Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 153/1998/TT/BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 153/1998/TT-BTC NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/1998/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH THUẾ TÀI NGUYÊN (SỬA ĐỔI)

Thi hành Pháp lệnh thuế Tài nguyên (sửa đổi) do UBTV Quốc hội ban hành ngày 16/04/1998 và Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi), Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I - ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ:

1- Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hộ sản xuất kinh doanh, các tổ chức và cá nhân khác, không phân biệt ngành nghề, quy mô hình thức hoạt động, có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi), trừ các trường hợp nêu tại điểm 5, Mục 1 Thông tư này.

2- Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:

a- Khoáng sản kim loại: Gồm khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, ti tan...) và khoáng sản kim loại màu (vàng, đất hiếm, bạch kim, thiếc, won fram, đồng, chì, kẽm nhôm...).

b- Khoáng sản không kim loại, bao gồm: đất làm gạch, đất khai thác san lấp, xây dựng công trình, đất khai thác sử dụng cho các mục đích khác; đá, cát, sỏi; than; đá quý,... nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc đối tượng quy định tại Luật Khoáng sản;

c- Dầu mỏ: là dầu thô được quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Dầu khí;

d- Khí đốt: là khí thiên nhiên quy định tại khoản 3, Điều 3 Luật Dầu khí;

đ- Sản phẩm của rừng tự nhiên, gồm: gỗ (kể cả cành, ngọn, củi, gốc, rễ...), tre, nứa, giang, vầu; các loại dược liệu... và các loại thực vật, động vật được phép khai thác là sản phẩm của rừng tự nhiên;

e- Thủy sản tự nhiên: Các loại động vật, thực vật tự nhiên ở biển, sông, ngòi, hồ, ao, đầm... thiên nhiên.

g- Nước thiên nhiên gồm: Nước mặt, nước dưới lòng đất, trừ nước nóng, nước khoáng thiên nhiên thuộc nhóm b nêu trên.

h- Tài nguyên thiên nhiên khác: Gồm các loại tài nguyên thiên nhiên không thuộc các nhóm trên.

Mọi trường hợp cố ý tiến hành khai thác các loại tài nguyên cấm khai thác đều bị xử lý theo Pháp luật hiện hành. Khi kiểm tra phát hiện những vụ việc vi phạm, cơ quan thuế phải thông báo và phối hợp với cơ quan có chức năng để tiến hành xử lý theo thẩm quyền.

Trường hợp tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác bị bắt giữ, tịch thu và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải tính đầy đủ thuế tài nguyên trong giá bán và nộp vào Ngân sách.

4- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng đang trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo mức cụ thể đã quy định trong Giấy phép đầu tư cấp trước ngày 01/06/1998 thì tiếp tục được trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo quy định đó cho đến hết thời hạn của Giấy phép được cấp, sau đó phải thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này nếu được gia hạn giấy phép đầu tư.

5- Theo quy định tại Điều 3, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) và Điều 3, Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ, trường hợp doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà Bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên được ghi trong Giấy phép đầu tư thì doanh nghiệp liên doanh không phải nộp thuế tài nguyên đối với số tài nguyên mà Bên Việt Nam dùng để góp vốn pháp định. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, Bên Việt Nam phải kê khai số tài nguyên phát sinh đã góp vốn, báo cáo Bộ Tài chính để ghi vốn Ngân sách Nhà nước và quản lý vốn theo chế độ hiện hành.

6- Trường hợp doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng chia sản phẩm, thì thuế tài nguyên phải nộp của doanh nghiệp liên doanh hay của Bên nước ngoài phải được xác định trong hợp đồng liên doanh và tính vào phần sản phẩm chia cho Bên Việt Nam. Khi chia sản phẩm, Bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.

II - CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TÀI NGUYÊN:

Số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ nộp thuế được tính như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác

x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

x

Thuế suất

-

Số thuế tài nguyên được miễn, giảm (nếu có)

1- Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác: Là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo...).

- Đối với loại tài nguyên không thể xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn, thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng, trọng lượng hay khối lượng từng chất thu được do sàng tuyển, phân loại.

Ví dụ: Một Công ty trong kỳ nộp thuế phải sàng tuyển hàng nghìn m3 đất, đá, nước (không thể xác định được số lượng), để thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng sắt... thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt này.

- Trường hợp khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, khó khăn trong việc quản lý thì có thể thực hiện khoán số lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ. Cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành để ấn định số lượng tài nguyên thực tế khai thác được khoán.

Cũng trong trường hợp nêu trên, nếu loại tài nguyên khai thác được tập trung vào đầu mối thu mua và được cơ sở thu mua cam kết chấp thuận thì Cục Thuế tỉnh, thành phố có thể quyết định (bằng văn bản) để tổ chức, cá nhân thu mua tài nguyên nộp thay thuế tài nguyên cho người khai thác.

2- Giá tính thuế: Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ; Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị của tài nguyên tại nơi khai thác tài nguyên và được xác định cụ thể trong từng trường hợp như sau:

a) Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác và có thể bán ra ngay sau khi khai thác (như: đất, đá, cát, sỏi, thủy sản...) thì giá tính thuế tài nguyên là giá thực tế bán ra tại nơi khai thác trừ thuế doanh thu hoặc chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu có) phải nộp. Nếu phát sinh chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi, từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ thì các chi phi đó được trừ khi xác định giá tính thuế tài nguyên; Trường hợp này nếu không bán ra (như: đưa vào quy trình sản xuất tiếp theo), thì áp dụng giá tính thuế do UBND tỉnh, thành phố quy định theo nguyên tắc nêu tại Điều 7, Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ.

b) Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác, nhưng chưa thể bán ra được mà phải qua sàng tuyển, chọn lọc... mới bán ra, thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán của sản phẩm đã qua sàng tuyển, phân loại, trừ (-) các chi phí phát sinh từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ và quy đổi theo hàm lượng hay tỉ trọng để xác định giá tính thuế là giá bán của tài nguyên thực tế khai thác, có trừ thuế doanh thu hoặc không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Giá bán 1 tấn than sạch là 65.000 đồng/tấn, chi phí sàng tuyển, vận chuyển từ nơi khai thác đến nơi bán ra là 10.000 đồng/tấn; tỷ trọng than sạch trong than thực tế khai thác là 80% thì:

Giá tính thuế tài nguyên một tấn than tại nơi khai thác

=

65.000đ - 10.000 đ)

x

80

100

-

Thuế doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng

c) Loại tài nguyên không xác định được số lượng ở khâu khai thác vì tạp chất lớn, có nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế là giá bán thực tế của từng chất tại nơi khai thác trừ thuế doanh thu hoặc không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Vàng cốm, quặng sắt,...

d) Loại tài nguyên khai thác và được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất trong sản phẩm, như: Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất nước tinh lọc, nước khoáng, các loại bia và nước giải khát khác; đất làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm cuối cùng trừ đi các chi phí sản xuất ra sản phẩm đó (bao gồm cả thuế doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng phải nộp nhưng không bao gồm chi phí khai thác tài nguyên), nhưng mức tối thiểu không thấp hơn giá tính thuế do UBND tỉnh, thành phố quy định.

Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên chấp hành đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo quy định, được tính toán và định giá tính thuế tài nguyên theo hướng dãn tại điểm a, b, c hoặc d. Mọi trường hợp khác và các trường hợp khai thác tài nguyên để sử dụng cho các mục đích khác không thuộc hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d thì áp dụng giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh, thành phố quy định theo các nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ.

Cục Thuế tỉnh, thành phố tham khảo ý kiến của Sở Tài chính - Vật giá và cơ quan quản lý ngành ở địa phương xác định giá tính thuế tài nguyên trình UBND tỉnh, thành phố quyết định và báo cáo Tổng Cục thuế.

đ - Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm, đối với gỗ là giá bán tại bãi 2.

Riêng đối với dầu mỏ, khí đốt, giá tính thuế tài nguyên thực hiện theo quy định tại Luật dầu khí và Điều 47, Nghị định số 84/CP ngày 17/02/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí.

3 - Biểu thuế tài nguyên: Thực hiện theo Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ (có kèm theo Thông tư này).

Căn cứ vào giá trị của từng loại tài nguyên, điều kiện khai thác và yêu cầu quản lý đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ, Bộ hoặc ngành chủ quản tập hợp các số liệu, tài liệu liên quan đến loại tài nguyên khai thác, báo cáo Bộ Tài chính để xem xét điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên phù hợp với khung thuế suất quy định tại Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên. Việc điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên chỉ tiến hành trong trường hợp cần thiết và theo loại tài nguyên cụ thể, không điều chỉnh thuế suất cho trường hợp cá biệt.

III - KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ, NỘP THUẾ TÀI NGUYÊN

1 - Căn cứ Điều 9, Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên có trách nhiệm:

- Đăng ký hoạt động khai thác tài nguyên với cơ quan thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được phép khai khai thác tài nguyên hoặc chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hay có sự thay đổi trong hoạt động khai thác tài nguyên. Bản đăng ký được lập thành 2 bản, một bản gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế, một bản lưu giữ tại cơ sở khai thác tài nguyên (mẫu số 1 kèm theo).

- Chấp hành đúng chế độ lập chứng từ mua bán hàng hóa, thu tiền; chế độ sổ sách kế toán theo quy định hiện hành.

- Hàng tháng, trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày của tháng sau, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải kê khai thuế tài nguyên phải nộp của tháng trước (mẫu số 2 kèm theo), kể cả trường hợp không phát sinh thuế tài nguyên và nộp cho cơ quan thuế. Tờ khai lập thành hai bản, có xác nhận của cán bộ trực tiếp quản lý thu thuế, một bản gửi cơ quan thuế, một bản lưu tại cơ sở. Trường hợp khai thác tài nguyên khoáng sản không có điều kiện kê khai hàng thì thời gian kê khai có thể dài hơn, phù hợp với đặc thù hoạt động khai thác theo hướng dẫn bằng văn bản của Cục Thuế tỉnh, thành phố.

- Nộp thuế tài nguyên theo đúng thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, nhưng chậm nhất không được quá ngày 25 của tháng sau tháng phát sinh thuế tài nguyên.

- Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc năm hoạt động hoặc hợp đồng khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải quyết toán việc nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế. Trong thời hạn 10 ngày sau khi cơ quan thuế kiểm tra và ra thông báo, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải nộp đủ số thuế còn thiếu (nếu có) vào ngân sách; số thuế đã nộp thừa sẽ được hoàn trả cũng trong thời gian quy định đó hoặc tính vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ tiếp theo.

Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác thủ công, phân tán, hoạt động không thường xuyên... được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế theo phương thức khoán như quy định tại điểm 1, Phần II Thông tư này thì cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai của cơ sở khai thác tài nguyên kết hợp với tài liệu điều tra thực tế về nguồn tài nguyên, vốn, lao động, phương tiện khai thác, giá cả tài nguyên để xác định sát đúng sản lượng tài nguyên khai thác thực tế và số thuế tài nguyên phải nộp. Việc ấn định mức khoán phải đảm bảo công khai, dân chủ, sát đúng với khả năng hoạt động khai thác tài nguyên.

Việc khoán thuế tài nguyên có thể được tính toán để gắn liền với việc khoán thu các loại thuế khác.

2 - Cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế tài nguyên có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:

- Hướng dẫn, đôn đốc cơ sở khai thác tài nguyên đăng ký, kê khai nộp thuế tài nguyên.

- Kiểm tra việc đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở khai thác tài nguyên.

- Tính thuế hoặc tổ chức công tác điều tra, kiểm sát, ấn định mức khoán thuế; lập và duyệt sổ bộ thuế; thông báo kịp thời số thuế tài nguyên phải nộp và thời hạn nộp theo đúng quy định; cung cấp chứng từ thu thuế hợp pháp cho cơ sở nộp thuế tài nguyên.

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác tài nguyên; kiểm tra định kỳ và thường xuyên chứng từ, sổ sách kế toán, kịp thời phát hiện để chấn chỉnh hoặc xử lý các vi phạm.

Yêu cầu các đối tượng nộp thuế cung cấp sổ sách kế toán, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế tài nguyên; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp tài liệu liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế tài nguyên.

- Xử phạt vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế tài nguyên.

- Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác tài nguyên và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

3 - Cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp cho cơ sở nộp thuế theo quy định tại Điều 9, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi).

4 - Mọi tổ chức, cá nhân khi vận chuyển tài nguyên thiên nhiên đều phải có hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ chứng minh đã thực hiện chính sách thuế tài nguyên.

5 - Thuế tài nguyên là khoản thu của Ngân sách Nhà nước được nộp vào Kho bạc Nhà nước tại địa phương nơi khai thác tài nguyên. Trường hợp cơ sở khai thác nhỏ, phân tán, số thuế tài nguyên nhỏ và ở nơi xa Kho bạc Nhà nước thì cơ quan thuế có thể trực tiếp thu thuế để chuyển nộp vào kho bạc. Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế phải quy định rõ lịch nộp tiền theo số ngày và số tiền thuế thu được.

IV. MIỄN, GIẢM THUẾ TÀI NGUYÊN

Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi), Điều 12, Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi), việc miễn, giảm thuế tài nguyên thực hiện như sau:

1 - Các dự án thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nếu có khai thác tài nguyên khoáng sản (trừ dầu khí) thì được giảm tối đa 50% thuế tài nguyên trong 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu khai thác; đối với những dự án đã triển khai thuộc đối tượng trên thì xét giảm thuế thời gian còn lại kể từ ngày Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Cơ quan thuế trực tiếp quản lý căn cứ vào giấy phép thành lập, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và quy định tại các văn bản hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước để quyết định giảm thuế trong trường hợp này.

2 - Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên gặp thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, gây tổn thất tài nguyên đã kê khai và nộp thuế được miễn thuế tài nguyên phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất. Trường hợp đã nộp thuế tài nguyên thì được hoàn trả lại số thuế đã nộp hoặc bù trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau nếu tổ chức, cá nhân nộp thuế chấp nhận. Xác định mức độ thiệt hại như sau:

- Đối với loại tài nguyên bị thiệt hại về sản lượng cụ thể thì xác định thiệt hại theo sản lượng cụ thể.

- Đối với loại tài nguyên bị thiệt hại làm giảm phẩm cấp, tỷ trọng tài nguyên thì đánh giá và xác định lại giá tính thuế, mức thuế phải nộp. Số thuế tài nguyên được miễn bằng mức chênh lệch giữa số thuế đã tính và kê khai trước đó với số thuế tài nguyên phải nộp tính sau khi xảy ra thiệt hại.

Ví dụ: Tỷ trọng than sạch là 80% trong than nguyên khai, nhưng trong kỳ mưa lũ làm tỷ trọng than sạch giảm xuống còn 50% thì phải tính lại giá thuế, xác định mức chênh lệch thuế được miễn.

Thủ tục đề nghị giảm thuế phải có:

- Văn bản đề nghị, nêu rõ lý do, số tổn thất, số thuế xin giảm.

- Biên bản kiểm tra, xác định của cơ quan thuế quản lý trực tiếp kèm theo đề nghị xét giảm thuế tài nguyên. Cục trưởng Cục Thuế quyết định giảm thuế tài nguyên cho tổ chức, cá nhân khai thác bị thiệt hại.

3- Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ bằng phương tiện có công suất lớn được miễn thuế tài nguyên trong 5 năm đầu từ khi được cấp giấy phép khai thác và giảm 50% thuế tài nguyên trong 5 năm tiếp theo.

Phương tiện có công suất lớn là các loại tàu, thuyền khai thác thủy sản lắp máy chính có công suất từ 90 mã lực (CV) trở lên.

Căn cứ đơn đề nghị, giấy phép hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ do tổ chức, cá nhân khai thác được cấp xuất trình, Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý quyết định miễn, giảm thuế cho từng năm.

Các trường hợp đã hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ trước ngày 01/06/1998 thì việc xét miễn, giảm thuế tài nguyên bắt đầu được tính từ ngày 01/06/1998 với đủ thời gian theo quy định.

Ví dụ: Cơ sở A đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ vào tháng 12/1997 thì cơ sở A sẽ được miễn thuế tài nguyên trong 5 năm và giảm 50% thuế trong 5 năm tiếp theo. Thời gian tính bắt đầu từ ngày 01/06/1998.

Trong thời gian hoạt động, nếu tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ có sự thay đổi về các điều kiện miễn, giảm làm giảm mức ưu đãi thuế thì phải kịp thời khai báo cho cơ quan thuế gần nhất biết và xác nhận. Trường hợp không khai báo để tiếp tục được hưởng miễn, giảm thuế đều bị coi là trốn lậu thuế và bị xử lý theo quy định tại Điều 11, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi).

Sau thời gian miễn và giảm thuế tài nguyên nêu trên (10 năm), nếu tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ còn bị lỗ thì sẽ được xét giảm thuế tài nguyên tương ứng với số lỗ của từng năm trong thời gian không quá 5 năm liên tục tiếp theo.

4 - Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép khai thác như: gỗ, cành, củi, tre, nứa, lá, giang, tranh, vầu, lồ ô phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày; kể cả có dư thừa bán ra. Phạm vi bán ra trong phạm vi địa bàn huyện nơi khai thác.

Căn cứ đề nghị của UBND cấp xã và cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng, thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý quyết định miễn thuế tài nguyên cho đối tượng này. Quyết định phải ghi rõ cụ thể loại tài nguyên được phép khai thác, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ. Thời hạn ghi trong mỗi quyết định không quá 3 tháng, sau đó cơ quan thuế phải tiến hành xem xét kiểm tra lại trước khi tiếp tục ra quyết định miễn thuế tài nguyên.

Các trường hợp bị phát hiện lợi dụng việc miễn thuế tài nguyên để tổ chức khai thác bừa bãi rừng tự nhiên, cơ quan thuế phải thu hồi quyết định miễn thuế (nếu có) và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật hiện hành.

5 - Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thủy điện không hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

Căn cứ đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác, có ý kiến của Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố, thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý quyết định miễn thuế tài nguyên cho trường hợp này.

6 - Miễn thuế tài nguyên đối với đất khai thác để sử dụng vào mục đích sau:

a - San lấp, xây dựng các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng;

b - San lấp, xây dựng các công trình đê điều, thủy lợi, trực tiếp phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm đường giao thông.

c - San lấp, xây dựng các công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện hoặc dành ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

d - San lấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở miền núi (trong địa bàn cấp huyện là huyện miền núi theo danh mục do Uỷ ban Dân tộc và miền núi ban hành) phục vụ cho việc phát triển đời sống kinh tế - xã hội trong vùng.

đ - Khai thác trong phạm vi đất được giao, được thuê để san lấp, tôn đắp, xây dựng tại chỗ trong phạm vi diện tích đó.

e - San lấp, xây dựng các công trình trọng điểm của Quốc gia theo quyết định của Chính phủ cho từng trường hợp cụ thể.

Trong các trường hợp nêu tại điểm a, b, c, d, đ, tổ chức cá nhân khai thác phải có đơn đề nghị, trình bày rõ lý do, có chứng nhận và đề nghị của UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện (nếu công trình chỉ thuộc phạm vi cấp huyện quản lý) nơi xây dựng công trình để xuất trình cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý ở vùng khai thác xét quyết định miễn thuế.

V. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG - KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU

Việc xử lý vi phạm, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân được thực hiện theo các Điều 11, 13 và 14 Pháp lệnh thuế tài nguyên.

Quyền khiếu nại và trình tự thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thuế tài nguyên thực hiện theo các Điều 15, 16 Pháp lệnh Thuế tài nguyên.

Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên không kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Cơ quan thuế các cấp có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn các cơ sở khai thác tài nguyên nắm vững và thực hiện đúng Pháp lệnh thuế tài nguyên, Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ và các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18/09/1998 và thay thế những văn bản hướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính về thuế tài nguyên. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ sở khai thác tài nguyên, các ngành, các địa phương phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

MẪU SỐ 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

..., ngày......... tháng........ năm

BẢN ĐĂNG KÝ VỚI CƠ QUAN THUẾ
về hoạt động khai thác tài nguyên

Tên cơ sở kinh doanh (hoặc tên chủ hộ):........ Mã số thuế:......

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:... ngày... tháng... năm........

- Giấy khai thác tài nguyên số:...ngày... tháng...năm...

- Ngành khai thác: (Ví dụ: Khai thác vàng; khai thác đất để sản xuất gạch, ngói; đánh cá biển...)

- Địa điểm khai thác:

- Nơi mở tài khoản: Số liệu tài khoản:

- Bản kê khai về hoạt động khai thác tài nguyên của cơ sở như sau:

1. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh (vốn cố định + vốn lưu động):

2. Tổng số lao động:

3. Tên ngành kinh doanh: (ví dụ: luyện kim màu: tài nguyên khai thác vàng ti tan, thiếc...).

4. Thời gian bắt đầu có hoạt động khai thác tài nguyên: ngày... tháng...năm...

5. Thời gian dự kiến hoạt động khai thác...năm....

6. Sản lượng khai thác dự kiến 1 năm:

7. Giá bán bình quân dự kiến trong năm 19...:

8. Mức thuế tài nguyên phải nộp dự kiến 1 năm là:

Cơ sở chúng tôi xin đăng ký nộp thuế tài nguyên kể từ ngày...tháng...năm và chấp hành mọi quy chế về chế độ mở sổ sách kế toán, chế độ kê khai nộp thuế tài nguyên và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, số liệu gửi đến cơ quan thuế.

Nếu cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện không đúng với thực tế, cơ sở sẽ chịu phạt theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi).

Kế toán trưởng Giám đốc (chủ hộ kinh doanh)

(ký tên, đóng dấu)

----------------------------------------------------------------------------

Cơ quan thuế................. Xác nhận đã tiếp nhận Bản đăng ký về hoạt động khai thác tài nguyên của:................. trên đây. Bản đăng ký được lập thành 2 bản lưu giữ tại cơ quan thuế và tại cơ sở khai thác.

... ngày.... tháng.... năm...
Thủ trưởng cơ quan thuế
(ký tên, đóng dấu)

MẪU SỐ 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

..... ngày.... tháng... năm

TỜ KHAI NỘP THUẾ TÀI NGUYÊN
tháng... (hoặc năm) năm...

- Tên cơ sở kinh doanh (hoặc tên chủ hộ):.... Mã số thuế:

- Tên tài nguyên chịu thuế:

- Địa điểm khai thác:

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Nơi mở tài khoản: Số hiệu tài khoản:

Số TT

Chỉ tiêu tính thuế tài nguyên

Kê khai của cơ sở kinh doanh

Kiểm tra của cơ quan thuế

1

Sản lượng từng loại tài nguyên khai thác (tấn, m3...)
a.
b.

m3...

 

2

Giá tính thuế từng loại tài nguyên khai thác:
a.
b.

 

 

3

Thuế tài nguyên phải nộp của sản lượng khai thác trong kỳ:
Trong đó:
a. Tài nguyên a
b. Tài nguyên b
c.Tài nguyên c

 

 

4

Thuế tài nguyên nộp thừa hoặc thuế của kỳ trước:
- Nộp thừa
- Nộp thiếu

 

 

5

Thuế tài nguyên được giảm (nếu có quyết định của cơ quan thuế)

 

 

6

Tổng số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

 

 

7

Số thuế tài nguyên đã nộp đến...

 

 

8

Số thuế tài nguyên còn phải nộp

 

 

Các số liệu tài liệu trên đây đảm bảo chính xác, trung thực.

Nếu cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện không đúng thực tế, cơ sở sẽ chịu phạt theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi).

Cán bộ thuế đã kiểm tra
Ngày... tháng... năm
Ký tên

Kế toán trưởng
(Ký tên)

Giám đốc (chủ hộ kinh doanh)
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

--------- 

No. 153/1998/TT-BTC

Hanoi, November 26, 1998

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF DECREE 68/1998/ND-CP OF THE GOVERNMENT DATED 3 SEPTEMBER 1998 MAKING DETAILED PROVISIONS FOR IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON ROYALTIES (AS AMENDED)

In order to implement the Ordinance on Royalties (as amended) promulgated by the Standing Committee of the National Assembly on 16 April 1998 and Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998 making detailed provisions for implementation of the Ordinance on Royalties (as amended), the Ministry of Finance hereby provides guidelines for the implementation thereof as follows:

I. TAXPAYERS AND TAXABLE RESOURCES

1. All organizations and individuals in all economic sectors, comprising State owned enterprises, shareholding companies, limited liability companies, co- operatives, private enterprises, enterprises with foreign owned capital or foreign parties to business co-operation contracts in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam, production or business households, and other organizations and individuals, irrespective of their professional field or scope or form of operation, engaging in the exploitation of natural resources in compliance with the laws of Vietnam shall be liable to register, declare and pay royalties in accordance with the provisions in article 1 of the Ordinance on Royalties (as amended), except in the cases provided for in clause 5 of Section I of this Circular.

2. Taxable natural resources existing in the land, islands, internal waters, sea territory, exclusive economic zones and continental shelf under the sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam shall be subject to royalties, including:

(a) Metallic mineral resources, including ferrous metallic minerals (iron, manganese, titanium, and so forth) and non-ferrous metallic minerals (gold, rare earth, platinum, tin, wolfram, copper, lead, zinc, aluminium, and so forth);

(b) Non-metallic mineral resources, including soil for production of bricks; exploited soil used for the purpose of levelling and construction and for other purposes; stone, sand, gravel; coal; gemstones; mineral water and natural thermal water as provided for in the Mineral Law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) Gas, meaning natural gas as provided for in clause 3 of article 3 of the Law on Petroleum;

(dd) Natural forest products, including timber (including tree branches, tree- tops, firewood, tree bases, roots, and so forth), bamboo of all kinds, pharmaceutical materials of all kinds, and so forth, and all kinds of flora and fauna of natural fo rest products permitted to be exploited;

(e) Natural marine products, meaning flora and fauna of all kinds in natural seas, rivers, canals, lakes, ponds, and so forth;

(g) Natural water, including surface water and underground water, except for mineral water and natural thermal water provided for in group (b) above;

(h) Other natural resources, including natural resources of other kinds not included in the above groups.

3. Cases of intentional exploitation of any kind of natural resources the exploitation of which is prohibited shall be dealt with in accordance with applicable laws. Upon investigation and discovery of breaches, the tax office shall notify, and co-ordinate with, the authorized bodies which shall deal with the breaches within their authority.

In cases where natural resources the exploitation of which is prohibited are seized, confiscated and permitted to be sold, the organization authorized to sell shall calculate royalties in the selling price and pay them into the Budget.

4. Enterprises with foreign owned capital and foreign parties to business co-operation contracts currently paying royalties in accordance with rates stipulated in investment licences issued prior to 1 June 1998 shall continue to pay royalties in accordance with such rates until the expiry of the issued investment licences and shall then implement the guidelines of this Circular upon any extension of the investment licences.

5. Pursuant to the provisions in article 3 of the Ordinance on Royalties (as amended) and artic le 3 of Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998, where the Vietnamese party to a joint venture enterprise with a foreign party(ies) operating in accordance with the Law on Foreign Investment in Vietnam makes its capital contribution t o legal capital in the form of natural resources as stated in the investment licence, the joint venture enterprise shall not be liable to pay royalties in respect of the resources contributed by the Vietnamese party as its legal capital contribution. Every three or six months, the Vietnamese party shall declare any natural improvements in the resources contributed as its capital contribution and shall report to the Ministry of Finance to record the capital in the State Budget and to manage the capital in accordance with applicable regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. BASIS FOR CALCULATION OF ROYALTIES AND ROYALTIES TARIFF

The amount of royalties to be paid in a tax period shall be as follows:

Royalties to be paid in tax period

=

Quantity of commercial resources actually exploited

x

Taxable value of each unit of resource

x

Royalty rate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Exempted/Reduced amounts of royalties (if any)

1. The quantity of commercial resources actually exploited shall be the amount, weight or volume of resources actually exploited in the tax period, irrespective of the present condition and the purposes of exploitation of the resources (for immediate sale, exchange, internal use, reserves for on-going production, and so forth).

- With respect to resources of which the amount, weight or volume actually exploited cannot be precisely determined because they contain different substances or large amounts of extraneous matter, royalties shall be calculated on the basis of the amount, weight or volume of each substance obtained by screening and classification.

For example, in a tax period, a company screens thousands of cubic metres of earth rocks and water (the amount of which cannot be determined) in order to obtain 2 kilograms of gold dust and 100 tons of iron ore; royalties shall be calculated on the basis of the amounts of such gold and iron ore.

- In the case of exploitation carried out manually, in numerous locations, or irregularly, leading to difficulties in management, a fixed amount of resources shall be allotted on a seasonal or periodical basis. The tax office shall co-ordinate with local authorities and line management bodies to define the allotted amount of resources actually exploited.

- In the above case, if the exploited resources are collected at one purchase centre and the purchaser so agrees, the provincial or municipal Taxation Department may decide (in writing) that payment of royalties should be made by the purchasing organization or individual instead of the exploiter.

2. Taxable value: Pursuant to the provisions in article 7 of Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998, the taxable value shall be the selling price of each item or unit of resource at the place of exploitation and determined on the basis of one of the following:

(a) For resources the amount of which can be determined at the exploitation stage and sold immediately after being exploited (such as earth, stone, sand, pebbles, marine products, and s o forth), the taxable value shall be the actual selling price at the place of exploitation minus (-) turnover tax or value added tax (if any). If transportation expenses, stevedorage, and storage expenses from the place of exploitation to the place of consumption arise, such expenses shall be deducted when determining the taxable value. In such cases, if not sold (for example, put into use in the next production process), the taxable value specified by the provincial or municipal peoples committee shall be applied in accordance with the principles stated in article 7 of Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998.

(b) For resources the amount of which can be determined at the exploitation stage but can only be sold after a screening and selection process, the taxable value shall be the selling price of the screened and classified products minus (-) expenses arising from the place of exploitation to the place of consumption and converted according to the content or proportion (of the resources) to determine the taxable value, being the selling price of the actual exploited resources minus (-) turnover tax or excluding value added tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) For resources the amount of which cannot be determined at the exploitation stage because they contain extraneous or different substances, the taxable value shall be the actual selling price of each substance at the place of exploitation minus (-) turnover tax or excluding value added tax.

For example: dust gold, iron ore, and so forth.

(d) For resources exploited and used as raw materials for production purposes, such as natural water used for production of purified water, mineral water, beer and beverages; soil used as raw material for industrial production or production of handicrafts, the taxable value shall be the selling price of finished products minus (-) expenses of production of such products (including turnover tax or value added tax payable but excluding expenses of exploitation of the resources) provided that the minimum rate shall not be lower than the taxable value stipulated by the provincial or municipal peoples committee.

Organizations or individuals exploiting resources shall comply fully with the system of books of accounts and accounting documents as stipulated and shall calculate and determine the taxable value as instructed in sub-clauses (a), (b), (c) or (d). In other cases, and in cases of exploiting resources for use for other purposes not covered in sub- clauses (a), (b), (c) or (d), the taxable value stipulated by the provincial or municipal peoples committee shall be applied in accordance with the principles stated in article 7 of Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998.

Provincial and municipal Taxation Departments shall consult with the Department of Finance and Pricing and local line management bodies in order to determine the taxable value to submit to provincia l or municipal peoples committees for decision and to report to the General Department of Taxation.

(dd) The taxable value of natural water in hydro -electricity production shall be the selling price of commercial electricity; the taxable value of timber shall be the selling price of timber at the timber sale yard.

With respect to oil and gas, the taxable value shall be as provided for in the Law on Petroleum and article 47 of Decree 84-CP of the Government dated 17 December 1996 making detailed provisions for implementation of the Law on Petroleum.

3. The royalties tariff shall be implemented in accordance with the royalties tariff issued with Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998 (attached to this Circular).

Based on the value of each type of resource, conditions of exploitation and requirements for management of each type of resource from time to time, relevant ministries or branches shall collect data and documents with respect to the types of exploited resources and report to the Ministry of Finance for consideration and adjustment of royalties rates consistent with the tariff stipulated in article 6 of the Ordinance on Royalties. The adjustment of royalties rates shall only be made where necessary and in accordance with each specific type of resource; the adjustment shall not be made for particular cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Pursuant to article 9 of Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998, organizations and individuals engaging in the exploitation of resources shall be responsible for:

- Registering activities of exploitation of resources at the tax office no later than ten (10) days after the date on which such activities are permitted, or no later than five days prior to any merger, consolidation, division, demerger, dissolution, bankruptcy or change of activities of exploitation of resources. The declaration form shall be made in two copies, one forwarded to the tax office directly responsible for the management of collection of royalties and one filed at the establishment engaging in exploitation of resources (Form 1 attached).

- Strictly complying with the regulations on preparation of sale and purchase vouchers, collection of money, and books of account in accordance with applicable regulations.

- Preparing declaration forms of royalties payable, including of no royalties payable, for the previous month and submitting them on a monthly basis to the tax office within the first ten (10) days of the following month (Form 2 attached). The declaration form shall be made in two copies certified by the officer directly responsible for management of collection of royalties, one forwarded to the tax office and one filed at the establishment. Where a monthly declaration cannot be made in respect of the exploitation of resources, the time -limit for the declaration may be extended as appropriate to the activities of exploitation as instructed in writing by the provincial or municipal Taxation Department.

- Paying royalties in accordance with the time -limits stated in the tax notice issued by the tax office, but no later than the twenty fifth day of the month following the month in which royalties are incurred.

- Within thirty (30) days of termination of an operating year or a contract, organizations and individuals engaging in the exploitation of resources shall finalize the payment of royalties with the tax office. Within ten (10) days of examination and issuance of a tax notice by the tax office, organizations and individuals engaging in the exploitation of resources shall pay outstanding royalties (if any) in full to the State Budget; royalties paid in excess shall be refunded within the stipulated time-limit or carried forward against royalties to be paid in the following month.

- In the case of organizations and individuals engaging in the exploitation of resources and carrying out exploitation manually, in numerous locations or irregularly, where the tax office approves their payment of royalties in the form of allotment of amounts of royalties as stipulated in clause 1 of Section II of this Circular, the tax office shall accurately determine the amounts of resources actually exploited and the royalties to be paid on the basis of the declaration forms of establishments engaging in exploitation of resources and the documentation of investigation of the actual sources of resources, capital, labour, means of exploitation, and prices of resources. The process of determination of amounts of royalties shall be open and democratic and shall be consistent with the capacity to exploit resources.

The allottment of royalties may be calculated in a way that best suits the collection of other types of taxes.

2. The tax office directly managing the collection of royalties shall have the following duties, powers and obligations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To examine the registration, declaration and payment of royalties and the tax finalization by establishments engaging in exploitation of resources;

- To calculate royalties, conduct examinations and inspections, and fix allotted amounts of royalties; to prepare and review tax registers; to notify in a timely manner the royalties to be paid and the time-limit for payment in compliance with regulations; and to provide establishments engaging in exploitation of resources with lawful source documents evidencing collection of royalties;

- To examine and inspect the activities of exploitation of resources; to examine periodically and regularly documents and books of account in order to discover in a timely manner breaches for the purpose of correcting or dealing with such breaches;

- To request taxpayers to provide books of account, source documents and other relevant documents relating to calculation and payment of royalties; to request credit institutions, banks and other organizations and individuals concerned to provide documents relating to calculation and payment of royalties;

- To deal with administrative offences in relation to taxation and to resolve complaints relating to royalties;

- To retain and to use data and documents provided by establishments engaging in exploitation of resources and any other sources in accordance with applicable regulations;

- The tax office shall have the right to determine and fix the level of royalties to be paid by taxpayers in accordance with the provisions in article 9 of the Ordinance on Royalties (as amended).

3. When transporting natural resources, all organizations and individuals shall obtain sale invoices and source documents evidencing the implementation of policies on royalties.

4. Royalties are the proceeds of the State Budget which shall be paid to the State Treasury in the locality where resources are exploited. Where establishments exploit resources on a small scale and in an irregular manner, or where royalties are small and the establishments are located far away from the State Treasury, the tax office may directly collect royalties for the purpose of transfer to the Treasury. Based on the actual situation, the tax office shall stipulate the specific time for payment of royalties in accordance with the number of days and amounts of royalties to collect.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Pursuant to the provisions in article 10 of the Ordinance on Royalties (as amended) and article 12 of Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998 making detailed provisions for implementation of the Ordinance on Royalties (as amended), exemptions from and reductions of royalties shall be implemented as follows:

- Projects being entitled to investment incentives as provided for in the Law on Promotion of Domestic Investment and other legal instruments of the Government making detailed provisions for implementation of the Law on Promotion of Domestic Investment and engaging in exploitation of resources (except for oil and gas) shall be granted no more than fifty (50) per cent reduction of royalties for the first three years from the commencement of exploitation; in cases where the above projects are already being implemented, the reduction of royalties shall apply for the remaining duration from the date on which the Ordinance on Royalties (as amended) became effective.

- The tax office directly responsible for management shall, based on the establishment licence, the certificate of investment incentives and the provisions of legal instruments providing guidelines on the Law on Promotion of Domestic Investment, make a decision on reduction of royalties in this case.

2. Organizations or individuals exploiting resources which, as a result of unforeseen natural disasters, epidemics or accidents, suffer a loss of exploited resources included in the declaration of royalties payment shall be exempted from royalties in respect of the lost resources. Any amount of royalties already paid shall be refunded, or credited against the amount of royalties payable for the next period where the payer so agrees. The level of damage shall be determined as follows:

- With respect to types of resources damaged in specific amounts, the level of damage shall be determined in accordance with specific amounts.

- With respect to types of resources damaged in respect of grade (quality), the proportion of resources, taxable value and royalties rates shall be re - assessed and re -determined. The amount of royalties exempted shall be equal to the difference between the amount of royalties previously calculated and declared and the amount of payable royalties calculated after the damage.

For example, the proportion of clean coal is 80% of the crude coal, but the proportion of clean coal decreases to 50% after diluvial rains; therefore, the taxable value shall be re -calculated and an amount of royalties shall be exempted.

The procedures for proposing a reduction of royalties shall include:

- Proposal letter clearly stating the reason, the level of damage and the amount of royalties proposed for reduction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Organizations or individuals engaged in deep-sea exploitation of marine products by high-capacity means of navigation shall be exempted from royalties for the first five years from the issuance the exploitation licence and shall be granted a fifty (50) per cent reduction for five subsequent years.

High-capacity means of navigation are all kinds of ships and boats used for exploiting marine products with main engine capacity of 90 CV or more.

Based on the proposal letter and the licence for deep-sea exploitation of marine products presented by organizations or individuals exploiting marine products, the head of the tax office directly responsible for management shall make a decision on exemption from or reduction of royalties on an annual basis.

In cases where deep-sea exploitation of marine products has been carried out prior to 1 June 1998, the consideration for exemption from or reduction of royalties shall commence from 1 June 1998 with full duration as stipulated.

For example:

Establishment A was issued a licence for deep-sea exploitation of marine products in December 1997, so establishment A shall be exempted from royalties for five years and shall be granted a fifty (50) per cent reduction for five subsequent years, commencing from 1 June 1998.

If the conditions for exemption from or reduction of royalties change during the course of operation of organizations or individuals engaged in deep-sea exploitation of marine products, resulting in a reduction of tax incentives, they must promptly make a declaration with the nearest tax office for information and certification. Any failure to make a declaration so as to continue to be entitled to exemption from or reduction of royalties shall be considered to be evasion of royalties and shall be dealt with in accordance with the provisions in article 11 of the Ordinance on Royalties (as amended).

If, after the duration of exemption from and reduction of royalties referred to above (ten (10) years), organizations or individuals engaged in deep-sea exploitation of marine products still suffer a loss, they shall be considered for further reductions of royalties corresponding to the amount of loss of each year for a period not exceeding five consecutive subsequent years.

4. Products of natural forests exploited by authorized individuals residing in commune-level areas with forests used for daily activities, for example timber, tree branches, firewood and bamboo of all kinds, shall be exempted from royalties, even when they are sold as surplus. They shall be sold within the district-level area where they were exploited.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon discovery of cases where exemptions from royalties have been taken advantage of in order to exploit indiscriminately natural forests, the tax office shall revoke the decision to grant exemptions from royalties (if any) and forward to the authorized body for resolution in accordance with applicable laws.

5. Natural water in hydro -electricity production which is not supplied to the national grid shall be exempted from royalties.

The head of the tax office directly responsible for management shall, based on the proposal letter made by organizations or individuals exploiting resources together with the opinions of the provincial or municipal department of industry, make a decision on exemptions from royalties in this case.

6. Soil exploited for the following purposes shall be exempted from royalties:

(a) Levelling and construction of national security and defence projects;

(b) Levelling and construction of dykes and irrigation works required for agriculture, forestry or fishing, and road projects;

(c) Levelling and construction of projects with humane or welfare significance, or projects providing preferential treatment to persons who have rendered meritorious services to the country;

(d) Levelling and construction of infrastructure works in mountainous areas (at district-level localities being mountainous districts in the list published by the committee for ethnic and mountain areas) required for the development of local economic and social life;

(dd) Exploitation of soil on the site of allocated or leased areas for levelling and construction within such areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the cases in sub-clauses (a), (b), (c), (d) and (dd) above, an organization or individual exploiting resources shall make an application clearly stating the reason as certified and proposed by the provincial or district peoples committees (if the project is under district-level management only) where the project is constructed, so as to present to the tax office directly responsible for management at the exploitation area for consideration and decision on exemptions from royalties.

V. DEALING WITH BREACHES AND REWARDS, COMPLAINTS AND TIME -LIMITS

Dealing with breaches and rewards in respect of organizations and individuals shall be implemented in accordance with articles 11, 13 and 14 of the Ordinance on Royalties.

The right to lodge complaints and the order for authorities to deal with such complaints in respect of royalties shall be implemented in accordance with articles 15 and 16 of the Ordinance on Royalties.

In the event that a fraudulent declaration, tax evasion or mistake in relation to taxation is discovered and concluded, the tax office shall be responsible for re -collecting any amount of tax or fine, or refunding any amount of tax arising within the last five years from the date of the inspection which discovered the fraudulent declaration, tax evasion or mistake in relation to taxation. Where an organization or individual exploiting resources fails to make a declaration or tax payment, the time -limit for re- collection of taxes or fines shall be extended back to the date of commencement of operation of the business establishment.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Tax offices at all levels shall be responsible for publishing and providing guidelines to establishments exploiting resources in order to ensure a thorough grasp and implementation of the Ordinance on Royalties, Decree 68/1998/ND-CP of the Government dated 3 September 1998, and guidelines as provided for in this Circular.

This Circular shall be of full force and effect as of 18 September 1998 and replace previous written guidelines on royalties issued by the Ministry of Finance. During the course of implementation, if difficulties or troubles are encountered, establishments exploiting resources, branches and localities are requested to timely report to the Ministry of Finance for consideration and resolution.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

;

Thông tư 153/1998/TT/BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 68/1998NĐ-CP thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 153/1998/TT/BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 26/11/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 153/1998/TT/BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 68/1998NĐ-CP thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [8]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…