BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/1998/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 1998 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 100/1998/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT),THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN)
Căn cứ Luật Thuế Giá trị tăng
(GTGT) số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số 03/1997/QH9 ngày 10 tháng 5
năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 89/1998/TT/BTC ngày 27/6/1998 và Thông tư số
99/1998/TT/BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
28/1998/NĐ-CP và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP;
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT và thuế TNDN như sau:
A. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ GTGT
1. Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và quy định tại Thông tư này.
2. Cơ sở kinh doanh thực hiện Luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào được kế toán theo quy định dưới đây: a. Doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường:
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT).
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, và đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
+ Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (Tổng giá thanh toán - bao gồm cả thuế).
+ Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán).
b. Giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào:
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).
3. Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải kế toán chính xác, trung thực các chỉ tiêu:
- Thuế GTGT đầu ra phát sinh;
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ;
- Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp;
- Thuế GTGT được hoàn lại;
- Thuế GTGT được giảm.
Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan đến kế toán thuế GTGT:
1. Hoá đơn giá trị gia tăng
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn GTGT" do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT). Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ:
- Giá bán (chưa có thuế GTGT);
- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có);
- Thuế GTGT;
- Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).
2. Hoá đơn bán hàng
Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn bán hàng" do Bộ Tài chính phát hành. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ:
- Giá bán;
- Các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có);
- Tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT).
3. Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù
- Các cơ sở kinh doanh sử dụng hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung (kể cả hoá đơn tự phát hành) phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Hoá đơn tự in phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định của hoá đơn, chứng từ (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng).
- Các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số, giá ghi trên vé là giá đã có thuế GTGT.
4. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì khi bán hàng phải lập "Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ" theo Mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng".
5. Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất
Cơ sở sản xuất, chế biến mua hàng hoá là các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn theo chế độ quy định thì người mua phải lập "Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất" theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
Để kế toán thuế GTGT, bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo các chế độ kế toán hiện hành Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và đổi tên, nội dung Tài khoản 3331 theo quy định dưới đây:
1. Bổ sung Tài khoản 133 - thuế GTGT được khấu trừ
Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
a. Hạch toán Tài khoản 133 theo các quy định sau
- Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.
Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán và Tài khoản 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải,...) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được quy định tại Điểm 10, Mục I, Phần B Thông tư số 89/1998/BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào Bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ (%) tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
b. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Tài khoản 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định
Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 611 - Mua hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
.........
Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng giá thanh toán).
- Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241, ...
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng giá thanh toán).
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng (không qua nhập kho), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,... (Tổng giá thanh toán).
- Khi nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331, ...
- Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu:
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu).
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá phúc lợi... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
.........
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312).
- Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào) và chi phí thu mua, vận chuyển:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá có thuế GTGT)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá có thuế GTGT)
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá có thuế GTGT)
.........
Có TK 111, 112, 331, ...
- Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Khi nộp thuế GTGT vào NSNN:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, ...
* Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.
- Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT theo quy định của chế độ thuế. Khi nhận được tiền Ngân sách Nhà nước thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại, ghi: Nợ TK 111, 112
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, ... (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, ...
Cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ, ghi:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ:
* Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 142 - Chi phí trả trước
2. Đổi tên Tài khoản 3331 "Thuế doanh thu" thành Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp"
Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp và Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
a. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ; - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ;
- Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường;
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu
Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN
Tài khoản 3331 có hai Tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
b.1. Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán viết hóa đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, và phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ (chưa có thuế GTGT), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ... (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT),
hoặc Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế GTGT).
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (Giá đã có thuế), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ...
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Tổng giá thanh toán).
- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (như: thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,... ), ghi:
Nợ TK 111, 112, 138, .... (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311)
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường (Giá chưa có thuế GTGT) - Đối với trường hợp cho thuê tài sản theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê, kế toán xác định doanh thu cung cấp dịch vụ là giá cho thuê chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
- Đối với trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp (hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131, ...
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính (Lãi bán hàng trả chậm)
- Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
+ Nếu bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:
* Doanh thu bán hàng theo phương thức đổi hàng:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (không có thuế GTGT)
* Thuế GTGT phải nộp của hàng hoá đưa đi trao đổi (được khấu trừ):
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Bao gồm cả thuế GTGT)
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Bao gồm cả thuế GTGT)
Nợ TK 156 - Hàng hoá (Bao gồm cả thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá bán chưa có thuế GTGT)
- Khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng.
+ Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng thì doanh thu và số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đem biếu, tặng, ghi:
* Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 641, 642, (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT)
* Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ):
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ để biếu, tặng thì số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đem biếu, tặng tính vào chi phí hoạt động kinh doanh hoặc chi bằng nguồn kinh phí, ghi:
Nợ TK 641, 642 (Giá có thuế GTGT)
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Giá có thuế GTGT)
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (Giá có thuế GTGT)
.........
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (Giá chưa có thuế GTGT).
- Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên (Giá có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu, thuế GTGT phải nộp của sản phẩm sử dụng nội bộ:
+ Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ được khấu trừ, ghi:
* Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
* Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ):
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi bằng nguồn kinh phí, ghi:
Nợ TK 641, 642 (Chi phí sản xuất ra sản phẩm cộng (+) với thuế GTGT phải nộp)
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp
.........
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (chi phí sản xuất ra sản phẩm)
- Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, thiết bị, hàng hoá nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT), ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
..............
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331, ...
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
+ Trường hợp nhập khẩu hàng hóa dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312).
+ Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, văn hoá, phúc lợi, số thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
.........
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu).
- Khi nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
Có TK 111, 112.
- Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
+ Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Khi nộp thuế GTGT vào NSNN trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, ...
- Trường hợp đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền NSNN trả lại, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Trường hợp đơn vị được giảm thuế GTGT:
+ Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.
+ Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, khi nhận được tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.
- Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế), kế toán ghi:
+ Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 131, ...
+ Phản ánh số tiền trả lại cho người mua về thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112.
+ Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
b.2. Đối với cơ sở kinh doanh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
- Khi mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào). Nếu trường hợp đơn vị hạch toán kép, thì khi mua hàng hoá, dịch vụ về nhập kho hoặc dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 152, 156, 211, 627, 641, 642, ... (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng số tiền phải trả cho người bán)
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền phải thu của người mua)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường (Như thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,...), ghi:
Nợ TK 111, 112, ...
Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.
- Cuối kỳ, kế toán tính, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
+ Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với hoạt động khác (Hoạt động tài chính, bất thường), ghi:
Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 821 - Chi phí bất thường
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, ...
- Khi mua vật tư, hàng hoá nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, ...
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331, ...
* Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
Có TK 111, 112,...
- Khi được giảm thuế GTGT, kế toán ghi:
+ Nếu số thuế GTGT được giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường
+ Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu:
+ Khi bán hàng hóa, dịch vụ, phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu), ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.
+ Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511, 512
Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu.
- Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111, 112
Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế, được thực hiện theo chế độ báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định có sửa đổi bổ sung tại Thông tư này như sau:
1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DN)
Bảng Cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DN) có bổ sung thêm chỉ tiêu có Mã số 133 (Thuế GTGT được khấu trừ).
Chỉ tiêu " Thuế GTGT được khấu trừ" (Mã số 133) dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoàn lại nhưng đến cuối kỳ kế toán NSNN chưa hoàn trả.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, được căn cứ vào số dư bên Nợ Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" trên Sổ Cái tại thời điểm cuối kỳ kế toán.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 - DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
- Phần I - Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
- Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp về thuế và các khoản phải nộp khác.
- Phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được miễn giảm: Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ; Số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; Số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ.
a. Nội dung và phương pháp lập phần I - Lãi, lỗ
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 5 "Lũy kế từ đầu năm" được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 "Lũy kế từ đầu năm" của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 4 "Kỳ này" của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 5 ở từng chỉ tiêu tương ứng.
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 "Kỳ này" như sau:
Dưới đây chỉ hướng dẫn nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu có thay đổi, còn các chỉ tiêu không thay đổi thì được lập theo quy định trong Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Chỉ tiêu "Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu" (Mã số 07)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có Tài khoản 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt), bên Có TK 3333 (Thuế xuất, nhập khẩu) chi tiết phần thuế xuất khẩu.
+ Chỉ tiêu: "Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp" (Mã số 70)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN phải nộp trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp" trong kỳ báo cáo.
b. Nội dung và phương pháp lập phần II "Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước"
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 6, cột 7 "Số phải nộp, số đã nộp lũy kế từ đầu năm" được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 6 hoặc cột 7 của báo cáo này kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 4 hoặc cột 5 của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 6 hoặc cột 7 ở từng chỉ tiêu tương ứng.
- Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 và cột 5 như sau:
Sau đây chỉ hướng dẫn nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu có thay đổi, còn các chỉ tiêu không thay đổi thì được lập theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Chỉ tiêu "Thuế GTGT phải nộp" (Mã Số 11)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, thuế GTGT của hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường, thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 3331 "Thuế GTGT phải nộp" trong kỳ báo cáo. + Chỉ tiêu "Thuế GTGT hàng nhập khẩu" (Mã số 12)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 33312 "Thuế GTGT hàng nhập khẩu" trong kỳ báo cáo.
+ Chỉ tiêu "Thuế thu nhập doanh nghiệp" (Mã số 15)
Chỉ tiêu này phản ánh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 3334 (Thuế TNDN) để ghi vào cột 5 và căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 3334 (Thuế TNDN) để ghi vào cột 4.
c. Nội dung và phương pháp lập phần III "Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được miễn giảm"
Nội dung các chỉ tiêu ở phần này dùng để phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ; Số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại; Số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 "Lũy kế từ đầu năm" được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 "Lũy kế từ đầu năm" của báo cáo kỳ trước, cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 "Kỳ này" của báo cáo này kỳ này, kết quả tìm được ghi vào cột 4 ở từng chỉ tiêu phù hợp.
Nội dung và phương phấp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 3 "Kỳ này" như sau:
Mục I - Thuế GTGT được khấu trừ
1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, hoàn lại đầu kỳ (Mã số 10)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, còn được hoàn lại kỳ trước chuyển sang.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số cột dư Nợ đầu kỳ của TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu 4 mục I (Mã số 16) của báo cáo này kỳ trước.
2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh (Mã số 11)
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định phát sinh trong kỳ (trong đó bao gồm cả số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhưng không thể hạch toán riêng).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" trong kỳ báo cáo.
3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại trong kỳ (Mã số 12)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào (bao gồm cả số thuế kỳ trước chuyển sang và số thuế đầu phát sinh kỳ này) đã được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra trong kỳ, đã được hoàn lại bằng tiền và thuế GTGT không được khấu trừ.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" trong kỳ báo cáo.
Mã số 12 = Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15.
3a - Số thuế GTGT đã khấu trừ (Mã số 13)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" đối ứng bên Nợ TK 3331 "Thuế GTGT phải nộp" trong kỳ báo cáo (33311).
3.b. Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 14)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại bằng tiền trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 133, chi tiết thuế GTGT hoàn lại, phần phát sinh bên Có TK 133 đối ứng với bên Nợ TK 111, 112.
3.c. Số thuế GTGT không được khấu trừ (Mã số 15)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không thuộc diện được khấu trừ phải tính, phân bổ cho sản xuất, kinh doanh không chịu thuế GTGT trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 133 đối ứng với bên Nợ TK 142 và 632 trong kỳ báo cáo.
4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 16)
Chỉ tiêu này phản ánh thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT được thông báo cho hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả đến cuối kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" đến cuối kỳ báo cáo.
Mã số 16 = Mã số 10 + Mã số 11 - Mã số 12.
Mục II - Thuế GTGT được hoàn lại
1. Số thuế GTGT được hoàn lại đầu kỳ (Mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được cơ quan thuế thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ trước chưa được NSNN hoàn trả lại tiền.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN) hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 23 của báo cáo này kỳ trước.
2. Số thuế GTGT được hoàn lại (Mã số 21)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT được cơ quan thuế thông báo cho hoàn thuế phát sinh trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào thông báo được hoàn thuế trong kỳ, hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN).
3. Số thuế GTGT đã hoàn lại (Mã số 22)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại bằng tiền trong kỳ.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ", chi tiết phần thuế GTGT đã hoàn lại phần phát sinh Có TK 133 đối ứng với bên Nợ TK 111, 112 hoặc căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN).
4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (Mã số 23)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được thông báo cho hoàn lại nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được NSNN hoàn trả.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN), hoặc số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau:
Mã số 23 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22
Mục III - Thuế GTGT được miễn giảm
1. Số thuế GTGT được miễn giảm đầu kỳ (Mã số 30)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT phải nộp đã được cơ quan thuế xét miễn giảm và đã thông báo miễn giảm nhưng đến cuối kỳ trước chưa xử lý.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN) (Phần Số dư đầu kỳ) hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở chỉ tiêu có mã số 33 của báo cáo này kỳ trước.
2. Số thuế GTGT được miễn giảm (Mã số 31)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT phải nộp đã được cơ quan thuế xét miễn giảm và đã thông báo được miễn giảm trong kỳ báo cáo.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN).
3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm (Mã số 32)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm đã được xử lý trong kỳ báo cáo bao gồm số thuế được miễn giảm đã được NSNN trả lại bằng tiền (nếu đã nộp thuế GTGT vào NSNN) hoặc được trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN) hoặc căn cứ vào số phát sinh Nợ TK 3331 "Thuế GTGT phải nộp" đối ứng với bên Có TK 721 "Các khoản thu nhập bất thường" (nếu số thuế được miễn giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ) hoặc số phát sinh Nợ TK 111, 112 đối ứng với bên Có TK 721 (nếu số thuế được miễn giảm được NSNN trả lại bằng tiền) phần thuế GTGT được miễn giảm bằng tiền.
4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ (Mã số 33)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT đã được cơ quan thuế thông báo miễn giảm nhưng đến cuối kỳ báo cáo chưa được xử lý.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN).
Mã số 33 = Mã số 30 + Mã số 31 + Mã số 32.
1. Bổ sung các sổ kế toán
Chế độ sổ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có bổ sung 03 mẫu sổ sau đây được quy định trong Thông tư này như sau:
+ Sổ theo dõi thuế GTGT (Mẫu số S 01 - DN)
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN)
+ Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN).
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ, Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ", Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" được theo dõi phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 10.
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái, thì Nhật ký - Sổ cái được mở thêm 4 cột để phản ánh Tài khoản 133 và Tài khoản 3331.
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung hoặc hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ thì Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" được theo dõi phản ánh trên Sổ cái mở cho từng tài khoản.
2. Giải thích nội dung và phương pháp ghi các sổ kế toán chi tiết
a. Sổ theo dõi thuế GTGT (Mẫu số S 01 - DN)
- Mục đích, phạm vi áp dụng:
Sổ này chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và ghi sổ kế toán "Đơn".
Sổ này dùng để phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
- Nội dung và phương pháp ghi sổ:
Sổ này được mở hàng tháng, được ghi chép theo từng chứng từ hóa đơn thuế GTGT phải nộp, đã nộp (mỗi hóa đơn ghi 01 dòng). Riêng đối với thuế GTGT phải nộp có thể không ghi theo từng chứng từ hóa đơn, 1 tháng có thể ghi 1 lần vào thời điểm cuối tháng.
+ Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ.
+ Cột 3: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Cột 4: Ghi số tiền thuế GTGT đã nộp trong kỳ theo từng chứng từ.
+ Cột 5: Ghi số tiền thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ, số tiền thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ theo từng chứng từ, số tiền thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT phải nộp, đã nộp trong kỳ và tính ra số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ và chủ hộ hoặc giám đốc cơ sở SXKD phải ký và ghi họ tên.
b. Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu số S 02 - DN)
- Mục đích và phạm vi áp dụng:
Sổ này áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
Sổ này dùng để ghi chép phản ánh số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
- Nội dung và phương pháp ghi sổ:
Sổ này được mở hàng quý, được ghi chép theo từng chứng từ về thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại trong kỳ báo cáo.
+ Cột 1, 2: Ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ.
+ Cột 3: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng chứng từ.
+ Cột 4: Ghi số tiền thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ, số thuế GTGT được hoàn lại trong kỳ và số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
+ Cột 5: Ghi số tiền thuế GTGT đã hoàn lại trong kỳ báo cáo.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và tính ra số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ báo cáo.
Sau khi khoá sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký và ghi rõ họ và tên.
c. Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (Mẫu số S 03 - DN)
- Mục đích và phạm vi áp dụng:
Sổ này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.
Sổ này dùng để ghi chép phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ báo cáo.
- Nội dung và phương pháp ghi sổ:
Sổ này được mở hàng quý, được ghi chép theo từng chứng từ về thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm trong kỳ báo cáo.
+ Cột 1, 2: Ghi số hiệu và ngày tháng của chứng từ.
+ Cột 3: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng chứng từ.
+ Cột 4: Ghi số tiền thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm trong kỳ và số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ báo cáo.
Cột 5: Ghi số tiền thuế GTGT đã miễn giảm trong kỳ báo cáo.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khoá sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và tính ra số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ báo cáo.
Sau khi khoá sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký và ghi rõ họ và tên.
B. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THUẾ TNDN
1. Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế TNDN theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và quy định tại Thông tư này.
2. Cơ sở kinh doanh phải kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí hợp lý hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN
3. Kế toán thuế TNDN sử dụng các Tài khoản sau đây:
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (đổi tên Tài khoản 3334 "Thuế lợi tức" thành Tài khoản 3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp").
- Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (đổi tên Tài khoản 421 "Lãi chưa phân phối" thành Tài khoản 421 "Lợi nhuận chưa phân phối").
Tài khoản 3334 dùng để phản ánh số thuế TNDN phải nộp và tình hình nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước.
a. Hạch toán Tài khoản 3334 cần thực hiện một số quy định sau:
Tài khoản 3334 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi ngành, mọi thành phần kinh tế.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tờ kê khai thuế TNDN cho cơ quan thuế. Hàng quý doanh nghiệp tạm nộp số thuế của quý đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
b. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3334
Bên Nợ:
- Số thuế TNDN đã nộp vào NSNN
- Số thuế TNDN được miễn giảm trừ vào số phải nộp
- Số chênh lệch giữa thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế lớn hơn số thuế TNDN thực tế phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.
Bên Có: Số thuế TNDN phải nộp.
Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp và NSNN
Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số phải nộp (số thuế nộp thừa).
c. Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
- Hàng quý, căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan thuế về số thuế TNDN phải nộp theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Khi nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112, ...
- Cuối năm, khi báo cáo quyết toán thuế duyệt y, xác định số thuế TNDN phải nộp, ghi:
+ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp thực tế theo quyết toán thuế năm đã duyệt y lớn hơn số phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế, thì số chênh lệch phải nộp thêm, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Trường hợp số thuế TNDN phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế lớn hơn số thuế TNDN phải nộp thực tế theo quyết toán thuế năm đã duyệt y, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
- Số thuế TNDN được cơ quan có thẩm quyền cho phép miễn giảm, số thuế được miễn giảm, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999, các văn bản trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Đến cuối ngày 31 tháng 12 năm 1998, nếu Tài khoản 3331 "Thuế doanh thu" có số dư Có thì khi mở sổ kế toán cho năm 1999, các doanh nghiệp phải chuyển số dư sang Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" (Chi tiết phần thuế doanh thu) để theo dõi thanh toán tiếp về nộp thuế doanh thu với NSNN. Khi doanh nghiệp nộp thuế doanh thu cho năm 1998, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Chi tiết phần thuế doanh thu)
Có TK 111, 112
Đến cuối ngày 31 tháng 12 năm 1998 nếu Tài khoản 3334 "Thuế lợi tức" có số dư Nợ, hoặc số dư Có thì khi mở sổ kế toán cho năm 1999, các doanh nghiệp phải chuyển số dư Tài khoản 3334 "Thuế lợi tức" sang số dư Tài khoản 3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp" chi tiết phần thuế lợi tức năm trước, khi nộp thuế lợi tức cho NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (Chi tiết phần thuế lợi tức năm trước)
Có TK 111, 112, ...
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Cục Thuế, Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các ngành có liên quan, giúp Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này ở các doanh nghiệp.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ sở kinh doanh, các ngành, các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
Bộ, Tổng công ty:.......
Đơn vị:.................
|
Phạm Văn Trọng (Đã Ký) |
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày... tháng... năm 199...
Đơn vị tính:...........
Tài sản
|
Mã số |
Số đầu năm |
Số cuối kỳ |
1 |
2 |
3 |
4 |
A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn |
100 |
|
|
I. Tiền |
110 |
|
|
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) |
111 |
|
|
2. Tiền gửi Ngân hàng |
112 |
|
|
3. Tiền đang chuyển |
113 |
|
|
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn |
120 |
|
|
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn |
121 |
|
|
2. Đầu tư ngắn hạn khác |
128 |
|
|
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) |
129 |
|
|
III. Các khoản phải thu |
130 |
|
|
1. Phải thu của khách hàng |
131 |
|
|
2. Trả trước cho người bán |
132 |
|
|
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ |
133 |
|
|
4. Phải thu nội bộ |
134 |
|
|
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc |
135 |
|
|
- Phải thu nội bộ khác |
136 |
|
|
5. Các khoản phải thu khác |
138 |
|
|
6. Dự phòng khoản thu khó đòi (*) |
139 |
|
|
IV. Hàng tồn kho |
140 |
|
|
1. Hàng mua đang đi trên đường |
141 |
|
|
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho |
142 |
|
|
3. Công cụ, dụng cụ trong kho |
143 |
|
|
4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang |
144 |
|
|
5. Thành phẩm tồn kho |
145 |
|
|
6. Hàng hoá tồn kho |
146 |
|
|
7. Hàng gửi đi bán |
147 |
|
|
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) |
149 |
|
|
V. Tài sản lưu động khác |
150 |
|
|
1. Tạm ứng |
151 |
|
|
2. Chi phí trả trước |
152 |
|
|
3. Chi phí chờ kết chuyển |
153 |
|
|
4. Tài sản thiếu chờ xử lý |
154 |
|
|
5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn |
155 |
|
|
VI. Chi sự nghiệp |
160 |
|
|
1. Chi sự nghiệp năm trước |
161 |
|
|
2. Chi sự nghiệp năm nay |
162 |
|
|
B- Tài sản cố định, đầu tư dài hạn |
200 |
|
|
I. Tài sản cố định |
210 |
|
|
1. Tài sản cố định hữu hình |
211 |
|
|
- Nguyên giá |
212 |
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) |
213 |
|
|
2. Tài sản cố định thuê tài chính |
214 |
|
|
- Nguyên giá |
215 |
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) |
216 |
|
|
3. Tài sản cố định vô hình |
217 |
|
|
- Nguyên giá |
218 |
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) |
219 |
|
|
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn |
220 |
|
|
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn |
221 |
|
|
2. Góp vốn liên doanh |
222 |
|
|
3. Đầu tư dài hạn khác |
228 |
|
|
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) |
229 |
|
|
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang |
230 |
|
|
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn |
240 |
|
|
Tổng cộng tài sản |
250 |
|
|
Nguồn vốn |
|
|
|
A- Nợ phải trả |
300 |
|
|
I. Nợ ngắn hạn |
310 |
|
|
1. Vay ngắn hạn |
311 |
|
|
2. Nợ dài hạn đến hạn trả |
312 |
|
|
3. Phải trả cho người bán |
313 |
|
|
4. Người mua trả tiền trước |
314 |
|
|
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước |
315 |
|
|
6. Phải trả công nhân viên |
316 |
|
|
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ |
317 |
|
|
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác |
318 |
|
|
II. Nợ dài hạn |
320 |
|
|
1. Vay dài hạn |
321 |
|
|
2. Nợ dài hạn khác |
322 |
|
|
III. Nợ khác |
330 |
|
|
1. Chi phí phải trả |
331 |
|
|
2. Tài sản thừa chờ xử lý |
332 |
|
|
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn |
333 |
|
|
B- Nguồn vốn chủ sở hữu |
400 |
|
|
I. Nguồn vốn, quỹ |
410 |
|
|
1. Nguồn vốn kinh doanh |
411 |
|
|
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản |
412 |
|
|
3. Chênh lệch tỷ giá |
413 |
|
|
4. Quỹ đầu tư phát triển |
414 |
|
|
5. Quỹ dự phòng tài chính |
415 |
|
|
6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm |
416 |
|
|
7. Lợi nhuận chưa phân phối |
417 |
|
|
8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi |
418 |
|
|
9. Nguồn vốn đầu tư XDCB |
419 |
|
|
II. Nguồn kinh phí |
420 |
|
|
1. Quỹ quản lý của cấp trên |
421 |
|
|
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp |
422 |
|
|
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước |
423 |
|
|
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay |
424 |
|
|
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ |
425 |
|
|
Tổng cộng nguồn vốn |
430 |
|
|
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu |
Số đầu năm |
Số cuối kỳ |
1. Tài sản cho thuê ngoài |
|
|
2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công |
|
|
3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi |
|
|
4. Nợ khó đòi đã xử lý |
|
|
5. Ngoại tệ các loại |
|
|
6. Hạn mức kinh phí còn lại |
|
|
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có |
|
|
Lập, ngày...tháng... năm 199...
Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ().
Đơn vị MẪU SỐ B 02-DN
Quý...... Năm 199...
Phần I - Lãi, lỗ
Đơn vị tính:.........
Chỉ tiêu |
Mã số |
Kỳ trước |
Kỳ này |
Luỹ kế từ đầu năm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Tổng doanh thu |
01 |
|
|
|
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu |
02 |
|
|
|
Các khoản giảm trừ (04 + 05 + 06 + 07) |
03 |
|
|
|
+ Chiết khấu |
04 |
|
|
|
+ Giảm giá |
05 |
|
|
|
+ Hàng bán bị trả lại |
06 |
|
|
|
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp |
07 |
|
|
|
1. Doanh thu thuần (01-03) |
10 |
|
|
|
2. Giá vốn hàng bán |
11 |
|
|
|
3. Lợi nhuận gộp (10 - 11) |
20 |
|
|
|
4. Chi phí bán hàng |
21 |
|
|
|
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp |
22 |
|
|
|
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [20 - (21 + 22)] |
30 |
|
|
|
- Thu nhập hoạt động tài chính |
31 |
|
|
|
- Chi phí hoạt động tài chính |
32 |
|
|
|
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (31 - 32) |
40 |
|
|
|
- Các khoản thu nhập bất thường |
41 |
|
|
|
- Chi phí bất thường |
42 |
|
|
|
8. Lợi nhuận bất thường (41 - 42) |
50 |
|
|
|
9. Tổng lợi nhuận trước thuế |
60 |
|
|
|
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp |
70 |
|
|
|
11. Lợi nhuận sau thuế (60 - 70) |
80 |
|
|
|
PHẦN II - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC
Đơn vị tính: ............
Chỉ tiêu |
Mã |
Số còn phải |
Số
phát sinh |
Luỹ kế từ đầu năm |
Số còn phải |
||
|
số |
nộp đầu kỳ |
Số
phải |
Số
đã |
Số
phải |
Số
đã |
nộp cuối kỳ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8=3+4-5 |
I - Thuế |
10 |
|
|
|
|
|
|
1. Thuế GTGT phải nộp |
11 |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
Thuế GTGT hàng nhập khẩu |
12 |
|
|
|
|
|
|
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt |
13 |
|
|
|
|
|
|
3. Thuế xuất, nhập khẩu |
14 |
|
|
|
|
|
|
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp |
15 |
|
|
|
|
|
|
5. Thu trên vốn |
16 |
|
|
|
|
|
|
6. Thuế tài nguyên |
17 |
|
|
|
|
|
|
7. Thuế nhà đất |
18 |
|
|
|
|
|
|
8. Tiền thuê đất |
19 |
|
|
|
|
|
|
9. Các loại thuế khác |
20 |
|
|
|
|
|
|
II - Các khoản phải nộp khác |
30 |
|
|
|
|
|
|
1. Các khoản phụ thu |
31 |
|
|
|
|
|
|
2. Các khoản phí, lệ phí |
32 |
|
|
|
|
|
|
3. Các khoản phải nộp khác |
33 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
40 |
|
|
|
|
|
|
Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang năm này
Trong đó: Thuế thu nhập doanh nghiệp....................
PHẦN III - THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ, ĐƯỢC HOÀN LẠI, ĐƯỢC MIỄN GIẢM
Đơn vị tính:.................
Chỉ tiêu |
Mã số |
Số tiền |
|
|
|
Kỳ này |
Luỹ kế từ đầu năm |
1 |
2 |
3 |
4 |
I - Thuế GTGT được khấu trừ |
|
|
|
1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu kỳ |
10 |
|
x |
2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh |
11 |
|
|
3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại (12 = 13+14+15) |
12 |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
a. Số thuế GTGT đã khấu trừ |
13 |
|
|
b. Số thuế GTGT đã hoàn lại |
14 |
|
|
c. Số thuế GTGT không được khấu trừ |
15 |
|
|
4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ (16=10+11-12) |
16 |
|
x |
II - Thuế GTGT được hoàn lại |
|
|
|
1. Số thuế GTGT còn được hoàn lại đầu kỳ |
20 |
|
x |
2. Số thuế GTGT được hoàn lại |
21 |
|
|
3. Số thuế GTGT đã hoàn lại |
22 |
|
|
4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ (23=20+21-22) |
23 |
|
x |
III - Thuế GTGT được miễn giảm |
|
|
|
1. Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ |
30 |
|
x |
2. Số thuế GTGT được miễn giảm |
31 |
|
|
3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm |
32 |
|
|
4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ (33=30+31-32) |
33 |
|
x |
Ghi chú: Các chỉ tiêu có dấu (x) không có số liệu
Ngày tháng năm 199...
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký họ tên, đóng dấu)
Đơn vị:............ MẪU SỐ S 01 - DN
SỔ THEO DÕI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Năm......
Chứng từ |
Diễn giải |
Số tiền thuế GTGT đã nộp |
Số tiền thuế GTGT phải nộp |
|
Số hiệu |
Ngày tháng |
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
1- Số dư đầu kỳ |
|
|
|
|
2- Số phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phát sinh |
|
|
|
|
3- Số dư cuối kỳ |
|
|
Lập sổ ngày tháng năm 199...
Người ghi sổ Chủ hộ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ghi chú: Sổ này áp dụng cho các cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và kế toán "Đơn".
Đơn vị:............ MẪU SỐ S 02 - DN
SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT ĐƯỢC HOÀN LẠI
Năm......
Chứng từ |
Diễn giải |
Số tiền |
||
Số hiệu |
Ngày tháng |
|
Thuế GTGT được hoàn lại |
Thuế GTGT đã hoàn lại |
|
|
1- Số dư đầu kỳ |
|
x |
|
|
2- Số phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phát sinh |
|
|
|
|
3- Số dư cuối kỳ |
|
x |
Ghi chú: Chỗ có dấu (x) không có số liệu
Lập sổ ngày tháng năm ...
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị:............ MẪU SỐ S 03 - DN
SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT ĐƯỢC MIỄN GIẢM
Năm......
Chứng từ |
Diễn giải |
Số tiền |
||
Số hiệu |
Ngày tháng |
|
Thuế GTGT được miễn giảm |
Thuế GTGT đã miễn giảm |
|
|
1- Số dư đầu kỳ |
|
x |
|
|
2- Số phát sinh trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phát sinh |
|
|
|
|
3- Số dư cuối kỳ |
|
x |
Ghi chú: Chỗ có dấu (x) không có số liệu
Lập sổ ngày tháng năm ...
Người
ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
THE MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM |
No. 100/1998/TT-BTC |
Hanoi, July 15, 1998 |
GUIDING THE BOOK-KEEPING OF VALUE ADDED TAX (V.A.T) AND ENTERPRISE INCOME TAX
Pursuant to the Law on Valued Added Tax No.
02/1997/QH9 of May 10, 1997;
Pursuant to the Law on Enterprise Income Tax No. 03/1997/QH9 of May 10, 1997;
Pursuant to the Government's Decree No. 28/1998 of May 11, 1998 detailing the
implementation of the VAT Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 30/1998/ND-CP of May 13, 1998 detailing
the implementation of the Law on Enterprise Income Tax;
Pursuant to the Ministry of Finance's Circular No. 89/1998/TT/BTC of June 27,
1998 and Circular No. 99/1998/TT/BTC of July 14, 1998 guiding the
implementation of Decree No. 28/1998/ ND-CP and Decree No. 30/1998/ND-CP;
The Ministry of Finance hereby guides the book-keeping of Value Added Tax and
Enterprise Income Tax as follows:
A.- GUIDING THE V.A.T.
BOOK-KEEPING
1. Business establishments must organize the VAT book-keeping in accordance with the provisions of the current book-keeping system and the stipulations herein.
2. Business establishments subject to VAT Law shall have their sales turnovers, incomes from financial operations, extraordinary incomes and values of purchased materials, goods, fixed assets and services subject to book-keeping according the following stipulations:
a/ Sale turnovers and incomes from financial operations and extraordinary incomes:
...
...
...
+ Turnovers from goods sales and service provision are the entire sales amount and service provision amount (without VAT), including surtax and surcharge outside selling prices (if any), enjoyed by business establishments.
+ Incomes from financial operations and extraor-dinary incomes are the total incomes (without VAT).
- For business establishment subject to VAT payment by the direct method on the added value and for goods and services not subject to VAT:
+ Turnovers from goods sales and service provision are the entire sales amount and service provision amount, including surtax and surcharge outside selling prices (if any,) enjoyed by business establishments (Total payment prices - including tax).
+ Incomes from financial operations and extraordi-nary incomes are the total incomes (total payment prices).
b/ Values of purchased materials, goods, fixed assets and services:
- For business establishments subject to VAT payment by the method of tax deduction, the values of purchased materials, goods, fixed assets and services are the actual purchasing prices without the input VAT.
- For business establishments subject to VAT payment by direct method on added value and business establishments not subject to VAT, the values of purchased materials, goods, fixed assets and services are the total payment prices (including the input VAT).
3. Business establishments subject to VAT payment shall have to accurately and honestly account the following indices:
...
...
...
- Input VAT deductible, already deducted, to be additionally deducted;
- VAT payable, already paid and to be additionally paid;
- VAT to be reimbursed; and
- VAT to be reduced.
Business establishments shall have to observe the invoice and voucher regime in accordance with the current stipulations of the Ministry of Finance. Below is a number of invoices and vouchers related to the VAT book-keeping:
1. Added value invoices
Business establishments subject to VAT payment by tax deduction method, when selling goods and/or services, must use the "added value invoices" issued by the Ministry of Finance (except when using vouchers on which the written payment prices are the prices with VAT). When billing invoices to sell goods and/or services, business establishments must fully and accurately state all prescribed elements and clearly indicate:
- Selling prices (without VAT);
...
...
...
- VAT; and
- Total payment prices (with VAT).
2. Goods sale invoices
Business establishments subject to VAT payment by the direct method, when selling goods and/or services, shall use "Goods sale invoices" issued by the Ministry of Finance. When billing invoices for selling goods and services, business establishments must fully and accurately state the prescribed elements and clearly indicate:
- Selling prices;
- Surtax and surcharge calculated outside the selling prices (if any); and
- Total payment prices (with VAT).
3. Self-printed invoices and particular vouchers
- Business establishments using invoices and vouchers other than the commonly set forms (including invoices issued by themselves) shall have to register them with the Ministry of Finance (General Department of Tax) and shall be used only after it is approved in writing. Invoices printed by business establishments themselves must contain full information in accordance with the stipulations on invoices and vouchers (added value invoices, goods sale invoices).
...
...
...
4. List of retail sales of goods and services
Where business establishments directly retail their goods and provide services to goods consumers and/or services users, which are not subject to the sale invoices, they shall, when selling goods, make a "list of retail sale of goods and services" according to Form No. 05/GTGT issued together with the Ministry of Finance's Circular No. 89/1998/TT-BTC of June 27, 1998 "Guiding the Implementation of Government's Decree No. 28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing the Implementation of the Law on Valued Added Tax".
5. List of agricultural, forest and aquatic products purchased from direct producers
For production and processing establishments which buy goods being unprocessed agricultural, forest and aquatic products from direct producers without sale invoices as prescribed, the purchasers shall have to make a "list of agricultural, forest and aquatic products purchased from direct producers" according to Form No. 04/GTGT issued together with Ministry of Finance's Circular No. 89/1998/TT-BTC of June 27, 1998.
In order to make VAT book-keeping, Account 133 "VAT deductible" shall be supplemented to the promulgated book-keeping account system in accordance with the current book-keeping regulations, and Account 3331 shall be renamed as follows:
1. Supplementing Account 133 - VAT deductible
Account 133 is used to reflect the input VAT amount deductible, already deducted and to be additionally deducted.
a/ Accounting of Account 133 according to the following regulations:
...
...
...
- For goods and services purchased for the production of and trading in, goods and services which are liable and not liable to VAT, business establish-ments shall have to account separately the input VAT deductible and the input VAT not deductible.
Where separate accounting is impossible, the input VAT amount shall be accounted into Account 133. At the end of the period, the book-keeping shall be done to determine the VAT amount to be deducted by the percentage of the turnover liable to VAT against the total sale turnover. The non-deductible input VAT amount shall be calculated in the cost prices of the goods sold out in the period.
Where the non-deductible VAT amount is great in value, it shall be calculated in the cost prices of the goods sold out in the period corresponding to the turnover in the period and the remainder shall be calculated in the cost prices of the goods sold out in the next accounting period.
- Where business enterprises purchase goods and services for use in the production of and/or trading in, goods and services not liable to VAT or used for the production of and/or trading in, goods and services liable to VAT by direct method, for use in non-business and/or project activities, or cultural and welfare activities which are covered by other funding sources; the amount of input VAT shall not be deducted and not accounted in Account 133. The non-deductible VAT amount shall be calculated in the values of purchased materials, goods, fixed assets and services.
- Where purchased goods and services are entitled to the use of particular invoices and/or vouchers (such as postage stamps, freight tickets, etc...) with the written payment prices being those with VAT, business establishments shall base themselves on the prices of purchased goods and services with tax to determine prices without tax and the input VAT to be deducted by the calculation method stipulated in Point 10, Item I, Part B of the Ministry of Finance's Circular No. 89/1998/TT/BTC of June 27, 1998.
- Where production and/or processing establish-ments buy raw materials which are unprocessed agricultural, forestrial and aquaculture products from direct producers without sale invoices, they shall base themselves on the List of the purchased agricultural, forestrial and aquaculture products to calculate the amount of input VAT to be deducted by percentage on the value of purchased goods according to the regulations in the VAT regime.
- The input VAT arises in what month shall be declared for deduction when determining the VAT amount to be paid for that month. If the deductible input VAT amount is bigger than the output VAT amount, the amount of input VAT to be deducted shall only be equal to the output VAT amount in such month; the remaining amount of input VAT shall be deducted in the next taxation period or shall be considered for tax reimbursement according to the prescribed regimes.
b/ Structure and descriptions of Account 133
Debit: The amount of deductible input VAT.
...
...
...
- The amount of input VAT already deducted;
- Transfer of the amount of non-deductible input VAT;
- The amount of input VAT already reimbursed.
Debit balance: The remaining amount of deductible input VAT, the amount of input VAT to be reimbursed, but reimbursement has not been made.
Account 133 has two level-2 accounts:
+ Account 1331- The deductible VAT on goods and services
Account 1331 is used to reflect the deductible input VAT on materials, goods and services being bought on the free market for use in the production of and/or trading in, goods and services liable to VAT by tax deduction method.
+ Account 1332 - The deductible VAT on fixed assets
Account 1332 is used to reflect the deductible input VAT in the course of investment and procurement of fixed assets used for the production of and/or trading in, goods and services liable to VAT by tax deduction method.
...
...
...
- When buying materials, goods and fixed assets for use in the production of and/or trading in, goods and services liable to VAT by the tax deduction method, the accounts shall reflect the values of materials and goods placed in warehouses by their real prices including purchasing prices without input VAT and expenses for purchasing, transport, loading and unloading and warehouse and site hiring, etc. from place of purchase to enterprises, and the entry shall be made as follows:
Debit: Account 152 - Raw materials, and materials
Debit: Account 153 - Tools and instruments
Debit: Account 156 - Goods
Debit: Account 211 - Tangible fixed assets
Debit: Account 611 - Purchase of goods
Debit: Account 133 - Deductible VAT (Input VAT)
.....................
Credit: Accounts 111, 112, 331,... (Total payment prices)
...
...
...
Debit: Accounts 621, 627, 641, 642, 241,...
Debit: Accounts 133 - The deductible VAT (Input VAT)
Credit: Accounts 111, 112, 331,... (Total payment prices).
- When purchasing goods for immediate delivery and selling (subject to VAT by the tax deduction method) to clients (without placing into warehouses), entry shall be made as follows:
Debit: Account 632 - Cost prices of goods sold (Purchasing prices without input VAT)
Debit: Account 133 - Deductible VAT
Credit: Accounts 111, 112, 331,... (Total payment prices).
- When importing goods, the book-keeping shall reflect the values of imported materials, goods and equipment comprising the total sum to be paid to sellers, import tax to be paid and purchasing and transport expenses, and the entry shall be made as follows:
Debit: Account 152 - Raw materials, materials
...
...
...
Debit: Account 211 - Tangible fixed assets
Credit: Account 3333 - Export and import tax
Credit: Accounts 111, 112, 331,...
- For VAT on imported goods:
+ Where imported goods are used in the production of and/or trading in, goods and services liable to VAT by tax deduction method, the VAT on the imported goods shall be deducted, and the entry shall be made as follows:
Debit: Account 133 - Deductible VAT
Credit: Account 3331- Payable VAT (Account 33312 - VAT on imported goods).
+ Where imported goods are used in the production of and/or trading in, goods and services not liable to VAT or liable to VAT payment by direct method or used for non-business, project or program activities or cultural and welfare activities, etc. covered by other funding sources; VAT to be paid for the imported goods shall be calculated in the value of the purchased goods, and entry shall be made as follows:
Debit: Account 152 - Raw materials and materials
...
...
...
Debit: Account 211 - Tangible fixed assets
.................
Credit: Account 3331- Payable VAT (Account 33312).
- When buying materials, goods and fixed assets, for use in the production of and/or trading in, goods and services not liable to VAT or for use in non-business and project activities or cultural and welfare activities, etc. that are covered by other funding sources, the book-keeping shall reflect the value of materials, goods and services comprising the total sum to be paid to sellers (including the input VAT) and purchasing and transport expenses:
Debit: Account 152 - Raw materials and materials (Prices with VAT)
Debit: Account 153- Tools and instruments (Prices with VAT)
Debit: Account 211 - Tangible fixed assets (Prices with VAT)
.....................
Credit: Accounts 111, 112, 331,...
...
...
...
Debit: Account 3331 - Deductible VAT
Credit: Account 133 - Deductible VAT
- When paying VAT to the State budget:
Debit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Accounts 111, 112,...
Where the deductible input VAT amount is bigger than the output VAT amount arising in the period, the input VAT amount to be deducted shall only be equal to the output VAT amount. The remaining amount of the input VAT shall be deducted in the next taxation period or shall be considered for tax reimbursement.
- For establishments trading in goods and/or services subject to VAT payment by tax deduction method and regularly having the amount of input VAT bigger than the amount of output VAT, they shall be permitted by the competent agency to have VAT reimbursed according to the stipulations of the tax regime. Upon receipt of the State Budget sum for the reimbursed input VAT amount, the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112
Credit: Account 133 - Deductible VAT.
...
...
...
Debit: Accounts 152, 153, 156, 211, etc... (Purchasing prices without VAT)
Debit: Account 133 - Deductible VAT (input VAT)
Credit: Accounts 111, 112, 331,...
At the end of the period, the book-keeping shall be made to calculate and determine the input VAT deductible and not deductible on the basis of the distribution by the proportion of turnovers. The amount of the input tax shall be calculated for deduction by the percentage of the turnovers liable to VAT against the total turnover in the period, and the entry shall be made as follows:
+ The amount of input VAT to be deducted in the period:
Debit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 133 - Deductible VAT.
+ The non-deductible input VAT amount in the period:
The amount of non-deductible input VAT shall be calculated into the cost prices of the goods sold in the period, and the entry shall be made as follows:
...
...
...
Credit: Account 133 - Deductible VAT.
The non-deductible input VAT amount in the period shall be calculated in the cost prices of the goods sold in the next period, and the entry shall be made as follows:
Debit: Account 142 - Prepaid expenses
Credit: Account 133 - Deductible VAT.
When calculating the non-deductible input VAT amount into the cost prices of the goods sold in the next period, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 632 - Cost prices of the goods sold
Credit: Account 142 - Prepaid expenses
2. Renaming Account 3331 "Turnover Tax" as Account 3331 "Payable VAT"
Account 3331 shall be used to reflect the output VAT amount, the VAT amounts to be paid, already paid and to be additionally paid to the State Budget.
...
...
...
a/ Structure and descriptions of Account 3331
Debit:
- The deducted amount of the input VAT.
- The reduced VAT amount deducted from the payable VAT amount.
- The VAT amount already paid to the State Budget.
- The amount of VAT on the sold goods that are returned.
Credit:
- The payable amount of output VAT on goods and services sold;
- The payable amount of output VAT on goods and services used for purpose of exchange, gifts, donations and for internal use;
...
...
...
- The payable amount of VAT on imported goods.
Balance of Credit: The remaining amount of VAT to be paid at the end of the period.
Balance of Debit: The amount of VAT paid in excess to the State Budget.
Account 3331 has two level-3 accounts:
+ Account 33311 - Output VAT: This account is used to reflect the output VAT amount, the amounts of VAT to be paid, already paid and to be additionally paid on goods, products and services sold.
+ Account 33312 - VAT on imported goods: This account is used to reflect the VAT amounts to be paid, already paid and to be additionally paid on imported tax.
b/ Method of accounting of a number of main economic operations
b1/ For business establishments liable to VAT payment by tax deduction method:
- When selling goods and services subject to VAT by tax deduction method, accountants writing sale invoices shall have to specify the selling prices without VAT, surtax and surcharge outside the selling prices (if any), the payable VAT and the total payment price and reflect the sale turnover which is the total sum from goods sales and service provision (without VAT); the entry shall be made as follows:
...
...
...
Credit: Account 3331 - Payable VAT (Account 33311 - Output VAT)
Credit: Account 511 - Sale turnover (Prices without VAT), or
Credit: Account 512 - Turnover from internal sales (Prices without VAT).
- When selling goods and services not liable to VAT or liable to VAT by direct method, the book-keeping reflects the sale turnover which is the total payment price (taxable prices); and the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112, 131,...
Credit: Account 511 - Sale turnover (Total payment price)
Credit: Account 512 - Turnovers from internal sales (Total payment price).
- When there arise any amounts of incomes from financial operations and/or extraordinary incomes liable to VAT by tax deduction method (such as revenue from property leasing, from liquidation, sale or assignment of fixed assets, etc...), the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112, 138, etc... (Total payment price)
...
...
...
Credit: Account 711- Incomes from financial operations (Prices without VAT)
Credit: Account 721 - Amounts of extraordinary incomes (Prices without VAT).
- Where properties are leased with rents paid in installments or in advance for a certain leasing period, the accountants determine the turnover from service provision, which is the non-VAT rent prices and VAT amount, and the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112 (Total sum received in advance).
Credit: Account 3331 - Payable VAT.
Credit: Account 511 - Sale turnover.
- Where sales are made by installment payment (goods liable to VAT by tax deduction method), the book-keeping shall determine the sale turnover which is the non-VAT selling prices paid for one installment and VAT amount, and entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112, 131,...
Credit: Account 3331 - Payable VAT.
...
...
...
Credit: Account 711 - Incomes from financial operations (Profits from sales by deferred payment).
- Where sales are made by the mode of goods barter:
+ Where sale of goods (liable to VAT by tax deduction method) are made by barter of goods for use in the production of and/or trading in, goods or services liable to VAT by tax deduction method, the entry shall be made as follows:
Turnovers from sales by the mode of goods barter:
Debit: Account 152 - Raw materials and materials
Debit: Account 153 - Tools and instruments
Debit: Account 156 - Goods
Debit: Account 131 - Collection to be made from clients
Credit: Account 511 - Sale turnovers (without VAT).
...
...
...
Debit: Account 133 - Deductible VAT.
Credit: Account 3331 - Payable VAT.
+ Where sales of goods (liable to VAT by tax deduction method) are made by barter of goods for use in the production of and/or trading in, goods and/or services not liable to VAT or liable to VAT by direct method, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 152 - Raw materials and materials (including VAT)
Debit: Account 153 - Tools and instruments (including VAT)
Debit: Account 156 - Goods (including VAT)
Credit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 511 - Sale turnovers (Selling prices without VAT)
- Where goods and/or services are used for the purpose of donations and gifts, the book-keeping shall, based on the relevant documents, reflect turnover and VAT to be paid on goods and/or services used for such purpose, and the entry shall be made as follows:
...
...
...
Sale turnover:
Debit: Accounts 641, 642 (Prices without VAT)
Credit: Account 511 - Sale turnovers (Prices without VAT).
VAT payable (deductible):
Debit: Account 133 - Deductible VAT
Credit: Account 3331 -Payable VAT.
+ For units subject to VAT payment by direct method, which use goods and/or services for the purpose of donations and gifts, the amount of VAT to be paid on goods and/or services used for such purpose shall be calculated into business operation costs or in expenditures from budget sources, and the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 641, 642 (Prices with VAT)
Debit: Accounts 431 - Reward and welfare fund (Prices with VAT)
...
...
...
......................
Credit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 511 - Sale turnovers (Prices without VAT).
- Where workers' and employees' salaries are paid in kind (products or goods), the entry shall be made as follows:
Debit: Account 344 - To be paid to workers and employees (Prices with VAT).
Credit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 512 - Turnovers from internal sales
- For products, goods and/or services used internally, the book-keeping shall, based on relevant documents, reflect turnovers and VAT to be paid on goods and services for such use:
+ Where internally-used products, goods and/or services (liable to VAT by tax deduction method) are used in the production of and/or trading in, goods and services liable to VAT by tax deduction method, the amount of VAT to be paid on products, goods and/or services for such use shall be deducted and the entry shall be made as follows:
...
...
...
Debit: Account 627, 641, 642
Credit: Account 512 - Turnovers from internal sales.
VAT payable (deductible):
Debit: Account 133 - Deductible VAT
Credit: Account 3331 - VAT payable.
+ Where internally-used products, goods and/or services (liable to VAT by tax deduction method) are used in the production of and/or trading in, goods and/or services not liable to VAT or liable to VAT by direct method, the amount of VAT to be paid on products, goods and/or services for such use shall be calculated into business and production costs or in expenditures from budget sources, and the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 641, 642 (costs incurred to produce products plus (+) payable VAT)
Debit: Account 431 - Reward and welfare fund
Debit: Account 161 - Non-business expenditure
...
...
...
Credit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 512 - Turnovers from internal sales (costs incurred to produce products).
- Where materials, equipment and/or goods are imported, the regulation shall reflect the payable import tax, amount the total sum to be paid and the value of such imported materials, equipment and/or goods (not including VAT), and the entry shall be made as follows:
Debit: Account 152 - Raw materials and materials
Debit: Account 156 - Goods
Debit: Account 211 - Tangible fixed assets
...................
Credit: Account 3333 - Export, import tax
Credit: Accounts 111, 112, 331,...
...
...
...
+ Where goods are imported for use in the production of and/or trading in, goods and/or services liable to VAT by tax deduction method, the amount of value added tax on imported goods shall be deducted, and the entry shall be made as follows:
Debit: Account 133 -Deductible VAT
Credit: Account 3331 - Payable VAT (Account 33312).
+ Where goods are imported for use in the production of and/or trading in, goods and/or services not liable to VAT or liable to VAT by direct method or used in non-business, project, program, cultural and welfare activities, the amount of VAT on imported goods shall not be deducted, and the entry shall be made as follows:
Debit: Account 152 - Raw materials and materials
Debit: Account 156 - Goods
Debit: Account 211 - Tangible fixed assets
.......................
Credit: Account 3331 - Payable VAT (Account 33312 - VAT on imported goods).
...
...
...
Debit: Account 3331 - Payable VAT (Account 33312)
Credit: Accounts 111, 112.
- At the end of the period, the book-keeping shall be made to calculate and determine the amount of VAT to be deducted and the amount of VAT to be paid for the period.
+ The amount of VAT deducted in the period shall be entered as follows:
Debit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 133 - Deductible VAT.
+ When paying VAT to the State Budget in the period, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Accounts 111, 112,...
...
...
...
Debit: Accounts 111, 112
Credit: Account 133 - Deductible VAT.
- Where units are entitled to VAT reduction:
+ If the reduced VAT amount is deducted from the payable VAT amount, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 721 - Amounts of extraordinary incomes.
+ If the reduced VAT amount is reimbursed in cash by the State Budget, upon receipt of the sum, entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112
Credit: Account 721 - Amounts of extraordinary incomes.
...
...
...
+ Reflection of turnovers of the sold goods that are returned:
Debit: Account 531 - Sold goods that are returned (Selling prices without VAT)
Credit: Accounts 111, 112, 131,...
+ Reflection of the sum of VAT on the sold and returned goods, which is reimbursed to purchasers, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Accounts 111, 112.
+ Reflection of the cost prices of the sold and returned goods that are returned and put in warehouses, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 155 - Finished products
Debit: Account 156 - Goods
...
...
...
b2/ For business establishments liable to VAT payment by direct method on added value and business establishments not liable to VAT payment
- When purchasing goods and/or services for use in production and/or business activities, the book-keeping shall reflect the value of purchased goods and/or services, which is the total payment price (including input VAT). If units apply double-entry accounting, when purchasing goods and services to put in warehouses or to use immediately in production and business, the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 152, 156, 211, 627, 641, 642,... (including input VAT inclusive)
Credit: Accounts 111, 112, 331, etc... (Total sum to be paid to sellers).
- When selling goods and services, the book-keeping shall reflect the turnover from sale of goods and/or services, which is the total payment price (including value added tax), and the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112, 131 (Total sum to be collected from purchasers)
Credit: Account 511 - Sale turnovers
Credit: Account 512 - Turnovers from internal sales.
- When there arise amounts of incomes from financial operations and extraordinary incomes (such as revenue from property leasing, from liquidation, sale and/or assignment of fixed assets, etc...) arise, entry shall be made as follows:
...
...
...
Credit: Account 711 - Incomes from financial operations
Credit: Account 721 - Amounts of extraordinary incomes.
- At the end of the period, the book-keeping shall be done to calculate and determine VAT to be paid by direct method, and the entry shall be made as follows:
+ For production and business activities:
Debit: Account 642 - Expenses for enterprise management (6425)
Credit: Account 3331 - Payable VAT.
+ For other activities (financial and extraordinary activities), the entry shall be made as follows:
Debit: Account 811 - Expenses for financial activities
Debit: Account 821 - Extraordinary expenses
...
...
...
- When making payment of VAT to the State Budget, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 111, 112,...
- When purchasing imported materials and goods, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 152, 153, 156, 211, etc
Credit: Account 3331 - Payable VAT (Account 33312)
Credit: Account 3333 - Export, import tax
Credit: Accounts 111, 112, 331,...
When making payment of import tax and VAT on imported goods, the entry shall be made as follows:
...
...
...
Debit: Account 3331 - Payable VAT (Account 33312)
Credit: Account 111, 112,...
- When value added tax is reduced, the following entry shall be made in book-keeping:
+ Where the amount of the reduced VAT is deducted from the payable VAT amount in the period, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 3331 - Payable VAT
Credit: Account 721 - Amounts of extraordinary incomes.
+ Where the reduced VAT amount is reimbursed in cash by the State Budget, the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112
Credit: Account 721 - Amounts of extraordinary incomes.
...
...
...
+ When selling goods and/or services, to reflect the sale turnover which is the total payment price (including special consumption tax and export tax), and the entry shall be made as follows:
Debit: Accounts 111, 112, 131
Credit: Account 511 - Sale turnover
Credit: Account 512 - Turnover from internal sales.
+ To reflect the amount of special consumption tax or export tax to be paid, the entry shall be made as follows:
Debit: Account 511, 512
Credit: Account 3332 - Special consumption tax
Credit: Account 3333 - Export, import tax.
- When making the special consumption tax or export, import tax payment to the State Budget, the following entry shall be made:
...
...
...
Debit: Account 3333 - Export, import tax
Credit: Account 111, 112
The financial report system applicable to enterprises under the various branches and economic sectors shall be implemented in accordance with the financial report regulations issued together with the Minister of Finance' s Decision No. 1141/TC-QD/CDKT of November 1st, 1995 and Circular No. 10 TC/CDKT of March 20, 1997, and the amended and supplemented provisions herein as follows:
1. Accounting Balance Sheet (Form No. B 01 - DN)
The Accounting Balance Sheet (Form No. B 01 - DN) is supplemented with index in code No. 133 (Deductible VAT).
Index "Deductible VAT" (Code No. 133) shall be used to reflect the amount of VAT which remains to be deducted and the reimbursed VAT amount which is approved by the competent agency but by the end of the accounting period the reimbursement has not been made by the State Budget.
The data to be fed in this index shall be based on the balance in the debit of Account 133 "Deductible VAT" on the Ledger at the end of the accounting period.
2. Report on Business Operation Results (Form No. B 02 - DN)
...
...
...
- Part I - Profits and losses: This part shall reflect the situation on results of enterprises' business operations, including business and other activities.
- Part II - Situation on performance of obligations toward the State. This part shall reflect situation on the enterprises' performance of their obligations toward the State in term of tax and other charges to be paid.
- Part III - VAT to be deducted, to be reimbursed, reduced and exempted: This part shall reflect the amount of VAT deductible, already deducted and to be additionally deducted at the end of the period; the amount of VAT to be reimbursed, has been reimbursed and shall be reimbursed and the amount of VAT to be exempted and reduced, has been exempted and reduced and shall be exempted and reduced at the end of the period.
a/ Descriptions and methods for drawing up Part I - Profits and losses
- The descriptions and methods for drawing up indices written down in column 5 "Accumulation from the beginning of the year" shall be based on the data written down in column 5 of this report for the previous period plus (+) the data written down in column 4 "Current period" of the same report for the current period, the results found shall be noted down in column 5 of each corresponding index.
- The descriptions and methods for drawing up indices to be written down in column 4 "Current period" shall be as follows:
(Below is the guidance only for descriptions and methods for drawing up variable indices while invariable indices shall be elaborated in accordance with the stipulations in the Enterprise Accounting System issued together with the Minister of Finance's Decision No. 1141-TC/QD/CDKT of November 1st, 1995 and Circular No. 10-TC/CDKT of March 20, 1997.)
+ Index "Special consumption tax and Export tax" (Code No. 07)
This index shall reflect the amount of special consumption tax and export tax to be paid in the reporting period.
...
...
...
+ Index "Income tax to be paid by enterprises" (Code No. 70)
This index shall reflect the amount of VAT to be paid in the reporting period.
The data to be written down in this index shall be based on the figures arising in the Credit of Account 3334 "Enterprise income tax" in the reporting period.
b/ Descriptions and methods for drawing up Part II "Situation on performance of obligations toward the State"
- The descriptions and methods for drawing up indices to be written down in column 6 and column 7 "The amount to be paid, the accumulative amount has been paid from the beginning of the year" shall be based on the data written down in column 6 or column 7 of this report for the previous period plus (+) the data written down in column 4 or column 5 of the report for the current period and the results found shall be noted down in column 6 or column 7 of each corresponding index.
- The descriptions and methods for drawing up indices written down in column 4 and column 5 shall be as follows:
(Below is the guidance only for descriptions and methods for drawing up variable indices while invariable indices shall be elaborated in accordance with the stipulations in the Enterprise Accounting System issued together with the Minister of Finance's Decision No. 1141-TC/QD/CDKT of November 1st, 1995 and Circular No. 10-TC/CDKT of March 20, 1997).
+ Index "Payable VAT" (Code No. 11)
This index is used to reflect the amount of VAT to be paid, has been paid and shall be paid to the end of the reporting period, which includes VAT on business activities for product consumption, goods and services, VAT of financial operations and extraordinary incomes and VAT on imported goods.
...
...
...
+ Index "Value added tax of imported goods" (Code No. 12)
This index shall be used to reflect the amount of VAT on imported goods to be paid, has been paid and shall be paid to the end of the reporting period.
The data to be noted down in this index shall be based on the figures that arise in the Debit and Credit of Account 33312 "VAT on imported goods" in the reporting period.
+ Index "Enterprise income tax" (Code No. 15)
This index shall reflect income tax that enterprises must pay, have paid and shall pay to the end of the reporting period.
The data to be noted down in this index shall be based on the figures that arise in the Debit of Account 3334 (Enterprise income tax) to write down in column 5 and on the figures that arise in the Credit of Account 3334 (Enterprise income tax) to write down in column 4.
c/ Descriptions and methods for drawing up Part III "VAT deductible, to be reimbursed, to be reduced or exempted"
Descriptions of indices in this part shall be used to reflect the amount of deductible, has been deducted and shall be deducted, the Amount of VAT entitled to be reimbursed, has been reimbursed and shall be reimbursed, and the Amount of VAT to be exempted and reduced, has been exempted and reduced and shall be exempted and reduced.
The descriptions and methods for drawing up indices to be written down in column 4 "Accumulation from the beginning of the year" shall be based on the data written down in column 4 "Accumulation from the beginning of the year" of this report for the previous period plus (+) the data written down in column 3 "Current period" of the report for the current period and the results found out shall be noted down in column 4 of each suitable index.
...
...
...
Section I - VAT entitled to deduction
1. VAT amount entitled to be deducted or reim-bursed at the beginning of the period (Code No. 10)
This index shall reflect the amount of input VAT still entitled to be deducted or reimbursed, which is carried forward from the previous period.
The data to be noted down in this index shall be based on the column of the Debit balance at the beginning of the period of Account 133 "Deductible VAT" or on the data written down in index 4, Item I (Code No. 16) of this report for the previous period.
2. Amount of deductible VAT that arises (Code No. 11)
This index shall be used to reflect the amount of deductible input VAT when goods, services and fixed assets are purchased, that arises in the period (including the input VAT amount which is neither deductible nor accounted separately).
The data to be fed in this index shall be based on the figures arising in the Debit of Account 133 "Deductible VAT" in the reporting period.
3. The VAT amount that has been deducted or reimbursed in the period (Code No. 12)
This index shall reflect the input VAT amount (including the tax amount carried forward from the previous period and the input tax amount arising in the current period) which has been deducted from the output VAT amount in the period or has been reimbursed in cash, and the non-deductible VAT amount.
...
...
...
Code No. 12 = Code No. 13 + Code No. 14 + Code No. 15.
3a/ The VAT amount already deducted (Code No. 13)
This index shall reflect the input VAT amount that has already been deducted in the reporting period.
The data to be fed in this index shall be based on the figures arising in the Credit of Account 133 "Deductible VAT" corresponding to the Debit of Account 3331 "Payable VAT" in the reporting period (33311).
3b/ The VAT amount already reimbursed (Code No. 14)
This index shall reflect the input VAT amount that has already been reimbursed in cash in the reporting period.
The data to be fed in this index shall be based on the detailed account book of VAT entitled to be reimbursed or on the detailed account book of Account 133, details of the reimbursed VAT and the part that arises in the Credit of Account 133 corresponding to the Debit of Accounts 111 and 112.
3c/ Amount of VAT not entitled to deduction (Code No. 15)
This index shall reflect the amount when technical materials, goods and/or services are purchased for use in production and/or business activities which are liable and not liable to VAT but not entitled to deduction that must be calculated and distributed to production and business activities not liable to VAT in the reporting period.
...
...
...
4. The VAT amount still entitled to be deducted or reimbursed at the end of the period (Code No. 16)
This index shall reflect input VAT still entitled to deduction or the amount of VAT notified to be reimbursed but by the end of the reporting period, the reimbursement has not been made by the State Budget.
The data to be fed in this index shall be based on the Debit balance of Account 133 "Deductible VAT" to the end of the reporting period.
Code No. 16 = Code No. 10 + Code No. 11 + Code No. 12.
Section II - VAT entitled to reimbursement
1. Amount of VAT entitled to reimbursement at the beginning of the period (Code No. 20)
This index shall reflect the amount of input VAT notified to be reimbursed by the tax agency but by the end of the previous period, the reimbursement has not been made by the State Budget.
The data to be fed in this index shall be based on the detailed book-keeping journal of VAT entitled to reimbursement (Form No. S 02 - DN) or on the data noted down in index coded No. 23 of the same report for the previous period.
2. Amount of VAT entitled to reimbursement (Code No. 21)
...
...
...
The data to be fed in this index shall be based on the notice of tax reimbursement in the period or on the detailed account book of VAT to be reimbursed (Form No. S 02 - DN).
3. VAT amount that has already been reimbursed (Code No. 22)
This index shall reflect the input VAT amount which has been reimbursed in cash in the period.
The data to be fed in this index shall be based on the detailed account book of Account 133 "Deductible VAT" and details of the part of VAT from which the part that arises in the Credit of Account 133 corresponding to the Debit of Accounts 111 and 112 has been reimbursed or on the detailed account book of VAT entitled to reimbursement (Form No. S 02 - DN).
4. VAT amount still entitled to reimbursement at the end of the period (Code No. 23)
This index shall reflect the amount of input VAT notified for reimbursement but by the end of the reporting period reimbursement has not been made by the State Budget.
The data to be fed in this index shall be based on the detailed account book of VAT to be reimbursed (Form No. S 02 - DN) or shall be calculated as follows:
Code No. 23 = Code No. 20 + Code No. 21 + Code No. 22
Section III. VAT entitled to exemption
...
...
...
1. VAT amount entitled to exemption or reduction at the beginning of the period (Code No. 30)
This index shall reflect the amount of payable VAT that has been considered for exemption or reduction by the tax agency and a notice to that effect has been given but by the end of the previous period, the exemption or reduction has not been made.
The data to be fed in this index shall be based on the detailed account book of VAT entitled to exemption or reduction (Form No S 03 - DN) (the Part of Balance at the beginning of the period) or on the data noted down in the index coded No 33 of the same report for the previous period.
2. Amount of VAT entitled to exemption or reduction (Code No. 31)
This index shall reflect the payable VAT amount which has been considered for exemption or reduction by the tax agency and a notice to that effect has been given in the reporting period.
The data to be fed in this index shall be based on the detailed account book of VAT entitled to exemption or reduction (Form No. S 03 - DN).
3. VAT amount that has been exempted or reduced (Code No. 32)
This index shall reflect the VAT amount eligible for exemption or reduction, that has been exempted or reduced in the reporting period, including the tax exemption or reduction amount which has been reimbursed in cash by the State Budget (if VAT has been paid to the State Budget) or deducted from the VAT amount to be paid.
The date to be fed in this index shall be based on the detailed book-keeping of VAT entitled to exemption or reduction (Form No. S 03 - DN) or on the figures that arise in the Debit of Account 3331 "Payable VAT" corresponding to the Credit of Account 721 "Amounts of extraordinary incomes" (if the tax exemption or reduction amount is deducted from the VAT amount to be paid in the period) or the figures that arise in the Debit of Accounts 111 and 112 corresponding to the Credit of Account 721 (if the tax exemption or reduction amount is reimbursed in cash by the State Budget) in the part of VAT entitled to exemption or reduction in cash.
...
...
...
This index shall reflect the VAT amount notified for exemption or reduction by the tax agency but by the end of the reporting period, the exemption or reduction has not been made.
The date to be fed in this index shall be based on the detailed account book of VAT entitled to exemption or reduction (Form No. S 03 - DN).
Code No. 33 = Code No. 30 + Code No. 31 + Code No. 32.
V. ACCOUNT BOOKS
1. Supplementation of account books
The account book system applicable to enterprises shall be implemented in accordance with the Enterprise Accounting Regime issued together with the Minister of Finance's Decision No. 1141-TC/QD/CDKT dated November 1, 1995 and is supplemented with 3 book forms below stipulated herein as follows:
+ VAT monitoring book (Form No. S 01 - DN)
+ Detailed book of VAT to be reimbursed (Form No. S 02 - DN)
+ Detailed book of VAT to be exempted or reduced (Form No. S 03 - DN)
...
...
...
- For enterprises that apply the book form of Journal-Ledger, 4 more columns shall be opened in the Journal-Ledger to reflect Account 133 and Account 3331.
- For enterprises that apply the book form of General Journal or the book form of Book-keeping voucher to entry on accounts, Account 133 "Deductible VAT" and Account 3331 "Payable VAT" shall be monitored and reflected on Ledgers opened for each account.
2. Justifications of descriptions and methods of entering in detailed account books
a/ VAT monitoring book (Form No. S 01 - DN)
- Objectives and scope of application:
This book shall be applicable only to production and business establishments subject to the calculation of VAT to be paid by direct method and shall be entered in "Single entry" account books.
This book shall be used to reflect the amount of VAT payable, already and to be additional paid.
- Descriptions and methods of entering in the book:
This book shall be opened every month and shall be entered according to each voucher or invoice regarding VAT payable, already paid (1 line for each invoice). Particularly for the payable VAT, entry may not be made by each voucher or invoice, but once a month instead at the end of the month.
...
...
...
+ Column 3: Noting down justifications of economic operations that arise;
+ Column 4: Noting down the VAT amount already paid in the period according to each voucher;
+ Column 5: Noting down the VAT amount still to be paid at the beginning of the period, the payable VAT amount arising in the period according to each voucher and the VAT amount still to be paid at the end of the period.
At the end of the period, book-keeping shall be done to close the book, plus the arising VAT amount payable, already paid during the period and calculate the VAT amount still to be paid at the end of the period.
After closing account books, the person who makes entry in the book and the head of the household or the director of the production and business establishment must sign and write down their names.
b/ Detailed book of VAT entitled to reimbursement (Form No. S 02 - DN)
- Objectives and scope of application:
This book shall be applicable to production and business establishments subject to tax calculation by tax deduction method.
The book shall be used for entry to reflect the VAT amount to be reimbursed, already reimbursed and to be additionally reimbursed at the end of the reporting period.
...
...
...
This book shall be opened every quarter and shall be entered according to each voucher regarding VAT to be reimbursed, already reimbursed in the reporting period.
+ Columns 1, 2: Noting down the number and the date of each voucher;
+ Column 3: Noting down justifications of economic operations that arise in connection with each voucher;
+ Column 4: Noting down the VAT amount still to be reimbursed at the beginning of the period, the VAT amount still to be reimbursed during the period and the VAT amount still to be reimbursed at the end of the reporting period.
+ Column 5: Noting down the VAT amount that has already been reimbursed in the reporting period.
At the end of the period, the book-keeping shall be done to close the book, calculate the total of the additional VAT amount to be reimbursed, already reimbursed and calculate the remaining VAT amount to be reimbursed at the end of the reporting period.
After closing account books, the person who makes entry in the book and the chief accountant must sign and write down their full names therein.
c/ Detailed book of VAT entitled to exemption or reduction (Form No. S 03 - DN)
- Objectives and scope of application:
...
...
...
The book shall be used for entry to reflect the VAT amount to be exempted or reduced, already exempted or reduced and be additionally exempted or reduced at the end of the reporting period.
- Descriptions and methods of entering in the book:
This book shall be opened every quarter and shall be entered according to each voucher on VAT to be exempted or reduced, and already exempted or reduced during the reporting period.
+ Columns 1, 2: Noting down the number and the date of each voucher;
+ Column 3: Noting down justifications of economic operations that arise in connection with each voucher;
+ Column 4: Noting down the VAT amount to be additionally exempted or reduced at the beginning of the period, the VAT amount to be exempted or reduced during the period and the VAT amount to be additionally exempted or reduced at the end of the reporting period.
+ Column 5: Noting down the VAT amount already exempted or reduced during the reporting period.
At the end of the period, the book-keeping shall be done to close the book, calculate the total of the additional VAT amount to be exempted or reduced and already exempted or reduced, and calculate the remaining VAT amount to be exempted or reduced at the end of the reporting period.
After closing account books, the person who makes entry in the book and the chief accountant must sign and write down full their names therein.
...
...
...
1. Business establishments must organize book-keeping of enterprise income tax in accordance with the provisions of the current book-keeping regimes and the stipulations herein.
2. Business establishments must do the book-keeping of turnovers, incomes and expenses in a rational and legitimate way in order to determine the taxable incomes in accordance with the provisions of the Law on Enterprise Income Tax.
3. The book-keeping of enterprise income tax shall use the following accounts:
- Account 3334 - Enterprise Income Tax (Account 3334 "Profit tax" is renamed Account 3334 " Enterprise income tax").
- Account 421- "Undistributed interest" (Account 421 "Undistributed interest" is renamed Account 421 "Undistributed profit".
Account 3334 shall be used to reflect the amount of enterprise income tax to be paid and the situation on enterprise income tax payment to the State Budget.
a/ A number of the following stipulations shall be observed in accounting of Account 3334:
- Account 3334 shall be applicable to all enterprises under various branches and economic sectors.
- Enterprises shall have to submit the enterprise income tax to the tax declarations agency. Every quarter, enterprises shall make temporary payment of the quarter's tax amount in full and on time to the State Budget according to the tax payment notice issued by the tax agency.
...
...
...
Debit:
- The amount of enterprise income tax that has been paid to the State Budget;
- The amount of enterprise income tax entitled to exemption or reduction, to be deducted from the payable amount;
- The amount of enterprise income tax to be paid according to the tax agency's quarterly notice shall be greater than the amount of enterprise income tax actually paid when report on annual tax settlement is approved.
Credit: The payable of enterprise income tax amount.
Credit balance: The remaining enterprise income tax amount to be paid to the State Budget.
Debit balance: The amount of enterprise income tax paid is greater than the payable amount (the tax amount paid in excess).
c/ Method of accounting of a number of major economic activities
- Every quarter, based on the tax agency's notice on the amount of enterprise income tax to be paid according to plan, entry shall be made as follows:
...
...
...
Credit: Account 3334 - Enterprise' income tax
- When making payment of enterprise income tax to the State Budget, entry shall be made as follows:
Debit: Account 334 - Enterprise income tax
Credit: Accounts 111, 112, etc...
- At the end of the year, when making report on annual tax settlement for approval and determining the amount of enterprise income tax to be paid, entry shall be made as follows:
+ Where the amount of enterprise income tax actually paid according to the approved annual tax settlement is greater than the amount of enterprise income tax to be paid according to the tax agency's quarterly notice, entry of the balance to be paid additionally shall be made as follows:
Debit: Account 421 - Undistributed profit
Credit: Account 3334 - Enterprise income tax
+ Where the amount of enterprise income tax to be paid according to the tax agency's quarterly notice is greater than the amount of enterprise income tax actually paid according to the approved annual tax settlement, entry of the balance shall be made as follows:
...
...
...
Credit: Account 421 - Undistributed profit
- Where enterprise income tax is permitted to be exempted or reduced by the competent authority, entry of the exempted or reduced amount of tax shall be made as follows:
Debit: Account 3334 -Enterprise income tax
Credit: Account 421 - Undistributed profit.
C.- ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION
1. This Circular will be effective for implemen-tation from January 1, 1999; all previous documents contrary to the stipulations herein are now repealed.
2. By the end of the 31st December 1998, where Account 3331 "Turnover tax" has the Credit balance, enterprises, when opening account books for 1999, shall carry forward that balance to Account 3331 "Payable VAT" (Details of the part on turnover tax) in order to follow up the continued settlement concerning payment of turnover tax to the State Budget. When enterprises making payment of turnover tax for 1998, entry in books shall be made as follows:
Debit: Account 3331 - Payable VAT (Details of the part on turnover tax)
Credit: Accounts 111, 112,...
...
...
...
Debit: Account 3334 - Enterprise income tax (Details of the part on turnover tax of the previous year)
Credit: Accounts 111, 112,...
3. The Director of the General Department of Tax, the Director of the Book-Keeping System Department and the Director of the General Department of Management of State Capital and Property in Enterprises, the Tax Department and the Department of Management of State Capital and Property in Enterprises shall co-ordinate with the relevant branches and assist the provincial/municipal People's Committees in guiding and inspecting the implementation of this Circular in enterprises.
4. Business establishments, the various sectors and localities shall report in time any difficulties that arise in the course of implementation to the Ministry of Finance for consideration and guidance for supplementation.
THE MINISTRY OF
FINANCE
Pham Van Trong
;
Thông tư 100/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) do Bộ Tài Chính ban hành
Số hiệu: | 100/1998/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 15/07/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 100/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) do Bộ Tài Chính ban hành
Chưa có Video