BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2024/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2024 |
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRẠM THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ.
Thông tư này quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trạm thu phí đường bộ.
1. Hoạt động trạm thu phí đường bộ bao gồm: quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp trạm thu phí đường bộ; quản lý hoạt động trạm thu phí đường bộ; trách nhiệm trong quản lý hoạt động thu phí đường bộ.
2. Trạm thu phí đường bộ (sau đây gọi tắt là trạm thu phí) bao gồm hạ tầng trạm thu phí và hệ thống thu phí.
3. Hạ tầng trạm thu phí bao gồm: nhà điều hành; giá long môn và cổng trạm thu phí (nếu có); mặt đường và hệ thống điện chiếu sáng trong phạm vi trạm thu phí; đảo phân làn (nếu có); cabin thu phí (nếu có); các trang bị an toàn và hệ thống an toàn giao thông tại trạm thu phí.
4. Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ (sau đây được gọi là hệ thống Back-End) là hệ thống theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
5. Hệ thống thiết bị lắp đặt tại trạm thu phí, trực tiếp tương tác với phương tiện giao thông đi qua trạm (sau đây được gọi là hệ thống Front-End) bao gồm các thiết bị điện tử như đầu đọc thẻ, ăng ten, ca-me-ra nhận dạng biển số, thiết bị nhận diện xe vào trạm, ba-ri-e tốc độ cao và các hệ thống phần cứng, phần mềm, thiết bị tự động hóa khác. Hệ thống Front-End kết nối với hệ thống Back-End để gửi thông tin giao dịch và thu nhận thông tin của phương tiện, thẻ đầu cuối.
6. Hệ thống thu phí bao gồm hệ thống Back-End, hệ thống Front-End và hệ thống đường truyền dữ liệu.
7. Đơn vị quản lý thu đối với thu phí sử dụng đường cao tốc là cơ quan quản lý thu, tổ chức nhận nhượng quyền thu phí sử dụng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác (sau đây gọi tắt là quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc).
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, BẢO TRÌ, NÂNG CẤP TRẠM THU PHÍ
Điều 4. Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí và hệ thống Front-End
1. Đơn vị vận hành thu thực hiện công tác quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng trạm thu phí và hệ thống Front-End theo nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng dịch vụ thu với đơn vị quản lý thu.
2. Đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo pháp luật về giá (sau đây gọi tắt là tiền dịch vụ sử dụng đường bộ), chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và được xác định trong phương án tài chính của dự án đầu tư có thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu theo hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền thì chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được tính trong hợp đồng ký với cơ quan có thẩm quyền.
3. Đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác (sau đây gọi tắt là phí sử dụng đường cao tốc), chi phí quản lý, vận hành được lấy từ nguồn thu phí sử dụng đường cao tốc theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc; chi phí bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn tài chính quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Đường bộ.
Điều 5. Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống Back-End và hệ thống đường truyền dữ liệu
1. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện công tác quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống Back-End và hệ thống đường truyền dữ liệu theo quy định pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ và quy định trong hợp đồng ký kết với cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền tự cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
2. Chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp được lấy từ nguồn chi phí dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng và các nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định pháp luật.
Điều 6. Thời gian làm việc, trang phục, phù hiệu
1. Trạm thu phí hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ trừ những trường hợp tạm dừng thu, dừng thu theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Thông tư này.
2. Người lao động làm việc tại trạm thu phí phải mặc đồng phục trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mẫu đồng phục của người lao động tại trạm thu phí do đơn vị vận hành thu quyết định nhưng phải đảm bảo có phù hiệu, biểu trưng của đơn vị vận hành thu, biển tên, chức danh được bố trí ở vị trí dễ nhận biết.
Điều 7. Hình thức thu tiền sử dụng đường bộ
Thu tiền sử dụng đường bộ được thực hiện theo hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng.
1. Hình thức điện tử không dừng là hình thức thu tiền sử dụng đường bộ tự động, phương tiện tham gia giao thông đường bộ không phải dừng lại để trả tiền sử dụng đường bộ khi qua trạm thu phí.
2. Hình thức một dừng là hình thức thu tiền sử dụng đường bộ mà khi qua trạm thu phí, phương tiện giao thông đường bộ thực hiện một lần dừng khi qua cửa kiểm soát làn thu phí để trả tiền sử dụng đường bộ.
Điều 8. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ
1. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ bao gồm dữ liệu thông tin tài khoản giao thông và dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
2. Dữ liệu thông tin tài khoản giao thông bao gồm các thông tin tài khoản giao thông theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
3. Dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ bao gồm:
a) Các tập tin dữ liệu thông tin thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
b) Các tập tin dữ liệu về lưu lượng, doanh thu thu phí, vé lượt, vé tháng, vé quý;
c) Các tập tin video giám sát làn, giám sát toàn cảnh.
4. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an toàn thông tin mạng.
5. Chế độ lưu dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ:
a) Lưu trữ tối thiểu 1 năm: các tập tin video giám sát toàn cảnh;
b) Lưu trữ tối thiểu 5 năm: các tập tin video giám sát làn; các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí;
c) Lưu trữ từ thời điểm đưa trạm thu phí vào hoạt động đến thời điểm sau 10 năm kể từ khi thanh lý hợp đồng dự án PPP hoặc kể từ thời điểm dừng hoạt động trạm thu phí: các tập tin dữ liệu thông tin thanh toán tiền sử dụng đường bộ (trừ ảnh chụp phương tiện, ảnh chụp biển số); các tập tin dữ liệu về lưu lượng, doanh thu thu phí, vé lượt, vé tháng, vé quý;
d) Các tập tin dữ liệu thông tin tài khoản giao thông được lưu trữ từ thời điểm mở tài khoản giao thông đến thời điểm sau 10 năm kể từ khi tài khoản giao thông được đóng.
Điều 9. Kết nối dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ
1. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ được kết nối theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành về thu phí, theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ phải đảm bảo kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu trên nguyên tắc sẵn sàng, khả thi, thuận tiện, tránh trùng lặp, lãng phí theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Chi phí kết nối dữ liệu thu phí giữa các Back-End do các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thoả thuận.
3. Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải được kết nối về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
4. Kết nối dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải đảm bảo tốc độ truyền dẫn, tính dự phòng; đáp ứng yêu cầu an ninh và bảo mật thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an ninh mạng, pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Điều 10. Quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ
1. Cục Đường bộ Việt Nam quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; khai thác dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin dành cho cơ quan quản lý nhà nước trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí do địa phương quản lý trên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; khai thác giao dịch về thanh toán tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí do địa phương quản lý thông qua tài khoản đăng nhập và mật khẩu được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin dành cho cơ quan quản lý nhà nước trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
3. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ trên hệ thống Back-End theo quy định của hợp đồng dịch vụ thu và quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
4. Đơn vị quản lý thu và đơn vị vận hành thu quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức một dừng tại trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời phải kết nối đồng bộ dữ liệu về lịch sử giao dịch thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức một dừng tại trạm thu phí lên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
5. Đơn vị quản lý thu và đơn vị vận hành thu được khai thác dữ liệu về giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ của các trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý thông qua tài khoản đăng nhập được cung cấp để truy cập vào cổng thông tin của hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
6. Chủ phương tiện được khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ thông qua tài khoản giao thông và ứng dụng thanh toán điện tử giao thông đường bộ cho chủ phương tiện trên hệ thống Back-End của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
7. Việc quản lý, khai thác dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về an ninh mạng, pháp luật về an toàn thông tin mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 11. Quản lý, giám sát hoạt động trạm thu phí
1. Đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm thu phí để bảo đảm hoạt động thu đúng quy định. Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng về hoạt động của trạm thu phí trong quá trình khai thác.
2. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoạt động của trạm thu phí được thực hiện theo quy định tại Thông tư, các quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định của hợp đồng.
1. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ mở tài khoản trên hệ thống ngân hàng thương mại để tiếp nhận tiền từ việc thực hiện thu tiền
sử dụng đường bộ (sau đây gọi tắt là tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ) của chủ phương tiện.
2. Toàn bộ số tiền trong tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ phải được quản lý độc lập và tách biệt với các khoản tiền khác của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và chỉ được sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
a) Hoàn trả doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ cho đơn vị quản lý thu theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
b) Chi trả dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đường bộ cho nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và dịch vụ vận hành trạm thu phí của đơn vị vận hành thu đối với trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu;
c) Thanh toán các khoản phải hoàn trả cho chủ phương tiện.
Điều 13. Đối soát số thu và chuyển tiền vào tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ
1. Đối soát số thu phí sử dụng đường cao tốc giữa đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ:
a) Đơn vị vận hành thu thực hiện đối soát số thu phí sử dụng đường cao tốc với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đơn vị quản lý thu thực hiện kiểm tra hoạt động, số thu phí sử dụng đường cao tốc của đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để đảm bảo thu đúng, thu đủ.
2. Đối soát số thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ giữa đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ:
a) Căn cứ dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện đối soát số liệu thu tiền sử dụng đường bộ hàng ngày ngay sau thời điểm chốt số liệu (24 giờ tính từ thời điểm chốt số liệu trở về trước) với đơn vị quản lý thu làm căn cứ xác nhận số thu tiền sử dụng đường bộ đã thu được trong ngày, thời điểm chốt số liệu được thống nhất trong hợp đồng cung cấp dịch vụ thu;
b) Trước ngày mùng 5 hàng tháng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị quản lý thu thực hiện đối soát, chốt công nợ cho tháng liền trước đó;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi năm tài chính, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và đơn vị quản lý thu thực hiện chốt công nợ, quyết toán cho năm liền trước đó.
3. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện đối soát số liệu thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều này đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.
4. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm xây dựng quy trình đối soát, chuyển tiền phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc.
5. Đơn vị quản lý thu đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, đơn vị vận hành thu đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc có trách nhiệm phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để thực hiện quy trình đối soát và khắc phục, điều chỉnh các lỗi, sai số phát hiện được thông qua quá trình đối soát.
6. Đơn vị vận hành thu phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ để công khai số thu hàng ngày, số tiền các phương tiện còn nợ tại từng trạm thu phí.
Điều 14. Chuyển tiền thu tiền sử dụng đường bộ và thanh toán chi phí cung cấp dịch vụ
1. Đối với tiền phí sử dụng đường cao tốc
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, đơn vị quản lý thu thực hiện chuyển tiền thu tiền sử dụng đường bộ và thanh toán chi phí cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc.
2. Đối với tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:
a) Trên cơ sở số liệu đã thống nhất sau khi thực hiện đối soát doanh thu hàng ngày với đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển toàn bộ số tiền thu sử dụng đường bộ (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) tại mỗi trạm thu phí cho đơn vị quản lý thu sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hợp đồng dịch vụ thu. Thời gian chuyển trả theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
b) Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm xây dựng quy trình thực hiện giao dịch thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng; kê khai và nộp các loại thuế trên phần thu dịch vụ sử dụng đường bộ được hưởng.
1. Chi phí vận hành thu tiền sử dụng đường bộ được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng đã ký kết và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng
a) Chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng của mỗi trạm thu phí được xác định cụ thể tại hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng và được trích trực tiếp từ doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ có thu tiền sử dụng đường bộ;
b) Chi phí dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng sẽ được điều chỉnh tùy theo quy định tại các điều khoản hợp đồng cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng;
c) Đối với dự án thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được ký kết với cơ quan có thẩm quyền theo phương thức đối tác công tư, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng là khoản tiền mà nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ được hưởng để hoàn vốn cho đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì dự án thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
3. Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
a) Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm: giám sát, hậu kiểm, đối soát số liệu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ giữa đơn vị quản lý thu với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, đơn vị vận hành thu;
b) Chi phí giám sát hoạt động thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định pháp luật có liên quan.
TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ
Điều 16. Trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ
Thực hiện trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc.
Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị quản lý thu
1. Thực hiện trách nhiệm của đơn vị quản lý thu theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc và các quy định tại Điều này.
2. Thông báo công khai liên tục trước 05 ngày và niêm yết công khai tại trạm thu phí khi bắt đầu tổ chức thu về thời điểm bắt đầu được thu phí đường bộ, địa điểm trạm thu phí, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, mức thu và đối tượng được miễn, giảm tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong trường hợp có thay đổi về mức thu, công nghệ thu, hình thức thu, đối tượng thu, đơn vị thu phải thông báo công khai và niêm yết tương tự như khi bắt đầu tổ chức thu trước 30 ngày (hoặc theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền). Hình thức thông báo công khai bao gồm đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trung ương; đồng thời, gửi thông báo đến Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
Trong suốt quá trình thu, đơn vị quản lý thu (hoặc ủy quyền cho đơn vị vận hành thu) phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử (biển VMS) được gắn tại khu vực nhà điều hành trạm thu phí, bao gồm: tên dự án, giá trị công trình dự án (trường hợp dự án chưa được quyết toán thì công bố theo tổng mức đầu tư), tổng thời gian được thu tiền sử dụng đường bộ, thời điểm bắt đầu thu, thời gian thu còn lại, doanh thu tháng trước của trạm thu phí (số liệu doanh thu cập nhật chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), số điện thoại để tiếp nhận thông tin phản ánh.
3. Đảm bảo chỉ số đánh giá hiệu năng vận hành (KPI) hệ thống thu phí điện tử không dừng phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền; hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ thu giao cho đơn vị vận hành thu và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đảm bảo chỉ số KPI hệ thống Front-End và hệ thống Back-End phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Báo cáo thống kê, kế toán, hạch toán, quyết toán doanh thu, kê khai và nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật.
5. Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu, số liệu, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
6. Đối với trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:
a) Quản lý tài sản được giao quản lý, tài sản nhận bàn giao từ nhà nước, tài sản trạm thu phí hình thành trong quá trình đầu tư theo đúng quy định hiện hành và hợp đồng đã ký với cơ quan có thẩm quyền;
b) Nộp tiền sử dụng tài sản nhà nước hoặc tiền thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;
c) Bàn giao lại tài sản trạm thu phí cho cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền chỉ định khi kết thúc hợp đồng. Tài sản bàn giao phải trong trạng thái hoạt động bình thường theo quy định của hợp đồng;
d) Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này;
đ) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền việc sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, bao gồm: biện pháp quản lý sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có cam kết, thỏa thuận với ngân hàng về việc quản lý sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;
e) Kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận số thu tiền sử dụng đường bộ được nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ chuyển trả;
g) Không để xảy ra hành vi gian lận tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ; can thiệp vào hệ thống Front-End, hệ thống Back-End; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ.
7. Đối với trạm thu phí để thu phí sử dụng đường cao tốc:
a) Quản lý thu, nộp phí sử dụng đường cao tốc theo quy định;
b) Quản lý tài sản đúng quy định hiện hành;
c) Kiểm tra hoạt động, số thu từ cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường cao tốc của đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;
d) Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 18. Trách nhiệm của đơn vị vận hành thu
1. Thực hiện trách nhiệm của đơn vị vận hành thu theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc và các quy định tại Điều này.
2. Quản lý lao động, giải quyết chế độ cho người lao động làm việc tại trạm thu phí theo quy định của pháp luật.
3. Sao lưu dữ liệu thu phí đường bộ theo quy định tại khoản 3, khoản 5
Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm.
4. Đảm bảo chỉ số KPI hệ thống thu phí điện tử không dừng phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền theo hợp đồng dịch vụ thu ký với đơn vị quản lý thu.
5. Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực trạm thu phí; đảm bảo tuân thủ phương án tổ chức giao thông trên tuyến đường đặt trạm thu phí do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này.
7. Không để xảy ra các hành vi sau:
a) Gian lận tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ;
b) Can thiệp vào hệ thống Front-End, hệ thống Back-End; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ;
c) Tổ chức bán vé, soát vé không kịp thời, sách nhiễu đối với người mua vé; không bán đầy đủ hoặc hạn chế, giới hạn thời gian bán các loại vé tháng, vé quý theo quy định; gây cản trở, ùn tắc giao thông đường bộ tại khu vực trạm thu phí; thu tiền sử dụng đường bộ không đúng quy định;
d) Nhận tiền mặt của người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ mà không giao vé hoặc giao vé không đúng chủng loại phương tiện lưu thông qua trạm thu phí; để phương tiện giao thông đường bộ (đối tượng phải mua vé) không có vé đi qua trạm thu phí;
đ) Không thực hiện việc bảo trì tài sản của trạm thu phí; tự ý tháo dỡ, thanh lý, nhượng bán tài sản của trạm thu phí; không thực hiện việc hiệu chuẩn, kiểm định đối với nhóm thiết bị cần phải thực hiện công tác hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định;
e) Sử dụng công nghệ hoặc các phương thức khác để truyền dữ liệu lên Back-End không đúng thực tế hoặc can thiệp vào Back-End dẫn đến sai khác lưu lượng, doanh thu tại trạm thu phí.
8. Khi trạm thu phí phải ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng, đơn vị vận hành thu phải có biện pháp bảo đảm không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí; đồng thời, phải báo cáo ngay cho đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục, đưa trạm thu phí vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc giao thông do nguyên nhân bất khả kháng tại khu vực trạm thu phí, đơn vị vận hành thu phải tiến hành xả trạm và báo cáo ngay cho đơn vị quản lý thu và cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp phân luồng giao thông.
9. Có trách nhiệm bố trí người trực, kịp thời huy động lực lượng, sẵn sàng phối hợp khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông để giải quyết tai nạn giao thông và các tình huống đột xuất, bất ngờ về trật tự, an toàn giao thông tại khu vực trạm thu phí.
10. Thực hiện nhiệm vụ đối soát số liệu thu phí giữa lưu lượng phương tiện thực tế lưu thông với lưu lượng phương tiện thực hiện thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.
11. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị quản lý thu trong trường hợp tạm dừng thu, dừng thu do lỗi của đơn vị vận hành thu và các trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng cung cấp dịch vụ vận hành thu.
Điều 19. Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ
1. Thực hiện trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc và các quy định tại Điều này.
2. Sao lưu dữ liệu thu theo quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 8 Thông tư này để phục vụ công tác giám sát, hậu kiểm.
3. Đảm bảo chỉ số KPI hệ thống thu phí điện tử không dừng phải đạt yêu cầu tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền theo hợp đồng dịch vụ thu ký với đơn vị quản lý thu.
4. Chấp hành quyết định tạm dừng thu, dừng thu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư này.
5. Không để xảy ra các hành vi sau:
a) Gian lận tiền thu tiền sử dụng đường bộ; thông đồng gian lận trong hoạt động thu phí đường bộ;
b) Can thiệp vào hệ thống Back-End, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ; báo cáo sai doanh thu nhằm gian lận doanh thu tiền sử dụng đường bộ;
c) Sử dụng công nghệ hoặc các phương thức khác để truyền dữ liệu lên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ không đúng thực tế hoặc can thiệp vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ dẫn đến sai khác lưu lượng, doanh thu tại trạm thu phí;
d) Sử dụng sai mục đích tiền trong tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ.
6. Thực hiện quy định về mở và sử dụng tài khoản thu tiền sử dụng đường bộ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
7. Phát hành chứng từ thu tiền sử dụng đường bộ đúng đối tượng, đúng giá trị cho từng đối tượng phải trả tại trạm thu phí; không được thu, gây cản trở đối với các trường hợp không thuộc đối tượng trả tiền sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật tại trạm thu phí, không được thay đổi mức thu tiền sử dụng đường bộ khi chưa có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
8. Thực hiện kiểm toán doanh thu và tiền sử dụng đường bộ hàng năm theo quy định của pháp luật và hợp đồng dịch vụ thu.
9. Kiểm tra, giám sát hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ để đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký kết.
10. Hoàn trả tiền sử dụng đường bộ thu được cho đơn vị quản lý thu sau khi trừ đi giá dịch vụ của trạm thu phí theo hợp đồng dịch vụ thu.
11. Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng đối với khoản doanh thu cung cấp dịch vụ thu tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng theo quy định của pháp luật về thuế.
12. Thực hiện nhiệm vụ đối soát số liệu thu phí giữa lưu lượng phương tiện thực tế lưu thông với lưu lượng phương tiện thực hiện thu phí với đơn vị vận hành thu theo quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ để xác định số phí sử dụng đường cao tốc phải thu; chuyển số tiền phí sử dụng đường cao tốc đúng hạn vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của đơn vị quản lý thu phí theo quy định và hợp đồng cung cấp dịch vụ thu. Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ đồng thời là đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện đối soát số liệu thu phí giữa lưu lượng thực tế lưu thông với lưu lượng phương thực hiện thu phí đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định.
13. Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đơn vị quản lý thu trong trường hợp tạm dừng thu, dừng thu do lỗi của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và các trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng cung cấp dịch vụ thu.
Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước
1. Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phí trên quốc lộ, đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phí trên đường địa phương và các loại đường thuộc trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra hoạt động trạm thu phí.
1. Đối với công tác thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:
Đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ gửi về cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu, như sau:
a) Tên báo cáo: báo cáo định kỳ về doanh thu tiền sử dụng đường bộ, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí và báo cáo định kỳ việc quản lý, sử dụng tài sản;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: doanh thu tiền sử dụng đường bộ, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí; tình hình quản lý, sử dụng tài sản;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ;
d) Cơ quan nhận báo cáo: cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính;
e) Thời hạn gửi báo cáo:
- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí: báo cáo hàng tháng trước ngày 10 của tháng tiếp theo; báo cáo năm trước ngày 28 tháng 02 của năm tiếp theo.
- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: báo cáo năm trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo.
g) Tần suất thực hiện báo cáo:
- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí: Báo cáo định kỳ hàng tháng và hàng năm;
- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: báo cáo định kỳ hàng năm.
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo:
- Báo cáo hàng tháng: từ ngày 01 đến hết tháng báo cáo;
- Báo cáo năm: từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo:
- Báo cáo doanh thu tiền sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí: theo mẫu số 01-B, 02-B và từ mẫu số 03 đến mẫu số 08 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản: theo mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
k) Ngoài các báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu;
h) Đơn vị quản lý thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo. Riêng báo cáo cả năm về doanh thu tiền sử dụng đường bộ phải có kiểm toán độc lập kiểm toán hoặc xác nhận của cơ quan thuế.
2. Đối với công tác thu phí sử dụng đường cao tốc:
a) Đơn vị quản lý thu và cơ quan được ủy quyền thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc, pháp luật phí, lệ phí và pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện công tác báo cáo như quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm các mẫu số 01-A, 02-A, và mẫu số 03, mẫu số 04 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Dự án có thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tạm dừng thu trong các trường hợp sau:
a) Đơn vị quản lý thu vi phạm chất lượng bảo trì công trình đường bộ đã được cơ quan có thẩm quyền có văn bản nhắc nhở 02 lần kèm theo thời hạn khắc phục. Chi tiết cụ thể về các hành vi vi phạm chất lượng bảo trì công trình được quy định trong Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong, nhưng không ít hơn 01 ngày;
b) Đơn vị quản lý thu để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn đối với giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục 02 lần bằng văn bản kèm theo thời hạn khắc phục nhưng không khắc phục hoặc chậm khắc phục. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong, nhưng không ít hơn 01 ngày;
c) Đơn vị quản lý thu có các hành vi vi phạm điểm g khoản 6 Điều 17 Thông tư này. Thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong hậu quả của lỗi vi phạm và được cơ quan có thẩm quyền có văn bản cho phép thu phí trở lại;
d) Hệ thống công nghệ, thiết bị phục vụ trực tiếp cho việc thu phí đường bộ bị trục trặc, hư hỏng không được khắc phục kịp thời theo quy định của pháp luật về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong sự cố và được cơ quan có thẩm quyền có văn bản cho phép thu phí trở lại;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh hoặc phục vụ an ninh, quốc phòng hoặc thực hiện theo chủ trương, chính sách của Nhà nước;
e) Đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ cố tình trì hoãn, không tuân thủ các quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tuyến hoặc đoạn tuyến đường cao tốc có thu phí sử dụng đường cao tốc tạm dừng thu trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Đường bộ.
3. Các trường hợp tạm dừng thu không do lỗi của đơn vị quản lý thu, đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ được xử lý theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng dịch vụ thu.
1. Trạm thu phí thực hiện thu phí sử dụng đường cao tốc dừng thu khi có quyết định dừng thu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trạm thu phí thực hiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ dừng thu trong các trường hợp sau:
a) Hết thời gian thu phí theo hợp đồng dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh hoặc hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đường cao tốc;
b) Khi có quyết định dừng thu phí của của cơ quan có thẩm quyền (hoặc của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu phí đường bộ);
c) Chấm dứt hợp đồng dự án PPP theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều 24. Tổ chức tạm dừng thu, dừng thu
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm dừng thu, dừng thu:
a) Cục Đường bộ Việt Nam quyết định việc tạm dừng thu, dừng thu đối với các trạm thu phí trên quốc lộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tạm dừng thu, dừng thu theo thẩm quyền đối với các trạm thu phí trên trên đường bộ thuộc phạm vi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Đối với dự án đầu tư đường bộ để kinh doanh và dự án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng đường cao tốc:
a) Thời gian do việc tạm dừng thu trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 22 Thông tư này không được tính để kéo dài thời gian thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng đã ký giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư;
b) Doanh thu mỗi ngày tạm dừng thu được tính bằng doanh thu bình quân một ngày của tháng sau liền kề sau khi tạm dừng thu. Đối với trường hợp đơn vị quản lý thu có hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 6 Điều 17 Thông tư này ngoài việc bị tạm dừng thu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Thông tư này, doanh thu mỗi ngày tạm dừng thu được xác định bằng 03 lần của ngày có doanh thu cao nhất của tháng sau liền kề.
Doanh thu bình quân một ngày trong tháng là doanh thu bình quân một ngày của tổng doanh thu vé lượt, vé tháng, vé quý được ghi nhận trong tháng.
3. Trong thời gian tạm dừng thu, đơn vị quản lý thu có trách nhiệm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, không được phép gây cản trở, ùn tắc giao thông và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương, cũng như công khai tại trạm thu phí.
Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hợp đồng dự án đang đàm phán, chưa ký kết, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quy định của Thông tư này để rà soát điều chỉnh, cập nhật các điều khoản liên quan trong hợp đồng dự án.
2. Đối với các trạm thu phí đã được ký kết hợp đồng, phụ lục hợp đồng theo hình thức đối tác công tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký. Đối với chi phí vận hành thu phí từ thời điểm chuyển sang thu phí điện tử không dừng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này và hợp đồng đã ký.
3. Hệ thống quản lý, giám sát thu đã được đầu tư, xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục vận hành đến ngày 01 tháng 7 năm 2026.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 45/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động của trạm thu phí đường bộ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC HỒ SƠ, MẪU BIỂU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ DOANH THU
TIỀN SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ VÀ LƯU LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT ngày 14/11/2024 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ)
TT |
Nội dung |
Báo cáo tháng |
Báo cáo năm |
1 |
Mẫu số 01-A: chi tiết thu phí sử dụng đường cao tốc |
X |
X |
2 |
Mẫu số 01-B: chi tiết thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ |
X |
X |
3 |
Mẫu số 02-A: tổng hợp lưu lượng xe thu phí sử dụng đường cao tốc |
X |
X |
4 |
Mẫu số 02-B: tổng hợp lưu lượng xe thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ |
X |
X |
5 |
Mẫu số 03: chi tiết các khoản thu khác từ hoạt động thu tiền sử dụng đường bộ |
|
X |
6 |
Mẫu số 04: chi tiết các khoản chi vận hành, bảo trì dự án |
|
X |
7 |
Mẫu số 05: chi tiết lãi suất tiền vay giai đoạn kinh doanh khai thác |
|
X |
8 |
Mẫu số 06: các chỉ tiêu tài chính khác giai đoạn kinh doanh khai thác |
|
X |
9 |
Mẫu số 07: thuyết minh báo cáo |
|
X |
10 |
Mẫu số 08: báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhận bàn giao từ cơ quan có thẩm quyền |
|
X |
CHI TIẾT THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG CAO TỐC
Giai đoạn:....................
Dự án:....................
Trạm thu phí:......................
Đơn vị tính (đồng)
TT |
Tên vé (chi tiết cho từng loại phương tiện) |
Đơn giá |
Số lượt xe |
Thành tiền |
A |
1 |
2 |
|
|
|
Xe … |
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
Hướng dẫn thực hiện: báo cáo theo từng loại xe, loại vé; cột thành tiền cộng theo từng toại vé và tổng cộng
Người lập biểu |
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
CHI TIẾT THU TIỀN DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ
Giai đoạn:....................
Dự án:....................
Trạm thu phí:......................
Đơn vị tính (đồng)
TT |
Tên vé (chi tiết cho từng loại phương tiện) |
Đơn giá |
Số vé sử dụng |
Thành tiền |
|
||||
|
|||||||||
Tổng số |
Hình thức thu điện tử không dừng (ETC) |
Hình thức thu một dừng (MTC) |
Tổng số |
Hình thức thu điện tử không dừng (ETC) |
Hình thức thu một dừng (MTC) |
|
|||
A |
1 |
2 |
3=4+5 |
4 |
5 |
6=7+8 |
8=4x2 |
9=5x2 |
|
I |
Vé lượt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xe … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Vé tháng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xe.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Vé quý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn thực hiện: báo cáo theo từng loại xe, loại vé; cột thành tiền cộng theo từng toại vé và tổng cộng
Người lập biểu |
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG XE THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG CAO TỐC
Giai đoạn:.....................
Tên trạm thu phí, lý trình: ....
Ngày |
Hình thức thu |
Lưu lượng xe theo hợp đồng (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án) |
Lưu lượng xe theo thực tế (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án) |
Ghi chú |
||||||||||
Loại xe |
.... |
|
|
|
Cộng |
Loại xe... |
|
|
|
|
Cộng |
|||
(1) |
|
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
…. |
ETC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
ETC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn thực hiện: báo cáo 6 tháng và báo cáo năm: Cột ngày chuyển thành tháng.
Người lập biểu
|
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG XE THU TIỀN DỊCH VỤ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ
Giai đoạn:.....................
Tên trạm thu phí, lý trình: ....
Ngày |
Hình thức thu |
Lưu lượng xe theo hợp đồng (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án) |
Lưu lượng xe theo thực tế (xe/ngày đêm) (phân loại xe theo hợp đồng dự án) |
Ghi chú |
||||||||||
Loại xe |
.... |
|
|
|
Cộng |
Loại xe... |
|
|
|
|
Cộng |
|||
(1) |
|
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
ETC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MTC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
ETC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MTC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
ETC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MTC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo 6 tháng và báo cáo năm: cột ngày chuyển thành tháng.
Người lập biểu
|
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
CHI TIẾT CÁC KHOẢN THU KHÁC TỪ HOẠT ĐỘNG THU TIỀN SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ
Giai đoạn: …………..
TT |
Nội dung các khoản thu |
Số tiền |
1 |
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
Người lập biểu
|
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
CHI TIẾT CÁC KHOẢN CHI VẬN HÀNH, BẢO TRÌ DỰ ÁN
Giai đoạn: ....................
TT |
Nội dung các khoản chi |
Số tiền theo hợp đồng dự án |
Số thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền |
Số thực hiện |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
Người lập biểu
|
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
CHI TIẾT LÃI SUẤT TIỀN VAY GIAI ĐOẠN KINH DOANH KHAI THÁC
Giai đoạn: ....................
Ngày, tháng, năm áp dụng mức lãi suất |
Lãi suất vay theo hợp đồng dự án |
Lãi suất so sánh theo quy định hợp đồng dự án |
Lãi suất vay thực tế của nhà đầu tư |
Lãi suất vay áp dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu |
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KHÁC GIAI ĐOẠN KINH DOANH KHAI THÁC
Giai đoạn: ....................
TT |
Chỉ tiêu |
Quy định tại hợp đồng dự án |
Thực tế |
Mức áp dụng đề xuất |
1 |
Tỷ lệ trượt giá |
|
|
|
2 |
Tỷ lệ chi tổ chức thu |
|
|
|
3 |
Tỷ lệ trích doanh thu cho dịch vụ thu điện tử không dừng (ETC) |
|
|
|
4 |
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu |
|
|
|
5 |
Tỷ lệ tăng trưởng lưu lượng |
|
|
|
... |
... |
|
|
|
Người lập biểu
|
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp |
NHÀ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ VẬN HÀNH THU:
Giai đoạn:................
1. Tình hình giao thông (đánh giá tình hình giao thông trên toàn tuyến có xảy ra ùn tắc không? Có phải mở làn thu để giảm ùn tắc không, nếu có ghi cụ thể thời gian và nguyên nhân...);
2. Lưu lượng xe (lưu lượng xe tăng hay giảm, tăng giảm bao nhiêu %....);
3. Công tác quản lý, bảo trì dự án (nhà đầu tư có thực hiện công tác bảo trì dự án theo quy định về bảo trì đường bộ và hợp đồng dự án không; có xây dựng quy trình bảo trì và lập kế hoạch bảo trì trình cơ quan có thẩm quyền không? chi phí bảo trì cao hơn hay thấp hơn quy định tại hợp đồng, nguyên nhân tăng, giảm chi phí bảo trì....);
4. Tình hình thu (công tác tổ chức thu, có ý kiến kiến nghị của người dân về tình hình thu không, doanh thu tăng hay giảm, trong kỳ báo cáo có tăng giá vé không…);
5. Lãi suất tiền vay thực tế tăng hay giảm bao nhiêu % so với hợp đồng, việc theo dõi lãi suất vay của nhà đầu tư ...;
6. Theo điều kiện của hợp đồng dự án có phải điều chỉnh phương án tài chính không, nếu phải điều chỉnh ghi cụ thể theo quy định tại điều khoản nào, nội dung quy định về điều chỉnh phương án tài chính và kiến nghị của nhà đầu tư như thế nào;
7. Kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra (nếu có ghi rõ số ngày, tháng, năm của kết luận, biên bản thanh tra kiểm tra, nhà đầu tư đã thực hiện kiến nghị như thế nào);
8. Các nội dung khác.
NHÀ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ VẬN HÀNH THU:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHẬN BÀN GIAO TỪ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(từ ngày .../…/… đến ngày .../.../....)
Dự án:.....
Trạm thu phí: .......
A. Danh mục tài sản bàn giao
Ngày nhận bàn giao:
Đơn vị tính: Đồng
TT |
Tên tài sản |
Số lượng |
Nguyên giá |
Hao mòn trong năm |
Hao mòn lũy kế |
Giá trị còn lại |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5=2-4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Tình hình nộp phí sử dụng tài sản
Đơn vị tính: Đồng
TT |
Nội dung |
Số tiền |
1 |
Phí sử dụng tài sản các năm trước đã nộp |
|
2 |
Phí sử dụng tài sản các năm trước chưa nộp chuyển sang |
|
3 |
Phí sử dụng tài sản phải nộp trong năm |
|
4 |
Phí sử dụng tài sản đã nộp trong năm |
|
5 |
Phí sử dụng tài sản còn phải nộp chuyển năm sau |
|
Người lập biểu |
Giám đốc |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT ngày 14/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ)
TT |
Hạng mục công việc vi phạm chất lượng |
Mức độ vi phạm chất lượng bảo trì phải tạm dừng thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ |
|
A |
Quốc lộ, đường tỉnh |
|
|
I |
Đối với mặt đường nhựa |
|
|
1 |
Mặt đường bị nứt: - Nứt mai rùa; - Nứt lưới lớn; - Nứt đơn dọc và ngang; - Nứt phản ánh; - Nứt parabol. |
Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau: - Tổng diện tích nứt mai rùa: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. - Tổng diện tích nứt lưới lớn: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. - 10 vệt (mỗi vệt ≥50% bề rộng mặt đường) và tổng chiều dài nứt dọc ≥300 m. - 10 vệt (mỗi vệt ≥50% bề rộng mặt đường) và tổng chiều dài phản ánh ≥300 m. - Tổng diện tích nứt parapol: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2, không có ổ gà, trồi lún. |
|
2 |
Mặt đường bị lún vệt bánh xe |
Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng, lún vệt bánh xe ≥ 2,5cm (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng chiều dài các vệt, đoạn lún ≥ 500 m. |
|
3 |
Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: - Lún lõm cục bộ; - Lồi lõm; - Đẩy trồi nhựa, dồn nhựa (dạng sống trâu ≥5 cm); |
Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau: - Tổng diện tích lún lõm cục bộ: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. - Tổng diện tích lồi lõm: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 200 m2. - Tổng diện tích đẩy trồi nhựa, dồn nhựa: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. |
|
- Lượn sóng; |
- Tổng diện tích lượn sóng: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. |
|
|
- Ổ gà (Sâu≥ 5 cm). |
- Tổng diện tích ổ gà: chiếm 0,05% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 50 m2. |
|
|
4 |
Mặt đường bị chảy nhựa |
Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng diện tích chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2 |
|
5 |
Mặt đường bị hư hỏng các dạng khác: - Vệt cắt vá; - Bong bật và bong tróc; - Nứt vỡ mép mặt đường. |
Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) có khối lượng hư hỏng thuộc một trong các trường hợp sau: - Trên 10 vết cắt vát bị bong bật, rạn nứt; - Tổng diện tích bong bật và bong tróc: chiếm 0,3% tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 300 m2. - Tổng chiều dài nứt vỡ mép ≥ 200 m2 hoặc ≥ 500 m. |
|
II |
Đối với mặt đường Bê tông xi măng (BTXM) |
|
|
1 |
Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: rộp vỡ bề mặt; nứt vỡ góc tấm, nứt chia tấm, nứt om tấm; nứt rạn, bong mặt đường |
Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và có tổng số tấm hư hỏng ≥ 30 tấm hoặc ≥ 10% tổng diện tích phần đường BTXM. |
|
2 |
Chênh cao độ giữa các tấm do lún (nền yếu, do xói lở vật liệu, hay do uốn vồng tấm); chênh cao giữa tấm bê tông mặt đường và lề đường |
Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và chiều dài chênh cao ≥ 100 m. |
|
3 |
Hư hỏng khe nối, bong vỡ vật liệu khe nối; vết nứt thẳng, vết nứt vỡ |
Để xảy ra hư hỏng mức độ nặng (mức H theo TCVN 14182:2024 gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến) và tổng chiều dài khe hư hỏng ≥ 100 m. |
|
III |
Đối với các công trình khác |
|
|
1 |
Sơn kẻ trên mặt đường |
Các chỉ tiêu kỹ thuật của vạch sơn theo Bảng 9 TCVN 8791:2011 với các giá trị nhỏ hơn 70% giá trị các chỉ tiêu quy định ở Bảng 3 và Bảng 4 TCVN 8791:2011 hoặc trên 20% sơn kẻ trên đường mờ không còn tác dụng. |
|
2 |
Đối với cầu |
Cầu hư hỏng, xuống cấp xuất hiện nguy cơ sự cố công trình dẫn đến mất an toàn, nguy cơ sập đổ. |
|
3 |
Hệ thống thoát nước mặt đường, cống, rãnh |
Để đọng nước lớn hơn 1/3 chiều rộng mặt đường trên mặt đường, tắc cống, rãnh thoát nước quá 24 giờ mà không thực hiện các biện pháp thoát nước. |
|
4 |
Công tác phát quang cây cối, cắt cỏ |
Cây cối che khuất hệ thống báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cỏ mọc cao quá quy định tại TCVN 14182:2024 với tổng chiều dài vi phạm: chiếm 3% tổng chiều dài và tối đa không quá 300 m. |
|
5 |
Hệ thống biển báo, cọc tiêu, hộ lan |
≥10% tổng số biển báo hoặc 5% biển cấm bị mờ không đảm bảo QCVN 41:2024/BGTVT, không đảm bảo tầm quan sát biển báo; màng phản quang chưa đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7887:2018; ≥20% cọc tiêu, hộ lan bị hư hỏng mất tác dụng. |
|
6 |
Lề đường |
Chênh cao với mặt đường ≥5 cm với chiều dài ≥ 500 m hoặc chênh cao với mặt đường ≥ 10 cm với chiều dài ≥ 300 m. |
|
B |
Đường cao tốc |
|
|
1 |
Mặt đường bị hằn lún vệt bánh xe |
a) Tuyến đường có từ 5% chiều dài tuyến đường trở lên có vệt hằn lún, trong đó vị trí lún sâu ≥ 2,5 cm có chiều dài ≥ 150 m. b) Tuyến đường có tổng chiều dài các vệt lún sâu hơn ≥ 2,5 cm lớn hơn 500 m. c) Tuyến đường có tổng chiều dài các vệt lún sâu hơn ≥ 5 cm trên 100 m. |
|
2 |
Mặt đường bị hư hỏng cục bộ: ổ gà, sình lún gây mất an toàn |
Để xảy ra hư hỏng chiếm 0,01 % tổng diện tích mặt đường và tối đa không quá 30 m2 mà không khắc phục trong 24 giờ (trừ khi mưa bão) theo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện tại TCCS 17:2016/TCĐBVN (hoặc TCVN tương đương). |
|
3 |
Sơn kẻ trên mặt đường |
Các chỉ tiêu kỹ thuật của vạch sơn theo Bảng 9 TCVN 8791:2011 với các giá trị nhỏ hơn 70% giá trị các chỉ tiêu quy định ở Bảng 3 và Bảng 4 TCVN 8791:2011 hoặc trên 10% sơn kẻ trên đường mờ không còn tác dụng. |
|
4 |
Đối với cầu |
Cầu hư hỏng, xuống cấp xuất hiện nguy cơ sự cố công trình dẫn đến mất an toàn. |
|
5 |
Hệ thống thoát nước mặt đường, cống, rãnh |
Để đọng nước lớn hơn 1/3 chiều rộng mặt đường trên mặt đường, tắc cống, rãnh thoát nước quá 24 giờ mà không thực hiện các biện pháp thoát nước. |
|
6 |
Công tác phát quang cây cối, cắt cỏ |
Cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cỏ mọc cao quá quy định tại TCCS 17:2016/TCĐBVN (hoặc TCVN tương đương) có chiều dài 150 m. |
|
|
|||
|
|||
7 |
Hệ thống biển báo, cọc tiêu, hộ lan, đinh phản quang |
≥ 3% biển báo không đảm bảo QCVN 41:2024/BGTVT không đảm bảo tầm quan sát biển báo; màng phản quang chưa đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 7887:2018; ≥ 3% cọc tiêu, hộ lan , đinh phản quang bị hư hỏng mất tác dụng. |
|
|
|||
8 |
Lề đường |
Lề đường không đảm bảo kích thước hình học (sạt, xói lở ≥ 1/2 chiều rộng lề đường, biến dạng, nhô cao hơn mép mặt đường h≥ 05 cm) với chiều dài ≥ 300 m. |
|
9 |
Các trường hợp khác |
Vi phạm bằng hoặc lớn hơn mức quy định tại Mục A Phụ lục này. |
|
MINISTRY
OF TRANSPORT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 34/2024/TT-BGTVT |
Hanoi, November 14, 2024 |
ON OPERATIONS OF ROAD TOLL STATIONS
Pursuant to the Law on Roads dated June 27, 2024;
Pursuant to Decree No. 56/2022/ND-CP dated August 24, 2022 of the Government defining the functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Transport;
At the request of the Director of the Department of Transport Infrastructure and the Director of the Vietnam Road Administration;
The Minister of Transport promulgates a Circular on operations of road toll stations.
...
...
...
This Circular stipulates the operations of road toll stations.
This Circular applies to organizations and individuals involved in the operations of road toll stations.
Article 3. Interpretation of terms
1. Operations of road toll stations include: the management, operation, maintenance, and upgrade of road toll stations; oversight of toll station activities; and responsibilities for managing road toll collection operations.
2. Road toll stations (hereinafter referred to as "toll stations") comprise toll station infrastructure and toll collection systems.
3. Toll station infrastructure includes: operation building; gantries and toll station gates (if any); road payments and lighting systems within the toll station's area; lane separation islands (if applicable); toll booths (if applicable); safety equipment and traffic safety systems at the toll station.
4. The operating system and data center of the toll payment service provider (hereinafter referred to as the Back-End system) refers to the system established in accordance with the regulations on electronic road payment.
5. The equipment system installed at the toll station, which directly interacts with vehicles passing through the station (hereinafter referred to as the Front-End system), includes electronic devices such as card readers, antennas, license plate recognition cameras, vehicle entry detection devices, high-speed barriers, and other hardware, software, and automation systems. The Front-End system connects with the Back-End system to send transaction information and retrieve data on vehicles and transponders.
...
...
...
7. The toll management unit for expressway toll collection is the toll management agency or the organization granted a concession to collect expressway tolls in accordance with the regulations on expressway toll collection for vehicles traveling on expressways publicly owned, directly managed, and operated by the State (hereinafter referred to as the regulations on expressway toll collection).
MANAGEMENT, OPERATION, MAINTENANCE, AND UPGRADE OF TOLL STATIONS
1. Toll operation units are responsible for the management, operation, maintenance, and upgrade of toll station infrastructure and the Front-End system as assigned or under toll collection contracts with toll management units.
2. For toll stations collecting road usage fees as regulated by pricing laws (hereinafter referred to as tolls), costs associated with the management, operation, maintenance, and upgrade are sourced from revenues of tolls and accounted for in the financial plans of toll collection projects. If the toll payment provider simultaneously serves as the toll operation unit under a contract with a competent authority, the costs of management, operation, maintenance, and upgrade are included in the contractual terms with the competent authority.
3. For toll stations collecting expressway tolls from vehicles traveling on expressways publicly owned and invested, managed, and operated by the State (hereinafter referred to as expressway tolls), the costs of management and operation are sourced from expressway toll revenues, in accordance with expressway toll collection laws. The costs of maintenance and upgrade are drawn from financial resources specified in Clause 1, Article 42 of the Law on Roads.
1. The toll payment provider is responsible for managing, operating, maintaining, and upgrade the Back-End system and data transmission network in accordance with laws on electronic road payment and the terms of contracts signed with competent authorities, unless the competent authority itself provides toll payment services.
...
...
...
Article 6. Working hours, uniforms, and badges
1. Toll stations operate 24/7 throughout the year, including weekends and public holidays, except in cases of suspension or cessation of toll collection, as provided in Articles 22 and 23 of this Circular.
2. Employees working at toll stations must wear uniforms while performing their duties. The design of the uniform for toll station workers is determined by the toll operation unit, but it must include the insignia and emblem of the toll operation unit, as well as a name tag and job title placed in a clearly visible position.
Article 7. Forms of toll collection
The toll collection is implemented through electronic toll collection (ETC) and manual toll collection (MTC) methods.
1. The electronic toll collection method is an automated toll collection system where vehicles passing through toll stations are not required to stop to pay the tolls.
2. The manual toll collection (MTC) method is a toll collection system where vehicles make a single stop at the toll lane checkpoint to pay the toll when passing through the toll station.
Article 8. Toll collection data
1. Toll collection data includes traffic account information and toll transaction data.
...
...
...
3. Toll transaction data includes:
a) Files containing toll payment information as per laws on electronic road payment;
b) Files related to traffic volume, toll revenue, single-use tickets, monthly tickets, and quarterly tickets;
c) Video files from lane monitoring systems and panoramic surveillance systems.
4. Toll collection data must comply with regulations on electronic transactions and laws on cybersecurity.
5. Data retention policy for toll collection:
a) Minimum retention period of 1 year: Files containing panoramic surveillance videos;
b) Minimum retention period of 5 years: Files containing lane surveillance videos and captured images of vehicles passing through toll stations;
c) Retention from the commencement of toll station operations until 10 years after the liquidation of the PPP project contract or the cessation of toll station operations: files containing toll payment information (excluding vehicle images and license plate photos); files related to traffic volume, toll revenue, single-use tickets, monthly tickets, and quarterly tickets;
...
...
...
Article 9. Toll collection data connectivity
1. Toll collection data shall be connected in compliance with current standards on toll collection, regulations on electronic road payment, and the requirements of competent authorities.
2. Toll payment providers must ensure data connectivity, sharing, and synchronization based on principles of readiness, feasibility, convenience, and cost-efficiency, avoiding duplication and waste as per this Circular and relevant legal provisions. Costs for data connectivity between Back-End systems are to be agreed upon by toll payment providers.
3. Toll collection data must be connected to the management database system for electronic road payment as prescribed by laws governing electronic road payment.
4. Data connectivity for toll collection must ensure transmission speed, redundancy, and compliance with security and data protection requirements in accordance with laws on electronic transactions and cybersecurity.
Article 10. Management and utilization of toll collection data
1. The Vietnam Road Administration manages and utilizes toll collection data from toll plazas through the database management system for electronic road payment; access transaction data on toll payments through login credentials and passwords provided for government authorities on the Back-End system of toll payment providers.
2. Province-level People's Committees shall organize the management and utilization of toll collection data from toll stations under their jurisdiction through the management database system for electronic road payment. They shall access transaction data on toll payments from toll stations under their management using login credentials and passwords provided for government authorities on the Back-End system of toll payment providers.
3. Toll payment providers shall manage and utilize toll collection data on the Back-End system in compliance with toll collection contracts and legal regulations on electronic road payment.
...
...
...
5. Toll management units and toll operation units are authorized to access transaction data on toll payments from toll stations under their management using login credentials provided to access the Back-End system of toll payment providers.
6. Vehicle owners are entitled to access toll collection data via traffic accounts and electronic payment applications for vehicle owners on the Back-End system of toll payment providers.
7. The management and utilization of toll collection data must comply with legal provisions on electronic transactions, cybersecurity, and other relevant laws.
Article 11. Management and monitoring of toll station operations
1. Toll management units, toll operation units, and toll payment providers are responsible for monitoring and supervising toll station operations to ensure compliance with regulations. They must provide complete information, data, figures, and documents as requested by competent authorities regarding toll station operations during their operation.
2. The management, inspection, monitoring, and handling of violations related to toll station operations shall be carried out in accordance with this Circular, relevant legal provisions, and contractual agreements.
Article 12. Opening and use of accounts for receiving payments via electronic road payment
...
...
...
2. All funds in toll collection accounts must be managed independently and separately from other funds of the toll payment provider. These funds may only be used for purposes stipulated in Clause 3 of this Article.
3. Toll collection accounts shall be used for the following transactions:
a) Refund of toll revenues to the toll management unit in accordance with legal regulations on electronic road payment;
b) Payment for electronic toll payment services to the toll payment provider and toll station operation services to the toll operation unit in cases where the toll payment provider also serves as the toll operation unit;
c) Reimbursement of amounts payable to vehicle owners.
Article 13. Reconciliation of revenue and fund transfers into toll collection accounts
1. Reconciliation of expressway toll revenues between the toll management unit, toll operation unit, and toll payment provider:
a) The toll operation unit shall reconcile expressway toll revenues with the toll payment provider as per the provisions in Clause 2 of this Article;
b) The toll management unit shall inspect the operations and toll revenue of the toll operation unit and the toll payment provider to ensure accurate and complete revenue collection.
...
...
...
a) Based on the data specified in Clause 3, Article 8 of this Circular, the toll payment provider shall reconcile daily toll revenue data immediately after the cutoff time (24 hours from the previous cutoff time) with the toll management unit. This reconciliation forms the basis for confirming the toll revenues collected during the day. The cutoff time shall be agreed upon in the toll collection service contract;
b) By the 5th of each month, the toll payment provider and the toll management unit shall reconcile and finalize the outstanding balances for the previous month;
c) Within 30 days after the end of each fiscal year, the toll payment provider and the toll management unit shall reconcile and settle outstanding balances for the preceding year.
3. In cases where the toll payment provider is also the toll operation unit, the toll payment provider must organize reconciliation of toll revenue data as stipulated in Clause 2 of this Article to ensure accurate and complete revenue collection in compliance with regulations.
4. The toll payment provider is responsible for developing reconciliation and fund transfer procedures in accordance with this Circular and relevant laws on electronic road payment and expressway toll collection.
5. The toll management unit for toll collection stations and the toll operation unit for expressway toll stations shall coordinate with the toll payment provider to implement reconciliation procedures and address or adjust errors identified during the reconciliation process.
6. The toll operation unit shall collaborate with the toll payment provider to publicly disclose daily revenue and amounts owed by vehicles at each toll station.
Article 14. Transfer of toll revenues and settlement of service provision costs
1. For expressway toll revenues:
...
...
...
2. For tolls:
a) Based on reconciled daily revenue data with the toll management unit, the toll payment provider shall transfer the total collected tolls (including value-added tax) from each toll station to the toll management unit. This is done after deducting the service fee for collecting tolls as stipulated in the toll collection contract. The timeline for fund transfers shall comply with applicable regulations on electronic road payment.
b) The toll payment provider is responsible for establishing procedures for electronic toll collection transactions via the electronic toll collection; declaring and paying taxes on the portion of toll revenue retained.
1. The operating costs for toll collection shall be determined based on the technical and economic standards issued by competent state authorities, the signed electronic toll collection contracts, and other relevant legal regulations.
2. Service costs for electronic toll collection
a) The service costs for electronic toll collection at each toll station are specified in the electronic toll collection contracts and are deducted directly from the toll revenues of road construction projects with toll collection;
b) The service costs for electronic toll collection may be adjusted as per the terms outlined in the electronic toll collection contracts;
...
...
...
a) Supervising costs for toll collection include: supervision, post-inspection, and reconciliation of toll collection data between the toll management unit, the toll payment provider, and the toll operation unit;
b) The supervising costs of toll collection are determined based on the technical and economic norms issued by competent state authorities and relevant legal provisions.
RESPONSIBILITIES IN TOLL COLLECTION OPERATIONS
Article 16. Responsibilities of road vehicle owners
Road vehicle owners must fulfill their responsibilities as stipulated in the laws on electronic road payment and expressway toll collection.
Article 17. Responsibilities of the toll management unit
1. Perform the responsibilities of the toll management entity as prescribed by the laws on electronic road payment, laws on expressway toll collection, and the provisions of this Article.
2. Make continuous public announcements at least five days in advance and post notices at the toll station before initiating toll collection. Announcements should include the starting date of toll collection, toll station location, collection technology, collection methods, applicable vehicle categories, toll rates, and any exemptions or discounts. For any changes in toll rates, collection technologies, methods, or applicable vehicles, public announcements must follow the same procedures at least 30 days in advance (or as specified by a competent authority). Public announcements must be made through mass media at both local and national levels, and notifications sent to the Vietnam Automobile Transport Association.
...
...
...
3. Ensure that the key performance indicators (KPIs) for the operation of the electronic toll collection system meet the minimum requirements set by the competent authority; or, through the toll collection contract, require the toll operation unit and the toll payment provider to ensure that the KPIs of the Front-End and Back-End systems meet the minimum requirements of the competent authority.
4. Prepare and submit reports on statistics, accounting, financial records, revenue settlements, tax declarations, and payment of taxes in accordance with legal regulations.
5. Provide all requested information, data, statistics, and documentation to relevant authorities.
6. Specific responsibilities for toll stations:
a) Manage assets assigned or transferred from the state, as well as those generated during investment, in compliance with current regulations and signed agreements with competent authorities;
b) Pay for the use of state assets or infrastructure rental fees in accordance with public asset management regulations;
c) Return toll station assets to competent authorities or their designated entities upon contract termination. Returned assets must be in normal operating condition, as specified in the contract;
d) Comply with decisions on suspension or cessation of toll collection issued by competent authorities, as outlined in Article 24(1) of this Circular;
dd) Report to competent authorities regarding the use of toll collection accounts managed by the toll payment provider. This includes: management measures for the use of toll collection accounts by the toll payment provider, including commitments and agreements with banks regarding the management and utilization of these accounts;
...
...
...
g) Prevent any fraudulent actions related to toll revenues; collusion in toll collection fraud; tampering with the Front-End or Back-End systems; or misreporting revenue figures to commit toll revenue fraud.
7. Responsibilities for expressway toll collection at toll stations
a) Manage the collection and remittance of expressway tolls in compliance with regulations;
b) Administer assets in accordance with applicable regulations;
c) Inspect operations and revenue from expressway toll collection provided by toll operation units and toll payment providers;
d) Comply with decisions on suspension or cessation of toll collection issued by competent authorities.
Article 18. Responsibilities of the toll operation units
1. Fulfill the responsibilities of a toll operation unit as stipulated by laws on electronic toll payment, expressway toll collection, and the provisions of this Article.
2. Manage labor and address labor-related benefits for employees working at toll stations in compliance with legal regulations.
...
...
...
Article 8 of this Circular to support oversight and post-inspection activities.
4. Ensure that the key performance indicators (KPIs) for electronic toll collection systems meet the minimum requirements set by competent authorities as stipulated in the toll collection contract signed with the toll management unit.
5. Maintain environmental cleanliness in toll station areas and ensure adherence to traffic organization plans approved by competent authorities for roads where toll stations are located.
6. Comply with decisions on suspension or cessation of toll collection issued by competent authorities as per Clause 1, Article 24 of this Circular.
7. Ensure the prevention of the following actions:
a) Fraudulent acts involving tolls; or collusion in toll collection fraud;
b) Tampering with Front-End or Back-End systems or falsifying revenue reports to commit toll revenue fraud;
c) Delays in ticket sales or inspections, harassment of ticket purchasers, failure to sell required ticket types or imposing restrictions on the sale of monthly or quarterly tickets as stipulated; causing traffic congestion at toll stations; or collecting tolls improperly.
d) Accepting cash payments from road users without issuing tickets or issuing incorrect ticket types for vehicles passing through toll stations; or allowing vehicles required to purchase tickets to pass through toll stations without tickets.
...
...
...
e) Using technology or other methods to transmit inaccurate data to the Back-End or interfering with the Back-End, leading to discrepancies in traffic volume or revenue data at toll stations.
8. In the event of toll station operations being suspended due to force majeure events, the toll operation unit must take measures to ensure that traffic congestion does not occur in the vicinity of the toll station. Simultaneously, it must immediately report to the toll management unit, the toll payment provider, and competent authorities to implement remedial measures and resume toll station operations as soon as possible. If traffic congestion occurs at the toll station area due to force majeure events, the toll operation unit must initiate toll lane clearance and promptly report to the toll management unit and competent authorities to implement traffic rerouting measures.
9. Responsible for assigning on-duty personnel, promptly mobilizing resources, and being ready to coordinate upon request from traffic police forces to address traffic accidents and unexpected incidents related to traffic order and safety in the toll station area.
10. Carry out the task of reconciling toll collection data between the actual traffic volume and the recorded traffic volume processed by the toll payment provider to ensure accurate and complete toll collection as prescribed.
11. Responsible for compensating the toll management unit for any damages resulting from toll collection suspension or cessation caused by the fault of the toll operation unit and other cases as stipulated in the toll operation service contract.
Article 19. Responsibilities of toll payment providers
1. Fulfill the responsibilities of a toll payment provider as stipulated by laws on electronic toll payment, expressway toll collection, and the provisions of this Article.
2. Back up toll collection data as specified in Clause 2, Point a Clause 3, and Clause 5, Article 8 of this Circular to support monitoring and post-inspection activities.
3. Ensure that the KPIs for electronic toll collection systems meet the minimum requirements set by competent authorities as stipulated in the toll collection contract signed with the toll management unit.
...
...
...
5. Ensure the prevention of the following actions:
a) Fraudulent acts in collecting tolls; or collusion in toll collection fraud;
b) Interfering with the Back-End system, the management database system for electronic road payment; reporting false revenue to defraud toll revenue;
c) Using technology or other methods to transmit inaccurate data to the management database system for electronic road payment or interfering with its software, leading to discrepancies in traffic volume and revenue at toll stations;
d) Misusing funds in the toll collection account for unauthorized purposes.
6. Open and manage toll payment accounts in compliance with Article 12 of this Circular.
7. Issue accurate payment receipts for tolls, specifying the correct amounts and applicable vehicles at toll stations. Do not collect fees or obstruct vehicles exempted from tolls per legal regulations. Fee adjustments must receive prior written approval from competent authorities;
8. Conduct annual audits of toll revenues and collections in compliance with legal regulations and toll collection contracts.
9. Monitor toll collection activities to ensure compliance with laws and signed contracts.
...
...
...
11. Issue value-added tax invoices for revenues from providing electronic toll collection services in accordance with tax regulations.
12. Perform the task of reconciling toll collection data between actual vehicle traffic volumes and the volumes recorded for toll collection with the toll operation unit in accordance with regulations on electronic road payment to determine the expressway tolls payable; transfer the correct amount of expressway tolls on time into the toll fee account pending remittance to the State budget of the toll management unit, as stipulated by regulations and the toll collection contract. In cases where the toll payment provider is also the toll operation unit, the toll payment provider shall reconcile toll collection data between actual traffic volumes and recorded toll collection volumes to ensure accurate and complete toll collection in accordance with regulations.
13. Be responsible for compensating the toll management unit for any damages in cases of suspension or cessation of toll collection due to faults of the toll payment provider and other cases as stipulated in the toll collection contract.
Article 20. Responsibilities of government authorities
1. The Vietnam Road Administration is the agency performing state management functions over the operations of toll stations on national highways and expressways under the management of the Ministry of Transport.
2. Province-level People's Committees organize and perform state management functions over the operations of toll stations on local roads and other roads under the responsibility of the province-level People's Committees.
3. Responsible for organizing the implementation, inspection, and supervision of toll station operations.
Article 21. Reporting regulations
1. For the collection of tolls:
...
...
...
a) Report title: Periodic report on toll revenues, vehicle traffic volumes passing through toll stations, and periodic report on asset management and usage;
b) Contents required in the report: Toll revenues, vehicle traffic volumes passing through toll stations; the situation of asset management and usage;
c) Entities responsible for reporting: Toll management unit, toll payment provider;
d) Receiving authority: The competent authority or the unit assigned by the competent authority to manage toll collection activities;
dd) Methods of report submission: Direct submission or via postal services;
e) Report submission deadline:
- Monthly and annual toll revenue and vehicle traffic volume reports: Monthly reports must be submitted by the 10th day of the following month; annual reports must be submitted by February 28 of the following year.
- Annual asset management and usage report: Must be submitted by January 10 of the following year.
g) Reporting frequency:
...
...
...
- Annual asset management and usage report: Annual reports.
h) Data cutoff period:
- Monthly reports: Cover data from the 1st to the last day of the reporting month;
- Annual reports: Cover data from January 1 to December 31 of the reporting year.
i) Reporting forms:
- Monthly and annual toll revenue and vehicle traffic volume reports: Use forms No. 01-B, 02-B, and forms No. 03 through No. 08 in Appendix I attached to this Circular;
- Annual asset management and usage report: Use form No. 08 in Appendix I attached to this Circular.
k) In addition to periodic reports as stipulated in Clause 1 of this Article, the toll management unit and the toll payment provider must submit ad-hoc reports as requested by the competent authority or the unit assigned by the competent authority to manage toll collection activities;
h) The toll management unit and the toll payment provider are responsible for the accuracy of reported data. For annual reports on toll revenue, an independent audit or tax authority certification is required.
...
...
...
a) The toll management unit and the authorized agency must submit reports in accordance with the laws governing expressway toll collection, fees, charges, and state budget regulations;
b) The toll operation unit and the toll payment provider must submit reports as stipulated in Clause 1 of this Article, using forms No. 01-A, 02-A, and forms No. 03 and No. 04 in Appendix I attached to this Circular.
SUSPENSION OR CESSATION OF COLLECTION
1. Projects involving the collection of tolls shall suspend toll collection in the following cases:
a) The toll management unit that violates road maintenance quality standards and has been issued two written warnings by the competent authority, including deadlines for rectification. Specific details of road maintenance quality violations are outlined in Appendix II attached to this Circular. The suspension period shall commence from the date specified in the suspension notice until the toll management unit has rectified the violations, but not less than one day;
b) The toll management unit allows situations that pose risks to road traffic safety as defined by laws on road traffic order and safety. The competent authority must have issued two written requests for rectification, including deadlines, but the violations were not resolved or were resolved late. The suspension period shall commence from the date specified in the suspension notice until the unit has rectified the violations, but not less than one day;
c) The toll management unit commits violations specified in Point g, Clause 6, Article 17 of this Circular. The suspension period shall commence from the date specified in the suspension notice until the unit resolves the consequences of the violation and receives written approval from the competent authority to resume toll collection;
...
...
...
dd) When directed by the competent authority in cases of epidemics, natural disasters, wars, national security or defense requirements, or in alignment with State policies and guidelines;
e) The toll management unit, toll operation unit, or toll payment provider deliberately delays or fails to comply with the decisions of the competent authority.
2. A toll collection suspension applies to toll expressway or toll expressway sections as prescribed in Clause 2, Article 51 of the Law on Roads.
3. Cases of toll collection suspension not caused by the fault of the toll management unit, toll operation unit, or toll payment provider shall be handled in accordance with the provisions of the law or the toll collection contract.
Article 23. Cessation of collection
1. Expressway toll collection at a toll station shall be ceased upon the issuance of a cessation decision by the competent authority.
2. Toll collection at a toll station shall be ceased in the following cases:
a) The toll collection period stipulated in the road construction project contract for business purposes or the contract for concession to collect expressway tolls;
b) A cessation decision is issued by the competent authority (or the entity authorized by the competent authority to manage toll collection activities);
...
...
...
Article 24. Toll collection suspension and cessation
1. Authorities responsible for deciding toll collection suspension and cessation:
a) The Vietnam Road Administration shall decide on the suspension or cessation of toll collection at toll stations on national highways under the management of the Ministry of Transport;
b) The province-level People's Committees shall decide on the suspension or cessation of toll collection at toll stations on roads under their management.
2. For road construction projects for business purposes and projects for concession to collect expressway tolls:
a) The time during which toll collection is suspended in the cases specified in Points a, b, c, d, e, Clause 1, Article 22 of this Circular shall not be included in the extension of the toll collection period as stipulated in the contract signed between the competent authority and the investor;
b) The revenue for each day of suspension is calculated as the average daily revenue of the subsequent month immediately following the suspension. In cases where the toll management unit commits violations as stipulated in Point g, Clause 6, Article 17 of this Circular, in addition to being suspended under Point c, Clause 1, Article 22, the revenue for each suspended day shall be three times the highest daily revenue of the subsequent month.
The average daily revenue for the month is calculated as the average of the total daily revenues from single-use tickets, monthly tickets, and quarterly tickets recorded for that month.
3. During the suspension period, the toll management unit is responsible for ensuring smooth and safe traffic flow, avoiding any obstruction or congestion. They must also widely announce the suspension through central and local media means and publicly display information at the toll station.
...
...
...
Article 25. Transitional provisions
1. For project contracts currently under negotiation and not yet signed, competent authorities shall review, adjust, and update relevant provisions of the contracts in accordance with this Circular.
2. For toll stations with signed contracts or contract appendices under the Public-Private Partnership (PPP) model before the effective date of this Circular, the contracts and appendices shall continue to apply. Operating costs for toll collection after transitioning to electronic toll collection following the effective date of this Circular shall comply with the provisions herein and the signed contracts.
3. Toll management and monitoring systems that were invested in and built before the effective date of this Circular shall continue operation until July 1, 2026.
This Circular comes into force as of January 1, 2025, and supersedes Circular No. 45/2021/TT-BGTVT dated December 31, 2021 of the Minister of Transport on operation of toll stations./.
PP.
THE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Duy Lam
...
...
...
;
Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 34/2024/TT-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Nguyễn Duy Lâm |
Ngày ban hành: | 14/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video