BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/2000/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2000 |
Căn cứ Nghị định số 87/CP
ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ quy
định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà
nước.
Căn cứ Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ
phí thuộc ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Quyết định số 58/2000/QĐ-BTC ngày 21/4/2000 của Bộ Tài chính về việc
ban hành biểu mức thu lệ phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng
các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, sử dụng lệ phí kiểm định kỹ thuật ( sau
đây gọi tắt là lệ phí kiểm định) và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc,
thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (sau đây gọi tắt
là lệ phí cấp giấy phép) như sau:
1 - Đối tượng nộp lệ phí kiểm định , lệ phí cấp giấy phép :
Các tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang làm kinh tế) khi được các Trung tâm kiểm định kỹ thuật của Nhà nước kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn làm cơ sở cho Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động cấp giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật, đều phải nộp lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư này.
2 - Mức thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
Thực hiện theo quy định tại phụ lục đính kèm Quyết định số 58/2000/QĐ -BTC ngày 21/4/2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành biểu mức thu lệ phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
3 - Sử dụng tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
3.1 - Lệ phí kiểm định:
3.1.1- Đối với các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ thu lệ phí kiểm định, được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động kiểm định thì được trích tối đa 10% số tiền lệ phí thu được để chi phí cho công tác tổ chức thu lệ phí. Số tiền lệ phí thu được còn lại 90% đơn vị phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Số tiền lệ phí 10% giữ lại đơn vị được chi theo nội dung sau:
+ Chi phí tiền công và các khoản phụ cấp theo tiền công trả cho lao động thuê ngoài ( kể cả thuê chuyên gia tư vấn) thực hiện việc thu lệ phí theo chế độ quy định (nếu có).
+ Chi trả thù lao cho cán bộ nhân viên đảm nhiệm thêm công việc thu lệ phí ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, tuỳ theo mức độ tham gia công việc của từng người ( kể cả thù lao làm việc ngoài giờ hành chính) theo chế độ quy định.
+ Trích quỹ khen thưởng cho cán bộ nhân viên thực hiện việc thu, nộp lệ phí tối đa không quá 3 tháng tiền lương thực hiện.
3.1.2- Đối với các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ thu lệ phí không được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí chi hoạt động kiểm định thì đơn vị được trích tối đa không quá 90% số tiền thu lệ phí kiểm định để chi cho công tác thu và công tác kiểm định. Nội dung chi lệ phí kiểm định để lại cho đơn vị gồm :
+ Chi phí tiền lương đối với cán bộ quản lý và người lao động (kể cả lao động thuê ngoài, vụ việc) được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Trường hợp đơn vị không đảm bảo chi phí hoạt động theo phương án đề nghị được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải giảm trừ quỹ tiền lương nhưng mức giảm trừ tối đa không thấp hơn tiền lương chế độ quy định đối với khu vực hành chính sự nghiệp.
+ Chi các khoản đóng góp cho người lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo chế độ quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)
+ Chi in ấn (mua) văn phòng phẩm, các mẫu biểu, hồ sơ, sổ sách, giấy chứng nhận phục vụ công tác chứng nhận kết quả thẩm định và cấp giấy phép an toàn.
+ Lập hồ sơ kiểm định.
+ Chi thuê chuyên gia kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và thuê thiết bị (nếu có).
+ Chi trả tiền điện, nước, điện thoại, cước phí bưu điện, tiền thuê văn phòng làm việc ( nếu có ).
+ Chi công tác phí, hội nghị phí.
+ Mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư, bảo hộ lao động phục vụ cho công tác kiểm định.
+ Chi sửa chữa lớn, nhỏ nhà cửa, chi bảo dưỡng, thiết bị máy móc.
+ Chi đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
+ Chi khác phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật.
+ Trích quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên thực hiện kiểm định thu nộp lệ phí tối đa không quá 3 tháng tiền lương thực hiện trong năm.
Số tiền lệ phí còn lại (tối thiểu 10%) đơn vị nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc nơi đơn vị đóng trụ sở theo thông báo của cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đơn vị.
3.2 - Lệ phí cấp giấy phép: cơ quan thu lệ phí được trích 10% số tiền lệ phí cấp giấy phép thu được trước khi nộp vào Ngân sách nhà nước để chi phí cho việc tổ chức thu và cấp giấy phép bao gồm:
- Chi in ấn giấy phép,
- Chi phí thẩm định hồ sơ,
- Chi phí khác có liên quan đến việc cấp giấy phép.
Số tiền lệ phí cấp giấy phép còn lại 90% nộp vào ngân sách Nhà nước.
Các khoản chi nêu trên phải theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Cuối năm quyết toán nếu chi không hết đơn vị phải nộp toàn bộ số tiền còn dư đến ngày 31/12 vào ngân sách Nhà nước.
4 - Quản lý tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép :
Lệ phí kiểm định và lệ phí cấp giấy phép là khoản thu của ngân sách Nhà nước.
Lệ phí kiểm định do các Trung tâm kiểm định an toàn thu ngay sau khi thực hiện xong công việc kiểm định.
Lệ phí cấp giấy phép do Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động uỷ quyền cho các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn thu sau khi Thanh tra cấp giấy phép cho các đơn vị.
Khi thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép các trung tâm kiểm định an toàn phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) phát hành hoặc được Bộ Tài chính thoả thuận cho đơn vị phát hành quản lý, sử dụng biên lai thu lệ phí theo đúng quy định của Bộ Tài chính; đăng ký kê khai thu, nộp các khoản lệ phí với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở, đồng thời mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng khoản lệ phí kiểm định và lệ phí cấp giấy phép.
Hàng năm, căn cứ vào mức thu theo quy định của Bộ Tài chính và nội dung chi tại Thông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn lập dự toán thu, chi lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép gửi cho quan Thuế trực tiếp quản lý đơn vị; lập kế hoạch tài chính bao gồm cả các khoản thu chi khác gửi cơ quan chủ quản cấp trên để thẩm định phê duyệt. Trước khi giao kế hoạch thu chi tài chính cho các đơn vị kiểm định, cơ quan chủ quản cấp trên phải thỏa thuận với cơ quan Tài chính đồng cấp về mức giao thu, chi, nộp ngân sách cho từng đơn vị.
Các đơn vị Kiểm định an toàn có trách nhiệm tổ chức thu, trích nộp khoản thu vào ngân sách đầy đủ đúng hạn theo thông báo của cơ quan Thuế.
Các trường hợp đơn vị đã kiểm định kỹ thuật an toàn và gửi hồ sơ đăng ký về Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động để xin cấp giấy phép, nhưng khi kiểm tra, thẩm định chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép do lỗi của đơn vị kiểm định, thì đơn vị kiểm định phải tiến hành kiểm định lại và tự chịu toàn bộ chi phí.
5/ Quyết toán thu, chi lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
Các đơn vị tổ chức thu lệ phí có trách nhiệm mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán số thu, chi phí, lệ phí theo đúng quy định tại quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.
Cơ quan chủ quản có trách nhiệm duyệt quyết toán thu, chi lệ phí và các khoản thu, chi khác của các đơn vị trực thuộc và báo cáo quyết toán chung gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định và ra thông báo duyệt quyết toán cùng với quyết toán năm của cơ quan chủ quản.
- Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các Trung tâm kiểm định an toàn kỹ thuật trong việc thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép; chế độ quản lý sử dụng biên lai, chứng từ; chế độ ghi chép, kế toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định.
- Các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp tổ chức kiểm tra.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/5/2000, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
|
Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 102/2000/TT-BTC |
Hanoi, October 19, 2000 |
CIRCULAR
GUIDING THE COLLECTION AND USE OF FEES FOR TECHNICAL EXPERTISE AND ISSUANCE OF USE PERMITS FOR MACHINERY, EQUIPMENT, SUPPLIES AND SUBSTANCES SUBJECT TO STRICT SAFETY REQUIREMENTS
Pursuant to the Government’s Decree No.87/CP of December 19, 1996 and Decree
No.51/1998/ND-CP of July 18, 1998 stipulating in detail the division of
responsibilities for management, drafting, implementation and settlement of the
State budget.
Pursuant to the Government’s
Decree No.04/1999/ND-CP of January 30, 1999 on charges and fees belonging to
the State budget.
Pursuant to the Finance Ministry’s
Decision No.58/2000/QD-BTC of April 21, 2000 promulgating the table of fee
levels for technical expertise and issuance of use permits for machinery,
equipment, supplies and substances subject to strict safety requirements.
The Ministry of Finance hereby guides the collection and use of technical
expertise fee (hereinafter called the expertise fee for short) and fee for the
issuance of use permits for machinery, equipment, supplies and substances
subject to strict safety requirements (hereinafter called the permit-issuing
fee for short) as follows:
1. Payers of the expertise fee and permit-issuing fee:
Organizations and individuals (including foreign organizations and individuals and armed forces units engaged in economic activities), that have their machinery, equipment, supplies and substances subject to strict safety requirements technically expertized by the State�s technical expertise centers, which shall serve as basis for labor safety State inspectorate to issue the use permits according to law provisions, shall all have to pay the expertise fee and permit-issuing fee prescribed in this Circular.
2. Expertise fee and permit-issuing fee levels:
The expertise fee and permit-issuing fee levels shall comply with the provisions in Appendix to the Finance Ministry’s Decision No.58/2000/QD-BTC of April 21, 2000 promulgating the table of fee levels for technical expertise and issuance of use permits for machinery, equipment, supplies and substances subject to strict safety requirements.
3. Use of the expertise fee and permit-issuing fee money:
...
...
...
3.1.1. For units which directly collect the expertise fee and are regularly provided with the State budget fund for their expertizing activities, they may make a maximum deduction of 10% of the collected fee amount for spending on the organization of the fee collection. The remaining 90% of the collected fee amount must be remitted by the units to the State budget.
The 10% of the collected fee amount retained at the units shall cover the following expenses:
+ The payment of wages and wage allowances to laborers hired from outside (including hired consultants) to carry out the fee collection under the prescribed regime (if any).
+ The payment of remuneration (including overtime pay) to staff members who undertake the fee collection as extra work beside their assigned functions and tasks, according to the extent of each person’s involvement in the collection work under the prescribed regime.
+ The reward fund deduction for staff members who undertake the fee collection and remittance, which shall not exceed 3-month actually paid salaries.
3.1.2. For units which directly collect fees but are not provided with State budget fund for their expertizing activities, they may make a maximum deduction of 90% of the collected expertise fee amount for spending on the collection and expertise work. The expertise fee amount retained at the units shall cover the following expenses:
+ The payment of wages to managers and laborers (including laborers hired from outside and those working on the contractual basis), which shall comply with the provisions of the Government’s Decree No.28/CP of March 28, 1997 on renewing the wage and income management in State enterprises. Where a unit fails to offset its operation expenses under the proposed plan already approved by the competent authority, its wage fund must be reduced but the reduction level must not be lower than the wage level prescribed for the administrative and public-service sector.
+ The expense for laborers’ contributions (social insurance, medical insurance, trade union fee), which fall under the employers’ responsibility according to the prescribed regime.
+ The expense for stationery, printing of forms, dossiers, books and certificates in service of certification of the expertise results and granting of safety permits.
...
...
...
+ The expense for hiring of technical specialists, technicians and equipment (if any).
+ The expense for electricity, water, telephone and post charges, and rental of working offices (if any).
+ The expense for working trip allowances, conference expenses.
+ The expense for the procurement of machinery, equipment, supplies and labor safety devices in service of the expertise.
+ The expense for house overhaul and minor repairs as well as for the maintenance of equipment and machinery.
+ The expense for the training and raising of laborers’ professional skills.
+ Other expenses in service of technical expertise.
+ The reward fund deduction for officials and employees who perform the expertise fee collection and remittance, which shall not exceed 3-month salaries actually paid in the year.
The remaining fee amount (at least 10%) must be promptly remitted by the unit into the State budget at the State Treasury of the locality where the unit is headquartered according to the notice of the tax agency directly managing such unit.
...
...
...
- The expense for permit printing
- The expense for dossier evaluation
- Other expenses related to the issuance of permits.
The remaining 90% of the permit-issuing fee amount shall be remitted into the State budget.
The above-mentioned expenses must be made strictly according to the set norms and the current financial spending regime. Upon the year-end final settlement of expenditures, if the mentioned fee amount is not used up, the remainder must be fully remitted into the State budget by December 31.
4. Management of the expertise fee and permit-issuing fee money:
The expertise fee and permit-issuing fee constitute a State budget revenue.
The expertise fee shall be collected by the safety-expertizing centers right after completing the expertise.
The permit-issuing fee shall be collected by the technical safety-expertizing centers under authorization of the labor safety State inspectorate after the latter has issued permits to the units.
...
...
...
Annually, basing themselves on the fee levels set by the Finance Ministry and the expenditure contents prescribed in this Circular as well as the current financial spending regime, the technical safety-expertizing centers shall make estimates of the expertise fee and permit-issuing fee revenues and expenditures and send them to the tax agencies directly managing the units; work out financial plans that include other revenues and expenditures and send them to the superior managing agencies for evaluation and approval. Before assigning the financial revenue-expenditure plans to the expertizing units, the superior managing agencies shall have to reach agreement with the finance agencies of the same level on the State budget revenue, expenditure and remittance quota for each unit.
The safety-expertizing units shall have to organize full and timely collection, deduction and remittance of fees to the budget according to the tax agencies� notices.
In cases where an unit has completed the technical safety expertise and sent dossier to the labor safety State inspectorate asking for the issuance of permit but the inspection and expertise show that the prescribed conditions for permit issuance are not fully met due to the faults of the expertizing unit, such expertizing unit shall have to conduct the re-expertise and bear all costs therefor.
5. Settlement of the expertise fee and permit-issuing fee revenues and expenditures:
The fee-collecting units shall have to open accounting books to record, account and finally settle the fee revenues and expenditures in strict compliance with the provisions of the Finance Minister’s Decision No.999/TC/QD/CDKT of November 2, 1996 promulgating the system of administrative and public-service accounting regime.
The managing agencies shall have to conduct the final settlement of fee revenues and expenditures as well as other revenues and expenditures of their attached units; make the general final settlement reports and send them together with the annual final settlements of the managing agencies to the finance agencies of the same level for evaluation and written approval.
6. Organization of implementation:
- The tax departments of the provinces and centrally-run cities shall have to guide and inspect technical safety-expertizing centers in implementing the regime of collection, remittance and management of the use of expertise fee and permit-issuing fee; the management of the use of receipts and vouchers; as well as the recording, accounting and financial statement strictly according to regulations.
- The technical labor safety-expertizing units shall have to organize the strict implementation of this Circular’s provisions. The managing agencies shall have to coordinate with the finance agencies of the same level in organizing the inspection.
...
...
...
In the course of implementation, if there’s arising any problem, the concerned agencies and units are requested to report it to the Finance Ministry for consideration and settlement.
FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER
Nguyen Thi Kim
Ngan
Thông tư 102/2000/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, sử dụng lệ phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ tài chính ban hành
Số hiệu: | 102/2000/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/10/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 102/2000/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, sử dụng lệ phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ tài chính ban hành
Chưa có Video