BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/2000/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2000 |
Căn cứ Nghị định số 87/CP
ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ quy
định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà
nước.
Căn cứ Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ
phí thuộc ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Quyết định số 90/2000/QĐ-BTC ngày 1/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành biểu mức thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh
thuỷ sản.
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ về phân công quản lý Nhà
nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Sau khi thống nhất với Bộ Thuỷ sản; Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng lệ phí cho công tác quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản như
sau:
1. Tiền thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản là nguồn thu của ngân sách nhà nước. Đối tượng, mức thu, tổ chức thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản thực hiện theo Quyết định số 90/2000/QĐ-BTC ngày 1/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành biểu mức thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản.
2. Đơn vị tổ chức thu lệ phí quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản được sử dụng tối đa 90% số phí, lệ phí thu được để chi cho công tác quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; Số thu còn lại (10%) phải nộp ngân sách Nhà nước.
3. Đơn vị tổ chức thu phải mở tài khoản thu lệ phí tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; Định kỳ 10 ngày số lệ phí thu được về công tác quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản phải nộp vào tài khoản thu tại Kho bạc Nhà nước.
1. Sử dụng tiền thu lệ phí:
Số thu lệ phí quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản được sử dụng tại đơn vị theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các nội dung sau:
- Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động.
- Chi bảo hộ lao động.
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng; Vật tư văn phòng; Thông tin tuyên truyền liên lạc.
- Chi bồi dưỡng độc hại, làm việc ngoài giờ.
- Chi mua vật tư, dụng cụ, hoá chất, biên lai ấn chỉ.
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định và thiết bị kỹ thuật chuyên dùng có liên quan trực tiếp đến công tác thu phí.
- Chi khác có liên quan phục vụ công tác tổ chức thu và quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thuỷ sản như:
+ Chi bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ, nhân viên.
+ Chi thực nghiệm phương pháp kỹ thuật kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản.
+ Chi hoạt động đối ngoại phục vụ trực tiếp công tác quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản (mua tài liệu, tiếp chuyên gia nước ngoài vào kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản tại Việt nam, cử cán bộ đi làm việc với đối tác ngoài nước).
Các khoản chi trên đây phải được cơ quan chủ quản duyệt và chi theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
Cơ quan quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản được trích quĩ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên chức thực hiện việc thu, nộp lệ phí. Mức trích quĩ khen thưởng bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện và trong tỷ lệ phần trăm (%) đơn vị được để lại sử dụng.
2. Lập và chấp hành dự toán thu chi lệ phí.
- Trên cơ sở dự toán thu, chi lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản được cấp thẩm quyền giao; Bộ Thuỷ sản giao dự toán thu, chi lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản cho Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản đồng gửi Bộ Tài chính.
- Căn cứ dự toán thu, chi lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản được thông báo; Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản giao dự toán thu chi lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản cho các Chi nhánh kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản khu vực đồng gửi Kho bạc Nhà nước và Cơ quan thuế sở tại.
- Trên cơ sở dự toán thu chi cả năm được giao, các Chi nhánh kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản khu vực lập dự toán thu, chi lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản theo quí, có chi tiết theo các mục thu chi của mục lục ngân sách nhà nước gửi Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch. Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản tổng hợp dự toán thu chi ngân sách quí, gửi Bộ Thuỷ sản và Bộ Tài chính trước ngày 10 của tháng cuối quí trước.
Trên cơ sở số thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản gửi Kho bạc Nhà nước và dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị và các hồ sơ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo qui định hiện hành, Kho bạc Nhà nước kiểm tra cấp tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị theo quy định tại Thông tư số 40/1998/TT-BTC ngày 31/3/1998 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước" và các quy định tại Thông tư này.
Hàng tháng đơn vị thu phí phải nộp số tiền (10%) thu lệ phí vào ngân sách nhà nước theo dự toán được giao.
3. Điều hoà lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản.
Trường hợp số thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản của đơn vị thu thấp hơn số chi, để bảo đảm hoạt động thường xuyên thì Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản được điều hoà từ đơn vị có số thu cao sang đơn vị có số thu thấp (bao gồm cả Văn phòng Trung tâm) trong phạm vi 90% toàn bộ số thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản, như sau:
Căn cứ vào số thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản gửi tại Kho bạc Nhà nước định kỳ cuối tháng, cuối quí; Sau khi trừ đi dự toán chi được cấp có thẩm quyền duyệt, số còn lại đơn vị nộp vào tài khoản của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản để điều hoà cho các đơn vị trực thuộc có số thu thấp hơn số chi theo dự toán chi được duyệt.
Các đơn vị thu lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản chi theo dự toán được duyệt, trong năm nếu giảm thu thì sẽ giảm chi tương ứng. Trường hợp thu vượt dự toán được giao, đề nghị Bộ Thuỷ sản lập dự toán gửi Bộ Tài chính xem xét bổ sung nhưng đảm bảo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tỷ lệ chi (90%) được để lại theo qui định hiện hành của Nhà nước.
4. Quyết toán thu chi lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản.
Cuối quí, cuối năm đơn vị tổ chức thu lệ phí có trách nhiệm quyết toán toàn bộ số thu chi lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản theo qui định tại Quyết định số: 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và những qui định của Thông tư này.
Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm duyệt quyết toán cho Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản và tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính có trách nhiệm xét duyệt và thông báo duyệt quyết toán lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản cùng với quyết toán năm cho Bộ Thuỷ sản.
Trường hợp số lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản được để lại chi, nếu cuối năm sử dụng không hết thì đơn vị phải nộp tiếp vào NSNN.
5. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra định kỳ (hoặc đột xuất) các đơn vị tổ chức thu để đảm bảo việc thu đúng chế độ, chi tiêu đúng mục đích, có hiệu quả và xử lý kịp thời các sai phạm (nếu có).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2000 thay thế nội dung chi qui định tại Thông tư số 13TT/LB ngày 12/2/1996 của Liên Bộ Tài chính- Thuỷ sản qui định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về công tác quản lý chất lượng và vệ sinh thuỷ sản.
2. Các hoạt động dịch vụ khác của Trung tâm và Chi nhánh kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản thực hiện theo các qui định tài chính hiện hành của Nhà nước về đơn vị sự nghiệp có thu.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết cho phù hợp.
|
Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 116/2000/TT-BTC |
Hanoi, December 19, 2000 |
CIRCULAR
GUIDING THE REGIME OF MANAGEMENT AND USE OF
FEES FOR AQUATIC PRODUCT QUALITY, SAFETY AND HYGIENE CONTROL
Pursuant to the Government’s Decrees No.
87/CP of December 19, 1996 and No. 51/1998/ND-CP of July 18, 1998 detailing the
division of responsibility for management, elaboration, execution and
settlement of the State budget;
Pursuant to the Government’s Decree No. 04/1999/ND-CP of January 30, 1999 on
charges and fees belonging to the State Budget;
Pursuant to Decision No.
90/2000/QD-BTC of June 1, 2000 of the Minister of Finance, promulgating the
levels of fees to be collected for aquatic product quality, safety and hygiene
control;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/CP of December 8, 1995 on the
assignment of State management over goods and product quality;
After consulting with the Ministry of
Aquatic Resources; the Ministry of Finance hereby provides the following
guidance on the regime of management and use of fees for aquatic product
quality, safety and hygiene control:
I.
GENERAL PROVISIONS:
1. Fees for aquatic product quality, safety and hygiene control constitute a source of State budget revenues. The payers, levels and collection of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control shall comply with Decision No. 90/2000/QD-BTC of June 1, 2000 of the Minister of Finance promulgating the Table of fee rates for aquatic product quality, safety and hygiene control.
2. Units organizing the collection of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control may use at most 90% of the collected fee amounts to cover expenses for the work of aquatic product quality, safety and hygiene management according to the estimates already approved by competent bodies under current financial revenue-expenditure regimes; the remainder (10%) must be remitted into the State Budget.
3. The collecting units shall have to open fee-collecting accounts at the State Treasuries where their transactions are carried out. Once every 10 days, the collected amounts of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control must be remitted into such collecting-accounts opened at the State Treasuries.
II.
SPECIFIC PROVISIONS:
...
...
...
The collected amounts of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control shall be used by units according to the estimates already approved by the competent authorities to cover their expenses, including the following:
- Payment of wages, remuneration and allowances to laborers;
- Expenses for labor safety;
- Expenses for public services, office supplies, propaganda and communication;
- Expenses for hazardous and overtime work allowances,
- Expenses for purchase of materials, tools, chemicals, vouchers and seals,
- Expenses for procurement and repair of fixed assets and specialized technical equipment directly relating to fee collection activities;
- Other expenses in service of fee collection organization and aquatic product quality, safety and hygiene management, such as:
+ Expenses for organizing refresher courses for officials and employees;
...
...
...
+ Expenses for public relation activities in direct service of the work of aquatic product quality, safety and hygiene management (purchase of documents, reception of foreign specialists coming to Vietnam for aquatic product quality, safety and hygiene inspection, sending of officials to work with foreign partners).
All the above-mentioned expenses must be approved by the managing agencies and shall be made according to current financial spending norms and regime.
The agencies managing aquatic product quality and hygiene shall be entitled to deduct funds for rewards to their officials and employees directly engaged in fee collection and remittance. The annual average per-head fund deduction level shall not exceed 3 months� paid wages, and be included in the percentage (%) left for use by units.
2. The elaboration and execution of fee collection-spending estimates
- On the basis of the collection-spending estimates of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control assigned by competent authorities, the Ministry of Aquatic Resources shall assign the collection-spending estimates of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control to the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center, and at the same time, send them to the Ministry of Finance.
- Basing itself on the notified collection-spending estimates of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control, the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center shall assign the collection-spending estimates of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control to its regional branches, and at the same time, send them to the State Treasuries and tax offices of such localities.
- On the basis of the assigned collection-spending estimates for the whole year, the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center’s branches shall work out the detailed quarterly collection-spending estimates of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control according to revenue and expenditure items of the State Budget Contents, and send them to the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center and the State Treasuries, where their transactions are carried out. The Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center shall sum up and incorporate them in the quarterly collection-spending estimates, then send them to the Ministry of Aquatic Resources and the Ministry of Finance before the 10th of the last month of previous quarter.
On the basis of the collected amounts of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control deposited at the State Treasuries, the spending estimates already approved by the competent authorities, the spending-approval orders of the heads of the units, and lawful and valid dossiers and vouchers according to the current regulations, the State Treasuries shall make advances or payment to units according to the provisions in Circular No. 40/1998/TT-BTC of March 31, 1998 of the Ministry of Finance guiding the regime of management, allocation and payment of State budget expenditures via State Treasuries" and in this Circular.
Monthly, the fee-collecting units shall have to remit 10% of the collected fee amounts into the State budget according to the assigned estimates.
...
...
...
In cases where the collected amounts of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control of collecting units are smaller than the expenditures, in order to ensure regular operations, the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center may regulate fees from units with high collected amounts to units with low collected amounts (including the Center’s Office), within the limit of 90% of the total collected amounts of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control, as follows:
Basing themselves on the collected amounts of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control deposited at the State Treasuries at the end of each year and each quarter, after subtracting the spending estimates already approved by the competent authorities, the units shall remit the remainder into account of the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center for the latter to make apportion to its attached units with fee revenues being lower than the approved fee spending estimates.
Units collecting the fees for aquatic product quality, safety and hygiene control shall effect their spending according the approved estimates, if in a year their revenues decrease, their expenditures shall be reduced correspondingly. For cases where the revenues exceed the assigned estimates, the Ministry of Aquatic Resources is requested to make draft estimates and send them to the Ministry of Finance for consideration and supplementation, but must ensure the principle that the total expenditures shall not exceed the expenditure percentage (90%) left to units, according to the State’s current regulations.
4. Final settlement of collection-spending of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control
At the end of each quarter and each year, the fee-collecting units shall have to make final settlement of the entire collected and spent amounts of fees for aquatic product quality, safety and control according to the provisions in Decision No. 999/TC/QD/CDKT of November 2, 1996 of the Ministry of Finance promulgating the system of administrative and public-service accounting regimes and in this Circular.
The Ministry of Aquatic Resources shall have to approve the final settlement of the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center, sum up and incorporate it in the final settlement report to be sent to the Ministry of Finance.
The Ministry of Finance shall have to approve and announce the approval of the final settlement of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control, together with annual final settlement of the Ministry of Aquatic Resources.
For cases where the amounts of fees for aquatic product quality, safety and hygiene control left for use by units are not used up by the year-end, units must remit them into the State budget.
5. The Ministry of Aquatic Resources shall have to coordinate with the Ministry of Finance in organizing regular (or irregular) inspections of the collecting units in order to ensure that the collection is carried out in strict compliance with regimes, the spending is made for right purposes and with high efficiency, and to promptly handle violations (if any).
...
...
...
1. This Circular takes effect as from June 15, 2000, and replaces the spending contents prescribed in Joint-Circular No. 13/TT-LB of February 12, 1996 of the Ministry of Finance and the Ministry of Aquatic Resources stipulating the regimes of collection, remittance and use management of charges and fees for aquatic product quality, safety and hygiene control.
2. Other service activities of the Aquatic Product Quality and Hygiene Inspection Center and its branches shall comply with the State’s current financial regulations for public-service units with revenues.
In the course of implementation, if any troubles arise, units are requested to report them to the Ministry of Finance for study and proper settlement.
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Nguyen Thi Kim
Ngan
Thông tư 116/2000/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản do Bộ tài chính ban hành
Số hiệu: | 116/2000/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/12/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 116/2000/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng lệ phí về quản lý chất lượng, an toàn và vệ sinh thuỷ sản do Bộ tài chính ban hành
Chưa có Video