Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 175/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 175 /1998/TT-BTC NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/1998/NĐ-CP NGÀY 21/12/1998 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 28/1998/NĐ-CP NGÀY 11/5/1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT); Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT;
Căn cứ Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ như sau:

I. VỀ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT NÊU TẠI PHẦN A, MỤC II:

1- Bổ sung vào điểm 4: Không thu thuế GTGT đối với thuê máy bay, giàn khoan, tầu thuỷ của nước ngoài, loại trong nước chưa sản xuất được, dùng cho sản xuất, kinh doanh.

- Đối với thuê máy bay không phân biệt hình thức thuê (thuê riêng máy bay hoặc thuê cả người lái).

- Đối với thuê giàn khoan không bao gồm các vật tư, nguyên liệu sử dụng cho hoạt động khoan.

- Đối với thuê tầu thuỷ loại trong nước chưa sản xuất được phải có xác nhận của Bộ Giao thông Vận tải hoặc cơ quan chủ quản chuyên ngành.

Các cơ sở thuê thiết bị của nước ngoài không chịu thuế GTGT nêu trên phải xuất trình hợp đồng thuê ký với phía nước ngoài cho cơ quan thuế nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

2- Bổ sung vào điểm 7: Các dịch vụ tín dụng không chịu thuế GTGT là hoạt động cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả vốn vay theo pháp luật.

Đối với hoạt động dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, nếu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền vay thay cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã trả thay thì dịch vụ này được xác định là dịch vụ tín dụng không chịu thuế GTGT.

II. VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ CỦA HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ NÊU TẠI MỤC I, PHẦN B NHƯ SAU:

1- Bổ sung vào điểm 3 về giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, cho, biếu, tặng:

- Đối với hàng hoá cơ sở kinh doanh cho, biếu, tặng khách hàng phải tính thuế GTGT như hàng hoá bán ra. Đối với hàng hoá dùng để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này tương ứng với giá trị hàng hoá khuyến mại, quảng cáo tính trong khoản chi phí khác tương ứng với tỷ lệ (%) so với tổng chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp quy định đối với doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồ điện tử có khuyến mại khách hàng bằng giải thưởng xe máy và một số sản phẩm khác. Năm 1999, tổng chi phí sản xuất, kinh doanh là 120 tỷ đồng, trong đó chi phí khác là 12 tỷ đồng, thuế GTGT đầu vào của số hàng khuyến mại, quảng cáo là 0,8 tỷ đồng.

Nếu tỷ lệ chi phí khác của doanh nghiệp được khống chế là 5% so với tổng chi phí bằng: 120 tỷ đồng x 5% = 6 tỷ đồng.

Như vậy, số thuế GTGT đầu vào của hàng quảng cáo, khuyến mại, doanh nghiệp không được khấu trừ 0,8 tỷ đồng mà chỉ được tính khấu trừ tối đa tương ứng với hàng quảng cáo, khuyến mại được tính trong chi phí khác (6 tỷ đồng).

- Đối với hàng xuất chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.

2- Bổ sung vào điểm 8 về giá tính thuế GTGT đối với hoa hồng đại lý mua, bán hàng hoá:

- Đối với đại lý mua hoặc bán hàng hoá theo đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ hưởng hoa hồng, hoa hồng chi cho đại lý được hạch toán vào chi phí của bên chủ hàng thì bên đại lý không phải tính và nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động mua hoặc bán hàng hoá này. Thuế GTGT hàng hoá bán ra do chủ hàng kê khai, nộp.

- Đối với đại lý uỷ thác mua hoặc nhập khẩu hàng hoá khi xuất trả hàng cho chủ hàng, bên đại lý uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT và ghi thuế GTGT đầu ra của hàng xuất trả theo đúng số thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng mua (nếu có thuế).

- Đối với đại lý uỷ thác xuất khẩu: bên nhận uỷ thác phải sao gửi cho bên chủ hàng tờ khai hàng xuất khẩu có xác nhận của Hải quan về hàng thực tế đã xuất khẩu để bên chủ hàng kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng hoá thực tế đã xuất khẩu.

Đối với các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc và đại lý bán mặt hàng chịu thuế TTĐB cho cơ sở sản xuất theo giá cơ sở sản xuất quy định, cơ sở sản xuất đã kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tính trên giá chi nhánh, cửa hàng, đại lý bán ra thì các chi nhánh, cửa hàng, đại lý không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với mặt hàng này và tiền hoa hồng được hưởng.

Các trường hợp đại lý mua, bán hàng theo phương thức mua đứt bán đoạn, mua, bán không theo đúng giá quy định và các hình thức khác phải tính, nộp thuế GTGT đối với hàng hoá mua vào, bán ra.

3- Bổ sung vào điểm 7:

- Đối với hoạt động xây dựng cơ bản (XDCB) tự làm có bộ phận xây dựng hạch toán kết quả kinh doanh riêng thì phải tính thuế GTGT; các trường hợp không hạch toán riêng kết quả kinh doanh thì không tính thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào của công trình XDCB tự làm được tính khấu trừ vào thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra theo quy định về khấu trừ thuế.

- Các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp có tổ chức hạch toán riêng kết quả kinh doanh khâu XDCB trong nông nghiệp với các khâu sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tiếp theo, thì khâu XDCB tạo ra sản phẩm nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT không phải tính thuế GTGT đầu ra và không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào.

4- Bổ sung giá tính thuế đối với một số hàng hoá, dịch vụ nêu tại điểm 10 như sau:

- Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở kinh doanh. Trường hợp giá trọn gói bao gồm các khoản không chịu thuế GTGT như chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan ở nước ngoài (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản chi này được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế GTGT.

Ví dụ 1:

Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình thoả thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Thuế GTGT đầu ra theo hợp đồng này được xác định như sau:

+ Doanh thu chịu thuế GTGT là:

32.000 USD - 10.000 USD = 22.000 USD

+ Thuế GTGT đầu ra là: (tính theo mức thuế giảm 50%)

22.000 USD

 

 

 

 

 

x

10%

=

2.000 USD

1 + 10%

 

 

 

 

+ Doanh thu của đơn vị được xác định để tính kết quả kinh doanh là:

32.000 USD - 2.000 USD = 30.000 USD

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ xác định theo quy định để tính thuế GTGT phải nộp.

Ví dụ 2: Công ty du lịch Hà Nội thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc thu theo giá trọn gói là 400 USD/người đi năm ngày, Công ty du lịch Hà Nội phải chi trả cho Công ty du lịch Trung Quốc 300 USD/người thì doanh thu tính thuế của Công ty du lịch Hà Nội là 100 USD/người (400 USD - 300 USD).

- Đối với dịch vụ cầm đồ, doanh thu tính thuế là tiền phải thu từ hoạt động này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ {doanh thu bán hàng phát mại trừ (-) phần phải trả khách hàng (nếu có), trừ (-) số tiền cho vay}.

Khoản doanh thu này được xác định là doanh thu đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT đầu ra và doanh thu của cơ sở kinh doanh.

Ví dụ:

Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng.

+ Thuế GTGT đầu ra được xác định bằng:

110 triệu đ

 

 

 

 

 

x

10%

=

10 triệu đồng

1 + 10%

 

 

 

 

+ Doanh thu cầm đồ của đơn vị được xác định để tính kết quả kinh doanh là:

110 triệu đ - 10 triệu đ = 100 triệu đồng

- Đối với sách, báo, tạp chí bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định Luật xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.

Ví dụ: Nhà xuất bản văn học bán sách văn học cho Công ty phát hành sách:

Giá in trên bìa (giá có thuế GTGT) với giá 6.300 đồng/quyển

Phí phát hành (25%) là: 1.575đồng/quyển

Giá tính thuế GTGT xác định như sau:

- Giá tính thuế GTGT ở khâu xuất bản:

6.300 đ - 1.575 đ

 

 

 

=

4.500đồng/quyển

1 + 5%

 

 

+ Thuế GTGT là: 4.500 đ/quyển x 5% = 225 đ/quyển.

+ Tổng số tiền thanh toán là:

4.500 đ/quyển + 225 đ/quyển = 4.725 đ/quyển

- Giá tính thuế ở khâu phát hành:

6.300 đ

 

 

 

=

6.000đồng/quyển

1 + 5%

 

 

+ Thuế GTGT đầu ra: 6.000 đ/quyển x 5% = 300 đ/quyển.

+ Thuế GTGT phải nộp là:

300 đ/quyển - 225 đ/quyển = 75 đ/quyển

(Giả định không có thuế GTGT đầu vào khác).

5- Thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ áp dụng như sau:

- Dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát, thiết kế: thuế suất 10%.

- Dịch vụ xuất khẩu lao động như làm các thủ tục hồ sơ, khám tuyển có thu tiền áp dụng thuế suất 10%.

- Tài sản thanh lý, phế liệu, phế phẩm bán ra áp dụng thuế suất thuế GTGT của hàng hoá đó.

- Dịch vụ cung cấp thông tin trên mạng In-tơ-nét (Internet) thuế suất 10%.

- Đối với hàng hoá xuất khẩu là mặt hàng không chịu thuế GTGT thì không được áp dụng thuế suất 0%.

Ví dụ: Mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu.

III. BỔ SUNG PHẦN HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GTGT NÊU TẠI MỤC III, PHẦN B, THÔNG TƯ SỐ 89/1998/TT-BTC:

1- Bổ sung vào điểm 1 về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ như sau:

- Đối với cơ sở sản xuất áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được tính khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ (%) ấn định trong một số trường hợp như sau:

+ Cơ sở sản xuất sắt, thép thu mua gom sắt, thép phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất sắt, thép được khấu trừ 5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. Trường hợp cơ sở sản xuất tổ chức các chi nhánh, điểm thu mua hạch toán phụ thuộc thì áp dụng tính khấu trừ ở cơ sở sản xuất. Căn cứ để khấu trừ là bảng kê mua sắt, thép phế liệu thu gom. Đối với doanh nghiệp có tổ chức đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế liệu để cung ứng cho đơn vị sản xuất thuộc doanh nghiệp theo giá chỉ định của doanh nghiệp thì đơn vị thu mua được khấu trừ theo tỷ lệ quy định trên đây đối với sắt, thép phế liệu thu mua cung ứng cho đơn vị sản xuất. Khi bán sắt, thép phế liệu cho cơ sở sản xuất, bên bán phải xuất hoá đơn GTGT, giá tính thuế được tính giảm tương ứng với số thuế được khấu trừ ấn định.

+ Cơ sở sản xuất, chế biến hải sản thu mua của ngư dân được khấu trừ 5% trên giá trị hải sản mua vào.

+ Cơ sở hoạt động kinh doanh bảo hiểm được khấu trừ thuế đầu vào 5% tính trên số tiền thực chi bồi thường cho khách hàng không có hoá đơn GTGT về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc diện chịu thuế GTGT (đối với những khoản chi bồi thường của dịch vụ bảo hiểm không chịu thuế GTGT và các khoản thanh toán bồi thường theo chứng từ mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ của tổ chức, cá nhân nhận bồi thường không được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) quy định trên đây).

+ Các tổ chức, doanh nghiệp thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để bán được khấu trừ 3% tính trên giá hàng hoá mua vào.

Việc tính khấu trừ thuế đầu vào theo quy định trên đây không áp dụng đối với trường hợp:

+ Cơ sở sản xuất, thu mua các mặt hàng này làm nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu;

+ Cơ sở kinh doanh mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu hoặc kinh doanh ăn uống; hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mua của cơ sở kinh doanh thương mại;

+ Đối với dịch vụ bảo hiểm không áp dụng đối với tiền bồi thường bảo hiểm của dịch vụ bảo hiểm không chịu thuế GTGT.

Ví dụ 1: Công ty sản xuất sắt, thép trong kỳ tính thuế có doanh số bán sắt, thép là: 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra: 10 triệu đồng.

Giá trị vật tư, hàng hoá mua vào trong kỳ để sản xuất sắt, thép là: 60 triệu đồng, trong đó có 30 triệu đồng là loại có hoá đơn GTGT với số thuế GTGT đầu vào là 03 triệu đồng, 30 triệu đồng là sắt, thép phế liệu thu mua gom.

Thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với sắt, thép phế liệu thu mua gom là: 30 triệu đồng x 5% = 1,5 triệu đồng.

- Thuế GTGT phải nộp bằng:

10 triệu đồng - ( 3 triệu đồng + 1,5 triệu đồng) = 5,5 triệu đồng.

Giá trị sắt, thép phế liệu mua vào được hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh bằng: 30 triệu đồng - 1,5 triệu đồng = 28,5 triệu đồng.

Ví dụ 2: Công ty Bảo hiểm A trong kỳ tính thuế có doanh thu bảo hiểm như sau:

- Phí bảo hiểm chịu thuế GTGT: 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra: 10 triệu đồng.

- Phí bảo hiểm không chịu thuế GTGT: 150 triệu đồng.

- Giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào: 100 triệu đồng; thuế GTGT đầu vào là: 10 triệu đồng (không hạch toán được riêng cho dịch vụ bảo hiểm chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT).

- Tiền chi bồi thường bảo hiểm: 60 triệu đồng (trong đó phần chi trả tương ứng cho dịch vụ bảo hiểm chịu thuế GTGT là 40 triệu đồng).

Thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với số tiền chi bồi thường cho khách hàng tham gia dịch vụ bảo hiểm chịu thuế GTGT:

40 triệu đồng x 5% = 2 triệu đồng.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số bằng:

100 triệu

 

 

 

 

 

x

10 triệu đồng

=

4 triệu đồng

100 triệu + 150 triệu

 

 

 

 

- Thuế GTGT phải nộp: 10 triệu - (2 triệu + 4 triệu) = 4 triệu đồng

Các cơ sở thu mua các mặt hàng được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ trên đây phải lập bảng kê hàng hoá mua vào theo quy định, đối với khoản chi bồi thường bảo hiểm phải lập bảng kê theo chứng từ chi thực tế.

2- Bổ sung vào cuối Mục III như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng.

Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ hàng hoá, dịch vụ đầu vào và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu từng hoạt động. Trên cơ sở xác định thuế GTGT phải nộp theo từng phương pháp tính thuế, cơ sở lập bảng kê khai nộp thuế chung của cơ sở theo mẫu kê khai tính thuế ban hành kèm theo Thông tư này.

- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.

3- Bổ sung vào điểm 5, Mục III quy định về hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ:

Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng của người, tổ chức không kinh doanh nếu không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định thì phải lập bảng kê hàng hoá mua vào theo mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính (ghi sửa tên bảng kê và các chỉ tiêu cho phù hợp với loại hàng hoá mua vào.

IV. HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT NÊU TẠI PHẦN C, THÔNG TƯ SỐ 89/1998/TT-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH MỘT SỐ ĐIỂM SAU:

1- Cơ sở kinh doanh phải đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương hoạt động kinh doanh (địa phương được xác định là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

2- Các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế, đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở.

3- Đối với các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động xây dựng nhận thầu xây dựng các công trình ở địa phương khác nơi đóng trụ sở phải kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi xây dựng công trình, đơn vị thi công chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT. Trường hợp đơn vị thi công trực thuộc doanh nghiệp không đủ điều kiện kê khai thì doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế thay theo thông báo thuế của cơ quan thuế, số thuế đã nộp được quyết toán chung ở doanh nghiệp. Trong trường hợp không thể xác đinh được thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra tại nơi xây dựng công trình, hoặc kê khai không đúng quy định thì cơ quan thuế ấn định số thuế GTGT phải nộp và thông báo cho đơn vị số thuế ấn định phải nộp.

4- Đối với các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác như: Đài truyền hình, truyền thanh, trường học, Viện, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang ... có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì các đơn vị này phải đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật định. Trường hợp đơn vị không hạch toán và không xác định được riêng chi phí, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế thì thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định căn cứ vào doanh thu và tỷ lệ (%) GTGT và tỷ lệ (%) thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu do cơ quan thuế xác định để kê khai, nộp thuế. Khi lập hoá đơn thu tiền bán hàng hoá, thanh toán dịch vụ, đơn vị phải ghi rõ giá chưa có thuế GTGT và thuế GTGT theo quy định.

V. VỀ QUY ĐỊNH HOÀN THUẾ GTGT QUY ĐỊNH TẠI PHẦN D, MỤC I:

Sửa đổi, bổ sung điểm 1:

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của ba tháng liên tục lớn hơn số thuế đầu ra. Những cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng kỳ với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu lớn so với thuế GTGT đầu ra thì được xét hoàn thuế GTGT từng kỳ.

Về thủ tục hồ sơ đề nghị hoàn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC.

VI. VỀ QUY ĐỊNH GIẢM THUẾ GTGT QUY ĐỊNH TẠI PHẦN H, MỤC II:

1- Bổ sung, sửa đổi điểm 1, điểm 2 về đối tượng và mức giảm thuế GTGT như sau:

- Đối với những cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải, thương mại, du lịch, dịch vụ, ăn uống trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT mà bị lỗ do số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp.

- Mức thuế GTGT được xét giảm đối với từng cơ sở kinh doanh tương ứng với số lỗ do nguyên nhân nêu trên nhưng tối đa không quá số thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp của năm được xét giảm thuế.

Ví dụ: Cơ sở kinh doanh thương mại A có giá trị hàng hoá tồn kho năm 1998 chuyển sang năm 1999 là 5 tỷ đồng, hàng hoá mua vào trong năm là 53 tỷ đồng, thuế GTGT đầu vào là 4 tỷ đồng. Hàng hoá bán ra trong năm là 62 tỷ đồng, thuế GTGT đầu ra là 6,2 tỷ đồng, giá vốn hàng bán ra và các chi phí kinh doanh trong năm hạch toán để tính kết quả kinh doanh là 63 tỷ đồng.

Thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:

- Thuế GTGT phải nộp bằng:

6,2 tỷ đồng - 4 tỷ đồng = 2,2 tỷ đồng

- Kết quả kinh doanh lỗ:

62 tỷ đồng - 63 tỷ đồng = - 1 tỷ đồng.

- Xác định nguyên nhân lỗ do thay đổi thuế:

+ Thuế doanh thu phải nộp theo mức thuế doanh thu trước đây (giả định các mặt hàng bán ra chịu thuế suất thuế doanh thu là 2% tính trên giá bán có thuế) bằng: (62 tỷ + 6,2 tỷ) x 2% = 1,364 tỷ đồng.

+ Thuế GTGT phải nộp lớn hơn thuế doanh thu là:

2,2 tỷ - 1,364 tỷ = 0,836 tỷ đồng.

Như vậy, cơ sở A thuộc đối tượng được xét giảm thuế GTGT, mức được xét giảm thuế GTGT theo ví dụ này là: 0,836 tỷ đồng (tương ứng với số lỗ do nguyên nhân số thuế GTGT phải nộp cao hơn số thuế tính theo mức thuế trước đây).

2- Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới đây khi tính thuế GTGT đầu ra được giảm 50% mức thuế quy định:

- Than đá.

- Máy cày, máy kéo, máy bơm nước, máy công cụ, máy động lực.

- Xút (NaOH), Natrihypocloxít (Na(OCl)), Canxihypocloxít (Ca(OCl)2), Nhôm hydroxít (Al(OH)3), Axít Clohydric (HCl), Clo lỏng và khí Clo (Cl2), Natri Silicat (Na2SiO3).

- Hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mua vào, bán ra.

- Khách sạn, du lịch, ăn uống.

- Dịch vụ phần mềm và sản phẩm phần mềm (thuế suất 10% nay giảm 50%).

Cơ sở kinh doanh khi bán hàng hoá, dịch vụ phải ghi thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ này trên hoá đơn GTGT theo mức thuế đã được giảm.

Ví dụ 1: Công ty cơ khí A bán 01 chiếc máy kéo với giá 20 triệu đồng, khi tính thuế GTGT và viết hoá đơn GTGT như sau:

- Thuế GTGT xác định theo mức được giảm như sau:

20.000.000 đ x 10% = 2.000.000 đ giảm 50% còn phải thu: 1.000.000 đ

- Hoá đơn GTGT ghi:

+ Giá bán: 20.000.000 đồng

+ Thuế GTGT: 1.000.000 đồng

+ Giá thanh toán: 21.000.000 đồng.

Đối với kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, ăn uống, mức giảm 50% được xác định trên cơ sở đối với hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất 20%; đối với các hàng hoá, dịch vụ khác do cơ sở kinh doanh thuộc nhóm thuế suất 10% thì không được giảm 50% theo quy định này.

Ví dụ 2: Khách sạn Hà Nội có hoạt động kinh doanh phòng ngủ và kinh doanh bán hàng lưu niệm, mức thuế suất đối với kinh doanh phòng ngủ là 20% thì nay được tính giảm 50% (tương ứng còn 10%). Đối với bán hàng lưu niệm vẫn phải tính thuế theo thuế suất quy định theo từng mặt hàng.

Ví dụ 3: Công ty kinh doanh thương mại mua mặt hàng thuốc lá bao chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để bán. Khi tính thuế GTGT phải nộp của mặt hàng này được tính thuế đầu ra giảm 50% so với thuế suất quy định và được khấu trừ thuế đầu vào bằng 3% tính trên giá mua của cơ sở sản xuất (ngoài số thuế GTGT đầu vào theo hoá đơn GTGT vận tải, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh).

- Giá mua của Công ty sản xuất thuốc lá (tính trên 1.000 bao) là: 5.800.000 đồng.

- Công ty bán ra: 6.000.000 đồng.

- Thuế GTGT tính trên giá bán 10%, được giảm 50% còn:

6.000.000 đồng x 5% = 300.000 đồng.

- Giá bán có thuế GTGT là:

6.000.000 đồng + 300.000 đồng = 6.300.000 đồng.

- Thuế đầu vào được khấu trừ 3%:

5.800.000 đồng x 3% = 174.000 đồng.

- Thuế GTGT còn phải nộp:

300.000 đồng - 174.000 đồng = 126.000 đồng.

(Nếu tính thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh được khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp sẽ thấp hơn 126.000 đồng).

Căn cứ vào giá cả, thị trường và thuế phải nộp, cơ sở có thể điều chỉnh giảm giá bán.

VII. HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT NÊU TẠI ĐIỂM 1, MỤC II, PHẦN C, THÔNG TƯ SỐ 89/1998/TT-BTC NHƯ SAU:

Cơ sở kinh doanh khi lập các bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ kê khai thuế hàng tháng trong một số trường hợp được áp dụng kê khai như sau:

- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán ra trong trường hợp trực tiếp bán lẻ cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, dịch vụ bưu điện, dịch vụ khách sạn, ăn uống thì được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo từng hoá đơn.

- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào trong trường hợp thu mua, thanh toán với những người bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thì được lập bảng kê chung của hàng hoá, dịch vụ mua vào này, không phải kê chi tiết theo từng hoá đơn.

VIII. BỔ SUNG VÀO CUỐI MỤC II, PHẦN H THÔNG TƯ SỐ 89/1998/TT-BTC NHƯ SAU:

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: xổ số, điện, xi măng, bưu chính viễn thông và một số hàng hoá, dịch vụ khác có thu nhập cao do nộp thuế giá trị gia tăng thấp hơn so với thuế doanh thu trước đây thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập bổ sung theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; số thu nhập do thuế GTGT nộp thấp so với thuế doanh thu vẫn còn lớn thì phải nộp tiếp vào Ngân sách Nhà nước theo tỷ lệ (%) tính trên phần thu nhập còn lại như sau:

- Các công ty xổ số kiến thiết: 90%;

- Các công ty xi măng, bưu chính viễn thông, đại lý tàu biển: 80%;

- Các công ty khác: 70%

Ví dụ: Công ty xi măng HT năm 1999 kết quả kinh doanh có mức thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 40 tỷ, trong đó do số thuế GTGT phải nộp thấp hơn số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây 10 tỷ (tương ứng 25% tổng thu nhập chịu thuế). Vốn chủ sở hữu của Công ty là 120 tỷ.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật:

40 tỷ x 32% = 12,8 tỷ đồng

- Thu nhập còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

40 tỷ - 12,8 tỷ = 27,2 tỷ đồng

Phần chịu thuế thu nhập bổ sung tương ứng với số thu nhập cao hơn 12% vốn chủ sở hữu được xác định như sau:

- Thu nhập tương ứng với 12% vốn chủ sở hữu bằng:

120 tỷ x 12% = 14,4 tỷ đồng

Thuế thu nhập bổ sung phải nộp bằng:

(27,2 tỷ - 14,4 tỷ) x 25% = 3,2 tỷ đồng

Thu nhập còn lại sau khi nộp thuế thu nhập và thuế thu nhập bổ sung:

40 tỷ - (12,8 tỷ + 3,2 tỷ) = 24 tỷ đồng, trong đó do nguyên nhân thay đổi thuế bằng: 24 tỷ x 25% = 6 tỷ đồng.

Số phải nộp thêm: 6 tỷ x 80% = 4,8 tỷ.

Tổng cộng số thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập bổ sung và số nộp tiếp vào Ngân sách Nhà nước là:

12,8 tỷ + 3,2 tỷ + 4,8 tỷ = 20,8 tỷ đồng.

Việc xác định và thu phần thu nhập bổ sung được căn cứ vào quyết toán thuế cả năm; để có căn cứ tạm thu, cơ quan thuế căn cứ vào dự toán thu nhập trong năm của doanh nghiệp để ấn định mức tạm nộp hàng quý cùng với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 6 Điều 1 Nghị định số 102/1998/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu và một số mặt hàng khác có dự trữ lưu thông theo yêu cầu của Chính phủ còn tồn kho đến ngày 31/12/1998 chuyển sang năm 1999, nếu mức dự trữ có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì được giảm số thuế GTGT phải nộp đối với hàng hoá dự trữ bán ra tương ứng với số thuế GTGT phải nộp tăng thêm so với thuế doanh thu.

Để có căn cứ giảm thuế, cơ sở kinh doanh phải có báo cáo về số dự trữ tồn kho đối với các mặt hàng này tại thời điểm 31/12/1998 về loại hàng, số lượng, giá trị tồn kho, trong đó phần dự trữ theo yêu cầu của Chính phủ, số thực tế bán ra, số thuế GTGT phải nộp của hàng dự trữ bán ra, số đề nghị giảm gửi cơ quan thuế xem xét. Cục thuế có trách nhiệm kiểm tra, xác định và báo cáo Bộ Tài chính xem xét, giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.

Đối với các cơ sở kinh doanh có hàng hoá tồn kho năm 1998 lớn (bao gồm cả vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng dở dang) đưa vào sản xuất, kinh doanh, bán ra từ ngày 01/01/1999, nếu thuế GTGT phải nộp tăng so với số thuế tính theo mức thuế doanh thu trước đây dẫn tới bị lỗ thì được xem xét giảm thuế theo Điều 28 Luật thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn tại Mục VI của Thông tư này.

IX. HIỆU LỰC THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 thay thế và bổ sung các quy định tương ứng trong Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Tháng .......... năm ...............

Mã số:

Tên cơ sở : ...............................................................

Địa chỉ: ....................................................................

STT

Chỉ tiêu

Số tiền
(đồng Việt Nam)

1

Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua

 

 

- Nộp thiếu

 

 

- Nộp thừa

 

2

Thuế GTGT phát sinh trong kỳ

 

 

Trong đó:

 

 

- Của hàng hoá, dịch vụ tính thuế theo phương pháp khấu trừ

 

 

- Của hàng hoá, dịch vụ tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

 

3

Thuế GTGT đã nộp trong tháng

 

4

Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng

 

5

Thuế GTGT còn phải nộp tháng này (5=2 ± 1 + 4 - 3)

 

Số tiền phải nộp (bằng chữ):

Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật.

Gửi kèm theo tờ khai này bảng kê khai chi tiết:

- Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

- Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

- Các bảng kê chi tiết hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra.

Nơi nhận tờ khai:
- Cơ quan thuế:
- Địa chỉ:

Ngày ... tháng ... năm .....
Thay mặt cơ sở:
(Ký tên, đóng dấu)

- Ngày cơ quan thuế nhận tờ khai: .................................................

- Người nhận: (ký, ghi rõ họ tên):......................................................

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No.175/1998/TT-BTC

Hanoi, December 24, 1998

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF GOVERNMENT DECREE No. 102/1998/ND-CP OF DECEMBER 21, 1998 WHICH AMENDS AND SUPPLEMENTS A NUMBER OF ARTICLES OF GOVERNMENT DECREE No. 28/1998/ND-CP OF MAY 11, 1998 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE VALUE ADDED TAX LAW

Pursuant to the Value Added Tax (VAT) Law, and Government
Decree No. 28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing the implementation of the VAT Law;
Pursuant to Decree No.102/1998/ND-CP of December 21, 1998 of the Government amending and supplementing a number of articles of
Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998 of the Government;
The Ministry of Finance hereby provides guidance amending and supplementing a number of points in Circular No.89/1998/ND-CP of June 27, 1998 of the Ministry of Finance guiding the implementation of Government Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998 as follows:

I. REGARDING SUBJECTS NOT LIABLE TO VAT MENTIONED IN PART A, ITEM II

1. To add to Point 4: Non-collection of VAT from the chartering of foreign airplanes, drilling platforms and ships, which can not be manufactured at home, for production and/or business activities.

- For the chartering of airplanes, regardless of chartering forms ( with or without pilots).

- For drilling platforms, excluding supplies and raw materials used for drilling activities.

- For the chartering of ships which cannot be built at home, the certification of the Ministry of Communications and Transport or the specialized management body is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To add to Point 7: Credit services not liable to VAT shall be the lending activities under the principle of capital reimbursement as prescribed by law

For bank guaranty service activities, if the guarantors perform the obligation of loan payment for customers, when the latter have failed to fulfilled

their committed obligations, the customers shall have to acknowledge the debts and repay the credit institutions the sum the latter paid for them, such service is determined as the credit service not liable to VAT.

II. BASES FOR CALCULATION OF TAXES ON GOODS AND SERVICES MENTIONED IN ITEM I, PART B, AS FOLLOWS

1. To add to Point 3 on prices for calculation of tax on goods and/or services

used for exchange, internal use, donation, gifts, presents:

- For goods given by business establishments to customers as donation, gifts, presents, VAT is calculated like for goods sold. For goods used for sale promotion, marketing and/or advertisement, without the calculation of output VAT, deduction is made only for the input VAT on such volume of goods corresponding to the sale promotion and/or advertisement goods value calculated into other expenses in percentage (%) as compared to the total reasonable expenses in calculating the taxable enterprise income as prescribed for enterprises.

Example: An enterprise manufacturing and trading in electronic appliances has used motorbikes and a number of other products as sale promotion prizes to customers. In 1999, the total production and business cost is VND 120 billion, inducing VND 12 billion as other expenses and VND 0.8 billion as the input VAT on the sale promotion and advertisement goods.

If the percentage of the enterprise's other expenses is controlled at 5% against the total expense, it shall be:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



So, the enterprise must not deduct VND0.8 billion as the input VAT on advertisement and/or sale promotion but can only deduct a maximum amount corresponding to the advertisement and/or sale promotion goods value calculated in other expenses (VND6 billion).

- For goods transferred from warehouses to warehouses and for materials and semi-finished products taken from warehouses of a production/ business establishment for follow-up production process, VAT shall not be calculated and paid.

2. To add to Point 8 on prices for calculation of VAT on goods sale and/or purchase agency commissions:

- For agents that purchase or sell goods at the prices set by the goods owners, they shall enjoy commissions only, which shall be accounted into the goods owners' expenses and not be subject to VAT. The VAT on goods sold out shall be declared and paid by goods owners.

- Those agents entrusted to purchase or import goods, when delivering such goods to the goods owners, shall have to make VAT invoices and inscribe

thereon the output VAT on the delivered goods in strict accordance with the VAT amount on the imported or purchased goods (if taxed).

- For entrusted export agents: The entrustee shall have to send to the goods owner the copy of the export declaration form with the customs authority's certification of the volume of actually exported goods so that the goods owner declare the output VAT thereon.

For branches, attached stores and agents, which sell goods subject to special consumption tax for production establishments at the prices set by the latter which have already declared and paid the special consumption tax calculated on the selling prices of branches, stores and/or agents, such branches, stores and/or agents shall not have to declare and pay VAT on these goods and the commissions they have enjoyed.

Where agents buy and/or sell goods with immediate lump-sum payment and not at the set prices and in other forms, VAT must be calculated and paid for goods bought in and/or sold out.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For self-help capital construction activities with some construction parts having business results accounted separately, VAT shall be calculated; where business results are not accounted separately, VAT shall not be calculated. The input VAT of self-made construction works shall be deducted into VAT of sold goods and services liable to VAT in accordance with tax deduction regulations.

- With regard to agricultural enterprises having the business results of agriculture-related capital construction accounted separately from the follow-up agricultural production and business processes, the capital-construction process generating agricultural products not liable to VAT shall not be imposed with output VAT and the input VAT shall not be deducted or reimbursed.

4. To supplement the tax calculation prices for a number of goods and services mentioned in Point 10 as follows:

- For tourist services in the form of tours with the package prices stated in the contracts signed with customers, the package prices are determined as the prices already having tax, which shall be used for calculation of VAT and turnover of the business establishments. Where the package prices include non-VAT amounts such as the air fare expense for transporting tourists from foreign countries into Vietnam and/or from Vietnam to foreign countries and expenses for meals, accommodation and visits abroad (if with valid vouchers), such expenses shall be deducted from (turnover) prices used for VAT calculation.

Example 1 :

Ho Chi Minh City Tourist Company, performs a package tourist contract signed with Thailand for 50 tourists to stay in Vietnam for 05 days with the total payment amount of US$32,000. The Vietnamese party shall have to pay all costs of air tickets, meals, accommodation and visits according to the agreed program; of the amount, the air tickets from Thailand to Vietnam and back to Thailand cost US$10,000

The output VAT under this contract is determined as follows:

+ Turnover liable to VAT is: US$32,000 - US$10,000 = US$22,000

+ The output VAT (calculated according to the 50% reduction rate):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

10%

=

US$2,000

1 + 10%

+ The unit's turnover determined for the calculation of business results is:

US$32,000 - US$2,000 = US$30,000

+ The deductible input VAT shall be determined according to the regulation on payable VAT calculation.

Example 2: Hanoi Tourist Company, performs a contract for sending tourists from Vietnam to China at the package price of US$400 per person for 5 days; the Hanoi Tourist Company has to pay to the Chinese Tourist Company US$300 per person, so the taxable turnover of the Hanoi Tourist Company is US$100 per person (US$400 - US$300).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This turnover amount is determined as the turnover already having VAT, which shall serve the calculation of output VAT and turnover of the business establishment.

Example:

A pawnage company has, during the taxation period, a pawnage turnover of VND110 million.

+ The output VAT is determined as follows:

VND 110 million

x

10%

=

VND 10 million

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The unit's pawnage turnover determined for the calculation of business results shall be:

VND 110 million – VND 10 million = VND 100 million

- For books, newspapers and magazines sold at the distribution prices (surface price) according to the Law on Publication, such prices are determined as having already included VAT for the calculation of VAT and turnover of the establishment (for categories liable to VAT). Where they are sold not at the surface prices, VAT shall be calculated on the sale prices.

Example: A literature publisher sells literary books to a book distribution company.

The surface price (already with VAT) is VND 6,300 per book.

The distribution fee (25%) is VND 1,575 per book.

The price for VAT calculation is determined as follows:

- The price for calculation of VAT at the publication stage:

VND 6,300 – VND 1,575

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 4,500 per book

1 + 5%

+ VAT is VND 4,500 per book x 5% = VND 225 per book.

+ The total payable amount is:

VND 4,500 per book + VND 225 per book = VND 4,725 per book.

- The price for calculation tax at the distribution stage:

VND 6,300

=

VND 6,000 per book

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The output VAT: VND6,000 per book x 5% = VND300 per book.

+ The payable VAT is:

VND 300 per book – VND 225 per book = VND 75 per book.

(assuming that there is no other input VAT).

5. The VAT rates applicable to a number of goods and services shall be as follows:

- Auditing, accountancy, surveying or designing services: the tax rate of 10%.

- Labor export services such as compiling dossiers, carrying out procedures, medical examinations with charge, the tax rate of 10% shall apply.

- Liquidated property, discarded materials, faulty products, which are sold out, the VAT rates for such commodities shall apply.

- Internet information provision service, the tax rate of 10%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example: Goods items liable to special consumption tax, which are exported directly by production establishments, unprocessed agricultural products exported directly by production establishments.

III. TO SUPPLEMENT THE SECTION GUIDING VAT-CALCULATING METHODS MENTIONED IN ITEM III, PART B, CIRCULAR No.89/1998/TT-BTC:

1. To add to Point 1 on deductible input VAT the following:

- For production establishments where the VAT calculation by method of tax deduction applies, the input tax shall be deducted at fixed percentage (%) in a number of following cases:

+ Iron and steel manufacturing establishments which gather iron and steel scraps to be used as raw materials for their production shall be entitled to 5% deduction calculated on the value of purchased iron and steel scraps. Where an establishment organizes scrap-purchasing units and places with dependent accounting, the deduction shall be made at the production establishment. The basis for deduction is the invoice of iron and steel scrap purchases. For enterprises that assign their attached units to buy iron and steel scraps at the enterprises' fixed prices for supply to production units of such enterprises, the purchasing units shall be entitled to deduction at the above-said percentage for volume of iron and steel scraps supplied to production units. When selling discarded iron and steel to production establishments, the selling party shall have to issue VAT invoices, the tax calculation prices shall be reduced correspondingly to the fixed amount of tax deduction.

+ Marine products processing establishments that buy marine products from fishermen shall be entitled to 5% deduction calculated on the value of purchased marine products.

+ Establishments engaged in insurance business activities shall be entitled to 5% deduction of input tax, calculated on the amount of indemnities actually paid to clients without VAT invoices for insurance operations liable to VAT (indemnities incurred by non VAT insurance services and indemnities paid according to vouchers of goods purchases and service charge payment of indemnity-receiving organizations and individuals, shall not be deducted according to the above percentage (%).

+ Trade organizations and enterprises that buy goods liable to special consumption tax from production establishments for sale shall be entitled to 3% deduction calculated on the prices of purchased goods.

The deduction of input tax according to the above stipulations shall not apply to the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Where business establishments buy goods liable to special consumption tax from production establishments for export or catering business establishments; Where goods liable to special consumption tax are bought from trade establishments.

+ Where insurance services do not apply the insurance indemnities of non-VAT insurance services.

Example 1: An iron and steel manufacturing company has, in the taxation period, a sale turnover of VND100 million, the output VAT: VND 10 million.

The value of materials and goods bought in the period for iron and steel production is VND 60 million, including VND 30 million being accompanied with VAT invoices with the input tax amount being VND 03 million; and VND 30 million for the purchase by accumulated gathering of iron and steel scraps.

The payable VAT is determined as follows:

- The input VAT deductible for iron and steel scraps bought through accumulated gathering is:

VND 30 million x 5% = VND 1.5 million.

- The payable VAT is:

VND 10 million - (VND 03 million + VND 1.5 million) = VND 5.5 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 30 million – VND 1.5 million = VND 28.5 million.

Example 2: Insurance Company A has, in the taxation period, the insurance turnover as follows:

- The premiums liable to VAT: VND 100 million; the output VAT VND 10 million.

- The premiums not liable to VAT: VND 150 million.

- The value of purchased goods and services: VND100 million the input VAT: VND 10 million (unable to account the taxable and non-taxable insurance services separately).

- Insurance indemnities: VND 60 million (in which the payment amount corresponding to non-VAT insurance services is VND 40 million).

The payable VAT is determined as follows:

- The input VAT deductible for the amount of indemnities paid to customers who have participated in insurance services liable to VAT:

VND 40 million x 5% = VND 2 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 100 million

x

VND 10 million

=

VND 4 million.

VND 100 million + VND 150 million

- The payable VAT:

VND 10 million - (VND 2 million + VND 4 million) = VND 4 million

Establishments buying goods items eligible for input tax deduction according to the above rates shall have to make a list of purchased goods as prescribed; regarding expenses for insurance indemnities, a list thereof shall have to be made according to vouchers on actual expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For business establishments subject to VAT calculation by method of tax deduction which trade in gold, silver, precious stones and/or foreign currencies and apply the method of direct calculation on added value, the establishments shall have to account separately the VAT payable for goods and/or services according to each business activity and to separate tax calculating method.

Where separate accounting is unable, the input goods and/or services are determined according to allocation and the deductible input VAT corresponding to the turnover from each activity. On the basis of determining payable VAT according to each tax calculation method, the establishment shall make the declaration on tax payment for the entire establishment according to the set form.

Business establishments paying VAT by the method of direct calculation on added value must not account the value of the property bought, investment and constructions as fixed assets into the turnover of purchased goods and/or services for the calculation of added value.

3. To add to Point 5, Item III, on invoices and vouchers for the purchase and/or sale of goods and services:

Where business establishments buy goods from non-business people and/or organizations without prescribed invoices and vouchers, they shall have to

make lists of purchased goods according to form 04/GTGT issued together with Circular No.89/1998/TT-BTC of the Ministry of Finance (with the names of such lists and norms therein being amended in line with the category of purchased goods).

IV. ADDITIONAL GUIDANCE ON A NUMBER OF POINTS REGARDING THE VAT REGISTRATION, DECLARATION AND PAYMENT AS STATED IN PART C, CIRCULAR No.89/1998/TT-BTC OF THE MINISTRY OF FINANCE AS FOLLOWS

1. Business establishments shall have to register, declare and pay VAT in localities where they carry out business activities (namely provinces and centrally-run cities).

2. Organizations and individuals providing consultancy, survey or designing services shall register, declare and pay tax with the tax offices of the localities where they are headquartered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



declare and pay VAT at localities where the projects are being built. The units undertaking the construction shall have to declare and pay VAT. Where construction units of enterprises fail to meet the registration condition, such enterprises shall have to declare and pay tax for them according to tax notices of the tax offices. The amount of already paid tax may be settled all together at such enterprises. In cases where it is unable to determine the input VAT and the output VAT at the construction sites or the registration is improperly made, the tax office may fix the payable VAT amount and notify the unit thereof.

4. For non-business units and other organizations such as television and radio stations, schools, hospitals, armed forces units..., engaged in the production or trading of goods and services liable to VAT, they shall have to register, declare and pay VAT and enterprise income tax according to law. Where units fail to separately account and determine the costs and input VAT of taxable goods and services, the payable VAT and enterprise income tax shall be determined on the basis of turnover and the percentage (%) of added value and the percentage (%) of enterprise income calculated on the turnover determined by the tax offices for tax declaration and payment. When writing the invoices of goods sales or service payment, units shall have to write clearly the non-VAT prices and VAT as prescribed.

V. REGARDING VAT REIMBURSEMENT PROVIDED FOR IN PART C, ITEM I

To amend, supplement Point 1:

Business establishments paying to tax by tax deduction method shall be considered for tax reimbursement if the amount of deductible input tax for three consecutive months is larger than the output tax amount. Business establishments that export goods in large quantities according to seasons or each period shall be entitled to be considered for VAT reimbursement for each period if the arising input VAT amount is larger than the output VAT amount.

The dossiers and procedures requesting tax reimbursement shall comply with guidance in Circular No.89/1998/TT-BTC.

VI. REGARDING VAT REDUCTION PROVIDED FOR IN PART H, ITEM II

1. To supplement, amend Point 1 and Point 2 on VAT reduction subjects and levels as follows:

- For production, construction, transport, trade, tourist, service and catering enterprises which have, during the first years of application of VAT, suffered from losses due to the fact that the payable VAT amount is larger than the amount of turnover tax as previously calculated, they shall be considered for reduction of payable VAT amounts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example: Trade establishment A has the value of VND5 billion for goods lying in stocks in 1998 and carried forward to 1999 goods purchased during the year achieving VND53 billion, the input VAT is VND4 billion. The volume of goods sold out during the year is valued at VND62 billion; the output VAT is VND6.2 billion the original prices of sold goods and the business costs accounted in the year to calculate business results amount to VND63 billion.

The payable VAT is determined as follows:

- The payable VAT is:

VND 6.2 billion – VND 4 billion = VND 2.2 billion.

- The business loss

VND 62 billion – VND 63 billion = - VND 1 billion.

- Determining tax change as the cause of loss:

+ The turnover tax paid according to the previous turnover tax rate (assuming that the sold goods are subject to the 2% turnover tax rate calculated on selling prices with tax) is:

(VND 62 billion + VND 6.2 billion) x 2% = VND 1.364 billion

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 2.2 billion – VND 1.364 billion = VND 0.836 billion.

So, Establishment A is entitled to VAT reduction consideration and the amount to be considered for VAT reduction in this example is VND0.836 billion (corresponding to the amount of loss caused by the fact that the payable VAT is higher than the amount of payable tax calculated according to the previous tax rate).

2. Establishments trading in the following goods and services, when calculating the output VAT, is entitled to 50% reduction of the prescribed tax rates.

- Pit coal.

- Mechanical ploughs, tractors, mechanical pumps, machine tools, force engines.

- Caustic soda (NaOH); Sodium hypochloxide (Na(OCI)); Calcium hypochloxide (Ca(OCI)2): Aluminum hydroxide (Al(OH)3); Hydrogen chloride (HCI); Liquid and gaseous chlorine Clo (Cl2); Sodium silicate (Na2SiO3);

- Trade establishments' goods liable to special consumption tax paid by method of purchase and sale tax deduction.

Hotels, tourism, food catering.

- Software services and software production (the tax rate of 10% now cut by 50%).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 1: Engineering Company A sells a tractor at VND20 million; the VAT is calculated and written on VAT invoices as follows:

- VAT determined according to the reduced rate as follows:

VND20,000,000 x 10% = VND2,000,000, reduced by 5%; to be collected: VND1,000,000.

- The VAT is inscribed:

+ Sale price. VND 20,000,000.

+ VAT: VND 1,000,000.

+ Payment price: VND 21,000,000.

For tourist service, hotel and catering services, the 50% reduction is determined on the basis of goods and services at the tax rate of 20%; other goods and services of business establishments, which are in the 10% tax-rate group shall not be entitled to the 50% reduction according to this stipulation.

Example 2: Hanoi Hotel deals in hotel bed rooms and souvenir sale, the tax rate of 20% for hotel room business is now reduced by 50% (to only 10%). For souvenir sale, the tax is still calculated according to the prescribed rate for each category of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The purchase price of the cigarette manufacturing company (calculated on 1,000 packs) is VND 5,800,000.

- Its selling price: VND 6,000,000.

- VAT calculated at the 10% rate on the selling price, reduced by 50%, is:

VND 6,000,000 x 5% = VND 300,000.

- The selling price with VAT is:

VND 6,000,000 + VND 300,000 = VND 6,300,000.

- The input tax with 3% deducted:

VND 5,800,000 x 3% = VND 174,000

- The remaining VAT to be paid:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(If the input VAT on goods and services bought from outside for business activities is deducted, the payable VAT amount shall be smaller than VND126,000)

The establishment may readjust the selling prices, based on the market prices, the market situation and the payable tax amount.

VII. GUIDING THE VAT DECLARATION AND PAYMENT STIPULATED IN POINT 1, ITEM II,  PART C, CIRCULAR No.89/1998/TT-BTC AS FOLLOWS

Business establishments when making lists of goods and services bought in and sold out, together with the annual tax declarations, may, in some cases, declare as follows:

- For sold goods and services which are retailed directly to users such as electricity, water, postal services, hotel and catering services, they may declare the retail turnover in total, not according to each invoice

- For purchased goods and services, which are directly purchased from and for which the payment is made to, retailers of such goods and services, they may make a general declaration on such purchased goods and services, and shall not have to declare in detail according to each invoices.

VIII. ADDING TO THE END OF ITEM II, PART H, CIRCULAR No.89/1998/TT-BTC AS FOLLOWS

State enterprises, which produce or deal in such goods or services as lottery, electricity, cement, post and telecommunications and a number of other kinds of goods and services, and which have high income due to the lower VAT payment than the previous turnover tax payment, shall have to pay enterprise income tax and additional income tax according to the Law on Enterprise Income Tax; if such income is still large, additional remittance to the State budget must be made according to percentage (%) calculated on the remaining income as follows:

- Lottery companies: 90%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other companies: 70%.

Example. The H.T. Cement Company in 1999 earns VND40 billion as its income liable to enterprise income tax, of which VND10 billion is earned due to the lower VAT payment than the previous turnover tax payment(about 25% of the total taxable income).

The capital of the Company's owners is VND120 billion

- The income tax to be paid by the enterprise according to the said Law:

VND 40 billion x 32% = VND 12.8 billion

- The remaining income after the payment of enterprise income tax:

VND 40 billion – VND 12.8 billion = VND 27.2 billion

The amount of income subject to additional income tax corresponding to the income amount higher than 12% of the owners' capital is determined as follows:

- The income corresponding to 12% of the owners' capital is:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The additional income tax to be paid is:

(VND 27.2 billion – VND 14.4 billion) x 25% = VND 3.2 billion

- The remaining income after the payment of income tax and additional income tax:

VND 40 billion - (VND 12.8 billion +VND 3.2 billion) = VND 24 billion,

of which the amount earned due to tax change is:

VND 24 billion x 25% = VND 6 billion.

The additional amount to be paid: VND6 billion x 80% = VND4.8 billion

The total payable tax amount, including the enterprise income tax, the additional income tax and the additional amount remitted to the State Budget, is:

VND 12.8 billion + VND 3.2 billion + VND 4.8 billion = VND 20.8 billion

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Clause 6, Article 1, Decree No.102/1998/ND-CP of the Government, if establishments producing or trading in fertilizers, insecticides and a number of other goods categories have made the reserves thereof at the Government's request and such reserves still left in stock by December 31, 1998 and carried forward to 1999 affect their business results, they shall be entitled to the reduction of payable VAT on the sold reserve goods corresponding to the increased payable VAT amount over the turnover tax amount.

Business establishments shall have to send the reports on the reserve goods left in stock by December 31, 1998 in terms of categories, volumes, stock values, including the amount of reserves made at the Government's request, the volume actually sold out, the payable VAT amount for the sold reserve goods and the proposed reduction amount, to the tax agencies as grounds for tax reduction consideration. The provincial/municipal Tax Departments shall have to examine and determine and report specific cases to the Ministry of Finance for consideration and settlement.

For business establishments having large quantities of goods left in stock in 1998 (including materials, raw materials, semi-finished products, goods, unfinished constructions) which have been put into production, business or sold out since January 1, 1999, if the payable VAT amount is larger than the previously calculated income tax amount, thus causing losses, they shall be considered for tax reduction according to Article 28 of the Law on Value Added Tax, as guided in Item VI of this Circular.

IX. IMPLEMENTATION EFFECT

This Circular takes effect from January 1, 1999, replacing or supplementing corresponding provisions in Circular No.89/1998/TT-BTC of June 27, 1998 of the Ministry of Finance guiding the implementation of

Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998 of the Government detailing the implementation of the VAT Law.

Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and additional guidance.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



;

Thông tư 175/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 102/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 28/1998/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 175/1998/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 24/12/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 175/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 102/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 28/1998/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [10]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [9]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…