Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 47/1997/TC-TCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 47/1997/ TC/TCT NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/HĐBT NGÀY 02/3/1992 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Thi hành Điều 10 Nghị định số 66-HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm kinh doanh có mức vốn thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Nghị định số 221/HĐBT ngày 23/7/1991.
Căn cứ Quyết định số 276/CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý phí và lệ phí;
Để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính quy định chế độ thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh áp dụng đối với các đối tượng kinh doanh có vốn kinh doanh thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Nghị định số 221/HĐBT ngày 23/7/1991 thay thế Thông tư số 33 TC/TCT ngày 22/7/1992 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP:

Cá nhân và nhóm kinh doanh (sau đây gọi chung là người kinh doanh) có vốn kinh doanh thấp hơn vốn pháp định quy định tại Nghị định số 221-HĐBT ngày 23/7/1991, khi được Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (dưới đây gọi chung là huyện) hoặc Uỷ ban nhân dân xã ở vùng rẻo cao, hải đảo được Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền xét cấp giấy phép kinh doanh đều phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

II. MỨC THU:

1. Mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh quy định như sau:

- Cá nhân và nhóm kinh doanh ở bậc thuế môn bài bậc 1, 2, 3, 4 thu: 50.000 đồng/giấy (năm mươi nghìn đồng).

- Cá nhân và nhóm kinh doanh ở bậc thuế môn bài bậc 5, 6 thu: 20.000 đồng/giấy (hai mươi nghìn đồng).

- Cá nhân và nhóm kinh doanh chưa xếp bậc môn bài: 10.000 đồng/giấy (mười nghìn đồng).

2. Trường hợp người kinh doanh đã được cấp giấy phép, sau đó cần thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoặc giấy chứng nhận ngừng kinh doanh thì mỗi lần thay đổi thu: 10.000 đồng (mười nghìn đồng).

Mức thu quy định trên không kể tiền mua đơn hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.

III. QUẢN LÝ LỆ PHÍ:

1. Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Uỷ ban nhân dân xã được uỷ quyền trong quá trình xem xét và cấp giấy phép kinh doanh cho người kinh doanh có nhiệm vụ:

- Tổ chức thu, nộp và quản lý phí cấp giấy phép đăng ký kinh doanh theo đúng quy định tại Thông tư này.

- Khi thu tiền phí, lệ phí phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu lệ phí do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành (Biên lai nhận tại cơ quan thuế nơi cơ quan thu lệ phí đóng trụ sở).

- Thực hiện mở sổ sách, chứng từ kế toán theo dõi riêng số thu, nộp và sử dụng tiền lệ phí theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước.

- Thực hiện nộp tiền lệ phí vào ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

- Hàng năm, quyết toán số thu, nộp tiền thu lệ phí với cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm phải gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan Thuế và cơ quan Tài chính cùng cấp.

2. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh là khoản thu của ngân sách nhà nước, mỗi tháng một lần, cơ quan thu kê khai nộp toàn bộ số tiền lệ phí thu được trong kỳ gửi cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế kiểm tra tờ khai, ra thông báo số tiền phải nộp, thời hạn nộp, chương, loại, khoản, nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục, mục lục ngân sách nhà nước quy định đối với khoản thu đó, nhưng chậm nhất ngày 10 tháng sau phải nộp hết số lệ phí phải nộp của tháng trước. Căn cứ vào thông báo của cơ quan thuế gửi đến, cơ quan thu thực hiện nộp tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách huyện) tại Kho bạc địa phương. Các khoản chi phí in giấy phép, thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Cơ quan thuế nơi đơn vị thu lệ phí đóng trụ sở có trách nhiệm cấp biên lai thu tiền lệ phí cho cơ quan thu, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thu lệ phí thực hiện chế độ thu nộp lệ phí; quản lý và sử dụng biên lai thu tiền; thực hiện sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng chế độ quy định.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 33 TC/TCT ngày 22/7/1992 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh theo Nghị định số 66-HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 47/1997/TC-TCT hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép kinh doanh theo Nghị định 66-HĐBT-1992 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 47/1997/TC-TCT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành: 18/07/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 47/1997/TC-TCT hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép kinh doanh theo Nghị định 66-HĐBT-1992 do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…