |
A33 |
|
||||||||||||
b |
Thu nhập từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ |
A34 |
|
||||||||||||
c |
Thu các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ nay đòi được |
A35 |
|
||||||||||||
d |
Các khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp vào ngân sách nhà nước nay được ngân sách nhà nước hoàn lại |
A36 |
|
||||||||||||
đ |
Thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra |
A37 |
|
||||||||||||
e |
Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài |
A38 |
|
||||||||||||
g |
Kết dư cuối năm các khoản trích trước chi không hết |
A39 |
|
||||||||||||
8 |
Chi phí khác |
A40 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: Chi phí chuyển nhượng, thanh lý tài sản |
A41 |
|
||||||||||||
9 |
Lợi nhuận khác |
A42 |
|
||||||||||||
10 |
Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp |
A43 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp |
A44 |
|
||||||||||||
B |
Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp |
||||||||||||||
1 |
Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp |
B1 |
|
||||||||||||
a |
Chênh lệnh điều chỉnh tăng doanh thu |
B2 |
|
||||||||||||
b |
Thu nhập liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu |
B3 |
|
||||||||||||
c |
Chi phí khấu hao TSCĐ vượt mức khấu hao theo quy định hoặc không được trích khấu hao theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp |
B4 |
|
||||||||||||
d |
Chi phí nguyên liệu vượt mức tiêu hao hợp lý |
B5 |
|
||||||||||||
đ |
Chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế theo quy định |
B6 |
|
||||||||||||
e |
Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại vượt mức khống chế theo quy định |
B7 |
|
||||||||||||
g |
Các khoản trích trước vào chi phí nhưng thực tế không chi hết |
B8 |
|
||||||||||||
h |
Chi phí không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định |
B9 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
B10 |
|
||||||||||||
i |
Các khoản phạt vi phạm chế độ quản lý Nhà nước |
B11 |
|
||||||||||||
k |
Chi phí không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp |
B12 |
|
||||||||||||
l |
Chi tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty TNHH |
B13 |
|
||||||||||||
m |
Tiền lương tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động. |
B14 |
|
||||||||||||
n |
Chi phí tiền ăn giữa ca vượt mức quy định |
B15 |
|
||||||||||||
0 |
Các khoản chi do nguồn kinh phí khác tài trợ |
B16 |
|
||||||||||||
p |
Chi trang phục vượt mức quy định |
B17 |
|
||||||||||||
q |
Chi cho lao động nữ vượt mức quy định |
B18 |
|
||||||||||||
r |
Chi quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định |
B19 |
|
||||||||||||
s |
Số chưa hoàn nhập các khoản dự phòng theo chế độ quy định |
B20 |
|
||||||||||||
t |
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính. |
B21 |
|
||||||||||||
v |
Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp khác |
B22 |
|
||||||||||||
2 |
Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp |
B23 |
|
||||||||||||
a |
Các khoản nợ phải trả đã xoá sổ tính vào thu nhập chịu thuế, nay phải trả do đã xác định được chủ nợ |
B24 |
|
||||||||||||
b |
Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng |
B25 |
|
||||||||||||
c |
Thu nhập của các hoạt động không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp |
B26 |
|
||||||||||||
d |
Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính. |
B27 |
|
||||||||||||
đ |
Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác |
B28 |
|
||||||||||||
3 |
Lỗ từ các năm trước chuyển sang |
B29 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: Lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
B30 |
|
||||||||||||
4 |
Tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp |
B31 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
B32 |
|
||||||||||||
C |
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp |
C1 |
|
||||||||||||
D |
Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế |
|
|
||||||||||||
1 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế |
D1 |
|
||||||||||||
2 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp các quý trong kỳ tính thuế |
D2 |
|
||||||||||||
|
Trong đó: thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
D3 |
|
||||||||||||
3 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế |
D4 |
|
||||||||||||
4 |
Số thuế đã nộp tại nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế |
D5 |
|
||||||||||||
5 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp trong kỳ tính thuế |
D6 |
|
||||||||||||
6 |
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp thừa trong kỳ tính thuế |
D7 |
|
||||||||||||
Đ |
Ngoài các Phụ lục số 01 đến Phụ lục số 14 ban hành kèm theo tờ khai này, chúng tôi gửi kèm theo các tài liệu sau: |
||||||||||||||
1 |
ž |
Hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán |
|||||||||||||
2 |
ž |
Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế TNDN của các quý trong kỳ tính thuế |
|||||||||||||
3 |
ž |
Biên lai hoặc chứng từ chứng minh đã nộp thuế thu nhập tại nước ngoài |
|||||||||||||
4 |
ž |
Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào hàng tháng theo mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003. |
|||||||||||||
5 |
ž |
Bản đăng ký thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại điểm 3.4, mục II, phần E Thông tư này |
|||||||||||||
6 |
ž |
Văn bản phân bổ chi phí quản lý kinh doanh của Công ty ở nước ngoài cho cơ sở thường trú tại VN |
|||||||||||||
7 |
ž |
Văn bản thoả thuận của Bộ Tài chính về khoản chi phí trích trước tính vào chi phí hợp lý. |
|||||||||||||
8 |
ž |
Văn bản của Chính phủ cho tính vào chi phí hợp lý các khoản chi từ thiện, tài trợ cho các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ các địa phương. |
|||||||||||||
9 |
ž |
Danh mục các công trình, máy móc, thiết bị đầu tư trong kỳ tính thuế |
|||||||||||||
10 |
ž |
Danh sách (tên, mã số thuế, địa chỉ) các đơn vị, chi nhánh trực thuộc cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc báo sổ |
|||||||||||||
11 |
ž |
Các văn bản khác liên quan đến việc xác định doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. |
|||||||||||||
Chúng tôi xin cam đoan là các số liệu điền vào tờ khai thuế này là chính xác, đầy đủ và rõ ràng và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai. -------- ngày------- tháng--------năm 200---- Đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức vụ) (Ghi chú: Đề nghị cơ sở kinh doanh đọc kỹ bản hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định đủ và chính xác các số liệu ghi vào tờ khai này) |
|||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC
Ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuyển lỗ theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
Tên cơ sở kinh doanh:............................................................................
Mã số thuế:............................................................................................
Kỳ tính thuế:..........................................................................................
I. Kế hoạch chuyển lỗ phát sinh các kỳ tính thuế trước:
Kỳ tính thuế phát sinh lỗ |
Số lỗ phát sinh |
Số lỗ chuyển sang Kỳ tính thuế 200.... |
Số lỗ chuyển sang Kỳ tính thuế 200.... |
Số lỗ chuyển sang Kỳ tính thuế 200... |
Số lỗ chuyển sang Kỳ tính thuế 200... |
Số lỗ chuyển sang Kỳ tính thuế 200... |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
200... |
|
|
|
|
|
|
200... |
|
|
|
|
|
|
200... |
|
|
|
|
|
|
200... |
|
|
|
|
|
|
200... |
|
|
|
|
|
|
II. Xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế:
Kỳ tính thuế phát sinh lỗ |
Số lỗ phát sinh |
Sỗ lỗ đã chuyển trong các Kỳ tính thuế trước |
Số lỗ chuyển trong Kỳ tính thuế này |
Số lỗ còn được chuyển sang các Kỳ tính thuế sau |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
200.. |
|
|
|
|
200... |
|
|
|
|
200... |
|
|
|
|
200... |
|
|
|
|
200.... |
|
|
|
|
Tổng cộng*: |
|
|
|
|
Chú ý:
- Cơ sở kinh doanh có phát sinh số lỗ từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất phải lập bảng kế hoạch chuyển lỗ và chỉ được chuyển vào thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các kỳ tính thuế sau.
- * Dòng tổng cộng của cột (4) tại Mục II, Phụ lục này là số liệu để ghi vào chỉ tiêu mã số B29 hoặc mã số B30 (nếu là bảng xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế
Tên cơ sở kinh doanh:..............................................................................
Mã số thuế:.............................................................................................
Kỳ tính thuế:............................................................................................
STT |
Loại thu nhập |
Thu nhập chịu thuế |
Thuế suất (%) |
Thuế phải nộp |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
1. |
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản thu nhập khác phát sinh tại Việt Nam, trừ thu nhập nêu tại điểm 2 dưới đây |
|
28% |
|
|
25% |
|
||
|
20% |
|
||
|
15% |
|
||
|
10% |
|
||
2 |
Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất |
Tổng thu nhập chịu thuế: |
28% |
|
- Thu nhập còn lại trên chi phí đến 15% |
0% |
|
||
- Thu nhập còn lại trên chi phí trên 15% đến 30% |
10% |
|
||
- Thu nhập còn lại trên chi phí trên 30% đến 45% |
15% |
|
||
- Thu nhập còn lại trên chi phí trên 45% đến 60% |
20% |
|
||
- Thu nhập còn lại trên 60% |
25% |
|
||
3 |
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài |
|
28% |
|
|
25% |
|
||
|
20% |
|
||
|
15% |
|
||
|
10% |
|
||
|
Tổng cộng*: |
|
Chú ý:
- Những cột chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ trống không ghi.
- * Dòng tổng cộng cột (5) tại Phụ lục này được ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế" (Mã số D1) tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn, giảm thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư
và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy định
tại Điều 36 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
Tên cơ sở kinh doanh:..............................................................................
Mã số thuế:...............................................................................................
Kỳ tính thuế:.............................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
Mới thành lập:
Cơ sở sản xuất mới thành lập ngoài Khu công nghiệp, Khu chế xuất
Dự án đầu tư thực hiện tại Khu công nghiệp, Khu chế xuất:
Cơ sở kinh doanh phát triển hạ tầng
Cơ sở dịch vụ trong Khu chế xuất
Cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp
Doanh nghiệp chế xuất trong lĩnh vực sản xuất
Dự án đầu tư theo hình thức BOT, hình thức BTO, hình thức BT
Ngành nghề thuộc Danh mục A
Địa bàn thuộc Danh mục B
Địa bàn thuộc Danh mục C
Địa bàn thuộc đô thị loại đặc biệt và loại 1
Địa bàn khác
Tổng số lao động sử dụng bình quân trong năm: ...........người/năm
Số lao động là người dân tộc thiểu số:.... người, chiếm:...% tổng số lao động
Di chuyển địa điểm theo quy hoạch
Đến địa bàn thuộc Danh mục B
Đến địa bàn thuộc Danh mục C
Đến địa bàn khác
2. Mức miễn, giảm thuế:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:.......%
- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi...... năm
- Thời gian miễn thuế....... năm
- Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp.........năm.
3. Xác định số thuế được miễn, giảm trong kỳ tính thuế:
- Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh:......;
- Năm áp dụng thuế suất ưu đãi thứ......... tính từ năm.......
- Năm bắt đầu có thu nhập chịu thuế:........
- Năm được miễn thuế thứ....... tính từ năm....bắt đầu có thu nhập chịu thuế;
- Năm được giảm 50% số thuế phải nộp thứ...... tính từ năm....
- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế hoặc giảm thuế:........................đồng
- Thuế suất thuế TNDN ưu đãi được áp dụng:..............%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:................................................đồng
- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm: ..........................%
- Thuế TNDN được miễn, giảm:............. đồng *
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q ; những điều kiện không đáp ứng thì bỏ trống không ghi.
- * Chỉ tiêu "Thuế TNDN được miễn, giảm" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn, giảm TNDN đối với cơ sở kinh doanh
hoạt động trong các khu kinh tế; cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đặc biệt
khuyến khích đầu tư;cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa
học có vốn đầu tư nước ngoài mới
thành lập
theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
Tên cơ sở kinh doanh:......................................................................................
Mã số thuế:......................................................................................................
Kỳ tính thuế:....................................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
Cơ sở kinh doanh có hoạt động trong khu kinh tế
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư
Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập
2. Mức miễn , giảm thuế
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:.......%
- Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi:...... năm
- Thời gian miễn thuế:........ năm
- Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp:........ năm
3. Xác định số thuế được miễn, giảm:
- Năm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh: .............;
- Năm áp dụng thuế suất ưu đãi thứ ........ tính từ năm.............;
- Năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh:...........................;
- Năm hạng mục đầu tư...... hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh:..............;
- Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế:.....;
- Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh:..............đồng
- Năm bắt đầu có thu nhập chịu thuế:.............;
- Năm được miễn thuế thứ.....tính từ năm........;
- Năm được giảm 50% số thuế phải nộp thứ...... tính từ năm........;
- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế, hoặc giảm thuế:........................ đồng
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp:...................................................... đồng
- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn, hoặc giảm: ..........................%
- Thuế TNDN được miễn, giảm:................................................ đồng *
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những điều kiện không có thì bỏ trống không ghi.
- * Chỉ tiêu "Thuế TNDN được miễn, giảm" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn, giảm thuế TNDN đối với cơ sở kinh
doanh đầu tư xây dựng dây chuyền
sản xuất mới,
mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao
năng lực sản xuất theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP
Tên cơ sở kinh doanh:.....................................................................................
Mã số thuế:.....................................................................................................
Kỳ tính thuế:...................................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
- Ngành nghề, địa bàn đầu tư:
Ngành nghề thuộc Danh mục A.
Địa bàn thuộc Danh mục B
Địa bàn thuộc Danh mục C
Địa bàn khác
- Dự án đầu tư:
Lắp đặt dây chuyền sản xuất mới
Đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
Trong đó, dự án đầu tư bao gồm các hạng mục đầu tư:
- Hạng mục đầu tư : ..........................................
- Hạng mục đầu tư:............................................
- Hạng mục đầu tư:............................................
- Thời gian đăng ký bắt đầu thực hiện miễn, giảm thuế:....................
2. Mức miễn thuế, giảm thuế:
- Thời gian được miễn thuế..........năm.
- Thời gian được giảm 50% số thuế phải nộp..........năm.
3. Xác định số thuế được miễn, giảm:
- Năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh:.......................
- Năm hạng mục đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh:................
- Năm thứ..........được miễn thuế tính từ năm .........;
- Năm thứ..........được giảm 50% số thuế phải nộp tính từ năm.........;
- Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế:
- Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh:..............đồng
- Tổng thu nhập chịu thuế được miễn thuế, hoặc giảm thuế:......................đồng
- Thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại được miễn hoặc giảm:...............đồng
- Thuế suất thuế TNDN:................. %
- Thuế TNDN phải nộp:.........................đồng
- Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm:.......%
- Thuế TNDN được miễn, giảm:........................ đồng*
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những điều kiện không có thì bỏ trống không ghi.
- * Chỉ tiêu "Thuế TNDN được miễn, giảm" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế" (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn, giảm thuế TNDN đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu
theo quy định
tại Điều 39 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP.
Tên cơ sở kinh doanh:.........................................................................
Mã số thuế:.........................................................................................
Kỳ tính thuế:.......................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
Năm đầu thực hiện xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu mặt hàng mới có tính năng kinh tế-kỹ thuật, tính năng sử dụng khác với mặt hàng trước đây.
Xuất khẩu ra thị trường một quốc gia mới có doanh thu xuất khẩu đạt trên 50% tổng doanh thu.
Duy trì thị trường xuất khẩu ổn định về số lượng hoặc giá trị hàng hoá xuất khẩu trong 3 năm liên tục..
Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục B
Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục C
2. Mức miễn, giảm thuế:
Miễn thuế đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu
Giảm 50% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu
Giảm 25% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu
Giảm 20% số thuế phải nộp đối với phần thu nhập có được do xuất khẩu
3. Xác định số thuế được miễn, giảm:
- Thu nhập chịu thuế có được do xuất khẩu: .......................................đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: ...........................................%
- Thuế TNDN của phần thu nhập có được do xuất khẩu:....................đồng
- Thuế TNDN được miễn, giảm:.........................................................đồng*
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.
- *Chỉ tiêu "Thuế TNDN được miễn, giảm" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế" (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tên cơ sở kinh doanh:......................................................................
Mã số thuế:......................................................................................
Kỳ tính thuế:...................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
- Chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học số.......ngày...........
- Giấy phép kinh doanh số........ngày...........................................................
- Văn bản xác nhận của Cơ quan quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền:........số.........ngày........Người ký:............. Chức vụ:..................................
2. Nội dung miễn thuế:
Miễn thuế đối với phần thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học
Miễn thuế đối với phần thu nhập từ hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ
3. Xác định số thuế được miễn:
Phần Thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học:...........................đồng
(Có bản liệt kê các Hợp đồng nghiên cứu khoa học)
Phần thu nhập từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ:.............đồng
(Có bản liệt kê các Hợp đồng dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ)
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:............%
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn:............................................đồng*
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "Nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.
*Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế" (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tên cơ sở kinh doanh:........................................................................
Mã số thuế:.........................................................................................
Kỳ tính thuế:......................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
Sản phẩm sản xuất thử.
- Quyết định đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất số: .......... ngày......
- Thời gian sản xuất theo quy trình sản xuất:........tháng.....................
- Ngày bắt đầu sản xuất thử ngày... tháng... năm...
Sản phẩm làm ra từ công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
- Quyết định đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới số:.....ngày
-Thời gian sản xuất theo quy trình công nghệ mới:......tháng...........
- Ngày bắt đầu sản xuất theo quy trình công nghệ mới: ngày... tháng... năm...
2. Nội dung miễn thuế:
q Miễn thuế cho phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử theo quy trình sản xuất, nhưng thời gian miễn thuế tối đa không quá 6 tháng, kể từ ngày bắt đầu sản xuất thử.
q Miễn thuế cho phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam theo quy trình sản xuất, nhưng thời gian miễn thuế tối đa không quá 1 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy trình công nghệ mới.
3. Xác định số thuế được miễn:
- Doanh thu bán sản phẩm: ...............................đồng
- Tổng chi phí sản xuất sản phẩm:......................đồng
- Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm:..............đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:............%
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn*:..........đồng
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "Nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.
- *Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế " (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tên cơ sở kinh doanh: ...............................................................
Mã số thuế:................................................................................
Kỳ tính thuế:..............................................................................
1. Điều kiện ưu đãi
q Thực hiện hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
2) Nội dung miễn thuế:
Miễn thuế đối với phần thu nhập từ hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
3)Xác định số thuế được miễn
- Doanh thu từ các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp:.........đồng
(Có bản liệt kê các hợp đồng đã thực hiện trong kỳ tính thuế kèm theo)
- Tổng chi phí thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp:.......................đồng
- Thu nhập từ các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp:.............đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:...............%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn*:......................đồng
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "Nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.
*Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế" (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tên cơ sở kinh doanh:....................................................................
Mã số thuế:....................................................................................
Kỳ tính thuế: .................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
Cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền số:...........ngày:.......
+ Tổng số lao động sử dụng thường xuyên trong năm:................người
+ Tổng số lao động là người tàn tật:......... người, chiếm: ....%/tổng số lao động
Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đặc biệt, khó khăn và đối tượng tệ nạn xã hội.
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền số số........ngày.............
(Cơ sở kinh doanh phải lập danh sách các học viên là người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội và phải xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế)
2. Nội dung miễn thuế:
q Miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh dành riêng cho người tàn tật
Miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt kho khăn, đối tượng tệ nạn xã hội
3. Xác định số thuế được miễn:
- Thu nhập được miễn thuế:..................................đồng
-Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:...............%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn:..................................................đồng*
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "Nội dung miễn thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dầu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.
*Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế" (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tên cơ sở kinh doanh:....................................................................
Mã số thuế:....................................................................................
Kỳ tính thuế: .................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật
Nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn góp cho các doanh nghiệp nhà nuớc hoặc các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.
2. Mức miễn, giảm thuế:
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
3. Xác định số thuế thu nhập được miễn, giảm:
- Thu nhập được miễn thuế hoặc giảm thuế:..................đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: ......................%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm*: .......đồng
Chú ý:
- Tại phần "Điều kiện ưu đãi" và "Mức miễn, giảm thuế" nếu cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp nào thì đánh dấu (x) vào ô q; những trường hợp không có thì bỏ trống không ghi.
*Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế " (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tên cơ sở kinh doanh:....................................................................
Mã số thuế:....................................................................................
Kỳ tính thuế: .................................................................................
1. Điều kiện ưu đãi:
- Ngành nghề kinh doanh:
sản xuất
xây dựng
vận tải
- Sử dụng nhiều lao động nữ:
- Tổng số lao động sử dụng thường xuyên trong kỳ tính thuế:................người
- Tổng số lao động nữ:.........người , chiếm .....%/tổng số lao động
- Xác nhận của cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền về tổng số lao động nữ mà cơ sở kinh doanh đang sử dụng (nếu có): số... ngày......
2. Nội dung giảm thuế:
q Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng mức chi cho lao động nữ
3. Xác định số thuế được giảm
- Tổng các khoản chi cho lao động nữ:......................đồng
(Bản liệt kê các khoản chi cho lao động nữ để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế)
- Tổng thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế:.................đồng
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:............%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:..........................đồng
Số tiền thuế được giảm tương ứng mức chi cho lao động nữ*:.............đồng
Chú ý:
- *Chỉ tiêu "Số tiền thuế được giảm tương ứng mức chi cho lao động nữ" tại Phụ lục này được tập hợp để ghi vào chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế " (Mã số D4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế
Tên cơ sở kinh doanh:....................................................................
Mã số thuế:....................................................................................
Kỳ tính thuế: .................................................................................
STT |
Tên và địa chỉ của CSKD khấu trừ thuế ở nước ngoài |
Loại |
Số tiền (ngoại tệ) |
Thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài |
Xác định thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ |
|||
Ngoại tệ |
VND (đồng) |
Thuế suất theo Luật thuế TNDN |
Số thuế phải nộp theo Luật thuế TNDN |
Số thuế đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ* |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
Chú ý:
- Các chỉ tiêu được xác định chi tiết theo từng Biên lai hoặc chứng từ nộp thuế tại nước ngoài
- Chuyển đổi số ngoại tệ tại cột (5) sang VND tại cột (6) theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp thuế ở nước ngoài.
- Số thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo mức thuế suất cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng
- Những chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ trống không ghi.
- *Dòng tổng cộng cột (9) tại Phụ lục này được ghi vào chỉ tiêu "Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế" (Mã số D5) tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp thu nhập chịu thuế phát sinh tại nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có quy định khác về cách tính số thuế đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định đó.
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
I. Nguyên tắc cần tuân thủ khi lập Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ mã số thuế và các thông tin đã đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mục có mã số từ mã số 01 đến mã số 10 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Đối với các chỉ tiêu có mã số từ A1 đến D7 thì số liệu ghi vào các dòng chỉ tiêu tương ứng tại cột (4) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải chính xác, rõ ràng, không được tẩy xoá, không ghi số âm và được làm tròn số đến hàng đơn vị. Nếu số liệu để ghi vào chỉ tiêu là số âm thì khi ghi số liệu ghi vào cột số (4) để trong ngoặc đơn (....). Đối với các chỉ tiêu không có số liệu phát sinh trong kỳ tính thuế thì các dòng tương ứng tại cột (4) bỏ trống không ghi.
3. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế chỉ được xác định là hợp lệ khi các chỉ tiêu được ghi đúng và đầy đủ các yêu cầu tại điểm 1, điểm 2 nêu trên và có đầy đủ chữ ký có đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh vào cuối tờ khai.
A. Kết quả kinh doanh theo báo cáo tài chính:
1. Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ (Mã số A1):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế phát sinh bên Có của tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ" và bên Có tài khoản 512 "Doanh thu nội bộ" trong kỳ tính thuế.
- Doanh thu bán hàng hoá không thuộc diện nộp thuế thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số A2):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu phát sinh của các hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuộc diện nộp thuế thu nhập theo quy định tại Điều 2 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi tiết của tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ" hoặc tài khoản 512: "Doanh thu nội bộ" phần chi tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuộc diện nộp thuế thu nhập trong kỳ tính thuế.
- Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (Mã số A3):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi tiết của tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ", phần chi tiết doanh thu bán hàng xuất khẩu trong kỳ tính thuế.
- Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A4):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi tiết doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, phần doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong kỳ tính thuế.
2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số A5):
Mã số A5 =Mã số A6 + Mã số A7 + Mã số A8 + Mã số A9.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản giảm trừ vào doanh thu bán hàng trong kỳ tính thuế, bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu trong kỳ tính thuế.
a) Chiết khấu thương mại (Mã số A6):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 521 " Chiết khấu thương mại" đối ứng với bên Nợ tài khoản 511 trong kỳ tính thuế.
b) Giảm giá hàng bán (Mã số A7):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài khoản 532 "Giảm giá hàng bán" đối ứng với bên Nợ tài khoản 511 hoặc bên Nợ tài khoản 512 trong kỳ tính thuế.
c) Hàng bán bị trả lại (Mã số A8):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" đối ứng với bên Nợ tài khoản 511 hoặc bên Nợ tài khoản 512 trong kỳ tính thuế.
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp (Mã số A9):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của các tiểu khoản 3332 "Thuế tiêu thụ đặc biệt", Tài khoản 3333 "thuế xuất, nhập khẩu" (chi tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ các tài khoản 511, tài khoản 512 và số phát sinh bên Có tài khoản 3331 "Thuế giá trị gia tăng phải nộp" đối ứng bên Nợ tài khoản 511 trong kỳ tính thuế.
3. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số A10):
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập thuần từ hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào luỹ kế phát sinh Nợ của tài khoản 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có tài khoản 911 trong kỳ tính thuế.
- Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm (Mã số A11):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm, trả góp.
- Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế (Mã số A12):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ tính thuế
- Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính (Mã số A13):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính.
4. Chi phí sản xuất kinh doanh (Mã số A14):
Mã số A14 = Mã số A15 + Mã số A18 + Mã số A21 + Mã số A26
Chỉ tiêu này là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế được xác định để tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
a) Giá vốn hàng bán (Mã số A15):
Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của hàng hoá, giá thành của thành phẩm tiêu thụ, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế, chi phí khác được tính vào hoặc làm giảm giá vốn hàng bán trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và một số dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá đơn, chứng từ theo quy định được lập bảng kê theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (Mã số A16):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh của các Bảng kê mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ tính thuế.
- Giá vốn của đất chuyển quyền (Mã số A17):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán", phần chi phí giá vốn của đất chuyển quyền.
b) Chi phí bán hàng (Mã số A18):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí bán hàng đã phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào phần phát sinh bên Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng" và bên Có tài khoản1422 "Chi phí trả trước" (chi tiết phần kết chuyển chi phí bán hàng) đối ứng bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (Mã số A19):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào hoá đơn, chứng từ thực chi cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới phát sinh bên Có tiểu khoản 6417 "Chi phí dịch vụ" và bên Có tiểu khoản 6418 "Chi phí bằng tiền khác" (phần chi tiết chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới) đối ứng bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A20):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", phần chi phí bán hàng được phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
c) Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số A21):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp đã phân bổ cho hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế .
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào luỹ kế số phát sinh bên Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" và bên Có tài khoản 1422 "Chi phí trả trước" (chi tiết phần kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp) đối ứng bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại (Mã số A22):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ theo hoá đơn, chứng từ thực chi cho tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dich đối ngoại được phản ánh bên Có tài khoản 6428 "Chi phí bằng tiền khác" (chi tiết chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dich đối ngoại) đối ứng bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí cho lao động nữ (Mã số A23):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ theo hoá đơn, chứng từ thực chi cho lao động nữ được phản ánh bên Có tài khoản 6428 "Chi phí bằng tiền khác" (chi tiết chi cho lao động nữ) đối ứng bên Nợ tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt nam (Mã số A24):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 6428 "Chi phí khác", phần chi tiết chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt nam.
- Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A25):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp", phần chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
5. Chi phí tài chính (Mã số A26):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này xác định theo luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh (Mã số A27):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính", phần chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
- Chi phí từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A28):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính", phần chi phí phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
- Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính (Mã số A29):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính", phần chi tiết lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính.
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số A30):
Mã số A30 = Mã số A1 - Mã số A5 + Mã số A10 - Mã số A14 - Mã số A26
- Lợi nhuận từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A31):
Mã số A31 = Mã số A4 - Mã số A17 - Mã số A20 - Mã số A25 - Mã số A28
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập khác phát sinh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào luỹ kế số phát sinh bên Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
- Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản (Mã số A33):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản.
- Thu nhập từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ (Mã số A34):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu nhập từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ .
- Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ kế toán nay đòi được (Mã số A35):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ kế toán nay đòi được.
- Thu các khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp Ngân sách nhà nước, nay được Ngân sách nhà nước hoàn lại (Mã số A36):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu các khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp Ngân sách nhà nước, nay được Ngân sách nhà nước hoàn lại.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra (Mã số A37):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu nhập từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài (Mã số A38):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu nhập nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
- Kết dư cuối năm các khoản trích trước chi không hết (Mã số A39):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết kết dư cuối năm các khoản trích trước chi không hết theo quy định của pháp luật kế toán.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có tài khoản 811"Chi phí khác" đối ứng với bên nợ của tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
- Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản (Mã số A41):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 811 "Chi phí khác ", phần chi tiết chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản.
9. Lợi nhuận khác (Mã số A42);
Mã số A42 = Mã số A32 Mã số A40
10. Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số A43):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Mã số A43 = Mã số A30 + Mã số A42.
- Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số A44):
Trong kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh vừa có doanh thu từ hoạt động thuộc diện chịu thuế, vừa có doanh thu từ các hoạt động không thuộc diện nộp thuế thì phải theo dõi, hạch toán riêng về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các hoạt động này.
Trường hợp không theo dõi riêng được chi phí để xác định lợi nhuận của hoạt động không thuộc diện chịu thuế thì cơ sở kinh doanh xác định lợi nhuận của hoạt động kinh doanh không chịu thuế trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế nhân (x) với tỷ lệ doanh thu của hoạt động không thuộc diện chịu thuế so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
B. Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
1. Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số B1)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ khoản được ghi nhận theo pháp luật kế toán, nhưng chưa phù hợp với quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nên phải điều chỉnh lại theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và làm tăng điều chỉnh do tăng tổng lợi nhuận trước thuế so với báo cáo tài chính.
Mã số B1= Mã số B2 + Mã số B3 + Mã số B4 + Mã số B5 + Mã số B6 + Mã số B7 + Mã số B8 + Mã số B9 +Mã số B11 + Mã số B12+ Mã số B13 + Mã số B14 + Mã số B15 + Mã số B16 + Mã số B17 + Mã số B18 + Mã số B19 + Mã số B20 + Mã số B21 + Mã số B22.
a) Chênh lệch điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là các khoản tăng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp:
- Tổng số các khoản doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính phát sinh phải xác định là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng chưa đủ điều kiện để được ghi nhận doanh thu theo quy định của pháp luật kế toán (ví dụ doanh thu trả tiền trước cho nhiều năm theo quy định của Luật thuế thu nhập phải xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo doanh thu trả tiền một lần, nhưng theo chuẩn mực kế toán phần doanh thu trả trước cho các kỳ tính thuế sau phải hạch toán vào doanh thu chưa thực hiện);
- Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ: các khoản chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập).
b) Thu nhập liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu (Mã số B3)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là các khoản thu nhập cơ sở kinh doanh được hưởng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu như: khoản thưởng cho dịch vụ bốc xếp giải phóng tàu nhanh; thưởng do giao hàng hoá, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn...
c) Chi phí khấu hao TSCĐ vượt mức khấu hao được tính vào chi phí theo chế độ quy định hoặc không được tính vào chi phí hợp lý theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số B4):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số khấu hao cơ sở kinh doanh đã trích và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp sau:
- Số khấu hao trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý quy định của chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
Theo Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các quy định trong Bản chế độ này chỉ bắt buộc đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 51% cổ phần trở lên, còn các cơ sở kinh doanh khác chỉ bắt buộc phải áp dụng xác định mức khấu hao tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, khi xảy ra trường hợp các cơ sở kinh doanh xác định mức trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn mức khấu hao quy định thì số khấu hao đã trích vượt mức khấu hao theo chế độ quy định không được xác định vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Số khấu hao của các tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh, nhưng không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.
- Số khấu hao của các TSCĐ không được tính vào chi phí hợp lý như: tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất, kinh doanh...
- Số khấu hao TSCĐ phải điều chỉnh lại do xác định nguyên giá TSCĐ không phùhợp với giá trị thực tế trên thị trường.
d) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu vượt định mức tiêu hao hợp lý (Mã số B5):
Theo quy định của chế độ kế toán thì các khoản hao hụt nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu trong định mức được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì giám đốc cơ sở kinh doanh phải tự xây dựng định mức tiêu hao vật tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức tiêu hao vật tư đã xây dựng.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giá trị vật tư hao hụt vượt định mức do cơ sở kinh doanh tự xây dựng và đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xây dựng định mức tiêu hao vật tư thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ số vật tư đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
đ) Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế (Mã số B6);
Theo quy định của pháp luật kế toán thì toàn bộ chi phí trả lãi tiền vay thực tế phát sinh được được hạch toán vào bên Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
Theo quy định tại khoản 7, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì chi phí trả lãi tiền vay vốn của các đối tượng khác không phải vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, tổ chức kinh tế được khống chế ở mức tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời điểm vay nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần trả lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế vượt trên mức khống chế 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời điểm vay nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và phần chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ mà cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
e) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại.....(Mã số B7):
Theo quy định của chế độ tài chính thì các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác có hoá đơn chứng từ hợp lệ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số thực chi.
Theo quy định tại khoản 11, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác có hoá đơn, chứng từ hợp pháp gắn với kết quả kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý, nhưng không vượt quá 10% tổng các khoản chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 10 của Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp, tổng chi phí hợp lý xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn mua vào của hàng bán ra.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, hội họp, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức khống chế 10% theo quy định trên mà cơ sở đã hạch toán vào bên Có tài khoản 6418 (chi tiết chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới) hoặc bên Có tài khoản 6428 (chi tiết tính chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại) đối ứng với bên Nợ tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
Ví dụ:
Cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh thương nghiệp có:
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại...thực tế phát sinh là 450 triệu
- Tổng chi phí (không gồm giá vốn hàng bán) là 4.000 triệu
- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại...được khống chế tính vào chi phí hợp lý là: 4.000 triệu x 10% = 400 triệu
- Phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại ...vượt mức khống chế theo quy định là: 450 triệu - 400 triệu = 50 triệu.
Số liệu ghi vào dòng tương ứng tại cột (4) chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại vượt mức quy định 50 triệu.
g) Các khoản chi phí trích trước vào chi phí nhưng thực tế không chi hết (Mã số B8):
Theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí trích trước được tính vào chi phí hợp lý như sửa chữa lớn tài sản cố định; Phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước, nếu chi không hết thì phần chênh lệch giữa số đã trích và số thực tế chi không hết không được tính vào chi phí hợp lý.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 142 "Chi phí trích trước" cuối kỳ tính thuế.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A hoạt động trong ngành vận tải trong năm có tiến hành trích trước khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Số liệu kế toán phản ánh:
- Số thực trích là 325 triệu
- Số thực chi về sửa chữa lớn tài sản cố định là 235 triệu
- Số còn dư cuối kỳ là 90 triệu.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phần còn lại không chi hết 90 triệu đồng.
h) Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định (Mã số B9):
Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này toàn bộ các khoản chi phí có chứng từ chi, được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định trong kỳ tính thuế.
- Chi phí chuyển quyển sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B10):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng các khoản chi liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất có chứng từ chi đã hạch toán vào bên Có của các tài khoản tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán", tài khoản 635 "chi phí tài chính", tài khoản "641"Chi phí bán hàng" hoặc tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đã kết chuyển đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định.
i) Các khoản tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước (Mã số B11):
Theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản phạt do vi phạm chế độ quản lý nhà nước quy định không được tính vào chi phí hợp lý như: Tiền phạt vi phạm luật giao thông; Phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh; Phạt vay nợ quá hạn; Phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê; Phạt vi phạm hành chính về thuế; Các khoản phạt vi phạm hành chính khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản chi tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các các biên lai, chứng từ nộp tiền phạt cho các cơ quan quản lý nhà nước.
k) Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế (B12):
Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế không được tính vào chi phí như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương (trừ trường hợp đã có quy định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh); chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào các chứng từ chi các khoản chi phí nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải loại trừ khi xác định chi phí hợp lý theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
l) Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (Mã số B13):
Theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Nghị định số164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý các khoản: chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ các khoản chi phí tiền lương, tiền công cho các đối tượng nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý.
m) Tiền lương, tiền công do cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động (Mã số B14):
Theo quy định khoản 1. Điều 6 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cơ sở kinh doanh (trừ doanh nghiệp nhà nướctrả lương theo hợp đồng lao động, nhưng việc trả tiền lương phải thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động và không được tính vào chi phí hợp lý các khoản tiền lương, tiền công đã trả không dúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần tiền lương, tiền công cơ sở kinh doanh đã trả không đúng chế độ hợp đồng lao động thì không được tính chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế.
n) Chi tiền ăn giữa ca vượt mức quy định (Mã số B15):
Theo quy định tại khoản 3.c, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí tiền ăn giữa ca cho mỗi người lao động, nhưng mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng mức chi tiền giữa ca cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế vượt mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
0) Các khoản chi do nguồn kinh phí khác tài trợ (Mã số B16)
Theo quy định tại khoản 6, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý các khoản chi do nguồn kinh phí khác tài trợ như: chi sự nghiệp; chi ốm đau, thai sản
Do dó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào các chứng từ chi các khoản chi này mà doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
p) Chi trang phục vượt mức quy định (Mã số B17):
Theo quy định tại khoản 5.b, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có quy định mặc trang phục thống nhất tại nơi làm việc được tính vào chi phí hợp lý tiền mua sắm, may đo trang phục, nhưng mức chi tối đa cho mỗi người lao động không quá 500.000 đồng/năm.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số tiền chi trang phục cho mỗi người lao động vượt mức 500.000 đồng/năm.
q) Chi cho lao động nữ vượt mức quy định (Mã số B18):
Khoản 6.a, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định cụ thể định mức chi cho lao động nữ được tính vào chi phí hợp lý.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng số chi cho lao động nữ vượt mức quy định trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
r) Chi phí do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định (Mã số B19)
Khoản 13, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định cụ thể định mức chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài được phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chi phí quản lý kinh doanh công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức theo quy định trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
s) Số chưa hoàn nhập các khoản dự phòng theo chế độ quy định (Mã số B20).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là các khoản chênh lệch về: dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn mức giảm giá thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ "giá vốn hàng bán"; dự phòng phải thu khó đòi đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn số nợ phải thu khó đòi thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ "Chi phí quản lý doanh nghiệp"; dự phòng tợ cấp mất việc làm đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn số thực tế chi, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ "Chi phí quản lý doanh nghiệp"; dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn mức giảm giá thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ chi phí kinh doanh "Chi phí tài chính".
t) Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính (Mã số B21):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kể toán chi tiết chi phí tài chính, phần lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính.
v) Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B22):
Các khoản khác ngoài các khoản đã liệt kê trên được thể hiện trên hệ thống sổ kế toán của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải điều chỉnh lại theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế.
2. Điều chỉnh làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số B23):
Mã số B23 = Mã số B24 + Mã số B25 + Mã số B26 + Mã số B27 + Mã số B28
Chỉ tiêu này là tổng các khoản làm tổng giảm lợi nhuận truớc thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp so với các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
a) Các khoản nợ phải trả đã xoá sổ tính vào thu nhập chịu thuế khác, nay phải trả do xác định được chủ (Mã số B24):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chứng từ chi trả các khoản nợ phải trả đã hạch toán vào thu nhập được ghi vào chỉ tiêu mã số A34 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các kỳ tính thuế trước và tại kỳ tính thuế này xác định được chủ nợ.
b) Các khoản chi phí của doanh thu đã điều chỉnh tăng (Mã số B25):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ chi phí có hoá đơn, chứng từ hợp pháp đã tạo ra khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu "chênh lệch điều chỉnh tăng doanh thu" (Mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp).
c) Thu nhập của các hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số B26):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ số liệu đã được ghi vào chỉ tiêu Mã số A44 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
d) Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính (Mã số B27):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kể toán chi tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính.
đ) Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B28):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trên sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh so với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài các khoản phải điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu có mã số từ B24 đến mã số B27 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Lỗ các năm trước chuyển sang (Mã số B29):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ của các năm trước chuyển sang được xác định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các năm trước chuyển sang (Mã số B30):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các năm trước chuyển sang được xác định trong bản kế hoạch chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế theo Phụ lụcsố 01 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
4.Tổng thu nhập chịu thuế (Mã số B31):
Mã số B31 = Mã số A43 - Mã số A44 + Mã số B1- Mã số B23 - Mã số B29
- Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B32):
Mã số B32 = Mã số A31 + Mã số B10 - Mã số B30
C. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (Mã số C1):
Mã số C1 = Mã số B31 : (Mã số A1- Mã số A2 + Mã số A10 + Mã số A32)
D. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế:
Căn cứ vào Tổng thu nhập chịu thuế đã xác định, cơ sở kinh doanh tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính thuế (Mã số D1):
Cơ sở kinh doanh phải theo dõi hạch toán riêng các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính thuế theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào tờ khai này là tổng số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế đã được xác định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Thuế thu nhập đã tạm nộp các quý trong kỳ tính thuế (Mã số D2):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp theo các Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở kinh doanh phải gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 2, mục Đ).
- Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số D3):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo các Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở kinh doanh phải gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 2, mục Đ).
3. Thuế thu nhập được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4):
Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được miễn thuế, giảm thuế, thuế suất ưu đãi, thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi, mức miễn giảm thuế và thời gian miễn, giảm thuế theo các nội dung cụ thể tại các Phụ lục (từ Phụ lục số 01 đến Phụ lục số 13) ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản thuế TNDN được miễn, giảm đã xác định được theo các Phụ lục nêu trên.
4. Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ (Mã số D5):
Cơ sở kinh doanh có các khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài chuyển về Việt Nam thì phải xác định lại khoản thu nhập thu được trước khi nộp thuế tại nước ngoài và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng và được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài. Nếu số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài lớn hơn số thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ tối đa bằng mức thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp thu nhập nhận được từ nước ngoài đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác về cách xác định số thuế được trừ thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Cơ sở kinh doanh xác định số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ đã được xác định tại cột số (9) Phụ lục số 13 nêu trên hoặc theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết có quy định khác về cách xác định số thuế được trừ.
5. Thuế thu nhập còn phải nộp trong kỳ tính thuế (Mã số D6):
Mã số D6 = Mã số D1- Mã số D2- Mã số D4 - Mã số D5 (nếu kết quả là số dương).
6. Thuế thu nhập đã nộp thừa trong kỳ tính thuế (Mã số D7):
Mã số D7 = Mã số D1- Mã số D2- Mã số D4 - Mã số D5 (nếu kết quả là số âm).
Đ- Phụ lục và các tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế gửi kèm tờ khai:
- Các Phụ lục (từ số 01 đến số...) ban hành kèm theo Tờ khai này là bộ phận không tách rời của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định các chỉ tiêu số lỗ từ các năm trước chuyển sang (Mã số B29), số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ tính thuế (Mã số D1), số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4), số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế (Mã số D5).
- Cơ sơ kinh doanh gửi cho cơ quan thuế có các tài liệu được liệt kê tại mục Đ của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải gửi tích dấu (x) vào ô q ở đằng trước.
Các tài liệu nêu tại điểm 1, điểm 5, điểm 9 và điểm 10 mục Đ của Tờ khai này, cơ sở kinh doanh phải gửi cho cơ quan thuế kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bản chính có người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên và đóng dấu.
Các tài liệu tại các điểm ngoài các điểm nêu trên (nếu có), cơ sở kinh doanh khi gửi cho cơ quan thuế kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Bản pho tô cóp pi có đóng dấu sao y bản chính của cơ sở kinh doanh. Riêng các tài liệu nêu tại điểm 11, mục Đ (nếu có) thì phải liệt kê chi tiết kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và đánh số thứ tự theo từng văn bản tài liệu gửi kèm theo (từ 11 đến số....).
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 88/2004/TT-BTC |
Hanoi, September 1, 2004 |
Pursuant
to the Law on Enterprise Income Tax, passed on June 17, 2003 by the XIth
National Assembly;
Pursuant to the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP of December 22, 2003
detailing the implementation of the Law on Enterprise Income Tax and the
Government’s Decree No. 152/2004/ND-CP of August 6, 2003 amending and
supplementing a number of articles of the Government’s Decree No.
164/2003/ND-CP of December 22, 2003 detailing the implementation of the Law on
Enterprise Income Tax;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining
the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of
Finance;
The Ministry of Finance hereby guides the amendments and supplements to a
number of contents of Circular No. 128/2003/TT-BTC of December 22, 2003 guiding
the implementation of the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP of December
22, 2003 detailing the implementation of the Law on Enterprise Income Tax as
follows:
1. The second paragraph of Section III, Part C, is amended as follows:
“Business households and individuals earning incomes from land-use right or land-rent right transfer shall not pay tax on such incomes under the guidance in this Circular but pay tax according to the provisions of the current Law on Land Use Right Transfer Tax.”
3. The following Item 5.3 is added to Point 5, Section II, Part D:
“5.3. Business households and individuals that have not yet fully applied the accounting, invoice and voucher regime prescribed for commissioned sale service agents (for example, insurance agents and mobile phone card sale agents) shall have to pay enterprise income tax on their earned commission amounts. The payable enterprise income tax amounts in these cases shall be determined at the fixed ratio of 5% of the commission amounts (including supports provided by the principals, which business households and individuals enjoy. Business establishments being the principals shall have to deduct the enterprise income tax amounts from the commission amounts payable to business households and/or individuals and remit such amounts into the State budget.”
...
...
...
“- In special-grade and grade-I urban centers: 100 persons”
5. Section II of Part F is amended and supplemented as follows:
5.1. Point 1 is amended and supplemented as follows:
5.1.1. Item 1.2 of Point 1 is amended and supplemented as follows:
“1.2. The tax rate of 20% shall apply to business establishments newly set up under investment projects in geographical areas B; service establishments newly set up under investment projects executed in industrial parks.”
5.1.2. Item 1.4 of Point 1 is amended and supplemented as follows:
“1.4. The tax rate of 15% shall apply to business establishments newly set up under investment projects in geographical areas C; service establishments newly set up under investment projects executed in export-processing zones; production establishments newly set up under investment projects executed in industrial parks.”
5.1.3. Item 1.5 of Point 1 is amended and supplemented as follows:
“1.5. The tax rate of 10% shall apply to cooperatives set up in geographical areas C; business establishments newly set up in branches, trades and/or domains A, which are executed in geographical areas C; business establishments dealing in infrastructure development, which are newly set up under investment projects for development of infrastructures of industrial parks or export-processing zones; export-processing enterprises newly set up in production domains, regardless of whether they are located inside or outside the export-processing zones; business establishments newly set up under projects in which investment is particularly encouraged; newly set up foreign-invested establishments for medical examination and treatment, education and training or scientific research.”
...
...
...
“For operating business establishments which have investment projects for building new production chains, expanding production scope, renewing technologies, improving ecological environment and raising production capacity, the tax rate applicable to the additional incomes brought about by the investment shall be as follows:
- For investment projects in the same branches and domains and located in the same geographical areas where the business establishments are headquartered, the tax rate for the additional incomes brought about by the investment projects shall comply with the tax rate currently applied to the business establishments.
- For investment projects in different branches or domains or located in geographical areas other than the areas where business establishments are headquartered, if the above-stated branches, domains or geographical areas are eligible for investment encouragement, the preferential tax rate applicable to the additional income brought about by investment projects shall be determined according to the extents of projects’ satisfaction of conditions for investment preferences.
- For investment projects in different branches or domains or located in geographical areas other than areas where the business establishments are headquartered, if the above-stated branches, domains or geographical areas are not eligible for investment encouragement, the additional income brought about by investment projects shall be subject to the tax rate of 28%.”
5.2. Item 2.1 of Point 2 is amended and supplemented as follows:
“2.1. The tax rate of 10% shall be applied for 15 years after cooperatives and business establishments newly set up under investment projects commence their business operations. In special cases where particularly greater encouragement is needed, the Ministry of Finance shall propose to the Prime Minister for decision the application of the tax rate of 10% throughout the project implementation duration.”
6. Section III of Part F is amended and supplemented as follows:
6.1. Point 1 is amended and supplemented as follows:
6.1.1. The following Item 1.13 is added with the following contents:
...
...
...
a/ The tax exemption for 2 years after taxable incomes are generated and the 50% reduction of the payable tax amounts for the subsequent 6 years for service establishments newly set up under investment projects executed in industrial parks;
b/ The tax exemption for 3 years after taxable incomes are generated and the 50% reduction of the payable tax amounts for the subsequent 7 years for service establishments newly set up under investment projects executed in export-processing zones and production establishments newly set up under investment projects executed in industrial parks;
c/ The tax exemption for 4 years after taxable incomes are generated and the 50% reduction of the payable tax amounts for the subsequent 7 years for business establishments dealing in infrastructure development, which are newly set up under investment projects for development of infrastructures in industrial parks or export-processing zones, and export-processing enterprises operating in production domains, regardless of whether they are located inside or outside the export-processing zones.”
6.1.2. The last paragraph from “business establishments newly set up under investment projects and relocated business establishments shall enjoy tax exemption or reduction …” to the end of Point 1 is replaced with the following new one:
“Business establishments set up in the following cases shall be ineligible for preferences on enterprise income tax as business establishments newly set up under investment projects:
- Business establishments set up in cases of division, separation, merger or consolidation according to law provisions;
- Business establishments set up due to enterprise transformation or ownership conversion (except for cases of equitization, assignment and sale of State enterprises under the Government’s Decree No. 64/2002/ND-CP of June 19, 2002, Decree No. 103/1999/ND-CP of September 10, 1999 and the decrees amending and supplementing the above-stated Decrees).
- Private enterprises newly set up by business households’ masters with the same business lines and the same business location.
- Newly set up private enterprises, partnerships, limited liability companies and cooperatives of which the representatives at law or the biggest capital contributors have joined in business activities with their role as owners of private enterprises, partners, representatives at law or the biggest capital contributors of business establishments which are being operating or have been dissolved within 12 months counting from the time of dissolving old business establishments to the time of setting up new business establishments.”
...
...
...
“2. For business establishments operating in economic zones, the duration for tax exemption or reduction shall be decided by the Prime Minister, but the tax exemption duration shall not exceed 4 years after taxable incomes are generated and the 50% tax reduction duration shall be the subsequent 9 years.
Business establishments newly set up under projects in which investment is particularly encouraged, newly set up foreign-invested establishments for medical examination and treatment, education and training or scientific research shall enjoy tax exemption for 4 years after taxable incomes are generated and the 50% reduction of the payable tax amounts for the subsequent 9 years.”
6.3. The first paragraph of Point 4 is amended and supplemented as follows:
“4. Establishments engaged in export goods production and trading in branches and/or domains prescribed in Section III, on List A shall, apart from enjoying the enterprise income tax exemption and/or reduction under the guidance at Points 1, 2 and 3 of this Section, also be entitled to the following enterprise income tax preferences:”
7. Point 1, Section IV of Part F is amended and supplemented as follows:
“1. Principles for tax exemption or reduction
1.1. The enterprise income tax preferences provided for in Sections II and III of this Part shall only apply to the business establishments which fully meet the conditions for tax preferences; fully observe the accounting, invoice and voucher regimes; or have already registered and paid tax according to their declarations.
1.2. In the same period, if an income is entitled to tax exemption or reduction in different cases, business establishments shall choose by themselves the most beneficial tax exemption or reduction cases according to the prescribed regimes and notify such to the tax offices.
1.3. In the tax exemption or reduction duration, if business establishments conduct several business activities, they must monitor and separately account incomes earned from activities entitled to tax exemption or reduction. In cases where they cannot make separate accounting, the incomes earned from business activities entitled to tax exemption or reduction shall be determined as being equal to (=) the total taxable income multiplied by (x) the proportion (%) of business turnover entitled to tax exemption or reduction to the total turnover of the business establishments in tax calculation period.
...
...
...
1.5. Tax exemption or reduction year shall be determined suitably to tax calculation period. The tax exemption or reduction duration shall be counted continuously from the tax calculation period when the business establishments begin to generate taxable incomes (without subtracting the loss amounts carried forwarded from previous tax calculation periods). In cases where the business establishments have earned taxable incomes right at the first tax calculation period, but the period of goods production and/or service provision is less than 12 months, they may register with the tax offices to calculate the tax exemption or reduction duration right from the first tax calculation period or the following period.”
8. Point 3 of Part I “Organization of implementation” is supplemented as follows:
“3. Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts, which have been already granted investment licenses, and domestic business establishments already granted certificates of investment preferences shall continue enjoying the enterprise income tax preferences stated in their investment licenses or certificates of investment preferences. In cases where the levels of enterprise income tax preferences stated in the investment licenses or certificates of investment preferences are lower than those guided in this Circular, the business establishments shall enjoy the enterprise income tax preferences guided in this Circular for the remaining preferential duration (tax preferential duration under investment licenses or certificates of investment preferences minus (-) duration of tax preferences enjoyed up to January 1, 2004).
Domestic business establishments already set up, which are eligible for investment preferences under former legal documents but have not yet been granted certificates of investment preferences, shall enjoy the tax preferences under the former investment preferential conditions for the remaining preferential duration counting from January 1, 2004.
Domestic business establishments already set up, which were not eligible for investment preferences but now are eligible for investment preferences under the guidance in this Circular, shall enjoy tax preferences guided in this Circular for the remaining preferential duration counting from January 1, 2004.
Business establishments which are enjoying tax exemption or reduction under the May 10, 1997 Law on Enterprise Income Tax, if the tax exemption or reduction duration has not yet expired, shall continue enjoying tax exemption or reduction for the remaining tax exemption or reduction duration.
Foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts, upon the expiry of the duration for tax rate preferences under their investment licenses, shall shift to apply the tax rate of 25%; or if they have been paying enterprise income tax at the tax rate of 25%, they shall continue being subject to the tax rate of 25% until the expiry of their investment licenses. Domestic business establishments, upon the expiry of the duration for tax rate preferences, shall shift to apply the tax rate of 28%; those domestic business establishments, which have been applying the tax rate of 32%, shall shift to apply the tax rate of 28% as from the effective date of this Circular.”
9. To amend a number of forms issued together with Circular No. 128/2003/TT-BTC as follows:
9.1. To annul form No. 01/TNDN “List of goods and services purchased from non-business organizations or individuals without the prescribed invoices and vouchers” and replace the phrase “form No. 01/TNDN” at Item 2.2, Point 2, Section III, Part B with phrase “form No. 04/GGT – List of goods purchased without invoices, issued together with the Finance Ministry’s Circular No. 120/2003/TT-BTC of December 12, 2003 guiding the implementation of the Government’s Decree No. 158/2003/ND-CP of December 10, 2003.”
...
...
...
10. Organization of implementation
For investment projects on setting up business establishments as from January 1, 2004 to the effective date of this Circular, if the preferential levels stated in the Finance Ministry’s Circular No. 128/2003/TT-BTC of December 22, 2003 are higher than those provided for in this Circular, business establishments shall enjoy the preferences under the Finance Ministry’s Circular No. 128/2003/TT-BTC of December 22, 2003 for the remaining preferential duration.
This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and applies to tax calculation period from 2004 on.
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Truong Chi Trung
ATTACH FILE
...
...
...
;
Thông tư 88/2004/TT-BTC sửa đổi Thông tư 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 88/2004/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 01/09/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 88/2004/TT-BTC sửa đổi Thông tư 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video