BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2008/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2008 |
Căn cứ Nghị định số
174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn, như sau:
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (sau đây gọi là Nghị định số 174/2007/NĐ-CP) là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Trong đó:
a) Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
b) Chất thải rắn không có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành là chất thải rắn thông thường.
2. Không thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.
3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí nêu tại khoản 1 mục này.
4. Đối tượng không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn bao gồm:
a) Cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
b) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí quy định tại khoản 3 mục này nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Đối với trường hợp tự xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có thuyết minh rõ giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn; giải pháp công nghệ xử lý nước rác và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn; hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải rắn; các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành; giải pháp xử lý các tình huống sự cố môi trường và các nội dung khác về xử lý chất thải rắn theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
- Đối với trường hợp ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có hợp đồng dịch vụ xử lý (hoặc hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải rắn với chủ xử lý chất thải rắn được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
5. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định số 174/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó. Việc áp dụng Điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định tại Điều 5 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP như sau:
a) Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn.
b) Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn.
c) Trường hợp cần thiết, tuỳ tính chất, đặc điểm của từng loại chất thải rắn, từng địa bàn và từng loại đối tượng nộp phí, địa phương được quy đổi mức thu phí tính theo đơn vị m3 từng loại chất thải rắn hoặc theo từng đối tượng nộp phí cụ thể hoặc theo đơn vị tính khác, nhưng phải đảm bảo mức thu cụ thể của từng loại chất thải rắn không vượt quá mức thu nêu tại điểm a và b khoản này.
2. Căn cứ quy định về mức thu phí tại Điều 5 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP, hướng dẫn tại khoản 1 mục này và điều kiện thực tế về xử lý, tiêu huỷ chất thải rắn ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xây dựng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn áp dụng đối với từng loại chất thải rắn ở từng địa bàn, từng loại đối tượng nộp phí tại địa phương để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được thu bằng đồng Việt Nam. Cơ quan thu phí (hoặc đơn vị được uỷ quyền thu phí) phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.
4. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:
a) Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002; khoản 5 Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
b) Phần còn lại là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (một trăm phần trăm) để chi dùng cho các nội dung sau đây:
- Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: đốt, khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải;
- Chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn;
- Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
c) Căn cứ quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, pháp luật phí và lệ phí và hướng dẫn tại điểm a và b khoản này, cùng với mức thu phí (đã được xác định theo hướng dẫn tại khoản 2 mục này) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định việc quản lý, sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cho phù hợp để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
1. Đối tượng nộp phí có nghĩa vụ nộp đủ, đúng hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cùng với phí vệ sinh cho đơn vị thu phí vệ sinh (hoặc đơn vị được uỷ quyền thu phí). Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí được để lại theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo hướng dẫn tại khoản 4 mục II Thông tư này.
2. Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đơn vị thu phí.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
5. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng và công khai chế độ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
6. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 39/2008/TT-BTC |
Hanoi, May 19, 2008 |
Pursuant to the Decree No.
174/2007/ND-CP of Government dated November 29, 2007, on environmental
protection charges for solid wastes;
Pursuant to the Decree No. 57/2002/ND-CP of Government dated June 3, 2002, detailing the implementation
of the Charge and Fee Ordinance;
Pursuant to Decree No. 24/2006/ND-CP of Government dated March 6, 2006, amending and supplementing a
number of articles of the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3,
2002, detailing the implementation of the Charge and Fee Ordinance;
Pursuant to the Decree No. 59/2007/ND-CP of Government dated April 9, 2007, on solid waste management;
The Ministry of Finance provides the guidelines for the collection of
environmental protection charges for solid wastes as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Environmental protection charges for solid wastes under Article 2 of the Decree No. 174/2007/ND-CP of Government dated November 29, 2007, on environmental protection charges for solid wastes (below referred to as Decree No. 174/2007/ND-CP) must be paid for ordinary and hazardous solid wastes discharged from the process of production and business, the provision of services or other activities, including:
a/ Hazardous solid wastes, which are named on the list of hazardous solid wastes promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b/ Ordinary solid wastes, which are not named on the list of hazardous solid wastes promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. Environmental protection charges are not collected for ordinary solid wastes discharged from daily-life activities of individuals and households.
...
...
...
4. Non-payers of environmental protection charges for solid wastes include:
a/ Individuals and households that discharge solid wastes originating from their daily-life activities;
b/ Organizations and individuals that are liable to pay charges under Clause 3 of this Article but have treated by themselves solid wastes or have signed a service contract on treatment of solid wastes up to environmental standards in accordance with law, specifically:
- For cases of self-treatment of solid wastes up to environmental standards, there must be clear explanations on solid waste treatment technologies, technology solutions to treating rubbish water and wastewater discharged from the solid waste treatment process; benefits of the solid waste treatment technology; measures to ensure safety in the operation process; remedies to environmental incidents, and other issues related to solid waste treatment as required by the solid waste management law.
- For cases of signing of service contracts on treatment of solid wastes up to environmental standards, there must be a service contract on solid waste treatment (or collection, transport and treatment) signed with a licensed solid waste treatment facility owner in accordance with the solid waste management law.
5. When an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of Decree No. 174/2007/ND-CP and the guidance in this Circular, the provisions of the international treaty apply in accordance with the Ordinance on Conclusion and Implementation of International Treaties and its guiding documents.
II. SPECIFIC PROVISIONS
1. Environmental protection charge rates for solid wastes under Article 5 of Decree No. 174/2007/ND-CP are specified as follows:
a/ For ordinary solid wastes discharged from operations of agencies, business and service establishments, industrial production establishments and craft villages: Not exceeding VND 40,000/ton.
...
...
...
c/ When necessary, depending on the nature and characteristics of each kind of solid waste, each geographical area and each type of payer, localities may impose charge rates per m3 of each kind of solid waste or for each kind of payer or using other units of calculation but must ensure that specific charge rates for each kind of solid waste must not exceed the levels specified at Points a and b of this Clause.
2. Pursuant to the provisions on charge rates in Article 5 of Decree No. 174/2007/ND-C, the guidance in Clause 1 of this Section and the practical conditions for solid waste treatment and destruction in their localities, People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) shall formulate environmental protection charge rates for each kind of solid waste in each geographical area and each type of payer in their localities and submit them to provincial-level People’s Councils for decision.
3. Environmental protection charges for solid wastes shall be collected in Vietnam dong. Charge-collecting agencies (or authorized units) shall make and issue charge receipts to charge payers under the Ministry of Finance’s current regulations on issuance, management and use of tax forms.
4. Environmental protection charges for solid wastes constitute a state budget revenue and shall be managed and used as follows:
a/ Charge-collecting agencies and units may retain part of collected charge amounts to cover charge collection expenses under Articles 11 and 12 of Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002; Clause 5, Article 1 of Decree No. 24/2006/ND-CP of March 6, 2006, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002, detailing the implementation of the Charge and Fee Ordinance; and the guidance in the Ministry of Finance’s Circular No. 63/2002/TT-BTC of July 24, 2002, and Circular No. 45/2006/TT-BTC of May 25, 2006, amending and supplementing Circular No. 63/2002/TT-BTC of July 24, 2002, guiding the implementation of legal provisions on charges and fees.
b/ The remainder constitutes a local budget revenue to cover the following expenses:
- Expenses for the treatment of solid wastes up to environmental standards, such as hygienic incineration, sterilization, neutralization, inertation and burial of solid wastes and the strict control of environmental pollution in the course of waste treatment;
- Expenses in support of the classification of solid wastes, including communication activities to raise public awareness about classification of solid wastes at source;
- Expenses in support of the construction of landfills, solid waste treatment facilities and the use of solid waste recycling, reuse, treatment and destruction technologies.
...
...
...
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Charger payers are obliged to pay environmental protection charges for solid wastes together with sanitation charges to sanitation charge-collecting units (or authorized units) timely and fully. Monthly or quarterly, charge-collecting units shall remit collected charge amounts into the state budget after subtracting amounts they are allowed to retain under decisions of provincial-level People’s Councils and the guidance in Clause 4, Section II of this Circular.
2. Annually, within 60 days after January 1 of a calendar year, charge-collecting units shall finalize the collection, remittance, management and use of charge amounts collected in the previous year in their localities with tax offices in accordance with the law on tax administration.
3. Tax offices shall examine, urge and finalize the collection, remittance, management and use of environmental protection charges for solid wastes for charge-collecting units.
4. This Circular takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”
5. Other contents related to the collection, remittance, management, use, and publicity of regulations on collection of environmental protection charges for solid wastes not mentioned in this Circular must comply with the guidance in the Ministry of Finance’s Circular No. 63/2002/TT-BTC of July 24, 2002, and Circular No. 45/2006/TT-BTC of May 25, 2006, amending and supplementing Circular No. 63/2002/TT-BTC of July 24, 2002, guiding the implementation of legal provisions on charges and fees.
6. Any problems arising in the
course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for
study and additional guidance.
...
...
...
Thông tư 39/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 39/2008/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 19/05/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 39/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video