BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2002/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2002 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 32/2002/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 172/2001/QĐ-TTG NGÀY 5/11/2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC XỬ LÝ GIÃN NỢ, KHOANH NỢ, XOÁ NỢ THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHỮNG DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SXKD CÓ KHÓ KHĂN DO NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
Căn cứ quy định của Luật thuế,
pháp lệnh thuế và chế độ thu NSNN hiện hành;
Căn cứ Chỉ thị số 12/2001/CT-TTg ngày 23/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc xử lý kết quả tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản doanh
nghiệp nhà nước tại thời điểm 0 giờ ngày 1/1/2000;
Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách
Nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do
nguyên nhân khách quan;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và
các khoản phải nộp NSNN của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh có
khó khăn do nguyên nhân khách quan như sau:
1/ Đối tượng được xử lý các khoản nợ thuế và khoản phải nộp NSNN bao gồm: các Tổng công ty, Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp (trước đây là Luật Công ty), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam (gọi chung là doanh nghiệp); các cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm: các tổ chức, cá nhân không thuộc các đối tượng nêu trên (trừ hộ nông dân sản xuất nông nghiệp được xử lý theo quy định của chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp) có hoạt động sản xuất kinh doanh đang nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN trong các trường hợp nêu tại Thông tư này.
2/ Các khoản nợ thuế và khoản phải nộp NSNN được xử lý bao gồm: thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế lợi tức, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, khấu hao cơ bản, phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước; Các khoản tiền phạt tính trên các khoản chậm nộp Ngân sách Nhà nước (nêu trên).
B/ XỬ LÝ CÁC KHOẢN NỢ THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NSNN
I/ GIÃN NỢ (CHẬM NỘP) THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NSNN.
1. Đối tượng được xử lý chậm nộp:
+ Thay đổi chính sách thuế và các khoản phải nộp NSNN, như: Nhà nước điều chỉnh tăng mức thuế, thu NSNN mà các khoản tăng thuế và thu này trực tiếp làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến nợ thuế. Số tiền thuế và khoản phải nộp NSNN được chậm nộp tối đa bằng số phát sinh tăng do thay đổi chính sách của tháng hoặc kỳ kê khai thuế đầu tiên tính theo chính sách thuế mới.
+ Di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên doanh nghiệp phải ngừng hoặc giảm sản xuất, kinh doanh, tăng chi phí đầu tư ở nơi sản xuất kinh doanh mới nên doanh nghiệp nợ thuế.
+ Do tổ chức lại sản xuất kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, nhưng trong thời gian đầu sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, bị lỗ chưa xử lý được dẫn đến nợ thuế.
+ Thiệt hại do thiên tai làm ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nợ thuế. Số tiền thuế và các khoản phải nộp NSNN được chậm nộp là số thuế, các khoản phải nộp NSNN nợ đọng tính đến thời điểm xảy ra thiên tai chưa có khả năng nộp.
Các trường hợp nợ đọng do các nguyên nhân nêu trên, thời gian được chậm nộp xác định cho từng trường hợp cụ thể là:
+ 6 tháng đối với các doanh nghiệp nợ thuế do thay đổi chính sách thuế và các khoản phải nộp NSNN; nếu doanh nghiệp bị lỗ do nguyên nhân thay đổi chính sách, hết thời hạn 6 tháng chưa có khả năng nộp hết nợ thì được xem xét cho kéo dài thời gian nợ thêm 6 tháng.
+ 12 tháng đối với các doanh nghiệp di chuyển địa điểm kinh doanh, bị thiệt hại do thiên tai, chuyển đổi sản xuất kinh doanh.
b/ Doanh nghiệp nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN từ nguồn vốn đối ứng của NSNN, nhưng NSNN chưa bố trí hoặc chưa cấp dẫn đến nợ đọng thuế, doanh nghiệp được xét chậm nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN cho tới khi doanh nghiệp được Nhà nước giải quyết nguồn vốn. Đối tượng này bao gồm:
- Các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn thanh toán từ NSNN nhưng chưa được NSNN cấp nên chưa có nguồn để nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN.
- Các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu hàng hoá để thanh toán trả nợ nước ngoài theo chỉ định của Chính phủ, thuộc diện được Nhà nước thanh toán nhưng chưa được NSNN thanh toán nên thiếu nguồn để nộp tiền thuế và các khoản phải nộp NSNN.
c/ Các doanh nghiệp còn nợ tiền thuế và các khoản phải nộp NSNN từ 31/12/1998 trở về trước (trừ các trường hợp được giải quyết khoanh nợ, xoá nợ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này) thuộc đối tượng được xử lý chậm nộp theo hướng dẫn tại mục I này phải gửi bản đăng ký thời gian thanh toán các khoản nợ với cơ quan thuế, cơ quan hải quan tỉnh, thành phố, xác định cụ thể số thanh toán nợ từng quý. Thời hạn doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN nói trên chậm nhất là ngày 31/12/2002.
Doanh nghiệp thuộc đối tượng được xử lý chậm nộp nêu tại điểm 1 trên đây phải lập hồ sơ gửi tới Cục thuế (Cục Hải quan đối với các khoản thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu) gồm:
- Văn bản đề nghị chậm nộp thuế và các khoản phải nộp NSNN, nêu rõ nguyên nhân, khó khăn của doanh nghiệp theo từng trường hợp nêu trên, số thuế và các khoản phải nộp NSNN, thời gian đề nghị chậm nộp thuế.
- Bản sao tờ khai thuế hoặc thông báo nộp thuế của Cơ quan Thuế, Hải quan liên quan tới số thuế và các khoản phải nộp NSNN đơn vị xin chậm nộp.
- Trường hợp do di chuyển địa điểm kinh doanh gửi kèm theo bản sao (có đóng dấu của doanh nghiệp) quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di chuyển địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trường hợp do thiên tai gửi kèm theo văn bản của doanh nghiệp xác định giá trị tài sản bị thiệt hại và phương án xử lý có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan tài chính địa phương về giá trị tài sản bị thiệt hại (bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp).
3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.
Cục thuế (Cục Hải quan đối với các khoản nợ đọng thuế xuất nhập khẩu) tiếp nhận hồ sơ đề nghị chậm nộp thuế của doanh nghiệp có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế, khoản phải nộp NSNN và thời gian cho doanh nghiệp được chậm nộp, ra quyết định giãn nợ cho doanh nghiệp đối với các trường hợp cho chậm nộp với số tiền từ 500 triệu đồng trở xuống và với thời gian tối đa là 6 tháng (theo mẫu số 01/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp hết thời hạn 6 tháng nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, kinh doanh bị lỗ, chưa có khả năng nộp được hoặc chưa nộp đủ số thuế nợ đọng được chậm nộp thì Cục thuế, Cục Hải quan xem xét gia hạn cho doanh nghiệp chậm nộp thuế tiếp 6 tháng.
Ngoài các trường hợp nói trên, Cục thuế, Cục Hải quan phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến của Cục về Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan để xem xét quyết định.
Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan xem xét và quyết định các trường hợp cho chậm nộp với số tiền trên 500 triệu đồng trở lên.
II/ KHOANH NỢ THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NSNN.
1/ Đối tượng được khoanh nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN:
Doanh nghiệp nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN nhưng không có khả năng nộp do sản xuất, kinh doanh thua lỗ đang lâm vào tình trạng phải giải thể, phá sản thì được xem xét khoanh nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN. Thời gian khoanh nợ kể từ ngày xác định nợ cho tới khi doanh nghiệp giải thể, phá sản. Khi doanh nghiệp giải thể, phá sản thì áp dụng các biện pháp và trình tự thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.
Các trường hợp sản xuất kinh doanh bị thua lỗ đang lâm vào tình trạng phải phá sản là các doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp; các doanh nghiệp Nhà nước giải thể theo hướng dẫn tại điểm 1, mục II, Thông tư số 25 TC/TCDN ngày 15/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Khi phá sản, giải thể doanh nghiệp, số thuế và các khoản phải nộp NSNN nợ đọng đã được khoanh nợ sẽ được giải quyết theo quy định tại Mục III Thông tư số 25 TC/TCDN (nêu trên).
Doanh nghiệp thuộc đối tượng khoanh nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN phải lập và gửi hồ sơ cho Cục thuế. Hồ sơ gồm có:
- Văn bản đề nghị khoanh nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN của doanh nghiệp giải trình rõ nguyên nhân phát sinh lỗ, những khó khăn của doanh nghiệp không có khả năng tự bù đắp lỗ dẫn đến tình trạng phá sản, giải thể doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư).
- Quyết toán thuế xác định rõ số nợ đọng thuế chi tiết theo từng khoản nợ thuế và thu khác; Đối với nợ đọng thuế xuất, nhập khẩu, phải có xác nhận của cơ quan hải quan trực tiếp quản lý thu thuế về số thuế xuất nhập khẩu còn nợ đọng.
- Báo cáo tài chính đến năm đề nghị khoanh nợ thuế của doanh nghiệp có số báo cáo luỹ kế.
3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.
- Cục thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị khoanh nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN của doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, xác định số thuế và các khoản phải nộp NSNN cho khoanh nợ, có công văn đề nghị Bộ Tài chính (gửi về Tổng cục thuế) (theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) về số thuế và các khoản phải nộp NSNN đề nghị cho khoanh nợ.
- Tổng cục thuế tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp và đề nghị của Cục thuế, xác định số thuế và các khoản phải nộp NSNN cho khoanh nợ, ra quyết định khoanh nợ cho doanh nghiệp (theo mẫu số 02/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp khoanh nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các khoản thuế thu ở khâu nhập khẩu, Tổng cục thuế phải gửi 1 bản Quyết định cho cơ quan Hải quan có liên quan.
III/ GIẢI QUYẾT HỖ TRỢ VỐN ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước nay đã chuyển sang công ty cổ phần) có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng thiếu vốn đầu tư đã sử dụng tiền thuế và các khoản phải nộp NSNN tính đến ngày 31/12/1999 trở về trước để thực hiện dự án đầu tư, đến nay vẫn không có khả năng thanh toán, nếu công trình đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng, kết quả SXKD sau khi đầu tư có hiệu quả: tăng lãi hoặc giảm lỗ và số thuế nộp NSNN tăng hơn so với năm trước khi đầu tư, thì doanh nghiệp được xem xét giải quyết hỗ trợ vốn đầu tư. Đối với những doanh nghiệp đã lập hồ sơ để xem xét giải quyết hỗ trợ vốn theo Thông tư số 65/2001/TT-BTC ngày 10/8/2001 của Bộ Tài chính thì không giải quyết tiếp theo quy định tại mục III phần B Thông tư này.
Số vốn được giải quyết đối với từng doanh nghiệp tối đa bằng số thuế và các khoản phải nộp NSNN doanh nghiệp đã dùng vào đầu tư từ năm 1999 trở về trước thực tế còn nợ tính đến thời điểm doanh nghiệp đề nghị giải quyết vốn và sau khi cân đối, huy động hết các nguồn vốn đầu tư khác của doanh nghiệp.
Đối với các khoản thuế và các khoản phải nộp NSNN từ ngày 1/1/2000 trở đi doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư thì doanh nghiệp phải hoàn trả đầy đủ ngay cho NSNN và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.
- Văn bản đề nghị giải quyết cấp hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn doanh nghiệp còn nợ ngân sách nhà nước, trong đó giải trình rõ:
* Tổng giá trị đầu tư theo dự án được duyệt;
* Trị giá đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị... theo quyết toán đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
* Các nguồn vốn huy động vào đầu tư: vốn ngân sách nhà nước cấp; vốn của doanh nghiệp (quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh khác); vốn vay ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác; vốn chiếm dụng tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách (chi tiết theo từng khoản phải nộp).
- Dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản được phê duyệt theo đúng quy định hiện hành;
- Quyết toán tài chính, quyết toán thuế của năm 1999, xác định rõ các khoản phải nộp ngân sách nhà nước còn nợ đọng mà doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư;
- Xác nhận của Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về số thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tính đến 31/12/1999 và số còn nợ tính đến thời điểm đề nghị giải quyết;
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước phải có văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp đề nghị giải quyết cấp hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp từ nguồn thuế và các khoản phải nộp NSNN;
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá gửi thêm quyết định của cơ quan có thẩm quyền thực hiện cổ phần hoá cho doanh nghiệp (bản sao có ký, đóng dấu của doanh nghiệp).
3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.
+ Đối với doanh nghiệp Trung ương (bao gồm cả doanh nghiệp đã cổ phần hóa) gửi hồ sơ, tài liệu về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) xem xét trình Bộ Tài chính quyết định.
+ Đối với doanh nghiệp địa phương (bao gồm cả doanh nghiệp đã cổ phần hóa) gửi hồ sơ, tài liệu cho Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Tài chính-Vật giá tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước về số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nợ đọng của doanh nghiệp địa phương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, có ý kiến bằng văn bản kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp gửi Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) xem xét trình Bộ Tài chính quyết định.
+ Bộ Tài chính thẩm định, xem xét ra quyết định hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp (theo mẫu số 03/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này) bằng hình thức ghi thu, ghi chi tối đa bằng số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp đã sử dụng đưa vào đầu tư, sau khi huy động hết các nguồn vốn của doanh nghiệp trong các năm trước đến hết năm 1999.
+ Bộ Tài chính thực hiện ghi thu, ghi chi cho các doanh nghiệp Trung ương và các doanh nghiệp có thuế tiêu thụ đặc biệt; các khoản ghi thu, ngân sách Trung ương hưởng 100%.
+ Sở Tài chính- Vật giá thực hiện ghi thu, ghi chi cho các doanh nghiệp địa phương sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Tài chính, các khoản ghi thu, ngân sách địa phương được hưởng 100%.
IV/ XOÁ NỢ THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NSNN.
1.1/ Đối tượng được xóa nợ:
a) Doanh nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng được giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ.
Doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ có các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp.
Đối tượng cụ thể quy định tại Mục I Thông tư số 47/2000/TT-BTC ngày 24/5/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính trong giao, bán doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp được xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN trong trường hợp này là những doanh nghiệp Nhà nước độc lập và các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty (trừ các doanh nghiệp là nông trường, lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, giám định).
b) Doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần.
Doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, còn nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, nếu đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng, mà doanh nghiệp vẫn còn khó khăn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Đối tượng cụ thể xác định theo quy định tại điểm 1, phần thứ nhất, Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
c) Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước cho sáp nhập vào doanh nghiệp Nhà nước khác.
Doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, bị lỗ, nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN không có khả năng hoàn trả, được Nhà nước cho sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác, mà doanh nghiệp nhận sáp nhập không có khả năng thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp sáp nhập hoặc đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng mà doanh nghiệp nợ thuế vẫn chưa giải quyết được hết nợ thì doanh nghiệp nhận sáp nhập lập hồ sơ báo cáo Bộ Tài chính để xem xét xoá nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN. Số nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN được xoá tối đa bằng số còn nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN của doanh nghiệp sáp nhập tính đến thời điểm có quyết định sáp nhập, nhưng không vượt quá số lỗ còn lại của doanh nghiệp sáp nhập tính đến thời điểm sáp nhập.
1.2/ Thủ tục hồ sơ.
Doanh nghiệp thuộc đối tượng được xoá nợ phải lập hồ sơ gửi tới Cục thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp sáp nhập không còn là pháp nhân để lập hồ sơ thì hồ sơ do đơn vị nhận sáp nhập lập và đề nghị. Hồ sơ gồm:
Văn bản đề nghị xử lý xoá nợ của đơn vị nêu rõ số đề nghị xoá nợ, lý do đề nghị, kèm theo các hồ sơ sau:
a/ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện cổ phần hoá, giao bán, sáp nhập doanh nghiệp (bản sao có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp).
b) Quyết toán thuế và xác nhận của cơ quan thuế về số thuế nợ đọng luỹ kế đến thời điểm giao, bán, cổ phần hoá, sáp nhập. Đối với các khoản nợ thuế và thu của hàng hoá xuất nhập khẩu phải có xác nhận của cơ quan hải quan.
c) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có số luỹ kế đến thời điểm giao, bán, cổ phần hóa, sáp nhập doanh nghiệp.
d) Bản tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh (theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
1.3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.
Cục thuế tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, kiểm tra xác định số nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN, có công văn đề nghị cụ thể về việc xử lý số nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN của doanh nghiệp (theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi toàn bộ hồ sơ về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế). Tổng cục thuế xem xét xác định số thuế xoá nợ, lấy ý kiến Cục Tài chính doanh nghiệp, trình Bộ Tài chính ra quyết định xóa nợ (theo mẫu số 04/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này).
2.1/ Đối tượng được xóa nợ:
Doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh bị lỗ tính đến 31/12/2001, còn nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước của năm 1998 trở về trước do các nguyên nhân thay đổi cơ chế chính sách thuế, do thiên tai gây thiệt hại; do thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị; do khó khăn về giải quyết sắp xếp lao động, nếu doanh nghiệp không thuộc loại phải giải thể, phá sản và các trường hợp được xoá nợ quy định tại điểm 1 mục IV trên đây, sau khi đã áp dụng các biện pháp miễn thuế, giảm thuế theo luật định, hỗ trợ về tài chính, tín dụng và các biện pháp khác mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ và không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước khác thì được xét xoá nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN. Trường hợp này, số nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước được xoá tối đa bằng số thuế và các khoản phải nộp NSNN nợ đọng của năm 1998 trở về trước tính đến thời điểm lập hồ sơ xử lý, nhưng không vượt quá số lỗ của doanh nghiệp tính đến cuối năm 2001.
2.2/ Thủ tục hồ sơ:
Doanh nghiệp đề nghị xoá nợ thuế và các khoản phải nọp NSNN phải lập hồ sơ gửi đến Cục thuế gồm:
- Công văn đề nghị của doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân bị lỗ, số thuế và các khoản phải nộp NSNN của năm 1998 trở về trước còn nợ tính đến thời điểm đề nghị giải quyết.
- Báo cáo tình hình thực hiện thu nộp thuế và nợ đọng thuế theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Quyết toán tài chính, quyết toán thuế của năm 1998 và năm 2001.
2.3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết:
Cục thuế tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số liệu trên hồ sơ và có ý kiến về số thuế và các khoản phải nộp NSNN đề nghị xoá nợ của doanh nghiệp (theo phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi toàn bộ hồ sơ về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế). Tổng cục thuế kiểm tra hồ sơ xác định số xoá nợ, lấy ý kiến Cục Tài chính doanh nghiệp, trình Bộ Tài chính quyết định xóa nợ (theo mẫu số 04/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này).
3/ Xoá nợ thuế và các khoản phạt đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đang còn treo nợ thuế, tiền phạt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không thuộc các đối tượng và trường hợp được xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo các trường hợp khác quy định tại Thông tư này, nếu do nguyên nhân thay đổi chính sách hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện không rõ ràng, không đầy đủ, dẫn tới việc hiểu và áp dụng kê khai, tính thuế khác nhau; nếu có đủ căn cứ xác định lại số phải nộp thấp hơn số đã thông báo nộp thuế của cơ quan Hải quan thì được xóa số tiền thuế, tiền phạt tính không đúng.
- Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc đối tượng được xoá nợ các khoản tiền thuế, tiền phạt trong trường hợp nêu trên phải có văn bản giải trình nêu rõ số nợ thuế, tiền phạt, nguyên nhân tính thuế, tính phạt đối với trường hợp của đơn vị mình kèm theo các văn bản xử lý hoặc xác định của cơ quan có thẩm quyền liên quan tới việc xác định số tiền thuế bị truy thu, truy phạt.
- Quyết định truy thu, phạt tiền thuế hoặc thông báo nộp thuế, nộp phạt của cơ quan hải quan (bản Photocopy có đóng dấu của doanh nghiệp).
- Xác nhận của cơ quan Hải quan nơi thu thuế về số thuế và phạt còn nợ.
Hồ sơ trên doanh nghiệp lập và gửi về Cục Hải quan địa phương.
3.3/ Trình tự và thẩm quyền giải quyết.
Cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xoá các khoản tiền thuế, khoản bị truy thu, tiền phạt của doanh nghiệp, xem xét kiểm tra hồ sơ; có ý kiến bằng văn bản về trường hợp và số tiền thuế, tiền phạt được xóa và gửi toàn bộ hồ sơ về Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan xem xét hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi toàn bộ hồ sơ về Bộ Tài chính để Bộ Tài chính xem xét quyết định (theo mẫu số 04/QĐ ban hành kèm theo Thông tư này).
4/ Xoá nợ thuế đối với Hộ kinh doanh nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN không còn khả năng thu nợ.
4.1/ Đối tượng được xoá nợ.
Hộ kinh doanh nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, nhưng cá nhân đứng tên kinh doanh đã chết mà trong hộ không còn người tiếp tục kinh doanh, không còn đối tượng để thu hồi nợ; hộ kinh doanh nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước nhưng nay đã chuyển đi nơi khác, không còn xác định được đối tượng để thu hồi nợ.
4.2/ Thủ tục hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết.
- Cơ quan thuế quận, huyện căn cứ vào hồ sơ theo dõi số nợ thuế của các hộ, kiểm tra, xác định các hộ thuộc đối tượng không còn khả năng thu nợ; thông qua Hội đồng tư vấn Thuế phường, xã xác định, báo cáo Uỷ ban nhân dân xã, phường xác nhận từng trường hợp cụ thể, tổng hợp, lập danh sách báo cáo UBND quận, huyện đồng gửi báo cáo về Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW (theo mẫu số 3a kèm theo Thông tư này).
- Cục thuế địa phương có trách nhiệm tổng hợp trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (theo mẫu số 3b kèm theo Thông tư này) xem xét quyết định. Trên cơ sở quyết định của UBND, Cục thuế thông báo cho Chi cục thuế xóa số nợ đọng thuế của các hộ này.
1/ Các đối tượng đã được xử lý khoanh nợ theo Chỉ thị số 790/TTg ngày 26/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 23/1998/TT-BTC ngày 20/2/1998 của Bộ Tài chính, đến nay vẫn còn nợ ngân sách, được xác định cụ thể nguyên nhân, trường hợp nợ đọng để xử lý theo quy định tại Thông tư này. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được xử lý nợ đọng trong trường hợp này hồ sơ phải thực hiện theo quy định chung, đồng thời phải gửi kèm theo bản Photocopy quyết định khoanh nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN theo quy định tại Thông tư số 23/1998/TT-BTC (nêu trên). Hồ sơ phải là bản chính, các báo cáo tài chính, quyết toán thuế nếu không có bản chính thì phải là bản sao có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.
2/ Các quy định về xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước tại Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước do các nguyên nhân chủ quan hoặc đang có các vi phạm pháp luật và chưa có kết luận cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.
b) Doanh nghiệp thuộc đối tượng đang xem xét xử lý các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước theo cơ chế thanh toán công nợ theo quy định tại điểm 3.2, Mục III, phần B Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 102/1998/TTLB/BTC-NHNN ngày 18/7/1998 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý thanh toán nợ giai đoạn II.
Căn cứ vào Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hỗ trợ vốn đầu tư, xóa nợ các khoản nợ đọng thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện hạch toán và điều chỉnh số liệu quyết toán tài chính, quyết toán thuế theo chế độ quy định.
3/ Cơ quan thuế, Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra xác định đối tượng nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan và UBND tỉnh, thành phố giải quyết theo thẩm quyền quy định tại Thông tư này.
Cơ quan thuế, Cơ quan hải quan khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, xem xét hồ sơ, có công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nợ thuế của doanh nghiệp trong thời gian là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp (công văn đề nghị lập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp cần bổ sung hồ sơ hoặc xác định doanh nghiệp không thuộc đối tượng được xử lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết trong thời gian quy định trên đây.
Cơ quan thuế không tính phạt nộp chậm trên số nợ thuế được giãn hoặc được khoanh kể từ ngày có quyết định giãn nợ, khoanh nợ đọng thuế của các cấp có thẩm quyền xử lý. Khi hết thời hạn giãn nợ, khoanh nợ đọng thuế thì các đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ số thuế phải nộp vào NSNN. Trường hợp đối tượng nộp thuế không chấp hành thì cơ quan thuế thực hiện tính phạt chậm nộp thuế kể từ ngày hết thời gian giãn nợ, khoanh nợ.
Căn cứ vào nội dung hướng dẫn trên đây, đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn cơ sở kinh doanh rà soát phân loại nợ đọng thuế để xử lý theo các quy định và hướng dẫn tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết kịp thời.
|
Vũ Văn Ninh (Đã ký) |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, NỢ ĐỌNG THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NSNN
Đơn vị tính
Chỉ tiêu |
Năm...... |
Luỹ kế |
Ghi chú |
I. Kết quả SXKD |
|
|
|
1. Tổng doanh thu |
|
|
|
2. Tổng chi phí sản xuất kinh
doanh |
|
|
|
3. Thuế và các khoản phải nộp (chi tiết từng khoản) |
|
|
|
4. Lãi, lỗ sản xuất kinh doanh |
|
|
|
5. Lãi, lỗ hoạt động tài chính |
|
|
|
6. Tổng lãi (lỗ) |
|
|
|
II. Số nợ đọng về thuế và các khoản phải nộp NSNN |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
- Thuế DT (GTGT), trong đó khâu NK |
|
|
|
- Thuế TTĐB, trong đó khâu NK |
|
|
|
- Thuế lợi tức (TNDN) |
|
|
|
- Thuế XNK |
|
|
|
- Thu SDV |
|
|
|
- Thuế T.nguyên |
|
|
|
- Thuế đất |
|
|
|
- Tiền thuê đất |
|
|
|
- Thuế SDĐ Nhà nước |
|
|
|
- Thu KHCB |
|
|
|
- Các khoản phải nộp khác (kể cả tiền phạt nộp chậm) |
|
|
|
III. Các khoản thuế và thu ngân sách đã được giải quyết khoanh nợ theo Thông tư số 23/1998/TT-BTC (chi tiết từng khoản) |
|
|
|
IV. Số đề nghị giải quyết....................nợ |
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
- Thuế DT (GTGT) |
|
|
|
- Thuế TTĐB |
|
|
|
- Thuế lợi tức (TNDN) |
|
|
|
- Thuế XNK |
|
|
|
- Thu SDV |
|
|
|
- Thuế T.nguyên |
|
|
|
- Thuế đất |
|
|
|
- Tiền thuê đất |
|
|
|
- Thuế SDĐ Nhà nước |
|
|
|
- Thu KHCB |
|
|
|
- Các khoản phải nộp khác (kể cả tiền phạt chậm nộp) |
|
|
|
Cộng |
|
|
|
V/ Số lỗ còn lại sau khi được giải quyết. |
|
|
|
Ngày
........tháng.......năm
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của năm có số nợ đọng thuế.
- Số thuế nợ đọng là số thuế đã trừ số thuế có quyết định miễn giảm và số thuế đã được giải quyết khoanh nợ theo Thông tư số 23/1998/TT-BTC ngày 20/2/1998 của Bộ Tài chính.
- Doanh nghiệp có Quyết định khoanh nợ đọng thuế theo Thông tư số 23/1998/TT-BTC thì Photocopy quyết định kèm theo hồ sơ.
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ................. |
................, ngày tháng năm 2002 |
Kính gửi: - Bộ Tài chính (Tổng cục thuế)
Thực hiện Thông tư số........../2002/TT-BTC ngày......./....../2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan, Cục thuế đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của........................................
Qua kiểm tra xem xét hồ sơ của.........., Cục thuế xác định...........thuộc đối tượng được xử lý....................theo quy định tại điểm........ mục......Thông tư .....................
Cục thuế đề nghị xử lý các khoản nợ đọng thuế và thu ngân sách cho đơn vị cụ thể như sau:
(Ghi cụ thể trường hợp đề nghị xoá, khoanh, giãn nợ và từng khoản thuế, thu, kèm theo bản chi tiết các khoản nợ đơn vị kiến nghị và cục thuế đề nghị).
Nếu được xử lý các khoản nợ thuế và thu NSNN theo đề nghị trên đây, số đơn vị còn phải nộp và lãi, lỗ như sau:
Chỉ tiêu |
Tính đến.................. |
Số còn nợ sau xử lý |
Tổng số nợ đọng. Trong đó: (chi tiết một số khoản lớn) |
|
|
Lãi (lỗ) |
|
|
Kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết.
Hồ sơ gửi kèm theo: (kê hồ sơ gửi kèm)
Nơi nhận: |
Cục
trưởng cục thuế |
CHI TIẾT SỐ NỢ ĐỌNG THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NSNN
(Kèm theo phụ lục số 2)
- Cục thuế đề nghị xử lý:...........................................
- Tên đơn vị xử lý nợ:.................................................
Đơn vị tính:
Chỉ tiêu |
Số đề nghị của DN |
Số đề nghị của Cục thuế |
1. Kết quả SXKD |
|
|
- Lãi |
|
|
- Lỗ |
|
|
2. Số tồn đọng về thuế và các khoản phải nộp NSNN đến......................... |
|
|
Trong đó: |
|
|
- Thuế DT (GTGT) |
|
|
- Thuế TTĐB |
|
|
- Thuế lợi tức (TNDN) |
|
|
- Thu SDV |
|
|
- Thuế Tài nguyên |
|
|
- Thuế đất |
|
|
- Tiền thuê đất |
|
|
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) |
|
|
- Thu KHCB |
|
|
III. Đã được giải quyết theo Thông tư số 23/1998/TT-Bộ Tài chính |
|
|
IV. Đề nghị giải quyết.................... nợ |
|
|
Trong đó: |
|
|
- Thuế DT (GTGT) |
|
|
- Thuế TTĐB |
|
|
- Thuế lợi tức (TNDN) |
|
|
- Thu SDV |
|
|
- Thuế Tài nguyên |
|
|
- Thuế đất |
|
|
- Tiền thuê đất |
|
|
- Thuế SDĐ Nhà nước |
|
|
- Thu KHCB |
|
|
Cộng: |
|
|
Ngày
........tháng.......năm 2002
Cục thuế..........................
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 3A
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH CÁC HỘ KINH DOANH ĐỀ NGHỊ XOÁ NỢ THUẾ VÀ SỐ THUẾ ĐỀ NGHỊ XOÁ NỢ
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
S TT |
Hộ kinh doanh |
Số tiền thuế nợ tính đến ... |
Lý
do xoá nợ |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
|
|
|
|
Ngày...
tháng... năm 2002 |
Ghi chú:
- Chi cục thuế tổng hợp số hộ kinh doanh trên địa bàn đề nghị xoá nợ thuế và số thuế đề nghị xoá nợ (theo mẫu) gửi Cục thuế để xét trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Cột 3 ghi số tiền thuế đề nghị xóa nợ tính đến thời điểm đề nghị xử lý.
- Cột 4 ghi từng trường hợp cụ thể (có thể phân loại đối tượng xoá nợ)
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO TỔNG HỢP SỐ THUẾ XOÁ NỢ ĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH NỢ THUẾ
Đơn vị tính:........
STT |
Phân loại các trường hợp xoá nợ |
Số hộ |
Số thuế đề nghị xoá nợ |
Ghi chú |
I |
Tổng hợp số đề nghị xử lý. Trong đó: |
|
|
|
|
- Do người nợ thuế đã chết |
|
|
|
|
- Do người nợ thuế đã chuyển đi nơi khác |
|
|
|
|
- Do nguyên nhân khác |
|
|
|
II |
Số đề nghị xử lý phân theo Chi cục........ |
|
|
|
1- |
Chi cục................... |
|
|
|
2- |
Chi cục.................. |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Ngày...
tháng... năm 2002 |
Ghi chú:
- Cục thuế tổng hợp báo cáo các trường hợp xoá nợ đối với hộ kinh doanh theo nguyên nhân và địa bàn, gửi kèm theo đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định xoá nợ.
- Căn cứ vào quyết định xoá nợ của UBND, Cục thuế thông báo cụ thể các trường hợp được xử lý cho từng Chi cục theo mẫu Chi cục báo cáo lên Cục.
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: TCT/QĐ/NV... |
Hà Nội, ngày tháng năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
V/v cho chậm nộp thuế và các khoản phải
nộp Ngân sách Nhà nước cho (tên doanh nghiệp)
tổng cục trưởng tổng cục thuế
- Căn cứ quy định của Pháp luật thuế hiện hành;
- Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan;
- Căn cứ quy định tại Thông tư số /2002/TT-BTC ngày tháng năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 (nêu trên);
- Căn cứ đề nghị của Cục thuế tỉnh, TP...... tại công văn số ........... ngày......... ; công văn của......ngày.... tháng... năm 2002 và hồ sơ kèm theo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Doanh nghiệp (Công ty)............ được chậm nộp thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước dưới đây trong thời gian..........kể từ ngày.....tháng.....năm......, đến ngày......tháng......năm.....
Trong đó: + Thuế DT:...........
+ Thuế TTĐB:..........
+ Thuế............
Điều 2: Không tính phạt chậm nộp đối với các khoản thuế và thu trong thời gian được chậm nộp ghi tại Điều 1. Doanh nghiệp (Công ty).......... phải thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời vào NSNN số tiền thuế và thu được chậm nộp khi hết thời gian cho chậm nộp.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký; doanh nghiệp....; Cục thuế tỉnh, TP... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ |
Nơi nhận: |
|
- Doanh nghiệp... |
|
- UBND tỉnh, TP |
|
- Sở TC tỉnh, TP |
|
- Cục thuế tỉnh, TP |
|
- Lưu: HC, NV.... |
|
(Ghi chú: đối với các trường hợp Tổng cục trưởng TCHQ và Cục trưởng Cục thuế, Hải quan quyết định cho chậm nộp theo thẩm quyền. Tổng cục trưởng TCHQ, Cục trưởng Cục thuế căn cứ vào mẫu quyết định này để ban hành quyết định của Tổng cục trưởng TCHQ, Cục trưởng Cục thuế cho phù hợp)
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: TCT/QĐ/NV... |
Hà Nội, ngày tháng năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
V/v khoanh nợ đọng thuế và các khoản
phải nộp Ngân sách Nhà nước năm..................cho (tên doanh nghiệp)
tổng cục trưởng tổng cục thuế
- Căn cứ quy định của Pháp luật thuế hiện hành;
- Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan;
- Căn cứ quy định tại Thông tư số /2002/TT-BTC ngày tháng năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 (nêu trên);
- Căn cứ đề nghị của Cục thuế tỉnh, TP...... tại công văn số ........... ngày.........; công văn của......ngày....tháng... năm 2002 và hồ sơ kèm theo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Doanh nghiệp (công ty).........được khoanh nợ các khoản thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước tính đến ngày.....tháng......năm......với số tiền là:...................(viết bằng chữ...)
Trong đó: + Thuế DT:....
+ Thuế TTĐB:...
+.....
Điều 2: Không tính phạt chậm nộp đối với các khoản thuế và các khoản phải nộp NSNN trong thời gian được khoanh nợ tại Điều 1 đến khi có quyết định giải quyết khác.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký; doanh nghiệp....; Cục thuế tỉnh, TP... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ |
- Doanh nghiệp... |
|
- UBND tỉnh, TP |
|
- Sở TC tỉnh, TP |
|
- Cơ quan HQ (đ/v thuế XNK) |
|
- Cục thuế tỉnh, TP |
|
- Lưu: HC, NV... |
|
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: TC/QĐ/TCDN |
Hà Nội, ngày tháng năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
V/v cấp hỗ trợ vốn đầu tư năm
200....cho.... (tên doanh nghiệp)
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan;
- Căn cứ quy định tại Thông tư số /2002/TT-BTC ngày tháng năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 (nêu trên);
- Căn cứ đề nghị của ...... tại công văn số ..... ngày ...; công văn của...... ngày.... tháng... năm 2002 và hồ sơ kèm theo của doanh nghiệp...;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cấp hỗ trợ vốn đầu tư cho...(tên doanh nghiệp) số tiền là:....(viết bằng chữ) bằng hình thức ghi thu, ghi chi các khoản tiền thuế và thu NSNN còn nợ của các năm .... trở về trước...(tên doanh nghiệp) đã sử dụng vào đầu tư, bao gồm:
- Thuế doanh thu:
- Thuế TTĐB:
- ...
Điều 2: Căn cứ vào số tiền được cấp tại Điều 1,....(tên doanh nghiệp) hạch toán tăng nguồn vốn thuộc NSNN cấp kể từ ngày .... (bổ sung phần vốn cổ phần của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa) và thực hiện quyết toán các khoản thuế và thu phải nộp NSNN với cơ quan Thuế theo quy định hiện hành.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Giám đốc ...(tên doanh nghiệp); Tổng cục trưởng Tổng cục thuế; Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp; Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước; Giám đốc Sở Tài chính vật giá tỉnh ....; Cục trưởng Cục thuế tỉnh ...và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Nơi nhận: |
Thứ trưởng |
- Doanh nghiệp... |
|
- UBND tỉnh, TP |
|
- Sở TC tỉnh, TP |
|
- Vụ NSNN, Cục TCDN |
|
- Cục thuế tỉnh, TP |
|
- Lưu: VP (HC, TH) |
|
- Cục TCDN (.....) |
|
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: TC/QĐ/TCDN |
Hà Nội, ngày tháng năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
V/v Xoá nợ thuế và các khoản phải nộp
Ngân sách Nhà nước cho (tên doanh nghiệp)
Bộ trưởng bộ tài chính
- Căn cứ quy định của Pháp luật thuế hiện hành;
- Căn cứ Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan;
- Căn cứ quy định tại Thông tư số /2002/TT-BTC ngày tháng năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 5/11/2001 (nêu trên);
- Căn cứ đề nghị của Cục thuế tỉnh, TP...... tại công văn số ........... ngày .........; công văn của......ngày....tháng... năm 2002 và hồ sơ kèm theo.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Doanh nghiệp (Công ty)......... được xóa các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước tính đến ngày....tháng...năm...... với số tiền là:...................(viết bằng chữ...).
Trong đó: + Thuế DT:....
+ Thuế TTĐB:...
+.....
Tổng cục thuế chịu trách nhiệm tính chính xác của số liệu trên hồ sơ.
Điều 2: Căn cứ quy định tại Điều 1, doanh nghiệp điều chỉnh lại số nợ thuế và thu NSNN, thực hiện nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp vào NSNN.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký; doanh nghiệp....; Cục thuế tỉnh, TP..., Tổng cục trưởng Tổng cục thuế và Chánh Văn phòng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
- Doanh nghiệp... |
Thứ trưởng |
- UBND tỉnh, TP |
|
- Sở TC tỉnh, TP |
|
- Cục thuế tỉnh, TP |
|
- Lưu: VP (HC, TH) |
|
- TCT (HC, NV...). |
|
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 32/2002/TT-BTC |
Hanoi, April 10, 2002 |
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER�S DECISION No.172/2001/QD-TTg OF NOVEMBER 5, 2001 ON THE RESCHEDULING, FREEZING AND REMISSION OF TAX DEBTS AND STATE BUDGET PAYMENTS FOR ENTERPRISES AND PRODUCTION AND/OR BUSINESS ESTABLISHMENTS MEETING WITH DIFFICULTIES DUE TO OBJECTIVE CAUSES
Pursuant to the current provisions of the tax
laws and tax ordinances as well as the State budget collection regime;
Pursuant to the Prime Minister’s Directive No.12/2001/CT-TTg of May 23, 2001
on handling the results of general asset inventory and revaluation of
properties of State enterprises at 0.00 hour of January 1, 2000;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.172/2001/QD-TTg of November 5,
2001 on the rescheduling, freezing and remission of tax debts and other amounts
payable to the State budget for enterprises and production and/or business
establishments meting with difficulties due to objective causes;
The Finance Ministry hereby guides the rescheduling, freezing and remission
of tax debts and other amounts payable to the State budget for enterprises and
production and/or business establishments meting with difficulties due to
objective causes as follows:
A. SUBJECTS AND SCOPE OF HANDLING
1. Subjects entitled to the handling of tax debts and other amounts payable to the State budget shall include: corporations, companies, factories, enterprises set up and operating under the State Enterprise Law and the Enterprise Law (formerly the Company Law) or the Law on Foreign Investment in Vietnam (referred collectively to as enterprises); production and/or business establishments, including: organizations and individuals other than the above-mentioned subjects (except for peasants households engaged in agricultural production whose debts shall be handled according to the provisions of the policy on agricultural land use tax), that are involved in production and/or business activities and owing tax debts and other State budget payments in the cases mentioned in this Circular.
2. The to be-handled tax debts and State budget payments include: income tax, value added tax, special consumption tax, export tax, import tax, land and housing tax, profit tax, enterprise income tax, natural resource tax, agricultural land use tax; land use levies, land rentals, levies on the use of the State budget capital, capital depreciation, charges and fees belonging to the State budget; and fines imposed on the late payments to the State budget (mentioned above).
B. HANDLING OF TAX DEBTS AND STATE BUDGET PAYMENTS
I. RESCHEDULING (DEFERRED PAYMENT) OF TAXES AND STATE BUDGET PAYMENTS
...
...
...
a/ Enterprises that owe tax debts and/or other State budget amounts but are unable to pay them to the State budget within the prescribed time limit due to the following objective causes:
+ Changes in tax or State budget collection policies, such as: the State increases tax rates and/or State budget remittances, which directly affect the production and/or business results of enterprises and lead to their tax debts. The to be - deferred tax and State budget amount shall be at most equal to the amount having increased due to policy changes in the month or the first tax declaration period, to be calculated according to the new tax policy.
+ Relocation of their business places at the requests of the competent State agencies, due to which enterprises must stop or scale down their production and/or business activities, increase costs of investment in the new production and/or business places and thereby owing tax debts.
+ Reorganization of production and/or business activities, changes in business lines, production of new products in replacement of the old ones, whereby at the early stage the enterprises meet with difficulties and suffer from losses and are unable to handle them, thus owing tax debts.
+ Damage caused by natural calamities, which affects the enterprises production and/or business activities and makes them owe tax debts. The to be-deferred tax and State budget amounts are the arrears thereof calculated up to the time of occurrence of natural calamities, which cannot be paid by the enterprises.
For cases of owing debts due to the above-mentioned causes, the deferred payment time limit for each specific cases is as follows:
+ 6 months for enterprises owing debts due to changes in the tax or State budget collection policies; in this case, past the 6-month time limit, if the enterprises still fail to pay up debts, they shall be considered for the extension of the debt-payment time limit for another 6 months.
+ 12 months for enterprises relocating their production and/or business places, suffering from damage due to natural calamities or reorganizing production and/or business activities.
b/ Enterprises which pay taxes and other State budget amounts with reciprocal capital from State budget sources and are owing tax debts due to the fact that they have not yet been arranged with or allocated State budget capital, shall be considered for deferred payment of tax debts and other State budget amounts until the State settles capital sources. These subjects include:
...
...
...
- Enterprises which export goods for debt repayment to foreign countries as designated by the Government, are entitled to the payment by the State but have not yet been paid and, thereby, lack sources of capital for paying taxes and other State budget amounts.
c/ Enterprises which have been owing tax debts and other State budget amounts from December 31, 1998 and before (except for cases of debt freezing or remission under the Prime Minister�s decision and the guidance in this Circular), and are entitled to deferred payment under the guidance in this Section I, must register the debt payment plans with the tax agencies and customs agencies of the provinces and cities, clearly determining the debt amounts to be paid in each quarter. These enterprises must pay up these tax debts and State budget amounts by December 31, 2002 at the latest.
Enterprises enjoying the deferred payment mentioned at Point 1 above must compile dossiers and send them to the provincial/municipal Tax Departments (Customs Departments, for taxes on import/export goods), each composed of the following:
- The written request for deferred payment of tax debts and other State budget amounts, clearly stating the reasons therefor and difficulties of the enterprise in each of the above-mentioned specific cases, the tax amounts and other State budget amounts, and the desirable deferred payment time limit.
- The copy of the written tax declaration or tax notice of the tax agency or customs agency related to the tax amount and other State budget amounts, of which the deferred payment is applied for by the unit.
- In case of relocation of its business place, the concerned enterprise must also send the copy (affixed with its stamp) of the competent State agency’s decision on the relocation of its business place.
- In case of debts caused by natural calamities, the enterprise must send the document identifying the value of damaged property and the handling plan with the certification (affixed with the enterprise’s stamp) by the competent agency or local finance agency of the damaged-property value.
3. Order and competence for settlement
...
...
...
For those cases not mentioned above, the provincial/municipal Tax Departments or Customs Departments must send the enterprises dossiers together with their own opinions to the General Tax Department or the General Department of Customs for consideration and decision.
The General Tax Department and the General Department of Customs shall consider and decide on cases of deferred payment involving amounts of more than VND 500 billion.
II. FREEZING OF TAX DEBTS AND STATE BUDGET PAYMENTS
1. Subjects entitled to the freezing of tax debts and State budget payments:
Enterprises which owe tax debts and other State budget amounts but are unable to pay them because they suffer from production and/or business losses and are falling into the state of dissolution or bankruptcy shall be considered to have their tax debts and State budget payments frozen. The debt-freezing duration shall be counted from the date of debt determination till the enterprises dissolution or bankruptcy. When enterprises dissolve or go bankrupt, the debt recovery measures and procedures shall be applied in accordance with the provisions of the legislation on dissolution and bankruptcy.
Enterprises which suffer from production and/or business losses and are falling into the state of bankruptcy are those defined in Article 3 of the Government’s Decree No.189/CP of December 23, 1994 guiding the implementation of the Law on Bankruptcy of Enterprises; State enterprises dissolving under the guidance at Point 1, Section II of the Finance Ministry’s Circular No.25/TC-TCDN of May 15, 1997, which guides the order, procedures and principles for financial handling upon the dissolution of State enterprises. Upon the dissolution or bankruptcy of enterprises, the already frozen tax debts and State budget payments shall be settled according to the provisions of Section III, Circular No.25/TC-TCDN (mentioned above).
Enterprises entitled to the freezing of tax debts and State budget payments, must compile dossiers and send them to the provincial/municipal Tax Departments, each composed of:
- The enterprise’s written request for the freezing of tax debts and State budget payments, clearly explaining causes of losses and the enterprise’s incapability to offset the losses by itself, then leading to the state of dissolution or bankruptcy.
...
...
...
- The tax settlement report, which specifies the tax arrears for each kind of tax and other remittances; for import/export tax debts, there must be certification by the customs offices directly managing the tax collection of the outstanding import/export tax amounts.
- The financial report up to the year when the enterprise requests debt freezing, which includes the accumulative figures.
3. Order and competence for settlement
- The provincial/municipal Tax Departments that receive enterprises dossiers of application for the freezing of tax debts and State budget payments shall have to examine the dossiers and determine the to be-frozen tax debts and State budget amounts, then send their written proposals thereon to the Finance Ministry (the General Tax Department).
- The General Tax Department shall receive the enterprises dossiers and proposals of the provincial/municipal Tax Departments, determine the to be-frozen tax debts and State budget payments, and issue debt-freezing decisions for the enterprises. In case of freezing import/export tax debts and other tax amounts collected at the import stage, the General Tax Department must send one copy of the said decision to the relevant customs office.
III. INVESTMENT CAPITAL SUPPORT FOR STATE ENTERPRISES
1. Subjects entitled to the support:
For State enterprises (including those already converted into joint-stock companies) which have investment projects already ratified by the competent agencies but have lacked investment capital and had used the tax money and State budget amounts up to December 31, 1999 for investment project implementation and are now still unable to repay them, if the investment projects have been completed and put to use and the post-investment production and/or business activities yield results: the profits increase or the losses decrease and the tax amounts paid into the State budget rise as compared to the pre-investment figures, they shall be considered for investment capital support. For enterprises that have compiled dossiers for consideration of capital support under the Finance Ministry’s Circular No.65/2001/TT-BTC of August 10, 2001, they shall not enjoy the support prescribed in Section III, Part B of this Circular.
The capital amount provided in support of each enterprise shall be no more than the tax amount and State budget payments already used by that enterprise for investment up to 1999, which have not yet been paid by the enterprise by the time it requests the capital settlement and after balancing and mobilizing all of its other investment capital sources.
...
...
...
- The enterprise’s written request for investment capital support from its debts to the State budget, clearly stating:
+ The total investment value of the ratified project;
+ The value of investment in capital construction and equipment procurement... according to the final settlement report of the project already completed and put to use;
+ The capital sources mobilized for investment: capital allocated from the State budget; capital of enterprises (production and business development fund, other business capital); capital borrowed from banks and other organizations and individuals; capital being appropriated tax money and other State budget amounts (to be specified for each payable amount).
- The investment project on production and/or business expansion, already ratified by the competent authority.
- The settlement report of capital construction investment, which has been approved in strict compliance with current regulations;
- The 1999 financial and tax settlement reports, which clearly determine the payable State budget amounts already appropriated by the enterprise for investment.
- The certification by the provincial/municipal Tax Department of the payable tax amounts and State budget payments by December 31, 1999 and the tax arrears by the time the enterprise requests the settlement;
...
...
...
- For an already equitized State enterprise, it must also send the decision of the competent agency on the equitization of the enterprise (the copy with the signature of the head, and the stamp, of the enterprise).
3. Order and competence for settlement
+ For the centrally-run enterprises (including the already equitized enterprises), they shall send the dossiers and documents to the Finance Ministry (the Enterprise Finance Department) for consideration and submission to the Finance Ministry for decision.
+ For the locally-run enterprises (including the already equitized enterprises), they shall send the dossiers and documents to the provincial/municipal Finance-Pricing Services. The provincial/municipal Finance-Pricing Services shall sum up the dossiers, requesting the entry of State budget revenue and expenditure regarding the tax debts and State budget amounts payable by the locally-run enterprises, then submit them to the provincial/municipal People’s Committees for consideration and written comments, which shall further be sent together with the enterprises dossiers to the Finance Ministry (the Enterprise Finance Department) for consideration and decision.
+ The Finance Ministry shall evaluate the dossiers, consider and issue decisions on investment capital support for enterprises by making entry of State budget revenues and expenditures, which shall be at most equal to the payable tax amounts and State budget amounts already used by the enterprises for investment, after mobilizing all the enterprises capital sources in the previous years up to the end of 1999.
+ The Finance Ministry shall apply mutual ceasing of revenues and expenditures for the centrally-run enterprises and enterprises liable to special consumption tax; for the entry of revenues, such revenues shall be all remitted into the central budget.
+ The provincial/municipal Finance-Pricing Services shall apply mutual ceasing of revenues and expenditures for locally-run enterprises after getting the consent from the Finance Ministry; for the entry of revenues, such revenues shall all be remitted into the local budget.
IV. REMISSION OF TAX DEBTS AND STATE BUDGET PAYMENTS
...
...
...
a/ State enterprises to be assigned or sold under the Government’s Decree No.103/1999/ND-CP of September 10, 1999.
State enterprises to be assigned or sold under the Government’s Decree No.103/1999/ND-CP of September 10, 1999, whose payable amounts are larger than the value of their properties or than the proceeds from the sale of the enterprises.
The specific subjects are defined in Section I of the Finance Ministry’s Circular No.47/2000/TT-BTC of May 24, 2000 guiding the financial matters in the assignment and sale of State enterprises. Enterprises entitled to the remission of tax debts and State budget payments in this case are independent State enterprises and independent-cost accounting member enterprises of corporations (except for enterprises being State-run agricultural farms, forestry farms, and State enterprises operating in the fields of consultancy, designing, expertise).
b/ State enterprises converted into joint-stock companies
State enterprises converted into joint-stock companies that still owe tax debts and State budget payments, have enjoyed financial and credit support through different measures, but still meet with difficulties and are unable to pay tax debts and/or State budget amounts.
The specific subjects shall be defined according to the provisions at Point 1, Part I of the Finance Ministry’s Circular No.104/1998/TT-BTC of July 18, 1998 guiding the financial matters in the conversion of State enterprises into joint-stock companies under the Government’s Decree No.44/1998/ND-CP of June 29, 1998 on the conversion of State enterprises into joint-stock companies.
c/ State enterprises permitted by the State for merger into other State enterprises.
For State enterprises, which suffer from production and/or business losses, are owing tax debts and other State budget amounts and unable to pay them, are permitted by the State for merger into other State enterprises which also fail to pay those debts for the merged enterprises or if the tax debt-owing enterprises still cannot pay up their debts though various financial and credit support measures have been applied, the merging enterprises shall compile dossiers and report the cases to the Finance Ministry for consideration and remission of tax and State budget debts. The tax and State budget debts to be forgiven shall be no more than the outstanding tax and State budget debts of the merged enterprises, which shall be calculated up to the time the merging decision is issued but shall not exceed the remaining loss amounts of the merged enterprises by the time of merging.
1.2. Procedural dossier:
...
...
...
The concerned unit’s written request for debt remission, clearly stating the proposed remitted debt amount and the reasons therefor, enclosed with the following:
a/ The decision of the competent agency on the equitization, assignment, sale or merger of the enterprise (copy with the signature of the head, and the stamp, of the enterprise).
b/ The tax settlement report with the tax agency�s certification of the accumulated tax arrears by the time of assignment, sale, equitization or merger. For tax debts and proceeds from import and/or export goods, there must be certification by the customs agency.
c/ The enterprise’s financial statement containing accumulative figures by the time of enterprise assignment, sale, equitization or merger.
d/ The sum-up report on the production and/or business situation (according to the set form).
1.3. Order and competence for settlement
The provincial/municipal Tax Departments that receive dossiers from enterprises shall examine them and determine the latter’s tax and State budget debts, then send their written concrete proposals on the handling thereof together with the full dossiers to the Finance Ministry (the General Tax Department). The General Tax Department shall consider and determine the to be-forgiven tax debt amounts, consult the Enterprise Finance Department and submit the dossiers to the Finance Ministry for issuance of decisions on debt remission.
2.1. Subjects entitled to debt-remission:
...
...
...
2.2. Procedural dossier:
Enterprises requesting the remission of tax and State budget debts must compile dossiers and send them to the General Tax Department, each composed of:
- The enterprise’s written request, clearly determining causes of losses, tax debts and other amounts payable to the State budget up to 1998, which are still owed by the enterprise by the time of requesting the debt remission.
- The report on the situation of tax collection and payment and tax arrears (according to the set form);
- The financial and tax settlement reports of 1998 and 2001.
2.3. Order and competence for settlement:
The provincial/municipal Tax Departments shall receive dossiers, examine the data therein and comment on the tax debts and State budget payments which the enterprises request the remission, then send the full dossiers to the Finance Ministry (the General Tax Department). The General Tax Department shall examine the dossiers, determine the to be-remitted debt amounts, consult the Enterprise Finance Department and submit them to the Finance Ministry for decision on debt remission.
3. Remission of tax debts and fines for importing/exporting enterprises
3.1. Subjects entitled to debt remission:
...
...
...
3.2. Procedural dossiers
- Importing/exporting enterprises entitled to tax debt and fine remission in the cases mentioned above must prepare written expositions of the tax debt and fine amounts, the reasons for tax and fine calculation for their respective units, in addition to the competent agency’s handling or determining documents, related to the determination of the to be-retrospectively collected tax and fine amounts.
- The decision on the retrospective collection of tax and fine amounts or tax and fine notices of the custom agency (the copy affixed with the stamp of the enterprise).
- The tax-collecting customs agency’s certification of the outstanding tax and fine debt amounts.
The above-mentioned dossier shall be compiled and sent by the enterprise to the provincial/municipal Customs Department.
3.3. Order and competence for settlement
The provincial/municipal Customs Departments that receive dossiers of application for remission of the to be-retrospectively collected tax and fine amounts of enterprises, shall consider and examine the dossiers; give their written comments on the cases and the to be-remitted tax debts and fine amounts and send the full dossiers to the General Department of Customs for consideration and written comments, which shall further be sent to the Finance Ministry for consideration and decision.
4. Remission of irrecoverable tax and State budget debts for business households
4.1. Subjects entitled to debt remission
...
...
...
4.2. Procedural dossier, order and competence for settlement
- The urban/rural district tax offices shall base themselves on the dossiers monitoring households tax debts to inspect and determine those households that are unable to pay debts; and through the ward/commune tax advising councils, determine and report to the ward/commune People’s Committees for certification each specific case as well as summing up and drawing up of the lists of concerned households for report to the district People’s Committees and concurrently to the provincial/municipal Tax Departments.
- The provincial/municipal Tax Departments shall have to make sum-up reports and submit them to the provincial/municipal People’s Committees for consideration and decision. Based on the provincial/municipal People’s Committees decisions, the provincial/municipal Tax Departments shall notify the Sub-Departments of Tax of the remission of tax debts for concerned households.
C. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. For subjects having their debts already frozen under the Prime Minister’s Directive No.790/TTg of October 26, 1996 and the Finance Ministry’s Circular No.23/1998/TT-BTC of February 20, 1998, that are now still owing State budget debts, the causes of these debts shall be clearly determined for handling according to the provisions of this Circular. Enterprises entitled to debt handling in this case must compile dossiers according to general regulations and at the same time, attach to their dossiers the copies of decisions on the freezing of tax and State budget debts as prescribed in Circular No.23/1998/TT-BTC (mentioned above). Such a dossier must be the original and the financial and tax settlement reports, if not the original, must be stamped as true copies by the enterprise.
2. This Circular’s provisions on rescheduling, freezing and forgiving tax debts and other amounts payable to the State budget shall not apply to the following cases:
a/ Enterprises that owe tax and State budget debts due to subjective causes or have committed law violations on which conclusions have not yet been made by the competent bodies.
b/ Enterprises whose tax debts and State budget payments are being considered for handling according to the debt-payment mechanism provided for at Point 3.2, Section III, Part B of July 18, 1998 Joint Circular No.102/1998/TTLB/BTC-NHNN of the Finance Ministry and the State Bank guiding the implementation of the Prime Minister’s Decision No.95/1998/QD-TTg of May 18, 1998 on debt handling in the second phase.
Based on the competent agencies decisions on investment capital support, remission of tax and State budget debts for enterprises, the enterprises shall account and adjust the figures of financial and tax settlement reports according to the prescribed regime.
...
...
...
The tax and customs agencies shall, within 15 working days after receiving the complete dossiers from enterprises, have to examine and consider such dossiers and send written proposals to the competent agencies for handling of the enterprises tax debts. In cases where the dossiers need to be supplemented or the enterprises are not entitled to the debt handling, the dossier-receiving bodies must notify the enterprises thereof in writing within the above-prescribed time limit.
The tax agencies shall not impose fines on the rescheduled or frozen tax debts as from the date the tax debt-rescheduling or -freezing decisions are issued by the competent authorities. Upon the end of the tax debt-rescheduling or -freezing duration, the tax-debt payers shall have to pay up the tax debts into the State budget. In cases where the tax payers fail to execute the decisions, the tax agencies shall calculate fines on the delayed tax payment as from date the debt-rescheduling or freezing duration expires.
On the basis of the contents of the above-mentioned guidance, the ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees are requested to direct their dependent units to guide the latter’s business establishments in revising the classification of tax debts for handling according to the provisions and guidance in this Circular.
This Circular takes effect after its signing. In the course of implementation, if any problems arise, the concerned agencies and units are requested to report them to the Finance Ministry for study and timely settlement.
FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER
Vu Van Ninh
;
Thông tư 32/2002/TT-BTC hướng dẫn quyết định 172/2001/QĐ-TTG về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở SXKD có khó khăn do nguyên nhân khách quan do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 32/2002/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Vũ Văn Ninh |
Ngày ban hành: | 10/04/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 32/2002/TT-BTC hướng dẫn quyết định 172/2001/QĐ-TTG về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở SXKD có khó khăn do nguyên nhân khách quan do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video