BỘ TÀI CHÍNH*******Số: 111/2005/TT-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
Căn cứ Luật thuế
giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế gía trị gia tăng số 07/2003/QH11 ngày 17 tháng 6
năm 2003 và các văn bản hướng dẫn;
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 09/2003/QH11 ngày 17 tháng 6
năm 2003 và các văn bản hướng dẫn;
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 và các
văn bản hướng dẫn;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như sau
Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm:
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm (bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam);
- Tổ chức, cá nhân làm đại lý bảo hiểm thoả mãn các điều kiện theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
II. Về thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Các dịch vụ bảo hiểm và các hàng hoá, dịch vụ khác dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (trừ các dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT quy định tại điểm 2 Thông tư này) là đối tượng chịu thuế GTGT, bao gồm:
- Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ quy định tại điểm 2 dưới đây);
- Dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
- Hàng hoá, dịch vụ khác thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
2. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Các dịch vụ bảo hiểm sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
- Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh và các dịch vụ bảo hiểm con người như bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên, bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện), bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm tai nạn lái - phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm cho người đình sản, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm sinh mạng cá nhân và các bảo hiểm khác liên quan đến con người;
- Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác;
- Các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp;
- Các dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho phương tiện vận tải quốc tế, như bảo hiểm thân tàu hoặc thân máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu hoặc trách nhiệm dân sự chung đối với máy bay.
Phương tiện vận tải quốc tế là phương tiện có doanh thu về vận tải quốc tế đạt trên 50% tổng doanh thu về vận tải của phương tiện đó trong năm; đối với phương tiện vận tải quốc tế là máy bay thì phải có số giờ bay quốc tế đạt trên 50% tổng số giờ bay của máy bay đó trong năm.
- Bảo hiểm các công trình, thiết bị dầu khí (kể cả tàu chứa dầu mang quốc tịch nước ngoài) do nhà thầu dầu khí hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thuê để hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (kể cả vùng biển chồng lấn mà Việt Nam và các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện đã thoả thuận đặt dưới chế độ khai thác chung);
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không của hàng hoá xuất khẩu, dầu thô bán cho nước ngoài;
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài;
Đối tượng nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Thông tư này là các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, và các tổ chức bảo hiểm khác (gọi chung là doanh nghiệp bảo hiểm) tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT quy định tại điểm 1 Mục II của Thông tư này.
Giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ, hàng hoá khác do các doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng được xác định như sau:
4.1. Đối với dịch vụ bảo hiểm là phí bảo hiểm gốc chưa có thuế GTGT (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá dịch vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp ngân sách nhà nước).
- Trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù để thu phí bảo hiểm ghi giá thanh toán phí bảo hiểm bao gồm cả thuế GTGT thì phí bảo hiểm chưa có thuế GTGT được xác định như sau:
Phí bảo hiểm chưa có thuế GTGT (giá chưa có thuế GTGT)
|
= |
Phí bảo hiểm (giá thanh toán) --------------------------------------------------- 1 + Thuế suất (10%) |
- Trường hợp các hợp đồng bảo hiểm, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm có thoả thuận thu phí từng kỳ thì giá tính thuế GTGT là số tiền phí bảo hiểm trả từng kỳ; nếu thoả thuận trả trước một lần thì giá tính thuế là số tiền phí bảo hiểm trả trước một lần chưa có thuế GTGT.
- Đối với trường hợp đồng bảo hiểm mà trong hợp đồng xác định rõ tỷ lệ đồng bảo hiểm thì giá tính thuế là phí bảo hiểm gốc chưa có thuế GTGT phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm cho từng doanh nghiệp đồng bảo hiểm.
Trường hợp đồng bảo hiểm mà trong hợp đồng chỉ có một doanh nghiệp đứng tên (leading) chịu trách nhiệm thu phí thì giá tính thuế là phí bảo hiểm gốc của toàn bộ giá trị hợp đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.
4.2. Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT
4.3. Đối với hàng hoá, dịch vụ khác thuộc diện chịu thuế GTGT, giá tính thuế thực hiện theo Thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 158/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT.
5.1. Thuế suất 0% được áp dụng đối với dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất gồm dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%.
5.2. Thuế suất 10% được áp dụng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm (kể cả môi giới bảo hiểm) bao gồm: dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn và các dịch vụ khác thuộc hoạt động kinh doanh bảo hiểm (trừ dịch vụ bảo hiểm không chịu thuế GTGT quy định tại điểm 2 và dịch vụ bảo hiểm thuộc diện chịu thuế suất 0% quy định tại tiết 5.1, điểm 5, Mục II, Thông tư này).
5.3. Đối với các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm nêu trên, áp dụng thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể nêu tại mục II, phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.
6.1. Các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục III, Phần B, Thông tư số 120/2003/TT-BTC, cụ thể:
Số thuế GTGT phải nộp |
= |
Thuế GTGT đầu ra |
- |
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
Trong đó:
a/ Thuế GTGT đầu ra bằng (=) doanh thu dịch vụ, hàng hoá bán ra chịu thuế GTGT nhân với (x) thuế suất tương ứng.
Doanh thu về dịch vụ, hàng hoá bán ra chịu thuế GTGT bao gồm: doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm và doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hoá khác (ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm) thuộc diện chịu thuế. Trong đó, doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm có:
- Phí bảo hiểm gốc của các dịch vụ bảo hiểm thuộc diện chịu thuế GTGT;
- Doanh thu về đại lý giám định (không kể phí giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một tổng công ty, công ty), đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% và doanh thu khác của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế GTGT là thời điểm hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hoặc có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, kể cả trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có thoả thuận cho bên mua bảo hiểm được nợ phí bảo hiểm; hoặc thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm xuất hoá đơn bán hàng.
b/ Các khoản thu về dịch vụ, hàng hoá bán ra đã tính thuế GTGT ở khâu bảo hiểm gốc thì không phải tính thuế GTGT theo quy định tại Thông tư này bao gồm:
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu về bồi thường khác (nếu có).
Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về nhượng tái bảo hiểm.
- Phí nhận tái bảo hiểm và các khoản thu khác về nhận tái bảo hiểm (bao gồm phí nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam).
- Thu đòi người thứ ba.
c/ Doanh nghiệp Bảo hiểm được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu thuế GTGT thể hiện trên hoá đơn GTGT mua vào theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục III, Phần B, Thông tư số 120/2003/TT-BTC.
d/ Khấu trừ thuế đầu vào đối với một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
- Đối với trường hợp đồng bảo hiểm mà trong hợp đồng chỉ có một doanh nghiệp đứng tên (leading) chịu trách nhiệm về việc thu phí, giải quyết bồi thường và chi trả các khoản phí liên quan đến hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp đứng tên được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào ghi trên hoá đơn GTGT đối với các khoản chi bồi thường, hoa hồng bảo hiểm và các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đứng tên chi hộ cho các đơn vị đồng bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào đồng thời dùng cho kinh doanh dịch vụ, hàng hoá chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho kinh doanh dịch vụ, hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT. Trường hợp không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh thu của dịch vụ, hàng hoá chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; trong đó: doanh thu chịu thuế GTGT và tổng doanh thu thực hiện trong kỳ bao gồm cả các khoản doanh thu đã tính thuế GTGT ở khâu bảo hiểm gốc nêu tại tiết b, khoản 6.1, điểm 6, Mục II Thông tư này.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được tính khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm không có hoá đơn GTGT.
6.2. Điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Doanh nghiệp bảo hiểm phải điều chỉnh giảm hoặc hoàn lại số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ đối với các trường hợp tài sản cố định, vật tư, hàng hoá mua vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT đã được khấu trừ thuế đầu vào nay chuyển sang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho mục đích khác (kể cả trường hợp dùng tài sản cố định, vật tư, hàng hoá để thế chấp nhưng bị xử lý bán để thu hồi nợ cho các tổ chức tài chính, tín dụng). Số thuế GTGT điều chỉnh hoặc hoàn lại được tính trên giá trị còn lại (chưa có thuế GTGT) của tài sản cố định; đối với vật tư, hàng hóa, số thuế GTGT phải điều chỉnh hoặc hoàn lại là toàn bộ số thuế đã kê khai khấu trừ khi mua sắm.
7. Hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ
7.1. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn tại mục IV Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC.
7.2. Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:
7.2.1. Đối với các loại dịch vụ không phải tính thuế GTGT nêu tại tiết b, khoản 6.1, điểm 6, Mục II Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm không sử dụng hóa đơn GTGT cho mỗi lần tái bảo hiểm mà phải thực hiện chế độ chứng từ thanh toán nhận và nhượng tái bảo hiểm theo quy định tại Quyết định số 1296 TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 của Bộ Tài chính. Giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các chứng từ nêu trên. Chứng từ thanh toán nhận, nhượng tái bảo hiểm này là căn cứ để bên mua hạch toán chi phí.
7.2.2. Đối với trường hợp đồng bảo hiểm mà trong hợp đồng xác định rõ tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm:
- Khi thu phí bảo hiểm, từng đơn vị đồng bảo hiểm cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng theo phần phí bảo hiểm gốc có thuế GTGT tương ứng với tỷ lệ đồng bảo hiểm và thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
- Khi mua hàng hoá, dịch vụ để bồi thường hoặc thanh toán các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, hoá đơn GTGT mang tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị nào thì đơn vị đó thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí theo quy định.
7.2.3. Đối với trường hợp đồng bảo hiểm mà trong hợp đồng chỉ có một doanh nghiệp đứng tên (leading) chịu trách nhiệm về việc thu phí và giải quyết bồi thường, chi trả các khoản phí khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm:
- Khi thu phí bảo hiểm, doanh nghiệp đứng tên xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng, thực hiện kê khai tính thuế GTGT trên toàn bộ giá trị hợp đồng theo quy định. Khi doanh nghiệp đứng tên phân bổ tiền phí bảo hiểm (không bao gồm thuế GTGT) theo tỷ lệ đồng bảo hiểm cho các đơn vị đồng bảo hiểm thì các đơn vị này xuất hoá đơn GTGT cho doanh nghiệp đứng tên; trong đó ghi rõ hoá đơn đồng bảo hiểm theo hợp đồng số, ngày, tháng, năm, dòng thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Hoá đơn này là căn cứ để các doanh nghiệp đồng bảo hiểm hạch toán doanh thu theo quy định.
- Khi chi hộ các khoản chi phí phát sinh trong hợp đồng đồng bảo hiểm như chi bồi thường, hoa hồng bảo hiểm và các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng, doanh nghiệp đứng tên thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi này. Khi phân bổ chi phí cho từng đơn vị đồng bảo hiểm theo tỷ lệ đồng bảo hiểm, doanh nghiệp đứng tên cấp hoá đơn GTGT cho các đơn vị này; trên hoá đơn ghi rõ chi bồi thường và các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng đồng bảo hiểm (số, ngày, tháng, năm của hợp đồng) do doanh nghiệp đứng tên thực hiện, dòng thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Hoá đơn này là căn cứ để các đơn vị đồng bảo hiểm hạch toán chi phí theo quy định.
7.2.4. Đối với trường hợp thu hộ, chi hộ cho doanh nghiệp bảo hiểm khác:
- Khi thu hộ tiền phí bảo hiểm, doanh nghiệp thu hộ có trách nhiệm lập hoá đơn GTGT giao cho khách hàng, trên hoá đơn ghi rõ thu hộ Công ty bảo hiểm (tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty) theo Hợp đồng bảo hiểm (số, ngày, tháng, năm của hợp đồng). Doanh nghiệp thu hộ không hạch toán doanh thu của mình mà hạch toán doanh thu thu hộ và kê khai, nộp thuế GTGT đối với phần doanh thu này. Đối với doanh nghiệp nhờ thu hộ, khi nhận tiền từ doanh nghiệp thu hộ thì lập hoá đơn GTGT giao cho doanh nghiệp thu hộ, trên hoá đơn ghi rõ nhận tiền phí bảo hiểm do Công ty bảo hiểm (tên, địa chỉ, mã số thuế của công ty) thu hộ theo hợp đồng bảo hiểm (số, ngày, tháng, năm của hợp đồng); số thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bằng đúng số thuế GTGT mà doanh nghiệp thu hộ đã thu của khách hàng. Hoá đơn này làm căn cứ để doanh nghiệp thu hộ khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi tính thuế GTGT phải nộp, đồng thời là căn cứ để doanh nghiệp nhờ thu hộ hạch toán doanh thu, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
- Khi chi hộ tiền mua hàng hoá, dịch vụ để bồi thường cho khách hàng, doanh nghiệp chi hộ yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hoá, dịch vụ xuất hoá đơn bán hàng theo tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp nhờ chi hộ; hoá đơn này được chuyển cho doanh nghiệp nhờ chi hộ để đơn vị này thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào (nếu có) và hạch toán chi phí theo quy định.
- Khi thu hộ tiền phí bảo hiểm, đơn vị thu hộ thực hiện cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng và kê khai, nộp thuế GTGT đối với phần doanh thu thu hộ, đồng thời thông báo thu hộ cho đơn vị nhờ thu hộ. Căn cứ vào thông báo thu hộ, đơn vị nhờ thu hộ hạch toán doanh thu (không có thuế GTGT), không phải phát hành hoá đơn và không kê khai, nộp thuế đối với phần doanh thu nhờ thu hộ.
Trường hợp đơn vị nhờ thu hộ không yêu cầu đơn vị thu hộ cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng thì khi thu hộ, đơn vị thu hộ chỉ hạch toán thu hộ và không kê khai, nộp thuế GTGT đối với phần doanh thu thu hộ. Căn cứ vào thông báo thu hộ, đơn vị nhờ thu hộ cấp hoá đơn GTGT cho khách hàng, thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần doanh thu nhờ thu hộ.
- Khi chi hộ, hoá đơn GTGT mang tên, mã số của đơn vị nào thì đơn vị đó thực hiện kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đồng thời thông báo chi hộ cho đơn vị nhờ chi hộ để đơn vị này hạch toán chi phí.
7.2.6. Đối với trường hợp hoàn trả phí, giảm phí bảo hiểm:
Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là tổ chức kinh doanh, khi hoàn trả phí bảo hiểm (một phần hoặc toàn bộ), doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ số tiền phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm hoàn trả, tiền thuế GTGT, lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Hoá đơn này là căn cứ để doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm điều chỉnh doanh thu mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai hoặc đã khấu trừ.
Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm là đối tượng không có hoá đơn GTGT, khi hoàn trả tiền phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số tiền phí bảo hiểm được hoàn trả (không bao gồm thuế GTGT), số tiền thuế GTGT theo hoá đơn thu phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp khi thu phí bảo hiểm (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do hoàn trả phí bảo hiểm. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn thu phí bảo hiểm để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh thu, thuế GTGT của doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm không cung cấp được hoá đơn thu phí bảo hiểm thì số tiền phí hoàn trả khách hàng ghi trong biên bản hoặc văn bản thoả thuận để thực hiện hoàn trả là số tiền phí bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Phần C, Thông tư số 120/2003/TT-BTC và Thông tư 84/2004/TT-BTC ngày 18/8/2004 sửa đổi bổ sung Thông tư số 120/2003/TT-BTC.
Đại lý bảo hiểm hưởng hoa hồng không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng đại lý được hưởng.
III. Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
1.1. Căn cứ tính thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định bằng thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế nhân với (x) thuế suất.
1.1.1.Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm: thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính (kể cả thu nhập từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài) và thu nhập chịu thuế khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế |
= |
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế |
_ |
Chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế |
+ |
Thu nhập chịu thuế khác |
1.1.1.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế: là toàn bộ số tiền thu được do cung ứng dịch vụ bảo hiểm và hàng hoá, dịch vụ khác, kể cả phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng chưa có thuế GTGT, bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm: là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm, giảm phí bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm, giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thoả thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ.
Trường hợp có thực hiện các nghiệp vụ thu hộ giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa đơn vị hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế không bao gồm phần doanh thu thu hộ.
b) Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính theo quy định tại Mục 3, Chương II Nghị định 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; thu lãi trên số tiền ký quỹ; thu cho thuê tài sản; hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán; và thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:
a) Thời điểm xác định doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm: là thời điểm bắt đầu phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm hoặc thời điểm xuất hoá đơn; đối với các khoản thu còn lại, là thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh có bằng chứng chấp thuận thanh toán của các bên, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền hoặc thời điểm xuất hoá đơn.
b) Thời điểm xác định doanh thu hoạt động tài chính: là thời điểm xác định số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính.
1.1.1.3. Chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ:
Chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp bảo hiểm được xác định như sau:
a) Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:
(1) Chi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm (chi bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ), hợp đồng tái bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi như: thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100%.
(2) Phí nhượng tái bảo hiểm;
(3) Chi trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài chính;
(4) Chi hoa hồng bảo hiểm, hoa hồng nhận tái bảo hiểm theo quy định tại điểm 5 Mục II và điểm 2, Mục IV của Thông tư số 98/2004/TT-BTC ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
(5) Chi giám định tổn thất theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm;
(6) Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
(7) Chi xử lý hàng tổn thất đã được giải quyết bồi thường 100%;
(8) Chi quản lý đại lý bảo hiểm như chi đào tạo, tuyển dụng đại lý; chi khen thưởng đại lý và các khoản chi phí khác theo thoả thuận tại hợp đồng đại lý.
(9) Chi đề phòng, hạn chế tổn thất, mức chi không quá 2% số phí bảo hiểm thực tế thu trong năm tài chính để chi cho các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định tại Khoản 2, Điều 25 Nghị định 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
(10) Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm bao gồm các khoản chi cho công tác thu thập thông tin, điều tra, thẩm định về đối tượng bảo hiểm;
(11) Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Mức trích khấu hao tài sản cố định để tính vào chi phí hợp lý thực theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
(12) Chi phí vật tư, dụng cụ;
(13) Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền ăn giữa ca:
Chi phí tiền lương của công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và được xác định như sau:
- Đối với công ty bảo hiểm là doanh nghiệp Nhà nước: Chí phí tiền lương phải trả cho người lao động được xác định căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hướng dẫn về chế độ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ Luật lao động.
- Đối với các công ty khác: Chi phí tiền lương phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.
Hàng năm, công ty phải đăng ký tổng quỹ lương với cơ quan thuế.
Chi phí tiền ăn giữa ca do giám đốc công ty quyết định phù hợp với hiệu quả kinh doanh, nhưng phải đảm bảo mức chi hàng tháng cho mỗi người lao động không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước.
(14) Chi phí trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ quy định;
(15) Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ (trừ phần kinh phí do Nhà nước hoặc cơ quan quản lý cấp trên hỗ trợ); chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà sáng kiến này mang lại hiệu quả kinh doanh; chi đào tạo lao động theo chế độ quy định; chi cho y tế trong nội bộ doanh nghiệp; chi hỗ trợ cho các trường học được Nhà nước cho phép thành lập;
(16) Chi phí dịch vụ mua ngoài như phí bưu điện, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thuê sửa chữa tài sản cố định; phí trả cho tổ chức giám sát, kiểm toán; chi phí tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng kinh tế; chi phí thuê chuyên gia tính toán được chỉ định và chi phí mua ngoài khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh; tiền mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người;
(17) Chi trang phục giao dịch, mức chi không quá 500.000 đồng/người/năm;
(18) Công tác phí, bao gồm chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú; phụ cấp tàu xe nghỉ phép theo quy định của Bộ Luật lao động;
(19) Trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; chi hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp; chi đóng góp vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định;
(20) Trích dự phòng công nợ khó đòi, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
(21) Chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; Chi cho lao động nữ theo quy định tại Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính;
(22) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới (trừ chi hoa hồng môi giới bảo hiểm), chi phí hội nghị và các loại chi phí khác theo số thực chi nhưng không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý từ khoản (1) đến khoản (21) của tiết này.
(23) Các khoản thuế (trừ thuế thu nhập doanh nghiêp), phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp theo quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ bao gồm: thuế xuất khẩu; thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu không đủ điều kiện được khấu trừ và hoàn thuế theo quy định, thuế GTGT đầu vào quá thời hạn được kê khai, khấu trừ theo quy định; thuế môn bài; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà, đất; tiền thuê đất; các khoản phí, lệ phí mà doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
b) Chi phí hoạt động tài chính:
(1) Chi phí cho hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
(2) Lãi trả cho chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
(3) Chi phí cho thuê tài sản;
(4) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
(5) Trích dự phòng giảm giá chứng khoán;
(6) Chi khác của hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật;
1.1.1.4. Không được hạch toán vào chi phí hợp lý các khoản sau:
(1) Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ trợ cấp hoặc bên gây thiệt hại, cơ quan bảo hiểm đền bù;
(2) Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá hạn và các vi phạm khác;
(3) Các khoản chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng;
(4) Các khoản trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất;
(5) Chi ủng hộ đoàn thể, xã hội, cơ quan khác, chi từ thiện, trừ chi hỗ trợ cho các trường học được Nhà nước cho phép thành lập;
(6) Chi đầu tư xây dựng cơ bản;
(7) Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ;
(8) Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định hoặc chứng từ không hợp pháp.
1.1.1.5. Thu nhập chịu thuế khác, bao gồm:
(1) Thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất;
(2) Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí liên quan đến chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
(3) Thu các khoản nợ khó đòi đã xoá sổ kế toán nay thu hồi được;
(4) Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
(5) Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ tiền bị phạt vi phạm hợp đồng kinh tế;
(6) Thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết (trừ thu hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán);
(7) Thu nhập nhận được từ hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư ở nước ngoài.
Việc xác định thu nhập chịu thuế đối với các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư ở nước ngoài căn cứ vào Hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.
Đối với khoản thu nhập nhận được từ hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư tại nước ngoài mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký Hiệp định quốc tế về tránh đánh thuế hai lần thì thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài. Sau khi đã xác định số thuế TNDN phải nộp theo Luật thuế TNDN thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài để nộp vào ngân sách Nhà nước. Số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ không vượt quá số thuế TNDN phải nộp theo Luật thuế TNDN.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm không bao gồm phần lợi tức được chia đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ở khâu trước và lãi trái phiếu thu được từ các loại trái phiếu thuộc diện miễn thuế theo quy định của pháp luật.
(8) Các khoản thu nhập khác.
1.1.1.6. Kỳ tính thuế và thời gian chuyển lỗ:
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Doanh nghiệp bảo hiểm sau khi quyết toán mà bị lỗ thì được chuyển lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Doanh nghiệp bảo hiểm khi phát sinh lỗ phải đăng ký kế hoạch chuyển lỗ với cơ quan thuế.
1.1.2. Thuế suất:
Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm là 28%.
Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 01/01/2004 đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 25% thì tiếp tục được áp dụng mức thuế suất 25% đến hết thời hạn của Giấy phép đầu tư. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đang áp dụng thuế suất 32% thì kể từ 01/01/2004 chuyển sang áp dụng thuế suất 28%.
Doanh nghiệp bảo hiểm có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất thì thực hiện nộp thuế TNDN đối với phần thu nhập này theo quy định tại Phần C Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN.
1.2. Miễn, giảm thuế
Doanh nghiệp bảo hiểm đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP thì thực hiện miễn, giảm thuế TNDN theo quy định tại Phần E Thông tư số 128/2003/TT-BTC và các điểm 5, 6, 7 Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 01/9/2004 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 128/2003/TT-BTC .
1.3. Đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN theo quy định tại Phần D Thông tư số 128/2003/TT-BTC.
2. Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện nộp thuế TNDN theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC và Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 01/9/2004 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 128/2003/TT-BTC .
- Đại lý bảo hiểm là tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp: thực hiện nộp thuế TNDN theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC và Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 01/9/2004 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 128/2003/TT-BTC.
- Đại lý bảo hiểm là tổ chức khác (trừ tổ chức đại lý bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp), cá nhân: thực hiện nộp thuế thu nhập theo mức ấn định 5% trên hoa hồng đại lý mà tổ chức, cá nhân được hưởng (bao gồm cả các khoản nhận chi hỗ trợ bằng tiền từ bên giao đại lý). Cơ sở giao đại lý có trách nhiệm khấu trừ số thuế TNDN trước khi trả hoa hồng đại lý cho tổ chức, cá nhân nhận đại lý và nộp vào Ngân sách nhà nước.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài có quy định khác với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định đó.
Các nội dung khác không được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tương ứng tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn trái với Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 111/2005/TT-BTC |
Hanoi, December 13, 2005 |
GUIDING VALUE ADDED TAX AND ENTERPRISE INCOME TAX FOR INSURANCE BUSINESS
Pursuant to Value Added Tax
(VAT) Law No. 02/1997/QH9 of May 10, 1997 and Law No. 07/2003/QH11 of June 17,
2003, amending and supplementing a number of articles of the VAT Law, and their
guiding documents;
Pursuant to Enterprise Income Tax (EIT) Law No. 09/2003/QH11 of June 17, 2003
and its guiding documents;
Pursuant to Insurance Business Law No. 24/2000/QH10 of December 9, 2000 and its
guiding documents;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining
the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance
Ministry;
The Finance Ministry hereby provides guidance on VAT and EIT for insurance
business as follows:
Subjects of regulation are organizations and individuals engaged in insurance business and governed by the VAT Law, the EIT Law and the Ordinance on Income Tax on High-Income Earners under the guidance in this Circular, including:
- Insurance enterprises, insurance brokerage enterprises, reinsurance enterprises operating under the Insurance Business Law (including both domestic and foreign-invested enterprises licensed to operate in Vietnam);
- Organizations and individuals operating as insurance agents that meet the conditions stipulated in the Insurance Business Law.
...
...
...
Insurance services and other goods and services used for production, business and/or consumption in Vietnam (except for services not liable to VAT specified at Point 2 of this Circular) shall all be liable to VAT, including:
- Non-life insurance services (except those specified at Point 2 below);
- Expertise, indemnity consideration, third party’s refund-claiming agency services;
- Other goods and services liable to VAT under the provisions of the VAT law.
The following insurance services shall not be liable to VAT:
- Life insurance; pupil insurance and human insurance services such as insurance for seafarer, crewmember and human accidents (covering also accident insurance, life-cum-hospitalization insurance), passenger accident insurance, tourist insurance, insurance for drivers, assistant drivers and people onboard vehicles, insurance for persons on sterilization, post-operation hospitalization insurance, personal life insurance and other human-related insurance.
- Insurance for domestic animals, plants and other agricultural insurance services;
- Social, health, labor and unemployment insurance;
...
...
...
A means of international transport is the one whose international transport turnover represents over 50% of its total turnover in a year; if it is an airplane, the number of international flight hours of such plane must represent over 50% of its total flight hours in a year.
- Insurance for petroleum works and equipment (including oil tankers bearing foreign nationalities), which are hired by oil and gas contractors or sub-contractors for operation in Vietnam’s exclusive economic sea areas (including contiguous areas subject to the common exploitation regime already agreed between Vietnam and foreign countries with adjacent or opposite seashores);
- Insurance for exports transported by land, sea, river, railway or air; crude oil sold to foreign countries;
- Reinsurance overseas;
VAT payers guided in this Circular are insurance enterprises, insurance brokerage enterprises, reinsurance enterprises and other insurance organizations (referred to collectively as insurance enterprises) which deal in VAT-liable goods and/or services specified at Point 1, Section II of this Circular.
The VAT calculation price for insurance services and other services and goods supplied by insurance enterprises are determined as follows:
4.1. For insurance services, it is the VAT-exclusive original insurance premium (covering also surcharges and additional charges besides the service charges to which an insurance enterprise is entitled, except for surcharges and charges it has to remit into the state budget).
...
...
...
The VAT-exclusive insurance premium (price without VAT) = The insurance premium (payment price) : [1 + Tax rate (10%)]
- Where insurance contracts, applications or certificates contain agreements on periodical collection of premiums, the VAT calculation price shall be the insurance premium amount paid periodically; in case of an agreement on lump-sum payment of insurance premiums, the VAT calculation price shall be the VAT-exclusive premium amounts already paid in lump sum.
- In case of coinsurance, if the contract clearly states coinsurance percentages, the VAT calculation price shall be the VAT-exclusive original insurance premium apportioned to each coinsurance enterprise corresponding to such percentages.
Where a coinsurance contract has only one leading enterprise responsible for collecting the insurance premiums, the VAT calculation price shall be the original insurance premium of the entire value of the insurance contract, exclusive of VAT.
4.2. For expertise, indemnity consideration or third party’s refund-claiming agency services or goods handling agency for 100% indemnity for remuneration or commission, the VAT calculation price shall be the VAT-exclusive remuneration or commission amount (not yet deducted to offset any expenses) collected by the concerned insurance enterprise.
4.3. For other goods and services liable to VAT, their tax calculation prices shall comply with the Finance Ministry’s Circular No. 120/2003/TT-BTC of December 12, 2003, guiding the implementation of the Government’s Decree No. 158/2003/ND-CP which details the implementation of the VAT Law.
5.1. The tax rate of 0% shall apply to services provided to export-processing enterprises, including insurance services, services of expertise agency, indemnity-consideration agency, agency for claiming refund by the third party and goods handling agency for 100% indemnity.
5.2. The tax rate of 10% shall apply to insurance business activities (covering also insurance brokerage), including insurance services and such agency services as damage expertise, indemnity consideration, claim for refund by the third party, and other insurance business services (except for those not liable to VAT as specified at Point 2 and those entitled to the tax rate of 0% as defined at Item 5.1, Point 5, Section II of this Circular).
...
...
...
6.1. Insurance enterprises shall pay VAT by tax credit method guided at Point 1, Section III, Part B of Circular No. 120/2003/TT-BTC, specifically:
The payable VAT amount = The output VAT amount – The input VAT credit
Of which:
a/ The output VAT amount shall be equal to (=) the service and goods sale turnover subject to VAT multiplied by the corresponding tax rate.
The service and goods sale turnovers subject to VAT include the insurance business turnover and turnovers from other service and goods dealings (besides insurance business activities), which are liable to VAT. The insurance business turnover itself includes:
- The original insurance premiums of VAT-liable insurance services;
- The turnover from expertise agency (excluding charges of mutual expertise for internal accounting member units of the same corporation or company), indemnity-consideration agency, agency for claiming refund by the third party, goods handling agency for 100% indemnity and other turnovers from insurance business activities.
The time for determination of VAT-liable turnovers shall be the time an insurance contract is concluded between an insurance enterprise and an insurance buyer or there is evidence that an insurance enterprise has accepted to provide insurance for a buyer who has paid the insurance premium, even in cases where the enterprise has agreed to allow the buyer to owe an insurance premium debt; or the time an insurance enterprise issues a sale invoice.
...
...
...
- The turnover from reinsurance transfer indemnity and other indemnities (if any).
- The commission from reinsurance ceding and other turnovers related thereto.
- The reinsurance charges and other reinsurance turnovers (covering reinsurance charges paid by insurance enterprises operating within and without the Vietnamese territory).
- The turnover from refund paid by a third party.
c/ Insurance enterprises shall be entitled to input VAT credit on VAT-liable goods and services already purchased for use in insurance business activities which are reflected in purchase VAT invoices under the guidance at Point 1, Section III, Part B of Circular No. 120/2003/TT-BTC.
d/ The input VAT credit for some specific cases shall be made as follows:
- In case of coinsurance, if the contract has only one leading enterprise responsible for collecting the premiums, settling indemnities and paying expenses related to the contract, such enterprise shall be entitled to declare the input VAT credit in VAT invoices with regard to indemnities, insurance commissions and other expenses related to the insurance contract in which it is involved as the leading enterprise, on behalf of coinsuring enterprises under agreement in such contract.
- With regard to goods and services purchased and used for dealing in both VAT-liable goods and services and VAT-free goods and services, enterprises shall be entitled only to the input VAT credit on goods and services used for dealing in VAT-liable ones. Where the input VAT credit cannot be separately accounted, the input tax credit shall be calculated as a percentage (%) of the VAT-liable goods and service sale turnover over the total turnover in the period, of which the VAT-liable turnover and the total turnover of the period shall cover also turnovers for which VAT has been calculated at the original insurance stage as mentioned at Item b, Clause 6.1, Point 6, Section II of this Circular.
- Insurance enterprises must not calculate the input tax credit on goods and services purchased for use in insurance business activities without VAT invoices.
...
...
...
7. Goods and service sale and purchase invoices and vouchers
7.1. Insurance enterprises shall implement the invoice and voucher regime according to the relevant provisions of law and the guidance in Section IV, Part B of Circular No. 120/2003/TT-BTC.
7.2. A number of specific cases:
7.2.1. With regard to services not liable to VAT mentioned in Item b, Clause 6.1, Point 6, Section II of this Circular, insurance enterprises shall not use VAT invoices for every reinsurance but shall implement the payment voucher regime for reinsurance acceptance and ceding under the provisions of the Finance Ministry’s Decision No. 1296-TC/QD/CDKT of December 31, 1996. Directors of insurance enterprises or reinsurance enterprises shall take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of these vouchers, which shall serve as bases for insurance buyers to account their expenses.
7.2.2. In case of coinsurance, if the contract clearly states the coinsurance percentage for each insurance enterprise:
- When collecting insurance premiums, every coinsurance unit shall issue VAT invoices to customers based on the original VAT-inclusive premium corresponding to its coinsurance percentage, and shall make VAT declaration and payment according to regulations.
- When buying goods or services for indemnification or payment of other expenses related to insurance contracts, insurance units shall make input VAT credits and account expenses under regulations corresponding to VAT invoices with their names, addresses and tax identification numbers.
7.2.3. In case of coinsurance, if the contract has only one leading enterprise which is responsible for collecting the premiums, settling indemnities and paying other expenses related to the insurance contract:
- When collecting the insurance premiums, the leading enterprise shall issue VAT invoices to customers, declare, calculate and pay VAT on the total value of the contract in accordance with regulations. When the leading enterprise apportions insurance premiums (exclusive of VAT) to coinsurance units corresponding to their coinsurance percentages, such units shall issue VAT invoices to the leading enterprise, clearly stating the serial number and date of the insurance contract and leaving the VAT line blank and crossed out. Such invoices shall serve as bases for coinsurance enterprises to account their turnovers under regulations.
...
...
...
7.2.4. For authorized collection and expenditure for other insurance enterprises:
- When collecting insurance premiums under authorization, the authorized collecting enterprises shall have to issue VAT invoices to customers, clearly writing in such invoices that they collect the premiums for insurance companies (names, addresses, tax identification numbers of the companies) according to insurance contracts (numbers and dates of the contracts). The authorized collecting enterprises shall not account their turnovers but account the turnovers collected under authorization, and declare and pay VAT thereon. With regard to authorizing enterprises, when receiving money from the authorized ones, they shall issue VAT invoices to the latter, clearly stating that they have received insurance premiums from the latter (names, addresses, tax identification numbers of the authorized) under insurance contracts (numbers, dates of such contracts); the VAT amounts inscribed in invoices must be equal to those already collected by the authorized collecting enterprises from customers. These invoices shall serve as bases for the authorized collecting enterprises to make input VAT credits when calculating the payable VAT amounts, and also for the authorizing enterprises to account their turnovers, declare and pay VAT according to regulations.
- When spending under authorization money on goods and/or services as indemnities to customers, the authorized spending enterprises shall request organizations or individuals that have supplied goods and/or services to issue sale invoices according to the names, addresses and tax identification numbers of the authorizing enterprises; such invoices shall be transferred to the authorizing enterprises for making input VAT credits (if any) and account expenses in accordance with regulations.
7.2.5. For cases of authorized collection or spending between head-office of an insurance enterprise and its attached units or between its dependent accounting units and its head-office:
- When collecting insurance premiums under authorization, the authorized collecting units shall issue VAT to customers, declare and pay VAT on the collected amounts, and at the same time, issue notices on authorized collection to the authorizing units. Based on authorized collection notices, the authorizing units shall account their turnovers (exclusive of VAT), shall not have to issue invoices, declare and pay VAT on the turnovers collected under authorization.
Where the authorizing units do not request the authorized units to issue VAT invoices to customers, when collecting insurance premiums, the authorized units shall only account the collected amounts and shall neither declare nor pay VAT on such amounts. Based on authorized collection notices, the authorizing units shall issue VAT invoices to customers, declare and pay tax on the collected amounts.
- When making expenses under authorization, the units whose names and tax identification numbers are stated in VAT invoices shall declare and make input VAT credits and, at the same time, notify the authorizing units of the authorized collection for accounting of expenses.
7.2.6. With regard to the refund and reduction of insurance premiums:
Where the insured are business organizations, when refunding insurance premiums (partially or wholly), insurance enterprises shall request such organizations to make VAT invoices, clearly stating the insurance premium amounts refunded by the insurance companies, the VAT amounts and reasons of refund. Such invoices shall serve as bases for insurance enterprises and insured organizations to regulate purchase and sale turnovers, the declared or credited VAT amounts.
...
...
...
8. Tax registration, declaration and payment
Insurance enterprises shall register, declare, pay, refund and settle VAT under the guidance in Part C of Circular No. 120/2003/TT-BTC and Circular No. 84/2004/TT-BTC of August 18, 2004, amending and supplementing Circular No. 120/2003/TT-BTC.
Insurance agents enjoying commissions shall not have to declare and pay VAT on agency commissions they are entitled to.
1.1. EIT bases
EIT shall be determined as equal to taxable income in a tax calculation period multiplied (x) by the tax rate.
1.1.1. Taxable income in a tax period:
Taxable income in a tax calculation period includes taxable income of insurance business activities, income from financial investments (including overseas investments) and other taxable incomes.
...
...
...
Turnover for
Reasonable
expenses
Taxable
calculation of
taxable
for calculation
of
Other
income in =
income from insurance
- taxable income
from +
taxable
a tax
period
business activities
and
insurance business
incomes
financial activities
activities and
financial
in the tax period
activities in the tax period
1.1.1.1. Turnover for calculation of taxable income in a tax period means the whole amount of money gained from the provision of insurance services, goods and other services, including VAT-exclusive surcharges and additional charges which insurance enterprises are entitled to, including:
a/ Turnover from insurance business, which means the collectible amount of original insurance premiums, agency service charges (for damage expertise, indemnity consideration, claim for refund by the third party, goods handling for 100% indemnity); reinsurance charges; reinsurance commissions and other collectible amounts from insurance business, after subtracting the expenses for reduction incomes such as refund or reduction of insurance premiums, refund or reduction of reinsurance charges; refund or reduction of reinsurance commissions.
In case of coinsurance, the turnover for calculation of taxable income is the collected amount of original insurance premiums apportioned according to coinsurance percentages, exclusive of VAT.
With regard to insurance contracts containing agreement on periodical premium payment, the turnover for calculation of taxable income shall be the money amount to be collected in each period.
In case of authorized collections between attached units or dependent cost-accounting units of an insurance enterprise and its head-office, the turnover for calculation of taxable incomes shall not cover the amounts collected under authorization.
b/ Turnover from financial activities, which covers the income from financial investments stipulated in Section 3, Chapter II of the Government’s Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001; the income from securities trading activities; the interests on collaterals; the income from the lease of assets; the refunded credit balance for decrease in securities prices; and other incomes prescribed by law.
1.1.1.2. Time for determining turnover for calculation of taxable income:
a/ The time for determining turnover from insurance business activities means the time when liabilities of an insurance enterprise arise, an insurance contract has been concluded between an insurance enterprise and an insurance buyer and the former has accepted to provide insurance while the latter has paid the insurance premium, or the time when an invoice is issued; for other incomes, it is the time when an economic transaction arises with a proof of payment approval by concerned parties, regardless of whether the money has been collected or not, or the time when an invoice is issued.
...
...
...
1.1.1.3. Reasonable expenses to be offset for calculation of taxable income in a period:
Such expenses shall be determined to include the following:
a/ Expenses for insurance business activities, including:
(1) Expenses for indemnities under insurance contracts (original insurance indemnities for non-life insurance, payment of insurance money for life insurance), or under reinsurance contracts after subtracting the collectibles for reduction of expenses such as the turnover from indemnities for reinsurance transfer, from refund by a third party and from goods entitled to 100% indemnification.
(2) Reinsurance ceding charges;
(3) Deductions for setting up professional provisions under regulations of the Finance Ministry;
(4) Expenses for payment of insurance and reinsurance commissions under the provisions of Point 5, Section II and Point 2, Section IV of the Finance Ministry’s Circular No. 98/2004/TT-BTC of October 19, 2004, guiding the implementation of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001, detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law;
(5) Expenses for damage expertise under the provisions of Article 26 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001, detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law;
(6) Expenses for agency services, including damage expertise, indemnity consideration and settlement, claim for refund by third party;
...
...
...
(8) Expenses for management of insurance agents, such as agent training and recruitment of agents; rewards for agents and other expenses as agreed upon in agency contracts.
(9) Expenses for damage prevention and limitation, at a level not exceeding 2% of the actual insurance premium amount collected in a fiscal year for the application of relevant measures specified in Clause 2, Article 25 of the Government’s Decree No. 42/2001/ND-CP of August 1, 2001, detailing the implementation of a number of articles of the Insurance Business Law.
(10) Expenses for assessment of risks of the insured, including those on gathering of information on, investigation and appraisal of the insured.
(11) Expenses for depreciation of fixed assets used for business activities.
The level of fixed asset depreciation for calculation into reasonable expenses shall comply with the Finance Minister’s decisions on the regime of management, use and depreciation of fixed assets.
(12) Expenses for supplies and equipment;
(13) Expenses for wages, remunerations, allowances and mid-shift meals:
Wage expenses shall cover wages, remunerations, allowances payable to laborers under the provisions of the Labor Code and shall be determined as follows:
- For insurance companies being state enterprises: The expenses for wages payable to laborers shall be determined according to current legal documents guiding the regime of wages, remunerations and allowances provided in the Labor Code.
...
...
...
Annually, companies shall have to register their total wage funds with tax offices.
The mid-shift meal expenses shall be decided by directors of companies, suitable to their business efficiency but the monthly level of expense for every laborer must not exceed the minimum wage level set by the State for public employees.
(14) Expenses for severance allowances for laborers under the prescribed regime;
(15) Expenses for scientific and technological research (except for funding supported by the State or superior management agencies); for rewards on initiatives or renovations which bring about business efficiency; for labor training under the prescribed regime; for healthcare within enterprises; and supports for schools permitted to be set up by the State;
(16) Expenses for services purchased from outside, such as those on postage, maintenance, repair or hired repair of fixed assets; on charges payable to supervising or audit organizations; for legal consultancy, drafting of economic contracts; for hire of designated calculation experts and other services purchased from outside in direct service of business activities; for property and human accident insurance;
(17) Expenses for transaction uniforms, at a level not exceeding VND 500,000/person/year;
(18) Working mission allowances, covering traveling, accommodations, stay expenses; and leave-trip allowances provided for in the Labor Code;
(19) Deductions for payment to social insurance fund, health insurance fund and trade union fund; expenses in support of funding for operations of Party and mass organizations at enterprises; and expenses on contributions to associations’ funds under regulations;
(20) Appropriations for bad-debt provisions and job-loss allowance provisions under guidance of the Finance Ministry.
...
...
...
(22) Expenses for advertising, marketing, sale promotion, guest reception, ceremonies, transactions, public relations, brokerage commissions (except for insurance brokerage commissions), conferences, and other expenses, which shall be made according to the actually spent amounts but shall not exceed 10% of total reasonable expenses specified in Items (1) thru (21) above.
(23) Tax amounts (except EIT), charges, fees and land rents payable under regulations and related to business activities in the period, covering import and export taxes; input VAT on imported or exported goods and/or services not eligible for tax credit or refund under regulations, input VAT beyond the prescribed time limit for tax declaration and credit; excise tax; agricultural land use tax; housing and land taxes; charges and fees actually paid by enterprises into the state budget under the provisions of law.
b/ Expenses for financial activities;
(1) Expenses for investment activities under the provisions of Section 3, Chapter II of the Government’s Decree No. 43/2001/ND-CP of August 1, 2001, providing the financial regime for insurance enterprises and insurance brokerage enterprises;
(2) Expenses for payment of interests to owners of life insurance contracts;
(3) Expenses for asset rental;
(4) Expenses for banking fees and loan interests;
(5) Deductions for securities price decrease provisions;
(6) Other expenses for investment activities under the provisions of law;
...
...
...
(1) Damages, which have already been subsidized by the Government or paid by the party that has caused the damage or by the insurance agency;
(2) Fines for administrative violations, environment-related violations, overdue debts and other violations;
(3) Expenses from the welfare fund or reward fund;
(4) Expenses for regular or extraordinary difficulty subsidies;
(5) Expenses in support of mass and social organizations or other agencies, on charity, in support of schools permitted to be set up by the State;
(6) Expenses for capital construction investment;
(7) Expenses covered by other funding sources;
(8) Expenses without invoices or vouchers under the prescribed regime or with unlawful vouchers.
1.1.1.5. Other taxable incomes, including:
...
...
...
(2) Income from asset transfer or liquidation. This income shall be equal to (=) the income from asset transfer or liquidation minus (-) the remaining value of transferred or liquidated assets and expenses related to asset transfer or liquidation;
(3) Income from remitted bad debts, which are now recovered;
(4) Income from payable debts with creditors being unidentified;
(5) Income from fines for breaches of economic contracts after subtracting the fine amounts;
(6) Income from recovery of provisions which have been appropriated but have not been used or not used up (except for the recovered provisions of securities price decrease);
(7) Income from business or investment activities overseas.
The determination of taxable incomes with regard to incomes from business or investment activities overseas shall be based on international agreements on avoidance of double taxation already concluded by the Socialist Republic of Vietnam.
With regard to incomes from business or investment activities in foreign countries with which the Socialist Republic of Vietnam has not yet signed international agreements on avoidance of double taxation, the taxable incomes shall be the incomes generated before the payment of income tax overseas. After the tax amounts payable under the EIT Law have been determined, the tax amounts already paid overseas shall be credited and the remainder shall be remitted into the state budget. The to-be credited tax amounts already paid overseas must not exceed the EIT amount payable under the EIT Law.
Taxable incomes in a tax period of insurance enterprises shall cover neither the profits which have been divided to them and liable to EIT in other stages nor the interests on assorted bonds exempt from tax as provided for by law.
...
...
...
1.1.1.6. Tax period and time for carrying forward losses:
A tax period shall be determined according to the calendar year. Where insurance enterprises are allowed to apply fiscal years other than calendar years, the tax calculation period shall be determined according to the applicable fiscal year. The first tax period for newly-set up enterprises and the last tax period for enterprises, which are transformed in terms of type or ownership form, merged, divided, dissolved or bankrupt shall be determined in accordance with the accounting periods under the provisions of accounting law.
If after making final settlement, insurance enterprises still suffer losses, they shall be allowed to clear such losses against their taxable incomes of subsequent years. The duration for such clearance shall not exceed 5 years as from the year following the loss-incurring year. Concerned insurance enterprises shall have to register their loss-clearance plans with tax offices.
1.1.2. Tax rates:
The EIT rate applicable to insurance enterprises shall be 28%.
Foreign-invested insurance enterprises having been granted investment licenses before January 1, 2004 and paying EIT at the rate of 25% shall continue enjoying this tax rate till the expiration of their investment licenses. Domestic insurance enterprises currently applying the tax rate of 32% shall start to apply the tax rate of 28% as from January 1, 2004.
Insurance enterprises which earn incomes from land use right or land-renting right transfer shall pay EIT for such incomes according to the provisions of Part C of the Finance Ministry’s Circular No. 128/2003/TT-BTC of December 22, 2003, guiding the implementation of the Government’s Decree No. 164/2003/ND-CP, detailing the implementation of the EIT Law.
1.2. Tax exemption and reduction
Insurance enterprises which meet the tax preference conditions stipulated in Articles 33 and 34 of Decree No. 164/2003/ND-CP shall be entitled to tax exemption or reduction under the provisions of Part E of the Finance Ministry’s Circular No. 128/2003/TT-BTC and Points 5, 6 and 7 of Circular No. 88/2004/TT-BTC of September 1, 2004, amending and supplementing Circular No. 128/2003/TT-BTC.
...
...
...
Insurance enterprises shall register, declare, pay and settle EIT according to the provisions of Part D of Circular No. 128/2003/TT-BTC.
2. For insurance brokerage enterprises
Insurance brokerage enterprises shall pay EIT under the guidance in the Finance Ministry’s Circular No. 128/2003/TT-BTC and Circular No. 88/2004/TT-BTC of September 1, 2004, amending and supplementing Circular No. 128/2003/TT-BTC.
- Insurance agents being organizations set up and operating under the Enterprise Law shall pay EIT according to the Finance Ministry’s Circular No. 128/2003/TT-BTC and Circular No. 88/2004/TT-BTC of September 1, 2004, amending and supplementing Circular No. 128/2003/TT-BTC.
- Insurance agents being other organizations (except those set up and operating under the Enterprise Law) and individuals shall pay income tax at the fixed rate of 5% of the agency commissions they are entitled to (covering also monetary supports from the principals). The principals shall have to withhold EIT before paying agency commissions to organizations or individuals being agents, and remit the tax into the state budget.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Where an international agreement on avoidance of double taxation between Vietnam and a foreign country contains provisions different from the guidance in this Circular, the provisions of such agreement shall apply.
Other contents not specifically guided in this Circular shall be implemented under the corresponding guidance in current legal documents on VAT, EIT or income tax on high-income earners.
...
...
...
Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Finance Ministry for consideration and settlement.
FOR THE
FINANCE MINISTER
VICE MINISTER
Truong Chi Trung
;
Thông tư 111/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 111/2005/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 13/12/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 111/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video