BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/1998/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 1998 |
Thi hành Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:
2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
2.1) Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2.2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì thực hiện theo điều ước đã ký.
3. Cơ quan thu thuế theo quy định tại Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 bao gồm cơ quan thuế và cơ quan Hải quan ( đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu).
4. Nguyên tắc hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
4.1) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995.
4.2) Hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
Trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trong một lần phát hiện, kiểm tra thì xử phạt về từng hành vi vi phạm, sau đó tổng hợp các mức phạt bằng tiền.
Ngoài việc áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi pham hành chính.
5. Các tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại.
6. Các tình tiết tăng nặng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
6.1) Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
6.2) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ để vi phạm.
6.3) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử phạt. 6.4) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm.
7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
7.1) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bị phát hiện đã quá thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 12 của Nghị định số 22/CP (được tính là 2 năm trở về trước, kể từ ngày hành vi vi phạm bị phát hiện). Riêng đối với các hành vi khai man, trốn các loại thuế thì thời hiệu xử phạt được xác định theo quy định tại các Luật thuế, Pháp lệnh thuế.
- Quá thời hạn 3 tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
Trong thời hiệu xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân có vi phạm mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng các thời hiệu trên và sẽ bị xử phạt đối với mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bị phát hiện.
7.2) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế mà theo quy định của Pháp luật có dấu hiệu của tội phạm và cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
7.3) Người chưa đủ tuổi thành niên có hành vi vi phạm hành chính về thuế sẽ áp dụng theo điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.
7.4) Người có hành vi vi phạm hành chính về thuế trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình.
II. NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM, MỨC XỬ PHẠT:
Căn cứ quy định tại điều 1, 2, 3, 4, 5 chương I Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ, những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hình thức và mức phạt cụ thể như sau:
1.1. Vi phạm lần đầu phạt cảnh cáo, nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; đăng ký nộp thuế, kê khai với cơ quan thuế quá thời hạn quy định trong các văn bản hiện hành hướng dẫn thực hiện các luật thuế, pháp lệnh thuế, lệ phí và các khoản thu nộp khác của Ngân sách Nhà nước.
b) Khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai nộp thuế hay trong các tài liệu kế toán cung cấp cho cơ quan thuế.
1.2. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm lần đầu. Nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
- Thực hiện không đầy đủ chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng theo quy định của Nhà nước.
- Ghi không đầy đủ các yếu tố theo quy định của từng mẫu hoá đơn, biên lai và các mẫu ấn chỉ thuế khi xuất hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
1.3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 6.000.000 đồng, nếu có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không xuất trình sổ kế toán, chứng từ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan thuế.
b) Không nộp tờ khai nộp thuế, báo cáo kế toán cho cơ quan thu thuế trong thời hạn quy định của các văn bản hiện hành hướng dẫn thực hiện pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật về các khoản thu Ngân sách Nhà nước.
c) Thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện chế độ kế toán theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê.
d) Vận chuyển hàng hoá không kèm theo các hồ sơ về quy định cho từng đối tượng kinh doanh (sổ mua hàng, chứng từ, giấy tờ hợp lệ khác) 1.4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm lần đầu, nếu vi phạm lần 2 phạt tiền đến 13.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cố ý không nộp các tờ khai nộp thuế, báo cáo kế toán và các giấy tờ khác cho cơ quan thu thuế theo quy định của Pháp luật.
Hành vi cố ý là sau khi hết hạn nộp các loại giấy tờ trên, cơ quan thu thuế gửi giấy báo lần thứ nhất yêu cầu nộp những tài liệu trên. Quá 10 ngày kể từ ngày gửi thông báo lần thứ nhất nếu cơ sở vẫn không nộp, cơ quan thuế gửi thông báo lần thứ 2. Nếu sau 10 ngày cơ sở vẫn không nộp, cơ quan thu thuế được áp dụng các mức phạt quy định tại điểm này.
- Bán hàng không lập hoá đơn giao cho khách hàng theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức cá nhân mua, sử dụng các loại hoá đơn, biên lai không phải do Bộ Tài chính phát hành hoặc không cho phép sử dụng.
- Làm mất hoặc để người khác lợi dụng hoá đơn của mình để làm ăn phi pháp, trốn thuế.
1.5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt đến 15.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Huỷ bỏ chứng từ, sổ, báo cáo kế toán liên quan đến việc tính thuế, thu thuế khi chưa hết thời hạn bảo quản và lưu giữ theo quy định.
+ Làm hư hỏng chứng từ, sổ, báo cáo kế toán liên quan đến việc tính thuế, thu thuế đến mức không phục chế lại được (không đọc được, không sao chụp lại được).
2. Hành vi khai man trốn thuế:
Tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn thuế được quy định tại các Luật thuế hiện hành và Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi), ngoài việc phải nộp đủ số tiền do khai man, trốn thuế còn bị phạt tiền theo số lần mà từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) đã quy định.
Tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn các loại thuế khác ngoài các loại thuế trên phải nộp đủ số thuế khai man, trốn thuế và bị xử phạt tiền theo số lần thuế đã khai man, trốn thuế theo các mức quy định dưới đây, nhưng mức phạt tối đa không quá 100.000.000 đồng:
2.1. Phạt bằng số tiền thuế trốn, nếu có tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp đã bị xử lý về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm) thì bị phạt đến 2 lần số tiền thuế trốn đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai sai căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế.
b) Lập sổ kế toán, hoá đơn chứng từ sai với thực tế phát sinh.
c) Để ngoài sổ số liệu kế toán hoặc hạch toán không đúng tài khoản quy định làm cho việc xác định căn cứ tính thuế sai lệch với thực tế.
d) Xin tạm nghỉ kinh doanh để được giảm, miễn thuế nhưng thực tế vẫn kinh doanh.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm quy định tại điểm 2.1 này, nếu bị phát hiện trước thời điểm đối tượng vi phạm phải quyết toán thuế hoặc phải nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật thì không áp dụng các mức xử phạt quy định tại điểm 2.1 này mà chuyển sang áp sụng các mức phạt quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.
2.2. Phạt tiền 2 lần số tiền thuế trốn lậu, nếu có tình tiết tăng nặng (trừ trường hợp đã bị xử lý về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm) thì bị phạt đến 3 lần số thuế trốn đối với hành vi vi phạm sau:
a) Hàng hoá vận chuyển không có đầy đủ hồ sơ chứng minh hàng đã nộp thuế hoặc hàng đã được cơ quan thuế quản lý theo quy định cho từng đối tượng kinh doanh.
Hành vi vi phạm nêu tại điểm này chỉ coi là hành vi khai man trốn thuế, nếu sau khi cơ quan thuế qua kiểm tra thấy còn nghi vấn và cho phép đối tượng có hành vi vi phạm một thời hạn đi lại để thu thập đầy đủ hồ sơ hợp lệ chứng minh lô hàng đã nộp thuế (đối với hàng hoá mua bán, trao đổi) hoặc đã được cơ quan thu thuế quản lý (đối với hàng hoá chuyển kho trong cùng một đơn vị), nhưng đối tượng vi phạm vẫn không xuất trình đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp trong thời hạn cơ quan thuế cho phép, đối tượng vi phạm đã trình đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt chỉ có thể ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 2 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.
Trường hợp chủ hàng không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc quá thời hạn một ngày đối với hàng là thực phẩm tươi sống, 5 ngày đối với các hàng hoá khác kể từ khi có quyết định xử lý mà chủ hàng không đến nộp thuế, nộp phạt để nhận lại hàng, cơ quan thuế chuyển sang cơ quan tài chính đồng cấp, từ cấp huyện trở lên để thành lập hội đồng bán đấu giá số hàng hoá tạm giữ để thực hiện cưỡng chế.
b) Kinh doanh không kê khai, đăng ký với cơ quan thuế.
c) Giả mạo hoá đơn bán hàng, chứng từ thu tiền, biên lai thuế, giấy trích vận chuyển hàng hoá và các chứng từ khác có liên quan đến việc tính thuế.
2.3. Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, nếu vi phạm các điểm quy định tại điểm 2.1, 2.2 mục II Thông tư này thì tuỳ trường hợp vi phạm, mà phạt tiền từ 2 đến 5 lần số thuế trốn lậu theo luật định.
2.4. Trường hợp trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì cơ quan thu thuế chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
3. Hành vi vi phạm chế độ thu nộp tiền thuế, tiền phạt:
3.1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 3.000.000 đồng, nếu vi phạm từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau:
- Không nhận thông báo thu thuế, lệnh thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp cơ quan thuế trực tiếp giao.
Khi cán bộ thu thuế trực tiếp giao thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt về thuế cho đối tượng nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm mà đương sự không nhận, thì cơ quan thuế mời người làm chứng và lập biên bản vi phạm hành chính, ghi rõ lý do để làm căn cứ xử phạt.
3.2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 5.000.000 đồng, nếu vi phạm từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo nộp thuế hoặc ghi trong quyết định xử lý vi phạm về thuế của cơ quan thuế.
Những cán bộ thuế, những tổ chức hoặc cán bộ được uỷ nhiệm thu, cán bộ ngân hàng hoặc cán bộ của các tổ chức tín dụng khác do thiếu tinh thần trách nhiệm mà chậm nộp tiền thuế vào Kho bạc cũng bị phạt nộp chậm theo quy định này.
Khi các doanh nghiệp nộp thuế bằng chuyển khoản qua ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác và trên tài khoản của các doanh nghiệp này có số dư đủ để nộp thuế, nhưng cơ quan ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác chậm trích chuyển tiền nộp thuế từ tài khoản của doanh nghiệp vào tài khoản kho bạc thì cơ quan ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bị phạt nộp chậm theo quy định này.
- Dây dưa nộp thuế, nộp phạt:
Coi là dây dưa nộp thuế, nộp phạt là những trường hợp chậm nộp thuế, nộp phạt quá thời hạn quy định trên thông báo nộp thuế, quyết định xử phạt trên 30 ngày.
3.3. Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định tại điểm 3.2 mục II Thông tư này thì ngoài việc xử phạt theo quy định tại điểm 3.2 mục II nêu trên còn bị phạt mỗi ngày 0,1% số tiền chậm nộp.
4. Hành vi vi phạm chế độ kiểm tra hàng hoá, niêm phong hàng hoá:
4.1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng nếu vi phạm lần đầu; nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng thì phạt đến 3.000.000 đồng, nếu có từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Không cho cơ quan thuế kiểm tra hàng hoá đang trên đường vận chuyển, kiểm tra kho hàng hoá, nguyên liệu tại nơi sản xuất kinh doanh.
4.2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu vi phạm lần đầu, nếu vi phạm lần 2 thì phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.200.000 đồng, nếu có 1 tình tiết tăng nặng trở lên có thể phạt đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Tự ý phá niêm phong kho hàng, kho nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng trong thời hạn niêm phong của cơ quan thuế.
III. THẨM QUYỀN - THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
1.2) Chi cục trưởng Chi cục Thuế được quyền:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định tại các Điều 2, 4, 5 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Phạt tiền bằng số tiền thuế trốn đối với hành vi khai man, trốn thuế.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giá trị đến 10.000.000 đồng.
1.3) Cục trưởng Cục Thuế được quyền:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý của mình trong lĩnh vực thuế quy định tại các Điều 2, 4 và 5 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Phạt đến 5 lần số tiền thuế trốn đối với các hành vi khai man, trốn thuế theo đúng quy định của từng Luật thuế, Pháp lệnh thuế hiện hành.
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Cơ quan thu thuế các cấp là cơ quan có thẩm quyền xử phạt mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế trong phạm vi quyền hạn của mình. Nếu thấy vụ việc vượt quá thẩm quyền của mình thì phải chuyển cho cấp có thẩm quyền giải quyết. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành thuế thì thủ trưởng cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng phải có ý kiến đề nghị bằng văn bản nêu rõ hình thức phạt, mức phạt.
Các cơ quan khác như: Quản lý thị trường, Công an, Biên phòng, Kiểm lâm, cơ quan Thanh tra Nhà nước chuyên ngành trong quá trình thực hiện chức năng của mình nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì chuyển cho cơ quan thuế đồng cấp xử lý.
2. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế:
2.1) Cảnh cáo được áp dụng đối với vi phạm lần đầu được quy định tại điểm 1.1 mục II Thông tư này.
Việc quyết định phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản, khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền gửi quyết định xử phạt đến chính quyền địa phương nơi người vi phạm cư trú hoặc cơ quan quản lý người vi phạm.
Việc quyết định phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản, khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền gửi quyết định xử phạt đến chính quyền địa phương nơi người vi phạm cư trú hoặc cơ quan quản lý người vi phạm.
2.2) Phạt tiền:
- Nếu phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử lý phải ra quyết định xử phạt tại chỗ và ghi biên lai thu tiền. Trong quyết định phạt tiền phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người có hành vi vi phạm, mức tiền phạt, nơi nộp phạt và họ, tên người ra quyết định xử phạt; Biên lai thu tiền phạt phải được giao cho người vi phạm l liên.
- Nếu phạt tiền trên 20.000 đồng thì cơ quan (người) có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính (theo mẫu đính kèm). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản, cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt (theo mẫu đính kèm).
- Trong trường hợp quyết định xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp 1 bản.
2.3) Việc cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo Điều 11 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996. Nay hướng dẫn thêm như sau:
- Quyết định xử phạt phải gửi cho người hoặc tổ chức bị xử phạt chậm nhất trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
- Sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự giác thi hành thì thủ trưởng cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt được quyền:
+ Yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân để nộp thuế, nộp phạt.
Cơ quan thuế gửi công văn kèm theo quyết định xử lý để ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước, hoặc các tổ chức tín dụng khác làm căn cứ trích tiền từ tài khoản của cơ sở để nộp thuế, nộp phạt. Các tổ chức tín dụng trên có trách nhiệm thực hiện chế độ ưu tiên trích nộp tiền thuế, tiền phạt.
+ Tạm giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt. Biện pháp này chỉ áp dụng đối với trường hợp mà không tạm giữ hàng hoá, tang vật thì không thu được tiền thuế, tiền phạt.
Mọi trường hợp tạm giữ hàng hoá, tang vật phải có quyết định bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan thu thuế cấp huyên (hoặc tương đương) trở lên. Khi thực hiện quyết định tạm giữ hàng hoá, tang vật phải lập biên bản nhận tạm giữ hàng hoá (mẫu CTT30). Trường hợp cần niêm phong, thì phải tiến hành ngay trước mặt người chủ hàng hoặc đại diện cơ sở kinh doanh. Hàng hoá, tang vật tạm giữ phải được làm thủ tục giao nhận giữa các cán bộ thuế, người bảo quản phải chịu trách nhiệm nếu có sự đánh tráo, mất mát, hư hỏng.
+ Kê biên tài sản để bán đấu giá.
Trường hợp cần xử lý kê biên tài sản, cơ quan thuế ra quyết định xử phạt phải báo cáo xin ý kiến UBND cùng cấp và cơ quan thu thuế cấp trên. Sau khi được UBND cùng cấp ký quyết định, cơ quan thuế phối hợp với lực lượng công an, Viện kiểm sát nhân dân tiến hành việc kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt, tiền thuế để bán đấu giá theo luật định. Tiền thu về bán đấu giá hàng hoá, tang vật vi phạm hành chính về thuế mà chủ hàng bỏ hoặc không biết rõ của ai được giải quyết theo thứ tự: chi cho các chi phí điều tra, xác minh, vận chuyển, bốc xếp, bán hàng... (nếu có), nhưng phải có chứng từ hợp lệ; được trích thưởng theo quy định trên số tiền thuế trốn đã bị phát hiện. Số tiền còn lại phải nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước.
- Mọi trường hợp vi phạm hành chính áp dụng hình thức phạt tiền, khi thu tiền phạt, cơ quan thu phạt phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành. Tiền phạt thu được phải nộp vào NSNN theo đúng chương, loại, khoản, hạng, mục theo quy định của Mục lục Ngân sách Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai thu tiền và nguyên tắc trích thưởng tiền phạt thực thu được thực hiện theo các văn bản hiện hành của Nhà nước.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp một bản.
3. Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại tố cáo:
Trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; trình tự giải quyết tố cáo hành vi lạm quyền hoặc trái pháp luật khác của cơ quan thu thuế, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.
IV. MỞ TÀI KHOẢN VÀ THU NỘP TIỀN PHẠT
Cơ quan thuế các cấp bao gồm: Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế được mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp để gửi và thanh toán số tiền thuế trốn, tiền phạt do cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra, phát hiện, kể cả các trường hợp tiếp nhận xử phạt từ các cơ quan: quản lý thị trường, công an, biên phòng, kiểm lâm, cơ quan thanh tra Nhà nước chuyên ngành chuyển sang.
Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được mở tài khoản tạm giữ riêng cho ngành mình tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố để gửi và thanh toán số tiền thuế trốn, tiền phạt do cơ quan Hải quan trực tiếp kiểm tra đã phát hiện được.
a) Đối với hàng hoá, tang vật tịch thu:
Khi bán hàng hoá, tang vật bị tịch thu phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành (CTT11). Toàn bộ số tiền thu được phải nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước.
Hồ sơ hàng hoá, tang vật bị tịch thu bao gồm: Giấy biên nhận giữ hàng hoá, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, biên lai thu tiền (CTT11), phiếu xuất hàng hoá, tang vật bị tịch thu, giấy nộp tiền vào Ngân sách, biên bản bán đấu giá, quyết định trích lập quỹ, các chứng từ về chi phí khác (nếu có) như chi phí điều tra, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, kiểm nghiệm, giám định, chi phí tổ chức bán đấu giá.
b) Đối với khoản tiền thuế trốn và các khoản tiền phạt (trừ khoản tiền phạt nộp chậm tiền thuế):
- Đối với khoản tiền phạt, căn cứ vào quyết định xử phạt và cấp biên lai thu tiền (CTT11) cho đối tượng bị xử phạt, nộp các khoản tiền phạt vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước.
- Đối với khoản tiền thuế trốn, căn cứ vào biên bản kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý truy thu số tiền thuế trốn, đồng thời gửi quyết định đó cho đối tượng bị xử phạt để yêu cầu nộp ngay số tiền thuế trốn vào tài khoản tạm giữ tại Khoa bạc Nhà nước.
Tiền thuế trốn đã phát hiện và truy thu được là số tiền thuế được phát hiện thêm ngoài tờ khai tính thuế, ngoài báo cáo quyết toán về kết quả kinh doanh quý, năm của doanh nghiệp, ngoài số tiền thuế đã ghi trong sổ bộ hàng tháng của cơ quan thuế. Không được tính số thuế thu về hoạt động buôn chuyến trong khâu lưu thông (trừ trường hợp truy thu thuế cùng với phạt trốn thuế doanh thu, thuế lợi tức trong khâu lưu thông đối với các đối tượng kinh doanh buôn chuyến không nộp thuế doanh thu, thuế lợi tức trước khi vận chuyển hàng hoá).
- Tiền thuế trốn và tiền phạt phát sinh tại địa phương nào thì nộp vào tài khoản tạm giữ tại địa phương đó. Nghiêm cấm việc điều chuyển giữa các địa phương.
V. KHEN THƯỞNG - XỬ LÝ VI PHẠM
Mức trích thưởng thực hiện như sau:
- 2% (hai phần trăm) đối với vụ việc phát hiện trốn thuế ở khu vực kinh tế quốc doanh.
- 5% (năm phần trăm) đối với vụ việc phát hiện trốn thuế ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế khác.
- 30% (ba mươi phần trăm) trên số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Cơ quan được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ chống hành vi khai man trốn thuế bao gồm: Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, thuế, Biên phòng, Kiểm lâm, Thanh tra Nhà nước chuyên ngành.
Các cơ quan được trích lập quỹ phải tuân thủ theo nguyên tắc sau: Chỉ được trích lập quỹ sau khi đã có quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không có khiếu nại trong thời gian pháp luật quy định. Trường hợp có khiếu nại thì chỉ sau khi giải quyết xong việc khiếu nại mới được trích lập quỹ.
Quỹ khen thưởng được phân phối:
- Trích 30% lập quỹ thưởng của đơn vị.
- Trích 60% lập quỹ bổ sung kinh phí hoạt động chống trốn thuế của đơn vị. Trường hợp nhiều cơ quan cùng phối hợp kiểm tra thì cơ quan chủ trì được giữ lại để lập quỹ.
- Trích 10% nộp cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị xử lý để lập quỹ chống các hành vi khai man trốn thuế để thưởng cho bộ phận phối hợp. Trường hợp không có cơ quan cấp trên trực tiếp thì được để lại đơn vị bổ sung kinh phí hoạt động.
Căn cứ vào số tiền đã nộp vào tài khoản tạm giữ theo giấy báo của Kho bạc Nhà nước và hồ sơ có liên quan, Cơ quan Thuế, Cục Hải quan là chủ tài khoản tạm giữ chi trả các khoản chi phí (nếu có), ra quyết định trích quỹ cho đơn vị theo tỷ lệ quy định. Việc trích quỹ theo vụ việc đã được xử lý.
Trường hợp đối tượng bị kiểm tra cùng một lúc vừa phải nộp tiền thuế chậm nộp, vừa phải nộp tiền thuế trốn, vừa phải nộp tiền phạt thì đơn vị kiểm tra phải ghi rõ từng loại phải nộp trong biên bản kiểm tra, trong quyết định xử lý để tránh nhầm lẫn khi trích lập quỹ.
Nếu đơn vị kiểm tra cố tình làm sai chế độ để được trích thưởng, thì ngoài việc phải truy hoàn số tiền đã trích còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp nhiều cơ quan cùng phối hợp kiểm tra một vụ việc, cơ quan nào chủ trì việc tổ chức kiểm tra, cơ quan đó có trách nhiệm xem xét chi trả chi phí chịu trách nhiệm thưởng cho các đơn vị cùng phối hợp một cách công khai, dân chủ, hợp lý theo hiệu quả phối hợp.
Sử dụng quỹ: thủ trưởng cơ quan được lập quỹ có trách nhiệm xét thưởng cho cá nhân trực tiếp và gián tiếp tham gia chống hành vi khai man trốn thuế. Mức xét thưởng cá nhân cao nhất không quá 300.000 đồng/vụ và không quá 900.000 đồng/tháng/người, trường hợp đặc biệt thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định được trích cao hơn 900.000 đồng/tháng/người và chịu trách nhiệm về quyết định này.
Trường hợp số tiền thưởng được trích lập quỹ thưởng của đơn vị không nhiều, do đó mức trích thưởng cho cá nhân quá nhỏ, thủ trưởng đơn vị được trích từ "Quỹ bổ sung kinh phí hoạt động chống trốn thuế của đơn vị" để thưởng cho những người có thành tích tham gia chống hành vi khai man trốn thuế.
Trường hợp một vụ kiểm tra kéo dài trong nhiều tháng thì số tháng được xét trích thưởng tính bằng số tháng kiểm tra ghi trong biên bản kiểm tra. Nghiêm cấm việc chia một vụ lớn thành nhiều vụ nhỏ để được trích thưởng. Trích thưởng phải được thực hiện dứt điểm theo từng vụ việc.
Đối với cán bộ ngoài ngành cùng phối hợp kiểm tra trực tiếp được thưởng như cán bộ trong ngành.
Đối với cán bộ gián tiếp (cán bộ làm công tác chỉ đạo, tổng hợp, phục vụ) nếu được các đơn vị kiểm tra đề nghị xét thưởng thì được hưởng không quá 150.000 đồng/vụ và không quá 500.000 đồng/tháng/người. Trường hợp đặc biệt thủ trưởng đơn vị có thể quyết định trích thưởng mức cao hơn 500.000 đồng/tháng/người.
Để phát huy tác dụng tích cực trong khen thưởng, thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định trích thưởng. Việc quyết định trích thưởng, kể cả các trường hợp có quyết định mức trích cao hơn, thủ trưởng đơn vị phải xem xét tính chính xác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Số tiền còn lại sau khi trích thưởng được giữ lại quỹ thưởng để sử dụng vào việc trích thưởng cho cán bộ có thành tích trong việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra trong năm.
* Quỹ bổ sung kinh phí hoạt động chống trốn thuế được sử dụng vào các mục đích sau:
- Bổ sung chi phí mua sắm phương tiện làm việc.
- Chi phí tổng kết thi đua.
- Bổ sung chi cho công tác tuyền truyền.
- Chi thưởng cho các đơn vị phối hợp, cán bộ gián tiếp tham gia chống hành vi kinh doanh trốn thuế.
- Trong trường hợp quỹ khen thưởng không nhiều, được trích từ nguồn này để chi bổ sung.
- Bổ sung cho những địa phương có khó khăn về kinh phí nhằm đẩy mạnh công tác chống trốn lậu thuế.
* Quỹ ngành được sử dụng vào mục đích sau:
- Bổ sung chi cho công tác tuyên truyền.
- Bổ sung mua sắm phương tiện làm việc
- Bổ sung thưởng thi đua, tổng kết công tác ngành và thưởng cho các ngành phối hợp tham gia chống trốn thuế.
Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp được trích lập quỹ khen thưởng có trách nhiệm xét thưởng cho cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia chống các hành vi kinh doanh trốn thuế.
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo Điều 91, Điều 92 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995; Điều 14 của Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996. Trường hợp xử phạt sai, tiền phạt đã nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, thì người ra quyết định xử phạt phải ra quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt sai đó, đồng thời yêu cầu Kho bạc Nhà nước thoái trả số tiền đã nộp phạt sai.
1. Căn cứ vào hướng dẫn trong Thông tư này, Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996.
Tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi nội dung cơ bản các văn bản trên tới các cấp lãnh đạo, các cán bộ làm công tác quản lý, thu nộp thuế, tới các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân để triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 và Thông tư này.
2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị tăng ở khâu nhập khẩu. Cơ quan Hải quan là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với những hành vi vi phạm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, bãi bỏ Thông tư số 45 TC/TCT ngày 01/8/1996.
|
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ |
... ngày... tháng......năm 19... |
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ
- Căn cứ Luật thuế, Pháp lệnh thuế;
- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995;
- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về việc quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Căn cứ Thông tư số 38 TC/TCT ngày 25/8/1990 của Bộ Tài chính qui định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống thu thuế Nhà nước.
- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số... ngày... tháng...năm 199..
Xét tính chất, mức độ vi phạm của.......
Cục trưởng cục Thuế:
Chi cục trưởng Chi cục Thuế:
Trưởng trạm thuế; Đội trưởng đội thuế:
Nhân viên thuế:
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
- Phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Ông (Bà).... - Địa điểm kinh doanh .... ngành nghề kinh doanh...... - Đã vi phạm..........................................
Hình thức phạt:
1. Hình thức phạt chính thức:
- Phạt theo điểm.... Khoản.... Điều.....
- Phạt theo điểm.... Khoản.... Điều.....
..........
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tổng cộng số tiền:............ đồng (viết bằng chữ)........
Đối với Ông (Bà):..........................................
Địa chỉ:...................................................
Điều 2: Ông (Bà)................ đại diện........ có trách nhiệm nộp các khoản tiền phạt ghi ở Điều 1 vào Ngân sách Nhà nước tại.... trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định. Ông (Bà) có trách nhiệm thi hành Quyết định này, nếu không tự giác thực hiện, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật hiện hành.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Cơ quan thuế, nhân viên thuế trực tiếp xử phạt có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Ông (Bà) có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt này, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tại........
Nơi nhận:
- Như Điều 2,
- Lưu:
Họ,
tên, chức vụ người ra quyết định
(ký tên)
CỤC
THUẾ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ |
... ngày... tháng......năm 19... |
Hôm nay, vào lúc..... giờ.... ngày... tháng.... năm....
tại
Chúng tôi gồm:
1. Chức vụ:
thuộc
2.
thuộc
3.
thuộc
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính xảy ra ngày... tháng... năm....
Địa điểm vi phạm:
Có sự chứng kiến của ông (bà)
Địa chỉ:
Số giấy CMND..... ngày...... Nơi cấp
Họ tên người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) hành chính:
Địa chỉ:
Nội dung vi phạm:
Lời khai của người vi phạm:
Biên bản được lập thành 2 bản, giao cho đương sự 1 bản.
Trong quá trình kiểm tra, tổ kiểm tra không làm hư hỏng, mất tài
sản gì của cơ sở.
Biên bản được đọc cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên.
Người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) |
Người
chứng kiến |
Người lập biên bản (ghi rõ họ, tên) |
THE MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM |
No. 128/1998/TT-BTC |
Hanoi, September 22,
1998 |
In implementation of the Government Decree No. 22/CP of April 17, 1996 on sanctions against administrative violations in the field of tax, the Ministry of Finance hereby provides the specific guidance as follows:
1. Acts of administrative violation in the field of tax are those committed by organizations or individuals in violation of the provisions of tax laws, tax ordinances, the stipulations on drawing up of vouchers for purchase and sale of goods, opening and entering account books, the stipulations on collected charges, fees and the current stipulations on other State budget revenues, which are, however, not so serious enough for being examined for penal liability, but must be subject to administrative sanctions.
2. Subject to sanctions against administrative violations in the field of tax shall be:
2.1. All Vietnamese organizations and individuals that commit acts of administrative violations in the field of tax;
2.2. Foreign organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the field of tax. Where international treaties which Vietnam has signed or acceded to provide otherwise, the signed treaties shall apply.
...
...
...
4. Principles and forms of sanctions against administrative violations in the field of tax.
4.1. Principles of sanctioning administrative violations in the field of tax shall comply with Article 3 of the Ordinance on Handling Administrative Violations of July 06, 1995.
4.2. Principal forms of sanction:
- Warning;
- Pecuniary fine.
Where organizations or individuals are found having committed more than one act of administrative violations in the field of tax in one discovery and inspection, and detection, penalty shall be meted out for each act of violation, then the fines shall be totaled.
Apart from application of either of the two principal forms of sanction, such forms of additional sanction as confiscation of exhibits and means used for administrative violations may apply, depending on the nature and seriousness of the violations by committed organizations and individuals in the field of tax.
5. Attenuating circumstances when sanctioning administrative violations in the field of tax:
Organizations and individuals committing administrative violations that have prevented and reduced the harms done by their violations or voluntarily mended or made compensation for damage.
...
...
...
6.1. Recidivism or violation for more than one occasion;
6.2. Taking advantage of one�s post or power, natural disasters, epidemic diseases or enemy-sabotage to commit violations;
6.3. Violations while serving penalty decisions;
6.4. Showing acts of evasion or concealing violations.
7. Cases where administrative violations shall not be sanctioned:
7.1. Expiration of statute of limitations for sanctioning administrative violations:
- The discovered acts of administrative violation in taxation have passed the statute of limitations for sanctions stipulated in Article 12 of Decree No. 22/CP of April 17, 1996 (counting two years with retrospective effect from the date of discovery of acts of violation). For acts of false declaration and evasion of taxes, the statute of limitations for sanctions shall be determined in according to the stipulations in tax laws and tax ordinances;
- Past the time limit of three months from the date of issue of decisions for suspension of investigation or of cases regarding individuals committing acts of administrative violation in taxation, against whom legal actions had been taken or a decision had been issued to bring the cases to trial according to criminal proceedings procedures but the bodies that carry out legal proceedings have decided to suspend investigation or the cases.
Within the statute of limitations for sanctions, if organizations and/or individuals commit new breaches or deliberately evade or hamper the sanction, the afore-mentioned statute of limitations shall not apply and all detected administrative violations in the field of tax shall be sanctioned.
...
...
...
7.3. For minors who commit acts of administrative violation in taxation, Article 6 of the Ordinance on Handling Administrative Violations of July 6, 1995 shall apply.
7.4. Persons committing acts of administrative violation in taxation while being affected by mental disease or other diseases that cause incognizance or loss of capacity to control their acts.
II. ACTS OF VIOLATION AND
LEVELS OF SANCTION
Based on the stipulations in Articles 1, 2, 3, 4 and 5 of Chapter I, Government Decree No. 22/CP of April 17, 1996, the specific forms and levels of sanctions against acts of administrative violations in taxation shall be as follows:
1. Acts of violating the procedures for business registration, registration for tax payment, declaration for making account books and keeping of vouches and invoices relating to calculation, collection and payment of tax:
1.1. Warning for the first breach and a fine of from 20,000 VND to 200,000 VND for the second breach. Where aggravating circumstances are involved, a fine of up to 1,000,000 VND shall be imposed on one of the following acts:
a) Violations of the stipulations on business registration, registration for tax payment or making declarations to tax offices upon the expiry of the time limits prescribed in the current documents guiding the implementation of tax laws, ordinances on taxes, charges, fees and other State budget revenues.
b) Failure to make full declarations of items stipulated in the declarations for tax payment or in book-keeping documents provided to tax agencies.
1.2. A pecuniary fine of from 40,000 VND to 200,000 VND for the first breach. For the second breach, pecuniary fine of from 600,000 VND to 1,000,000 VND with regard to one of the following acts:
...
...
...
- Failure to make full inscription of details in accordance with each invoice, receipt and printed tax forms when delivering goods or providing services to clients.
1.3. A pecuniary fine of from 100,000 VND to 1,000,000 VND for the first violation and from 2,000,000 to 4,000,000 VND for the second violation; if one aggravating circumstance is involved, a fine of 6,000,000 VND may be imposed and if two aggravating circumstances are involved, a fine of up to 10,000,000 VND may be imposed on one of the following acts:
a) Failing to produce accounting books, vouchers and related documents at the request of the tax authorities;
b) Failing to submit tax declarations and book-keeping reports to tax collecting agencies within the time limit prescribed in the current documents that guide the implementation of tax legislation and law documents on State budget revenues;
c) Failing to observe or having not fully observed the accounting regulations as prescribed in the Ordinance on Accounting and Statistics.
d) Transport of goods without accompanied tax dossiers prescribed for each business subject (i.e. goods purchasing books, vouchers and other legal papers).
1.4. A pecuniary fine of from 1,000,000 VND to 10,000,000 VND for the first violation, and of up to 13,000,000 VND for second violation; if aggravating circumstances are involved, a fine of up to 20,000,000 VND may be imposed on one of the following acts:
- Deliberately not to submit tax declarations, book-keeping reports and other papers to tax collecting agencies in accordance with the provisions of law.
The circumstance in which an act is considered deliberate in this connection shall be as follows: When the time limit for submission of the above-said documents expires, the tax-collecting agencies shall send the first notice requesting the submission of these documents. After ten days from the date of sending the first notice, if the concerned establishments fail to submit the documents, the second notice shall be forwarded and if such documents are still not submitted, the tax-collecting agencies shall apply the sanctioning levels provided for in this point.
...
...
...
- Organizations and individuals buying and using invoices and receipts of various types neither issued nor permitted to use by the Ministry of Finance;
- Losing or letting other persons make use of one�s invoices to carry out illegal business activities or to evade tax.
1.5. A pecuniary fine of from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for the first violation and of up to 15,000,000 VND for the second violation; if one aggravating circumstance is involved, a fine of up to 20,000,000 VND may be imposed on one of the following acts:
- Destruction of vouchers, books or book-keeping reports related to tax calculation and tax collection when the prescribed time limit for maintenance and keeping has not expired;
- To make vouchers, books or book-keeping reports related to tax calculation and tax collection decrepit to the extent that they cannot be restored (i.e. impossible to read or make photocopy).
2. Acts of false declaration and evasion of tax
Organizations or individuals that commit acts of false declaration and evasion of taxes stipulated in the current tax laws and the Ordinance on Natural Resources Tax (amended), besides having to fully pay the taxes that have been falsely declared or evaded, shall be liable to pecuniary fines according to the number of times of committing these acts as stipulated by each tax law and by the Ordinance on Natural Resources Tax (amended).
Organizations or individuals that commit acts of false declaration and evasion of other taxes, besides having to fully pay the afore-said taxes that have been false declared or evaded shall be liable to pecuniary fines according to the number of times of making false declaration and evasion of taxes according to the levels mentioned below, the maximum fine level, however, shall not exceed 100,000,000 VND:
2.1. A pecuniary fine equal to the taxes evaded and where aggravating circumstances are involved (except for cases where acts of tax evasion have been dealt with but the violation is repeated), a pecuniary fine equal twice the amount of evaded tax shall be levied on one of the following acts:
...
...
...
b) Drawing up account books, invoices and vouchers not true to the real situations that arise;
c) Leaving out of books accounting data or making accounting not in conformity with the stipulated accounts which result in determining tax calculation basis not true to the real situations;
d) Asking for temporary cessation of business for purpose of tax reduction or exemption but in fact still going on.
Where organizations and individuals committing acts of violation stipulated in this Point 2.1, if discovered prior to the time the committing subjects have to make final settlement of taxes or make full payment of taxes in accordance with law, the levels of fine set forth in this Point 2.1 shall not apply and the levels stipulated in Clause 2, Article 2 of Decree No. 22/CP of April 17, 1996 shall be applied instead.
2.2. A pecuniary fine equating twice the evaded tax amount and where aggravating circumstances are involved (except for cases where acts of tax evasion have been dealt with but violation is repeated), a pecuniary fine that triples the evaded tax amount shall be levied on one of the following acts:
a) Goods transported without sufficient dossiers evidencing that tax has been paid for them or they have been controlled by tax agencies according to the stipulations for each business subject.
The acts of violation referred to in this point shall be considered acts of false declaration and tax evasion only if the tax agencies still have doubts after the inspection and allow the violators a time limit for travelling to collect sufficient valid dossiers evidencing that tax has been paid for the goods (for those purchased, sold or exchanged) or the goods have been controlled by tax-collecting agencies (for goods transported from one warehouse to another within the same unit) but the violators still fail to produce all the valid dossiers.
Where within the time limit set by tax agency, the violators have produced all valid dossiers, the tax offices competent to sanction may only issue sanctioning decision according to the stipulations in Point b, Item 2, Article 2 of Decree No. 22/CP of April 17, 1996.
Where goods owners fail to abide by tax agency�s handling decisions or past the time limit by one day for fresh food and five days for other goods after the issuance of the handling decisions, the goods owners still fail to come up and pay tax or fines in order to take back their goods, the tax agency shall refer the matter to financial body of the same level from district level upwards to set up a council to sell the temporarily-held goods by auction for enforcement of penalties;
...
...
...
c) Forging sale invoices, vouchers for receipt of money, tax receipts, copies of permits to transport goods and other documents relating to tax calculation.
2.3. For organizations and individuals engaged in production or/and export-import business activities, if violating regulations in Points 2.1, 2.2, Section II hereof shall, depending on violation, be subject to a pecuniary fine equal from 2 to five times to the evaded tax amount as stipulated by law.
2.4. Where the evaded tax amount is large or the tax evasion is repeated though it has been administratively sanctioned, the tax-collecting agency shall refer the dossiers to People�s Procuracies of the same level for examining penal liability according to law.
3. Acts of violating the regime of collection and payment of taxes and fines:
3.1. A pecuniary fine of from 100,000 VND to 500,000 VND for the first violation and from 500,000 VND to 800,000 VND for the second violation; if one aggravating circumstance is involved, a fine of up to 3,000,000 VND may be imposed and if two aggravating circumstances are found, a fine of up to 5,000,000 VND may be levied on one of the following acts:
- Refusing to receive tax-collecting notice, tax-collecting orders or decisions sanctioning the tax-related administrative violations, in cases where these notices are directly handed by tax agencies.
When tax-collecting officials personally hand the tax payment notices, tax-collecting orders or tax-related sanctioning decisions to tax payers or the violating organizations and/or individuals, that refuse to take them, the tax agencies shall send for a witness and make a record on the administrative violation with reasons therefor clearly stated, to serve as the ground for sanctioning.
3.2. A pecuniary fine of from 200,000 VND to 500,000 VND for the first violation and from 500,000 VND to 1,000,000 VND for the second violation; if one aggravating circumstance is involved, a fine of up to 5,000,000 VND may be imposed and if two aggravating circumstances are found, a fine of up to 10,000,000 VND may be levied on one of the following acts:
- Delay in tax or fine payment specified in tax-notice or in the tax offices� decisions to handle tax-related violations.
...
...
...
When enterprises pay taxes via their accounts at banks or other credit institutions and such accounts have a credit balance enough for tax payment, if such banks or credit institutions are late in deducting the money from the enterprises� accounts for tax payment into treasury accounts, such banks or credit institutions shall be fined for late payment according to this provision.
- Procrastination in tax or fine payment:
Shall be considered procrastination in tax or fine payment cases of late payment of taxes and fines which are more than 30 days overdue against the time limit stipulated in tax payment notices and sanctioning decisions.
3.3. Those organizations and individuals that breach the stipulations set out in Point 3.2, Section II hereof shall, besides being imposed with penalties pursuant to the stipulations in Point 3.2, Section II above, still be subject to a fine equal to 0.1% of the late payment amount.
4. Acts of breaching goods inspecting and goods sealing systems.
4.1. A pecuniary fine of from 100,000 VND to 400,000 VND for the first violation and from 500,000 VND to 1,000,000 VND for the second violation; if one aggravating circumstance is involved, a fine of up to 3,000,000 VND may be imposed and if two aggravating circumstances are found, a fine of up to 5,000,000 VND may be levied on the following act:
Not letting tax offices to inspect goods en route of transport or to inspect goods and goods and raw material warehouses in production and business places.
4.2. A pecuniary fine of from 200,000 VND to 500,000 VND for the first violation and from 600,000 VND to 1,200,000 VND for the second violation; if one aggravating circumstance is involved, a fine of up to 10,000,000 VND may be imposed on the act of breaking sealing, at one�s own will, of goods warehouses, raw material warehouses, machinery and workshops within the tax offices� sealing duration.
III. COMPETENCE AND
PROCEDURES FOR SANCTIONING TAX-RELATED ADMINISTRATIVE VIOLATIONS.
...
...
...
1.1. Tax officials on duty shall have the right to serve warning and/or impose pecuniary fine of up to 100,000 VND on acts of tax-related administrative violation in their control areas.
Heads of tax stations and heads of tax teams shall have the right to award warning and pecuniary fine of up to 200,000 VND for acts of tax-related administrative violation in their control areas.
1.2. Heads of Tax Sub-Department shall have the following rights:
- To impose warning penalties and pecuniary fines of up to 2,000,000 VND for acts of tax-related administrative violation provided in Articles 2, 4 and 5 of Government Decree No. 22/CP of April 17, 1996 on sanctioning tax-related administrative violations;
- To impose pecuniary fines equal to the evaded tax amount, for acts of false declaration and tax evasion.
- To confiscate exhibits and means used for the tax-related administrative violations, which is valued up to 10,000,000 VND.
1.3. Heads of Tax Departments shall have the following rights:
- To impose warning and pecuniary fine of up to 20,000,000 VND for acts of tax-related administrative violation provided in Articles 2, 4 and 5 of Government Decree No. 22/CP of April 17, 1996 on sanctioning tax-related administrative violations;
- To impose pecuniary fines equal five times to the evaded tax amount, for acts of false declaration and tax evasion in strict conformity with the stipulations of each current tax law and tax ordinance;
...
...
...
Tax-collecting agencies of all levels shall be the ones competent to sanction all acts of tax-related administrative violations within the scope of their power. Where the cases are deemed beyond their competence, they shall be referred to the competent levels for resolution. If the cases do not fall under the tax service�s competence for resolution, files shall be forwarded to the competent bodies for resolution accompanied by written proposals on sanctioning forms and levels.
Heads of village and ward (inter-village and inter-ward) tax teams formed by the Ministry of Finance�s Circular No. 64-TC/TCCB of October 29, 1992 shall also be competent to sanction tax-related administrative violations as heads of tax stations in accordance with the stipulations in Section 1, Article 7 of Government Decree No. 22/CP of April 17, 1996.
Where other agencies such as market management, police, border guards�, rangers and specialized State inspectorates discover acts of tax-related administrative violation in the course of performing their functions, they shall refer the cases to the tax offices of the same level for treatment.
2. Procedures for sanctioning tax-related administrative violations.
2.1. Warning is applicable to first violations stipulated in Point 1.1, Section II hereof.
Decision on warning shall be made in writing and where necessary, the competent bodies shall forward sanctioning decisions to the local administrations where violators reside or to the agencies that manage the violators.
2.2. Pecuniary fines.
- Where a pecuniary fine is 20,000 VND or under, the person competent to handle shall issue sanctioning decision on the spot and issue receipt for money collection. The sanctioning decisions must clearly state the names and surnames and addresses of violators, fine levels, places of fine payment as well as the names and surnames of issuers of sanctioning decisions, and one copy of the fine receipt must be handed to violators.
- Where a pecuniary fine is above 20,000 VND, the agency (person) competent to handle shall make a record on the administrative violation. Within 15 days from the date of making such record, the competent agency shall issue the sanctioning decision.
...
...
...
2.3. Enforcement of sanctioning decisions against tax-related administrative violations shall comply with Article 11 of Decree No. 22/CP of April 17, 1996. Additional guidance is hereby provided as follows:
- Sanctioning decisions must be forwarded to the sanctioned persons or organizations within 3 days at the latest from the date of issue of such decisions. The sanctioned organizations and individuals shall implement the sanctioning decisions within 5 days from the date of handing of such decisions.
- After 5 days from the date of receipt of sanctioning decisions, if the sanctioned organizations and individuals do not voluntarily implement such decisions, Heads of tax agencies which have issued the sanctioning decisions shall have the following rights:
+ To request banks, State Treasuries or other credit organizations to deduct money from these organizations� and individuals� accounts for the payment of taxes and fines.
Tax agencies shall send official letters attached with handling decisions to serve as the ground for banks, State Treasuries or other credit organizations to deduct money from such organizations� and individuals� accounts for payment of taxes and fines;
+ To temporarily seize goods and exhibits as a guarantee for full collection of taxes and fines. This measure shall be applicable only where without such seizure, taxes and fines shall not be collected.
All cases of temporary seizure of goods and exhibits shall be effected with written decisions of the heads of tax-collecting agencies at district (or equivalent) level(s) upwards. When implementing decisions for temporary holding of goods and exhibits, a record thereon must be made. Where sealing is necessary, it must be done immediately in the presence of goods owners or representatives of business establishments. Procedures of handing and receiving temporarily seized goods and exhibits shall be effected between tax officials, and keepers shall be liable for any fraudulent exchanges, losses or damages should they occur.
+ Inventorying of properties for auction.
Where the inventory of properties is needed, the tax agencies that have issued the sanctioning decisions shall make reports to People�s Committees of the same level and the superior tax-collecting agencies for comments. After a decision to this effect was signed by People�s Committees of the same level, tax agencies shall co-ordinate with the police forces and People�s Procuracies to conduct the inventory of the properties whose value is corresponding with the fine and tax amounts, for auction sales as prescribed by laws. Proceeds from such auction of goods and exhibits involved in the tax-related administrative violations, which are abandoned by goods owners or the owners of which are unknown shall be used in the following order: to cover expenses for investigations, verifications, transports, handling and sales of goods, etc. (if any) which must be evidenced by valid vouchers; deduction for rewards on the discovered sum of the tax evaded as stipulated and the rest shall be fully remitted into the State budget.
...
...
...
The settlement of exhibits and means used in committing administrative violations shall comply with the stipulations in Article 52 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.
A copy of decision for confiscating violation exhibits and means valued at from 5,000,000 VND upwards shall be forwarded immediately to the People�s Procuracies of the same level.
3. Complaints, denunciations and their settlement
The procedures for lodging complaints and settlement of complaints about decisions on sanctions against tax-related administrative violations; the procedures for resolution of denunciations against acts of abuse of power or other illegal acts of tax-collecting agencies and persons competent to sanction tax-related administrative violations shall comply with the stipulations in Article 13 of Decree No. 22/CP of April 17, 1996.
IV. OPENING OF ACCOUNTS AND
COLLECTION AND PAYMENT OF FINES
Tax agencies at all levels, which include the General Department of Tax, Tax Departments and Tax Sub-departments shall be entitled to open custody accounts at the State Treasuries of the same level for depositing and settlement of the evaded tax amounts and fines directly inspected and discovered by tax agencies including cases of receiving penalty transferred from market management agencies, police, border guards, rangers and specialized State inspectorates.
Customs Offices of the provinces and centrally-run cities shall be entitled to open accounts for temporary holding of money for their own branch at the provincial and municipal State Treasuries for depositing and settlement of the evaded tax amount and fines directly inspected and discovered by customs offices.
a) With regard to confiscated goods and exhibits:
When auctioning goods and exhibits confiscated, receipts for money collection issued by the Ministry of Finance must be used. The entire proceeds must be deposited in custody accounts opened at State Treasuries.
...
...
...
b) With regard to the evaded tax amounts and fines (except fines for late payment of taxes):
- With regard to fines, based on sanctioning decisions and receipts of money collection issued to sanctioned subjects, the fines shall be deposited in custody accounts at State Treasuries.
- With regard to evaded tax amounts, based on inspection reports, the competent agencies shall issue handling decisions to collect arrears of the evaded taxes and send a copy of the same to the sanctioned so as to request immediate payment of the evaded tax amounts into the custody accounts at State Treasuries.
The evaded tax amounts discovered and collected are the tax amounts discovered outside the tax calculation declaration, the final settlement reports on enterprises� quarterly and yearly business returns and outside the tax amount inscribed monthly in tax offices� books. The taxes collected from consignment trading shall not be calculated in circulation stage (except where tax arrears are collected together with fines for evasion of turnover profit taxes in the circulation stage with regard to consignment traders who have not paid turnover tax and profit tax before transport of goods).
- Where the evaded taxes and fines arise, the same shall be paid to custody accounts in such localities. Regulation and transfer of such evaded taxes and fines among localities shall be prohibited
V. COMMENDATION, REWARDS AND
HANDLING OF VIOLATIONS
After sanctioning decisions or complaint decisions take effect, deduction for rewards shall be made from the discovered sum of evaded taxes.
The levels of tax deduction for rewards shall be as follows:
- 2% (two per cent) for cases of discovery of tax evasion in the State economic sector;
...
...
...
- 30% (thirty per cent) on fines for tax-related administrative violations.
The agencies entitled to open accounts at State Treasuries to monitor the deduction for the establishment and use of funds against acts of false declarations for tax evasion shall comprise market management agency, police, border guards, rangers and specialized State inspectorates.
Those agencies entitled to make deductions for forming funds shall have to abide by the following principles:
Deductions shall be made only after handling decisions are issued by State competent agencies and no complaints are made during the period stipulated by law. Where claims are lodged, deductions for forming funds shall be made only after resolution of such complaints.
Reward funds shall be distributed as follows:
- A 30% deduction to form units� reward funds;
- A 60% deduction to form supplementary funds to cover expenses incurred in units� activities against tax evasion. Where more than one agency co-ordinate in inspection, the sponsoring agency shall be entitled to such deduction for forming funds.
- A 10% deduction to deliver to the immediate-higher agencies of the handling units to form funds against acts of false declarations for tax evasion to reward the co-ordinating units. Where there are no such immediate higher agencies, the deduction shall be kept at the units to supplement their operation expenses.
Based on the sums paid to custody accounts pursuant to advice slips by the State Treasuries and the related dossiers, tax offices and Customs Departments - owners of such custody accounts - shall make payment to cover expenses (if any) and issue decisions for deduction to form funds for units according to the prescribed percentages. Deductions to form funds shall be made according to cases that have been dealt with.
...
...
...
Where the subjects of inspection must pay the arrears of taxes, the taxes evaded and fines simultaneously, inspection units shall inscribe clearly each category to be paid in inspection reports and handling decisions to avoid confusion when making deduction to form funds.
If inspection units deliberately act against the regulation in order to make deduction for reward they shall, besides having to refund the sum deducted, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.
Where more than one agency co-ordinates in inspecting one case, the agency which sponsors the organization of inspection shall be responsible for considering payment of expenses and rewards for co-ordinating units in an open, democratic and rational manner according to the efficiency of the coordination.
Use of funds: Heads of agencies entitled to form funds shall be responsible for considering rewards for individuals directly or indirectly involved in the combat against acts of false declarations and tax evasion. The highest level of reward for individuals shall not exceed 300,000 VND/a case and 900,000 VND/month/person. In special cases, heads of units shall have the right to decide deduction higher than 900,000 VND/month/person and be liable for such decisions.
Where the reward amounts for forming units� reward fund are not large, therefore the level of reward for individuals is little, heads of units may deduct from "Supplementary funds to cover expenses incurred in units� activities against tax evasion" to reward those who make merits in combating acts of false declarations and tax evasion.
Where one case of inspection lasts several months, the number of months calculated for considering reward deduction shall be equal to the number of the inspecting months inscribed in inspection reports. Splitting of a big case into small ones for reward deduction shall be prohibited. Reward deduction must be done definitely for each case.
Rewards for officials outside the branch who co-ordinate in direct inspection shall be the same as those in the branch.
For officials indirectly engaged in inspections (those who engage in direction, synthetic and supporting activities), if proposed by inspecting units for rewards, the reward shall not exceed 150,000 VND/case and 500,000 VND/month/person. In special cases, heads of units may decide reward deduction higher than 500,000 VND/month/person.
In order to bring into full play the positive effect of rewards, heads of units shall have the right to make reward deduction and they shall be responsible for making the right decisions and liable for such decisions, including decisions on higher deductions.
...
...
...
* Supplementary funds to cover expenses incurred in units� activities against tax evasion shall be used for the following purposes:
- Covering additional expenses for the procurement of working facilities;
- Covering expenses for review of emulation campaigns;
- Supplementing expenses for propaganda.
- Rewarding co-ordinating units and officials taking an indirect part in combating acts of tax evasion in business activities;
- Covering additional expenses for rewarding where reward funds are small;
- Supplementation to localities that meet with budget difficulties in order to boost the combat against tax evasion.
* Branch�s funds shall be used for the following purposes:
- Covering additional expenses for propagation work;
...
...
...
- Covering additional rewards for emulation campaigns, review of branch� work and for co-ordinating branches that participate in combating tax evasion.
Heads of tax agencies at various levels entitled to make deduction for forming reward funds shall be responsible for considering rewards for individuals who directly or indirectly take part in combating acts of tax evasion.
Handling of tax-related administrative violations shall comply with Articles 91 and 92 of the Ordinance on Handling Administrative Violations of July 06, 1995 and Article 14 of Decree No. 22/CP of April 17, 1996. Where a wrong penalty has been imposed and the fine paid to a custody account at the Treasury, the issuer of the penalty decision shall issue a decision to abrogate the wrong penalty decision and request the State Treasury to return the sum that has been paid for the wrong penalty.
VI. ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION
1. Based on the guidance provided herein, the ministers, the heads of ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and the presidents of People� Committees of all various levels shall have to organize, guide and inspect the implementation of Decree No. 22/CP of April 17, 1996.
Thorough grasping and widespread dissemination of the basic contents of the afore-said documents shall be made to the leadership at various echelons, executives, tax-collecting officials, the various branches, production and business establishments and among population for strict implementation of Decree No. 22/CP of April 17, 1996 and this Circular.
2. The General Department of Customs shall have to organize the collection of export, import, and special consumption taxes as well as the value-added tax at import stage. The Customs Office shall be the one competent to sanction the tax-related administrative violations vis � vis acts of breaching the stipulations of export, import and special consumption taxes as well as the value-added tax at import stage.
3. This Circular shall take effect 15 days from the date of its signing and Circular No. 45-TC/TCT of August 1, 1996 is hereby abrogated.
...
...
...
THE MINISTRY OF
FINANCE
Pham Van Trong
Thông tư 128/1998/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45-TC/TCT-1996 hướng dẫn Nghị định 22/CP-1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 128/1998/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 22/09/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 128/1998/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45-TC/TCT-1996 hướng dẫn Nghị định 22/CP-1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video