BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/1999/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 04 tháng 2 năm 1999 |
Căn cứ Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 10/5/1997;
Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ- CP ngày 13/5/1998, quy định chi tiết thi
hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ văn bản số 1554/CP-KTTH ngày 31/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thu thuế cước đối với tàu biển nước ngoài;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu thuế cước đối với hoạt động kinh doanh vận
chuyển hàng hóa bằng tàu biển của các hãng vận tải nước ngoài như sau:
1- Đối tượng nộp thuế cước theo hướng dẫn ở Thông tư này là các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ các cảng biển Việt Nam ra nước ngoài hoặc giữa các cảng biển Việt Nam, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình hoặc thuê tàu để thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển thông qua các đại lý xếp dỡ, giao nhận vận chuyển là các tổ chức, cá nhân Việt nam nhưng các tổ chức, cá nhân nước ngoài là người chịu trách nhiệm pháp lý đối với hàng hóa của chủ hàng.
2- Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt nam như: Công ty vận tải biển Việt Nam hoặc Công ty vận tải biển có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Xác định thuế cước phải nộp:
Thuế cước phải nộp = Tổng tiền cước vận chuyển x Thuế suất thuế cước
Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế là toàn bộ tiền cước thu được từ hoạt động vận chuyển hàng hoá từ cảng xếp hàng của Việt nam đến cảng cuối cùng bốc dỡ hàng hoá đó (bao gồm cả tiền cước của các lô hàng phải chuyển tải qua các cảng trung gian) và/hoặc tiền cước thu được do vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt nam.
Tiền cước vận chuyển làm căn cứ tính thuế cước không bao gồm tiền cước đã tính thuế cước tại cảng Việt nam đối với chủ tàu nước ngoài và tiền cước trả cho doanh nghiệp vận tải Việt nam do đã tham gia vận chuyển hàng từ Cảng Việt nam đến một cảng trung gian.
Thuế suất thuế cước quy định là 3%.
Ví dụ: Doanh nghiệp Hoa Cúc thực hiện làm Đại lý cho Hãng vận tải Z của nước ngoài. Theo Hợp đồng đại lý vận tải, Doanh nghiệp Hoa Cúc thay mặt hãng Z nhận hàng vận chuyển ra nước ngoài, phát hành vận đơn, thu tiền vận chuyển...
Doanh nghiệp A của Việt nam thuê hãng Z (qua doanh nghiệp Hoa cúc) vận chuyển hàng từ Việt nam sang Hoa kỳ với số tiền vận chuyển là: 100 000USD.
Doanh nghiệp Hoa Cúc đã thuê tàu biển của doanh nghiệp Việt nam hoặc tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt nam sang Singapore với tiền cước vận chuyển là 20 000 USD và từ Singapore hàng sẽ được vận chuyển tiếp sang Hoa kỳ.
Doanh nghiệp Hoa cúc có trách nhiệm khấu trừ thuế cước của Hãng Z nộp cho Ngân sách Nhà nước. Số thuế cước khấu trừ sẽ là : (100 000 - 20 000) x 3%.
Nếu tàu biển nước ngoài chở hàng từ Việt nam sang Singapore thì cơ quan đại lý tàu biển thực hiện thu thuế cước đối với tàu nước ngoài với số tiền là : 20.000 x 3%.
2. Đồng tiền nộp thuế cước là đồng ngoại tệ chuyển đổi.
III . MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ CƯỚC
1- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài vận chuyển dầu thô xuất khẩu của Việt Nam được giảm 60% thuế suất quy định.
2- Trong những trường hợp đặc biệt Nhà nước sẽ có quy định cho giảm thuế cước đối với vận chuyển một số mặt hàng cụ thể. Các đối tượng được miễn, giảm nộp thuế phải có đầy đủ tài liệu chứng minh thuộc diện được miễn, giảm nộp thuế trình bày với cơ quan đại lý tàu biển theo từng chuyến hàng. Cơ quan đại lý tàu biển lưu giữ các tài liệu này cuối tháng tổng hợp vào Bảng kê khai thu thuế cước theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3- Đối với tổ chức ,cá nhân nước ngoài thuộc nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt nam thì tùy theo quy định của Hiệp định đã ký để xác định mức miễn giảm thuế cước. Trong các trường hợp này, mức thuế Thu nhập doanh nghiệp làm căn cứ xác định mức miễn giảm theo quy định của Hiệp định là 1% trong tổng mức thuế cước 3% quy định tại Thông tư này.
IV. KÊ KHAI NỘP THUẾ CƯỚC VÀ KIỂM TRA THU NỘP THUẾ CƯỚC
1. Uỷ quyền kê khai, thu nộp thuế cước:
Bộ Tài chính ủy quyền cho các đơn vị làm đại lý tàu biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy phép hoạt động đại lý tàu biển và các đại lý giao nhận hàng hoá vận chuyển cho các hãng vận tải nước ngoài trực tiếp thu thuế cước và nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
Đơn vị làm đại lý tàu biển, đại lý giao nhận hàng hoá vận chuyển của các hãng vận tải thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài, ngoài việc đăng ký, kê khai nộp thuế về hoạt động đại lý và hoạt động kinh doanh khác của đơn vị mình, phải thực hiện đăng ký kê khai nộp thuế cước với Cục thuế địa phương theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng đại lý các hãng vận tải nước ngoài phải gửi một bản Hợp đồng đại lý (bản sao) cho cơ quan thuế.
Tờ khai đăng ký lập thành 2 bản gửi Cục thuế kiểm tra, xác nhận (1 bản trả lại đơn vị làm đại lý tàu biển, 1 bản cơ quan thuế lưu hồ sơ theo dõi thực hiện nộp thuế). Khi có sự thay đổi các chỉ tiêu đã đăng ký nộp thuế cước hay thay đổi làm đại lý tàu cho các hãng tàu khác hoặc sát nhập, phân chia, giải thể, các đơn vị được ủy quyền thu thuế cước phải kê khai với cơ quan thuế địa phương chậm nhất 5 ngày trước khi có sự thay đổi và thanh toán hết số tiền cước còn nợ Ngân sách Nhà nước.
Tờ khai đăng ký nộp thuế cước đã được cơ quan thuế xác nhận là cơ sở pháp lý xác nhận đơn vị đã được cơ quan thuế ủy quyền thu thuế cước.
2. Trách nhiệm của chủ tàu biển, đại lý của các hãng vận tải nước ngoài:
a ) Trách nhiệm của chủ tàu biển:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ tàu biển khi có tàu biển vào cảng của Việt nam thực hiện việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu hoặc vận chuyển hàng hoá giữa các cảng Việt Nam, có trách nhiệm kê khai đúng doanh thu cước, cung cấp đầy đủ các chứng từ như: hợp đồng vận chuyển, vận đơn và các chứng từ liên quan khác cho đơn vị đại lý tàu biển làm căn cứ xác định thuế cước phải nộp. Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền thuế cước phải nộp ghi trên biên lai thu thuế cước do đơn vị được uỷ quyền thu thuế cước lập.
b) Trách nhiệm của đại lý các hãng vân tải nước ngoài và các đơn vị làm đại lý tàu biển:
- Kê khai đúng doanh thu cước của các hãng vận tải biển nước ngoài khai thác vận tải biển tại Việt nam, cung cấp đầy đủ các chứng từ như Hợp đồng vận chuyển, vận đơn và các chứng từ liên quan khác cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.
- Kiểm tra hợp đồng vận chuyển hàng hoá giữa các chủ tàu và chủ hàng, biểu giá cước chủ tàu công bố phải phù hợp với giá cước trên thị trường thế giới tại thời điểm thực hiện hợp đồng vận chuyển. Tính toán chính xác số thuế phải thu, khấu trừ tiền thuế và/hoặc thu đủ, thu kịp thời thuế cước chủ tàu phải nộp.
- Trường hợp chủ tàu, chủ hàng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu làm cơ sở tính thuế cước, đơn vị đại lý tàu biển có quyền ấn định số thuế cước của chủ tàu phải nộp dựa trên bản lược khai hàng hoá, biểu giá cước quốc tế hoặc chứng từ có liên quan khác.
- Thông báo thuế cước phải nộp cho chủ tàu biết, viết biên lai thu thuế cước (Biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) trước khi tàu rời cảng. Biên lai thu thuế cước được viết thành 4 liên:
- Liên 1: Báo soát
- Liên 2: Giao cho người nộp thuế
- Liên 3: Dùng để thanh toán
- Liên 4: Lưu tại cuống biên lai
Hàng tháng căn cứ vào biên lai thu thuế cước, đơn vị đại lý tàu biển lập "Bảng kê khai thu thuế cước" theo mẫu tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế vào ngày 05 hàng tháng.
- Nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế cước phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo thông báo thuế hàng tháng của cơ quan thuế.
3. Kiểm soát thu thuế cước:
Cảng vụ khi làm thủ tục cho các tàu nước ngoài vận chuyển rời cảng có nhiệm vụ kiểm tra việc nộp thuế cước của chủ tàu. Việc kiểm tra căn cứ vào biên lai nộp thuế, đối chiếu với các hồ sơ liên quan. Trường hợp người vận chuyển chưa nộp hoặc chưa chấp nhận nộp thuế cước thì cảng vụ yêu cầu người vận chuyển phải nộp thuế hoặc chấp nhận nộp thuế trước khi cho tàu rời cảng. Trong những trường hợp đặc biệt phải cho tàu rời cảng thì cảng vụ lập biên bản với chủ tàu xác nhận việc chưa nộp thuế cước (theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này), biên bản lập thành 3 bản giao cho chủ tàu 1 bản, 1 bản gửi Cục thuế địa phương, 1 bản Cảng vụ lưu.
- Hàng tháng căn cứ vào hồ sơ theo dõi tàu ra, tàu vào cảng, Cảng vụ tổng hợp lập Bảng kê khai của Cảng vụ (theo mẫu tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Cục thuế địa phương làm cơ sở kiểm tra việc nộp thuế cước. Bảng kê hàng tháng gửi trước ngày 05 tháng sau.
4. Kiểm tra thu, nộp thuế cước của cơ quan thuế:
- Cơ quan thuế có nhiệm vụ kiểm tra bảng kê khai thu thuế cước của các đơn vị đaị lý tàu biển, đại lý Hãng vận tải nước ngoài, kiểm tra đối chiếu với biên lai thu thuế cước, bảng kê về tàu ra, vào cảng của Cảng vụ và các chứng từ có liên quan khác; xác định số thuế cước phải thu và đã nộp ngân sách của các đơn vị đại lý được Bộ Tài chính uỷ quyền thu thuế cước.
- Xác định thuế cước đơn vị đại lý phải nộp, lập thông báo nộp thuế cước hàng tháng gửi đơn vị đại lý thực hiện.
- Xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan pháp luật xử lý các vi phạm về thu nộp thuế cước theo luật pháp hiện hành.
V. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
1/ Xử lý vi phạm:
Các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt nam khai thác vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển và các đơn vị được ủy quyền thu thuế cước có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật pháp về thuế hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này.
Các chủ tàu biển nước ngoài và/hoặc các đơn vị đại lý được Bộ Tài chính uỷ quyền thu thuế cước chậm nộp thuế cước và/hoặc tiền phạt vi phạm về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt theo quy định, mỗi ngày chậm nộp còn bị phạt 0,1% (1 phần nghìn) trên số tiền chậm nộp.
Các đơn vị đại lý được Bộ Tài chính uỷ quyền thu thuế cước nếu không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế cước sẽ bị xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính.
Các đơn vị được ủy quyền thu thuế cước nếu không thực hiện thu thuế cước theo hướng dẫn tại Thông tư này và nguyên nhân được xác định thuộc trách nhiệm của đơn vị được ủy quyền thì đơn vị được ủy quyền phải nộp phạt bằng số tiền thuế cước thất thu.
2/ Giải quyết khiếu nại:
Các khiếu nại về thuế cước do cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị được ủy quyền thu thuế xử lý. Nếu người khiếu nại chưa thoả mãn với xử lý của cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế thì có thể gửi đơn khiếu nại tới Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính. Quyết định xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng. Trong khi chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, người khiếu nại vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh kết luận của cơ quan thuế địa phương trực tiếp quản lý thu thuế đã đưa ra.
Các khiếu nại về thuế liên quan đến các quy định của một Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ một nước khác sẽ được giải quyết theo các thủ tục giải quyết khiếu nại và tranh chấp đã quy định trong Hiệp định đó.
1- Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì phối hợp với các đơn vị được ủy quyền, đại lý hàng hải, Cảng vụ tổ chức thực hiện thu thuế cước theo đúng quy định tại Thông tư này.
Bộ Tài chính uỷ quyền cho Cục hàng hải Việt Nam dịch và cung cấp bản dịch Thông tư này ra tiếng Anh, gửi cho các đơn vị làm đại lý làm cơ sở pháp lý thông báo cho các hãng tàu nước ngoài vào cảng Việt Nam khai thác vận chuyển hàng hóa biết để thực hiện nộp thuế cước theo quy định.
2- Các đơn vị được ủy quyền thu thuế cước được hưởng mức thù lao là 1% số thuế cước thực tế thu được. Số tiền thù lao này được khấu trừ từ số thuế cước thu được trước khi nộp vào tài khoản của Ngân sách Nhà nước và được sử dụng để trang trải các chi phí cho việc thu nộp thuế và để khen thưởng cho các cá nhân tham gia thu nộp thuế.
3- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 và thay thế các Thông tư và văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ Tài chính về thu thuế cước đã ban hành trước đây.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét, quyết định.
|
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/1999/TT-BTC ngày 4/2/1999)
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THU NỘP THUẾ CƯỚC VẬN TẢI BIỂN
Kính gửi:........................................ (1)
1. Tên đơn vị làm đại lý tàu biển: ...................................... (2)
2. Họ tên Giám đốc: ...........................................................(3)
3. Quyết định thành lập doanh nghiệp số...... ngày...... cơ quan cấp.....
Giấy phép Cục Hàng hải Việt nam cấp...... ngày..... tháng..... năm....
4. Thời gian bắt đầu làm đại lý.............................................(4)
5. Đại lý cho hãng: ..............................................................(5)
6. Địa điểm kinh doanh:......................................................(6)
7. Tổng số vốn kinh doanh: ............. (Đồng Việt nam) (7)
Trong đó : Vốn pháp định.............................
Vốn NSNN cấp...........................
Nguồn vốn khác.........................
8. Hình thức kế toán áp dụng:.............................................
9. Tài khoản số .................... tại Ngân hàng.........................
Tài khoản số .................... tại Kho bạc.............................
10. Đăng ký nộp thuế..........................................................(8)
Xin chịu trách nhiệm về những điểm kê khai trên đây là đúng sự thật và đề nghị được uỷ quyền thu thuế cước.
Ngày....tháng...năm.... Ngày.....tháng .... năm...
Người kiểm tra tờ khai TM cơ quan đại lý tàu biển
Giám đốc
(Ký tên đóng dấu)
Xác nhận đơn vị đại lý tàu biển.......
được uỷ quyền thu thuế cước tàu biển.
Ngày......tháng.....năm
Lãnh đạo cơ quan thuế ký tên đóng dấu
THE MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 16/1999/TT-BTC |
Hanoi, February 04, 1999 |
CIRCULAR
GUIDING THE FREIGHT TAX ON GOODS TRANSPORTATION BY SEA-GOING SHIPS OF FOREIGN TRANSPORT FIRMS THAT ENTER VIETNAM TO CONDUCT TRANSPORT BUSINESS ACTIVITIES
Pursuant to the Law on Enterprises Income Tax
adopted on May 10, 1997 by the IXth National Assembly;
Pursuant to Decree No.30/1998/ND-CP of May 13, 1998 detailing the
implementation of the Law on Enterprise Income Tax;
Pursuant to Document No.1554/CP-KTTH of December 31, 1998 of the Prime Minister
on the collection of freight tax from foreign sea-going ships;
The Ministry of Finance hereby guides the collection of freight tax on goods
transportation by sea-going ships of foreign transport firms, as follows:
I. FREIGHT TAX PAYERS
1. Freight tax payers under this Circular’s guidance are foreign organizations and individuals that are engaged in goods transportation by sea-going ships from Vietnamese sea ports to foreign countries or between Vietnamese sea ports, including:
- Foreign organizations and individuals that use their own or chartered ships to perform the goods transportation service;
- Foreign organizations and individuals that are engaged in goods transportation by sea-going ships through their freight loading and unloading and/or forwarding agents being Vietnamese organizations or individuals, provided that such foreign organizations and individuals take legal liability for the transported goods.
2. This Circular shall not apply to organizations and individuals engaged in sea shipping business, that are established and operate under Vietnamese law, such as the Vietnam Sea Shipping Company or foreign-invested sea shipping companies established and operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam.
...
...
...
1. Determination of payable freight tax:
Payable freight tax amount = total freight amount x freight tax rate
The freight that serves as basis for tax calculation is the whole freight amount collected from the activities of transporting goods from the Vietnamese loading port to the destination port for unloading such goods (including the freight for goods lots transported via entrepot ports) and/or the freight amount collected from the transportation of goods between Vietnamese ports.
The freight amounts that serve as basis for freight tax calculation shall not include freight amounts which have been taxed at Vietnamese ports and paid by foreign ship owners and the freight amounts paid to Vietnamese transport enterprises that have taken part in the transportation of goods from a Vietnamese port to an entrepot port.
The prescribed freight tax rate is 3%.
For example: Hoa Cuc enterprise acts as an agent for foreign transport firm Z. According to the transport agency contract, Hoa Cuc enterprise shall represent firm Z to receive and transport goods to foreign country(ies), issue bills of lading, collect freight, ...
Enterprise A of Vietnam hires firm Z (through Hoa Cuc enterprise) to transport goods from Vietnam to the United States with a freight of 100,000 USD.
Hoa Cuc enterprise hires sea-going ships of a Vietnamese enterprise or foreign sea-going ships to transport goods from Vietnam to Singapore with a freight of 20,000 USD, then from Singapore such goods shall be further transported to the United States.
Hoa Cuc enterprise shall have to deduct the freight tax paid by firm Z to the State budget. The deducted freight tax amount shall be (100,000 - 20,000) x 3%.
...
...
...
2. The freight tax shall be paid in convertible foreign currencies.
III. FREIGHT TAX EXEMPTION AND REDUCTION
1. Foreign organizations and individuals that transport Vietnam’s export crude oil shall be entitled to the 60% reduction of the prescribed tax rate.
2. For particular cases, the State shall provide freight tax reduction for some specific goods items. Subjects eligible for freight tax exemption and/or reduction shall have to produce all documents proving their eligibility for tax exemption and/or reduction to the sea-shipping agents upon each transportation. The sea-shipping agents shall keep such documents and, at the end of each month, summarize them into the table of freight tax collection declaration.
3. Organizations and individuals of the foreign countries that have concluded agreements on the avoidance of double taxation with Vietnam shall be entitled to freight tax reduction levels determined according to such agreements’ provisions. In these cases, the enterprise income tax rate to serve as basis for determining the exemption and/or reduction level according to the agreements shall be 1% in the total freight tax rate of 3% prescribed in this Circular.
IV. FREIGHT TAX PAYMENT DECLARATION AND INSPECTION OF FREIGHT TAX COLLECTION AND PAYMENT
1. Authorized freight tax declaration, collection and payment:
The Ministry of Finance shall authorize the units acting as sea-shipping agents which have already been so licensed by the Vietnam Maritime Department, and freight forwarding agents for foreign transport firms to directly collect freight tax and remit it into the State budget.
Units acting as sea shipping agents or freight forwarding agents for transport firms owned by foreign organizations or individuals shall, besides having to register and declare tax payment for their agency activities and other business activities, have to make the registration and declaration of freight tax payment with the local tax departments. Particularly, agents for foreign transport firms shall have to send agency contracts (copied one) to the tax agency.
...
...
...
The freight tax payment registration declarations which have already been certified by the tax agency shall constitute the legal ground evidencing that the units have been authorized by the tax agency to collect freight tax.
2. The responsibility of the sea-going ship owners and agents for foreign transport firms:
a) The responsibility of the sea-going ship owners:
Foreign organizations and individuals being owners of sea-going ships that enter Vietnamese ports to perform the transportation of goods for export or between Vietnamese seaports shall have to accurately declare their freight revenues, fully produce such documents as transportation contracts, bills of lading and other relevant vouchers to the sea-shipping agents, which shall serve as basis for determining the payable freight tax amounts; pay or agree to pay the payable freight tax amounts as stated in the freight tax receipts billed by the units authorized to collect freight tax.
b) The responsibility of the agents for foreign transport firms and the units acting as sea-shipping agents:
- To accurately declare the freight turnover of the foreign sea-shipping firms which conduct sea-shipping business in Vietnam, fully provide such vouchers as transport contracts, bills of lading and other relevant vouchers to the tax agency when so requested.
- To check the goods transport contracts between the ship owners and goods owners, the table of freight rates announced by the ship owners which must be compatible with those on the world market at the time when the transport contracts are performed; to accurately calculate the collectible tax amount, deduct tax and/or to fully and promptly collect freight tax from ship owners.
- In cases where the ship owners and goods owners fail to provide or fail to fully provide documents to serve as basis for freight tax calculation, the sea shipping agents shall be entitled to fix the freight tax amount to be paid by the ship owners on the basis of the brief declaration of goods, the international freight rate index or other relevant vouchers.
- To notify the ship owners of the payable freight tax amount, and bill the freight tax receipts (issued by the Ministry of Finance) before the ships leave the ports. Each freight tax receipt shall be made in 4 copies:
...
...
...
+ Copy 2: Handed to the tax payer
+ Copy 3: Used for settlement
+ Copy 4: Kept at counterfoil
Monthly, basing themselves on the freight tax receipts, the sea-shipping agents shall tables of "freight tax collection declaration" and send them to the tax agency on the 5th of every month.
- To pay fully and on time the payable freight tax amount to the State budget according to the monthly tax notices of the tax agency.
3. Control of freight tax collection:
The port authorities, when carrying out the procedures for foreign transportation ships to leave the ports, shall have to inspect the payment of freight tax by the ship owners. The inspection shall be based on the tax receipts, compared with the relevant documents. In cases where the carriers have neither paid nor agreed to pay freight tax, the port authorities shall request such carriers to pay tax or agree to pay tax before the ships leave the ports. In particular cases where the ships must be permitted to depart from the ports, the port authorities shall make records with ship owners certifying that freight tax has not been paid. Such record shall be made in 3 copies, one shall be handed over to the ship owner, one to the local tax department and another kept by the port authority.
Monthly, basing itself on the dossiers for monitoring ships leaving and entering the port, the port authority shall sum up and make its declaration account, then send it to the local tax authority to serve as basis for checking the freight tax payment. Such monthly declaration account must be sent before the 5th of the following month.
4. Checking of the freight tax collection and payment by the tax authority:
...
...
...
- It shall determine the freight tax amount to be paid by the agents, then issue and send monthly freight tax notices to such agents.
- It shall handle or propose the legal enforcement agencies to handle violations in the freight tax collection and payment according the current laws.
V. HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS
1. Handling of violations:
Foreign organizations and individuals that enter Vietnam to conduct the transportation of goods by sea-going ships and the units authorized to collect freight tax shall have to strictly abide by the provisions of the current tax legislation and this Circular’s guidance.
The foreign sea-going ship owners and/or the agency units authorized by the Ministry of Finance to collect the freight tax, that delay the payment or remittance of freight tax and/or fine for tax-related violations shall, besides having to fully pay or remit the tax and fine amounts as prescribed, have to pay a fine equal to 0.1% (one thousandth) of the delayedly paid or remitted amount for each day of delayed payment or remittance.
The agency units authorized by the Ministry of Finance to collect freight tax that fail to properly implement the regulations on registration and declaration for freight tax payment shall be handled according to the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
In cases where the units authorized to collect the freight tax fail to collect freight tax according to this Circular’s guidance and the responsibility therefor is determined as having rested with the authorized units, they shall have to pay fine equal to the uncollected freight tax amount.
2. Settlement of complaints:
...
...
...
The tax complaints relating to provisions of an agreement signed between the Vietnamese Government and a foreign government shall be settled according to the procedures for settlement of complaints and disputes already provided for in such agreement.
VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The tax departments of the provinces and centrally-run cities shall assume the prime responsibility and coordinate with the authorized units, maritime agents and port authorities in organizing the collection of freight tax according to this Circular’s provisions.
The Ministry of Finance shall authorize the Vietnam Maritime Department to translate this Circular into English and supply such English translation to the agency units to serve as legal basis which shall be informed to foreign shipping firms entering the Vietnamese ports to conduct the goods transportation, so that the latter can pay freight tax as prescribed.
2. The units authorized to collect freight tax shall enjoy a remuneration equal to 1% of the actually collected freight tax amount. Such remuneration shall be deducted from the collected freight tax amount before such amount is remitted into the State budget’s account, and shall be used to cover the expenses for the tax collection and remittance, and reward individuals taking part in the tax collection and remittance.
3. This Circular takes effect from January 1st, 1999 and replaces the guiding circulars and documents as well as the Ministry of Finance’s regulations on the freight tax collection, which were previously issued.
Any problems arising in the course of implementation shall be reported by the concerned units to the Ministry of Finance for consideration and decision.
...
...
...
;
Thông tư 16/1999/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế cước đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển của các hãng vận tải nước ngoài vào Việt Nam khai thác vận tải do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 16/1999/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 04/02/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 16/1999/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế cước đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hoá bằng tàu biển của các hãng vận tải nước ngoài vào Việt Nam khai thác vận tải do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video