Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 52-TC/TCT

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 52-TC/TCT NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

Căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành về thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Để thi hành các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện một số quy định của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nói trên (dưới đây được gọi là Hiệp định) như sau:

I. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA HIỆP ĐỊNH

1. Đối tượng nộp thuế thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định:

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần áp dụng đối với các đối tượng cư trú của Việt Nam và của nước ký Hiệp định với Việt Nam gồm: các cá nhân, công ty và bất kỳ tổ chức nào là đối tượng chịu thuế của Việt Nam cũng như của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam đối với toàn bộ các khoản thu nhập hay tài sản của đối tượng đó căn cứ vào các tiêu thức nhà ở, nơi cư trú, thời gian cư trú, trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, địa điểm thành lập tổ chức kinh doanh hay căn cứ vào bất kỳ tiêu thức nào khác có tính chất tương tự.

Tổng cục thuế hướng dẫn cụ thể các căn cứ xác định đối tượng nộp thuế theo quy định nêu trên.

2. Phạm vi lãnh thổ:

Hiệp định chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam và của các nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

3. Các loại thuế thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định:

3.1. Hiệp định chỉ áp dụng đối với các loại thuế đánh trên lợi tức hoặc thu nhập do Việt Nam và các nước ký kết ban hành hiện hành hoặc trong tương lai.

Tại Việt Nam, các loại thuế thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định gồm:

a. Thuế lợi tức theo Luật Thuế lợi tức, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Dầu khí;

b. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

c. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

d. Thuế thu nhập từ tiền bản quyền;

e. Thuế lợi tức đối với các hãng tàu biển nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

f. Thuế lợi tức đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không theo các hình thức quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

g. Thuế chuyển nhượng vốn;

h. Các loại thuế lợi tức, thuế thu nhập khác hoặc tương tự như các loại thuế nêu từ điểm (a) đến (g) trên đây được ban hành tại Việt Nam sau này (nếu có).

3.2. Ngoài các loại thuế đánh vào lợi tức hoặc thu nhập nói trên, trong một số Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam đã ký với các nước còn áp dụng đối với cả các loại thuế đánh vào tài sản. Trường hợp phát sinh việc đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và một nước ký kết đối với tài sản, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể.

3.3. Các loại thuế khác như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định.

4. Căn cứ tính thuế, thuế suất, quy định về miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định cho các đối tượng cư trú của Việt Nam và các nước ký kết hiệp định với Việt Nam được xác định theo các Điều khoản quy định cụ thể tại từng Hiệp định.

Tổng cục thuế hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định này.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH:

Để các quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam đã ký với các nước được thực hiện đúng và đầy đủ, Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn về tổ chức thực hiện như sau:

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục thuế trong việc thực hiện Hiệp định:

Theo quy dịnh tại Hiệp định, các nước đều phải cử đại diện của mình (gọi là Nhà chức trách có thẩm quyền) để xử lý các công việc liên quan đến việc thực hiện Hiệp định. Đối với Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam. Để thực hiện các quy định của Hiệp định, Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục thuế thực hiện các công việc sau:

a. Ban hành văn bản thông báo hiệu lực thi hành hoặc chấm dứt hiệu lực của từng Hiệp định thuế sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam;

b. Nghiên cứu soạn thảo các văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện các quy định của Hiệp định;

c. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra các Cục thuế và các tổ chức được uỷ nhiệm thu trong việc thực hiện Hiệp định;

d. Nghiên cứu và đàm phán với nhà chức trách có thẩm quyền về Hiệp định của nước ký Hiệp định với Việt Nam về các tranh chấp, khiếu nại trong quá trình thực hiện Hiệp định đòi hỏi phải giải quyết bằng thoả thuận song phương theo quy định của Hiệp định;

e. Trao đổi thông tin với cơ quan thuế nước ngoài theo quy định của Hiệp định;

g. Xác nhận các chứng từ đã nộp thuế ở Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có yêu cầu) để các đối tượng đó được pháp khấu trừ thuế ở nước ngoài;

h. Cấp giấy xác nhận đối tượng cư trú của Việt Nam theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.

2. Thủ tục thoái trả tiền thuế theo Hiệp định:

Trường hợp một đối tượng đã nộp thuế vào ngân sách theo quy định của Luật thuế Việt Nam, nhưng theo các quy định tại Hiệp định, đối tượng đó lại không phải nộp thuế hoặc nộp quá số tiền thuế phải nộp tại Việt Nam, thì đối tượng đó có quyền làm đơn yêu cầu hoặc uỷ quyền cho một đại diện hợp pháp thay mặt đối tượng đó yêu cầu Bộ Tài chính thoái trả số tiền thuế đã nộp. Trong trường hợp này, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục và hồ sơ xét thoái trả tiền thuế như sau:

2.1. Đối tượng phải gửi đến Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính) bộ hồ sơ xét thoái trả tiền thuế bao gồm:

a. Đơn xin thoái trả tiền thuế (nêu rõ nội dung khoản thuế xin thoái trả, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của đối tượng được hưởng thoái thuế...);

b. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp;

c. Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh trong trường hợp là tổ chức hoặc bản sao hộ chiếu trong trường hợp là cá nhân;

d. Bản gốc chứng từ nộp thuế;

e. Hợp đồng uỷ quyền có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, trong trường hợp đối tượng uỷ quyền;

g. Các chứng từ, tài liệu khác làm căn cứ để thoái trả tiền thuế do cơ quan thuế quy định.

2.2. Tổng Cục thuế kiểm tra hồ sơ xin thoái trả tiền thuế theo Hiệp định, trình Bộ Tài chính ra quyết định thoái thuế.

2.3. Căn cứ Quyết định của Bộ Tài chính về việc thoái trả tiền thuế cho đối tượng nộp thuế, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục thoái trả tiền thuế. Trường hợp phải thoái trả tiền thuế bằng đồng tiền nước ngoài hay phải chuyển tiền thuế thoái trả vào tài khoản tại nước ngoài theo yêu cầu của đối tượng nộp thuế, Vụ Ngân sách Nhà nước sẽ làm thủ tục thanh toán theo chế độ hiện hành về chi ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ.

2.4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin thoái trả tiền thuế, Bộ Tài chính sẽ hoàn thành thủ tục thoái trả tiền thuế hoặc có văn bản trả lời.

3. Giải quyết khiếu nại:

Theo quy định của Hiệp định, trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam thấy rằng việc nộp thuế của mình không phù hợp với những quy định của Hiệp định thì đối tượng đó có thể khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại như sau:

3.1. Đối tượng đó có thể khiếu nại theo trình tự được quy định trong pháp luật Việt Nam cũng như quy định của Luật thuế của Việt Nam về giải quyết khiếu nại.

3.2. Đối tượng đó có thể khiếu nại trực tiếp lên Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính) mà không theo các trình tự giải quyết khiếu nại đã nêu ở điểm 3.1 trên.

Việc khiếu nại này được giải quyết theo thời gian quy định ở Điều khoản "Thủ tục thoả thuận song phương" của các Hiệp định.

3.3. Tổng cục thuế Việt Nam thay mặt Bộ Tài chính xem xét và giải quyết các khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục Thuế Việt Nam sẽ đàm phán với nhà chức trách có thẩm quyền về Hiệp định của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam để giải quyết khiếu nại bằng một thoả thuận song phương.

3.4. Tổng cục Thuế Việt Nam chịu trách nhiệm phối hợp với các Nhà chức trách có thẩm quyền về Hiệp định của các Nước đã ký Hiệp định với Việt Nam để giải quyết các khiếu nại về thuế của các đối tượng cư trú của những nước đó phù hợp với quy định của Hiệp định.

4. Điều khoản thi hành:

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày các Hiệp định bắt đầu có hiệu lực thi hành.

 

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 52/TC-TCT

Hanoi, August 16, 1997

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE TREATIES ON AVOIDANCE OF DOUBLE TAXATION BETWEEN VIETNAM AND OTHER COUNTRIES

Pursuant to the current laws on profit tax, corporate income tax, income tax on high-income earners and tax on foreign investment in Vietnam;
In furtherance of treaties on avoidance of double taxation between Vietnam and other countries which have entered into force in Vietnam;
The Ministry of Finance hereby guides the implementation of a number of provisions of the above-said treaties on avoidance of double taxation (hereafter referred to as treaties), as follows:

I. SCOPE OF REGULATION OF THE TREATIES

1. Tax payers regulated by the treaties:

The treaties on avoidance of double taxation shall apply to subjects who are residents of Vietnam and other countries, which have signed such treaties with Vietnam, including: taxable individuals, companies and organizations in Vietnam and in the countries which have signed treaties with Vietnam on their entire revenues or assets, based on the criteria of their domiciles, places of residence, time of residence, management offices, registered offices, places of establishment of such business organizations or on any other similar criteria.

The General Department of Taxation hereby provides concrete guidances to establish the bases for determining the taxable objects under the above-said provisions.

2. Territory:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Taxes covered by the treaties:

3.1. The treaties shall apply only to profit or income taxes levied or likely to be levied in the future by Vietnam and the signatory countries.

In Vietnam, the taxes payable under the treaties include:

a/ The profit tax under the Law on Profit Tax, the Law on Corporate Income Tax, the Law on the Promotion of Domestic Investment, the Law on Foreign Investment in Vietnam and the Law on Petroleum;

b/ The income tax on high-income earners;

c/ The tax on profit remittance abroad under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

d/ The royalty tax;

e/ The profit tax on foreign shipping companies operating in Vietnam;

f/ The profit tax on foreign contractors operating in Vietnam outside the forms defined in the Law on Foreign Investment in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ The kinds of profit tax and income tax other than or similar to the taxes mentioned in Points (a) to (g) above, which are to be levied in Vietnam (if any).

3.2. In addition to the taxes on profit or income as mentioned above, a number of treaties on avoidance of double taxation which Vietnam has signed with other countries shall also apply to taxes on equities. Where double taxation on equity arises between Vietnam and a signatory country, the Ministry of Finance shall provide specific guidance thereon.

3.3. Other taxes such as: turnover tax, value-added tax, special consumption tax, export tax and import tax, shall not be regulated by the treaties.

4. The basis for the calculation of tax, tax rates and the provisions on tax exemption and reduction under the treaties which are applicable to residents of Vietnam and of the countries which have signed the treaties with Vietnam shall be determined in accordance with the specific provisions of each treaty.

The General Department of Taxation shall provide concrete guidance for the implementation of these regulations.

II. ORGANIZING THE IMPLEMENTATION OF THE TREATIES:

In order that the provisions of the treaties on avoidance of double taxation which Vietnam has signed with other countries are properly and fully enforced, the Ministry of Finance provides the following for the organization and guidance for enforcement of the treaties:

1. Tasks and powers of the General Department of Taxation in enforcing the treaties:

Under the provisions of the treaties, all signatory countries shall have to nominate their respective representatives (referred to as competent agencies) to handle matters related to the enforcement of the treaties. For its part, the Vietnamese Government has assigned the Minister of Finance to act as the competent authority of Vietnam. In order to implement the provisions of the treaties, the Minister of Finance authorizes the General Director of the General Department of Taxation to perform the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To prepare documents explaining and guiding the implementation of provisions of the treaties;

c/ To organize, direct, guide and supervise the tax departments and organizations authorized to collect tax in implementing the treaties;

d/ To study and conduct negotiation with competent authorities of the countries which have signed the treaties with Vietnam on disputes, protests arising in the course of implementation of the treaties which require the settlement by bilateral agreements in accordance with provisions of the treaties;

e/ To exchange information with foreign tax agencies as prescribed by the treaties;

f/ To certify vouchers of tax payment in Vietnam for foreign organizations and individuals (upon request) for their tax deduction abroad;

g/ To issue residence permits to residents of Vietnam upon the requests of organizations and individuals.

2. The procedures for tax reimbursement under the treaties:

In cases when a subject has paid tax into the State budget in accordance with the tax laws of Vietnam, but who, under the provisions of a related treaty, is not liable to tax or that has overpaid the tax amount payable in Vietnam, they shall be entitled to request or authorize one of their lawful representatives to request the Ministry of Finance to reimburse the tax amount already paid. In such case, the Ministry of Finance shall guide the procedures and dossier for the tax reimbursement, as follows:

2.1. Such subject shall have to submit to the General Department of Taxation (under the Ministry of Finance) a dossier for tax reimbursement comprising:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The residence permit of the country of residence issued by the tax agency;

c/ A notarized copy of the business license, if it is an organization, or a copy of passport, if it is an individual;

d/ The original of the tax payment voucher;

e/ The authorization contract notarized by the State public notary or certified by the People�s Committee of the competent level, for a person authorized by the subject;

f/ The other vouchers and documents to be used as basis for tax reimbursement as required by the tax agency.

2.2. The General Department of Taxation shall examine the tax reimbursement dossiers in accordance with the treaties, then submit them to the Ministry of Finance for decisions on tax reimbursement.

2.3. Basing itself on the decisions of the Ministry of Finance on the tax reimbursement to the tax payers, the Department of State Budget shall carry out procedures for the tax reimbursement. In cases where a tax reimbursement is made in foreign currency(ies) or remitted into an overseas account upon the request of the tax payer, the Department of State Budget shall carry out procedures for payment in accordance with the current regime on State budget expenditures in foreign currency(ies).

2.4. Within 60 days after receiving in full the tax reimbursement dossiers, the Ministry of Finance shall complete the procedures for tax reimbursement or reply in writing.

3. Settlement of complaints:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1. Such subject can lodge a complaint according to the procedures prescribed by the Vietnamese law as well as provisions of the tax laws of Vietnam on complaints settlement.

3.2. Such subject can directly lodge a complaint to the General Department of Taxation (under the Ministry of Finance) without following the complaint-settling procedures mentioned in Point 3.1 above.

Such complaint shall be settled within a time limit prescribed in the provision of the treaties on "the bilateral agreement procedures".

3.3. Vietnam’s General Department of Taxation shall, on behalf of the Ministry of Finance, consider and settle complaints. When necessary, the General Department of Taxation of Vietnam shall negotiate with the competent authorities for the treaties of other countries which have signed treaties with Vietnam to settle such complaints through bilateral agreements.

3.4. Vietnam’s General Department of Taxation shall have to coordinate with the competent authorities for the treaties of other countries which have signed such treaties with Vietnam in settling the tax complaints lodged by residents of such countries in accordance with the provisions of the treaties.

4. Implementation provisions:

This Circular takes effect after its signing.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Mong Giao

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



;

Thông tư 52-TC/TCT-1997 hướng dẫn Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 52-TC/TCT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành: 16/08/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 52-TC/TCT-1997 hướng dẫn Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [1]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…