Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 81/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 81/2000/TT-BTC NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2000 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN XỬ LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY ĐƯỜNG

Căn cứ vào Quyết định số 65/2000/QĐ-TTg ngày 7/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp đối với các doanh nghiệp sản xuất đường. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC XÉT GIẢM THUẾ GTGT:

1. Các doanh nghiệp sản xuất mía đường nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến bị lỗ thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp đối với sản phẩm đường và các loại phụ phẩm, phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất đường (mật rỉ, bã mía, bã bùn) gọi chung là phế liệu thu hồi.

2. Trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất đường vừa sản xuất một số sản phẩm phụ khác thì phải hạch toán riêng kết quả kinh doanh của từng loại. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất đường có sản xuất một số sản phẩm phụ khác từ phế liệu thu hồi (phân vi sinh, ván ép...) mà không hạch toán riêng được kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm hàng hoá thì mức giảm thuế GTGT đối với sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi tương ứng với số lỗ phát sinh trong năm của doanh nghiệp nhưng không vượt quá số thuế GTGT phải nộp của các loại sản phẩm đó.

II. MỨC GIẢM THUẾ GTGT:

1. Năm 1999, giảm số thuế GTGT phải nộp tương ứng với số lỗ nhưng tối đa không vượt quá số thuế GTGT phải nộp trong năm.

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra của sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi bán ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của sản phẩm đường và các loại phế liệu thu hồi

2. Năm 2000, được tạm giảm 50% số thuế GTGT phải nộp hàng tháng đối với sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi bán ra. Khi quyết toán năm, nếu số thuế GTGT phải nộp đã tạm giảm hàng tháng lớn hơn số thực lỗ phát sinh thì chỉ được giảm số thuế GTGT phải nộp bằng với số lỗ, doanh nghiệp phải nộp số chênh lệch (số thuế GTGT phải nộp đã tạm giảm - số lỗ thực tế) vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập xong báo cáo tài chính năm theo quy định của chế độ hiện hành.

Trường hợp nếu đã giảm 50% số thuế GTGT phải nộp mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ thì được giảm tiếp số thuế GTGT phải nộp bằng với số thực lỗ, nhưng mức giảm tối đa không vượt quá số thuế GTGT phải nộp trong năm.

III. HỒ SƠ XÉT GIẢM THUẾ GTGT:

Doanh nghiệp sản xuất mía đường bị lỗ lập hồ sơ xét giảm thuế bao gồm:

Công văn đề nghị giảm thuế của doanh nghiệp có giải trình giá thành, giá bán không có thuế GTGT và thuế GTGT của từng sản phẩm, hàng hoá.

Báo cáo tài chính của năm xin giảm thuế.

Báo cáo quyết toán thuế ghi rõ số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT tạm giảm, số thuế GTGT còn phải nộp.

Bản nhận xét đánh giá sau kiểm tra báo cáo quyết toán thuế.

IV. TRÌNH TỰ VÀ THẨM QUYỀN XÉT GIẢM THUẾ GTGT:

1. Trình tự xét giảm thuế GTGT:

Hồ sơ giảm thuế của doanh nghiệp được gửi tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế.

Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh tính chính xác của số liệu; xác định kết quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đường, các phế liệu thu hồi bán ra.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế xem xét và ra quyết định giảm thuế theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền quyết định giảm thuế thì phải có tờ trình kiến nghị cơ quan thuế cấp trên xem xét quyết định.

2. Thẩm quyền xử lý giảm thuế:

Trong năm 2000, việc tạm giảm 50% thuế GTGT phải nộp hàng tháng đối với sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi bán ra do Giám đốc doanh nghiệp tự kê khai thuế hàng tháng với cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai trước pháp luật.

Sau khi kết thúc năm tài chính, căn cứ vào quyết toán thuế được duyệt, thẩm quyền xử lý giảm thuế như sau:

- Mức giảm thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng do Cục trưởng Cục thuế quyết định. Cục thuế có trách nhiệm thông báo cho đơn vị đồng thời gửi một bản về Tổng cục thuế thay báo cáo.

- Mức giảm thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quyết định.

- Xử lý tồn tại:

a. Các loại phế liệu (mật rỉ, bã mía, bã bùn) thu hồi bán ra áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% theo quy định tại Điểm 2h - Thông tư số 49/2000/TT-BTC ngày 31/5/2000 của Bộ Tài chính. Trường hợp các loại phế liệu thu hồi đơn vị bán ra, đã xuất hoá đơn GTGT có các mức thuế suất khác với quy định này thì đơn vị kê khai nộp thuế theo thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng.

b. Trường hợp trong năm 1999, doanh nghiệp sản xuất mía đường bị lỗ, thuế GTGT đối với sản phẩm đường và các phế liệu thu hồi đã nộp ngân sách nhà nước cao hơn mức phải nộp quy định tại Quyết định số 65/2000/QĐ-TTg ngày 7/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này thì Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn lại thuế GTGT đã nộp thừa cho doanh nghiệp. Trường hợp nộp thiếu, doanh nghiệp phải nộp ngay số thuế còn lại vào Ngân sách nhà nước.

c. Trong 6 tháng đầu năm 2000, các doanh nghiệp sản xuất mía đường chưa thực hiện tạm giảm 50% thuế GTGT phải nộp hàng tháng thì được tạm giảm 50% thuế GTGT phải nộp trong 6 tháng đầu năm 2000. Trường hợp số thuế GTGT doanh nghiệp đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp (sau khi được tạm giảm 50%) thì được trừ vào số thuế GTGT phải nộp của 3 tháng tiếp theo. Sau 3 tháng nếu chưa bù trừ hết số thuế GTGT đã nộp thì Cục trưởng Cục thuế ra quyết định hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp. Trường hợp nộp chưa đủ, doanh nghiệp phải nộp ngay số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

4. Tổng hợp báo cáo:

- Hàng quý Cục thuế tỉnh, thành phố có xử lý thuế GTGT cho các doanh nghiệp sản xuất mía đường tổng hợp báo cáo về Tổng cục thuế vào ngày cuối cùng của quý báo cáo.

- Tổng cục thuế có trách nhiệm tổng hợp số liệu giảm thuế GTGT đối với các doanh nghiệp sản xuất mía đường để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để nghiên cứu xử lý.

 

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 81/2000/TT-BTC

Hanoi, August 02, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE SETTLEMENT OF VALUE ADDED TAX APPLICABLE TO SUGAR MILLS

Pursuant to the Prime Ministers Decision No.65/2000/QD-TTg of June 7, 2000 on the reduction of payable value added tax (VAT) for sugar-producing enterprises, the Finance Ministry hereby guides the implementation thereof as follows:

I. SUBJECTS ELIGIBLE FOR BEING CONSIDERED FOR VAT REDUCTION:

1. The cane sugar-producing enterprises that pay VAT by the tax deduction method and meet difficulties in their production and business activities, which cause losses, shall be considered for reduction of payable VAT on sugar products, by-products and waste materials reclaimed in the sugar production process (leaked molasses, cane residues, sludge residues), hereinafter collectively called reclaimed waste materials.

2. Enterprises that produce sugar and at the same time, turn out some other by-products shall have to separately account the business result of each kind of product. In cases where a sugar-producing enterprise turns out some other by-products from reclaimed waste materials (micro-biological fertilizer, pressed boards...) but fails to separately account the business result of each commodity product, the VAT reduction level for sugar product and reclaimed waste materials shall be equal to its loss amount arising in the year but must not exceed the payable VAT on such product.

II. VAT REDUCTION LEVELS:

1. In 1999, the payable VAT reduction amount shall be equal to the loss amount but must not exceed the payable VAT amount in the year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In 2000, a 50% reduction of monthly payable VAT amount shall be temporarily given for sugar product and sold-out reclaimed waste materials. When the annual final settlement is made, if the temporary reduction amount of monthly payable VAT is larger than the loss amount actually arising, only the payable VAT reduction amount equal to the loss amount is effected, while the difference (the temporary payable VAT reduction amount minus (-) the actual loss amount) must be remitted by the enterprise into the State budget within 10 days after the annual financial report is made according to the current regulations.

In cases where an enterprise has already had its payable VAT amount reduced by 50%, but still suffers from loss, it shall enjoy further reduction of its payable VAT amount at the level equal to the actual loss amount, provided that the maximum reduction level must not exceed the payable VAT amount in the year.

III. DOSSIERS FOR VAT REDUCTION CONSIDERATION:

Cane sugar-producing enterprises that suffer from losses shall make dossiers of application for tax reduction consideration, each comprising:

- An official dispatch requesting tax reduction, enclosed with the explanation of production costs, selling price without VAT and VAT on each product or goods item;

- The financial statement of the year for which it applies for tax reduction;

- The tax settlement report, which clearly states the payable VAT amount, temporarily reduced VAT amount and remaining VAT amount to be paid;

- A written appraisal after the tax settlement report is examined.

IV. THE PROCEDURAL ORDER AND COMPETENCE FOR CONSIDERING VAT REDUCTION:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises tax reduction dossiers shall be sent to the tax authority directly managing the tax collection.

The tax authority that receives the dossiers shall have to examine such dossiers, verify the accuracy of data therein; and determine the results of production and sale of sugar products and sold-out reclaimed waste materials.

Within 15 days after the receipt of a complete dossier, the tax authority shall consider and issue a tax reduction decision according to its competence. In cases where a dossier falls beyond its tax reduction-deciding competence, it shall have to report such in writing to the superior tax authority requesting the latters consideration and settlement.

2. Competence for deciding tax reduction:

In 2000, the temporary 50% reduction of monthly payable VAT for the sugar products and sold-out reclaimed waste materials shall be effected on the basis of data declared to the tax authorities by the enterprises directors themselves, who are held responsible before law for the accuracy of such data.

At the end of each fiscal year, based on the approved tax settlement, the competence for deciding the tax reduction shall be as follows:

- Any VAT reduction level of under VND 1 billion shall be decided by the director of the provincial/municipal Tax Department. The Tax Department shall have to notify its decision to the concerned unit and concurrently send one copy thereof to the General Tax Department instead of a report.

- Any VAT reduction level of VND 1 billion or more shall be decided by the General Director of Tax.

3. Settlement of existing problems:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ In cases where a cane sugar-producing enterprise suffered from losses in 1999, but the VAT amount on its sugar products and reclaimed waste materials it has paid to the State budget is higher than the payable level prescribed in the Prime Ministers Decision No.65/2000/QD-TTg of June 7, 2000 and this Circular, the director of the concerned Tax Department shall issue a decision to reimburse the over-paid VAT amount to such enterprise. In case of under-payment, the enterprise shall have to remit promptly the deficit into the State budget.

c/ In the first six months of 2000, the cane sugar producing enterprises, which have not yet enjoyed the temporary 50% reduction of monthly payable VAT, shall be entitled to temporary 50% reduction of payable VAT of the first six months of 2000. In cases where the VAT amount already paid by an enterprise is larger than the payable tax amount (after the temporary 50% reduction has been effected), the difference shall be cleared against the payable tax amount of the three subsequent months. After 3 months, if the already paid VAT amount is not yet fully cleared, the director of the Tax Department shall issue a decision to reimburse VAT to the enterprise. In case of under-payment, the enterprise shall have to remit promptly the deficit into the State budget.

4. Summing up and reporting:

- Quarterly, the provincial/municipal Tax Departments that settle VAT for the cane sugar-producing enterprises shall have to make and send sum-up reports to the General Department of Tax on the last day of each reporting quarter.

- The General Department of Tax shall have to synthesize the data on VAT reduction for cane sugar producing enterprises, then report them to the Finance Ministry.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:

This Circular takes effect after its signing.

The concerned units are requested to report promptly any problems arising in the course of implementation to the Finance Ministry (the General Department of Tax) for study and settlement.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Vu Van Ninh

 

;

Thông tư 81/2000/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng đối với các nhà máy đường do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 81/2000/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 02/08/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 81/2000/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế giá trị gia tăng đối với các nhà máy đường do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…