Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 01 tháng 2 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 10/2000/TT-BTC NGÀY 01 THÁNG 2 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC KÊ KHAI NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH XUẤT BÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC VÀ XUẤT BÁN QUA ĐẠI LÝ BÁN ĐÚNG GIÁ HƯỞNG HOA HỒNG

Căn cứ Luật thuế GTGT; Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT;
Nhằm hướng dẫn việc thực hiện kê khai nộp thuế GTGT phù hợp với tổ chức kinh doanh của các cơ sở kinh doanh và phù hợp với Thông tư số 140/1999/TT-BTC ngày 2/12/1999 hướng dẫn bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Thông tư số 73/TC/TCT ngày 20/10/1997 và Thông tư số 17/1999/TT-BTC ngày 5/2/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường; việc kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, thành phố khác và xuất bán qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng như sau:

I. ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CÁC CƠ SỞ KINH DOANH XUẤT BÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC NƠI ĐẶT VĂN PHÒNG TRỤ SỞ CHÍNH CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH:

1- Lập và luân chuyển hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá xuất kho và tiêu thu nội bộ:

a. Khi cơ sở sản xuất kinh doanh xuất hàng hoá đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng... ở các tỉnh, thành phố khác nơi đặt văn phòng trụ sở chính phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kèm theo lệnh điều động nội bộ của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

b. Các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc bao gồm chi nhánh và cửa hàng... khi bán hàng hoá phải lập hoá đơn GTGT hàng hoá bán ra theo quy định.

Đối với hàng hoá bán ra hàng hoá do Công ty, đơn vị cấp trên điều động, giao bán thì các đơn vị trực thuộc căn cứ vào số lượng, giá bán của hàng hoá đã bán lập Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra chuyển về Công ty, đơn vị cấp trên để lập hoá đơn cho hàng hoá theo quy định tại điểm 1c mục này, Bảng kê hoá đơn của hàng hoá điều động nội bộ tiêu thụ trong tháng được lập theo mẫu hoá đơn của hàng hoá điều động nội bộ tiêu thụ trong tháng được lập theo mẫu số 02/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính) thành 02 bản: 01 bản lưu tại đơn vị, 01 bản gửi về đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có) hoặc văn phòng trụ sở chính của cơ sở sản xuất kinh doanh. Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra được lập cho từng tháng. Trường hợp số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, đơn vị lập bảng kê theo định kỳ cho 5 hay 10 ngày do đơn vị kinh doanh quy định, để đảm bảo kê khai nộp thuế kịp thời.

c. Căn cứ vào số hàng hoá các đơn vị trực thuộc đã bán ra, cơ sở kinh doanh lập hoá đơn GTGT phản ánh hàng hoá tiêu thụ nội bộ cho các đơn vị trực thuộc. Giá bán ghi trên hoá đơn là giá bán nội bộ hoặc giá bán cho người mua do đơn vị quyết định. Căn cứ để lập hoá đơn là Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra do các đơn vị trực thuộc lập và gửi về cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm 1b mục này. Hoá đơn được lập tổng hợp cho 1 Bảng kê trừ trường hợp Bảng kê lập cho các sản phẩm, nhóm sản phẩm có thuế suất khác nhau. Hoá đơn GTGT lập thành 03 liên: liên 1 lưu tại đơn vị chính, liên 2 giao cho đơn vị trực thuộc tiêu thụ hàng hoá, liên 3 làm chứng từ hạch toán. Hoá đơn phải ghi rõ vào dưới cột B (tên hàng hoá, dịch vụ): "Hàng bán điều chuyển nội bộ". Hoá đơn này không sử dụng thay thế chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường.

2- Kê khai, nộp thuế:

a. Đối với văn phòng chính của các cơ sở kinh doanh:

Văn phòng chính của cơ sở kinh doanh hàng tháng kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở theo quy định hiện hành, Doanh thu kê khai nộp thuế GTGT bao gồm doanh thu bán hàng theo hoá đơn GTGT do văn phòng chính của cơ sở kinh doanh trực tiếp bán và doanh thu hàng hoá xuất bán tại các đơn vị trực thuộc theo hoá đơn GTGT xuất cho đơn vị trực thuộc theo quy định tại điểm 1c Mục này (kèm theo Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá điều chuyển nội bộ đã tiêu thụ do các đơn vị trực thuộc báo cáo - Bản sao có xác nhận và đóng dấu của cơ sở kinh doanh). Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa tổng hợp đầy đủ và kịp thời số lượng hàng hoá điều chuyển nội bộ cho các đơn vị trực thuộc đã tiêu thụ trong tháng để lập hoá đơn GTGT và kê khai nộp thuế thì số hàng hoá đã tiêu thụ trong tháng chưa lập hoá đơn sẽ chuyển sang để lập hoá đơn và kê khai nộp thuế vào tháng kế tiếp.

b. Đối với các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc:

Hàng tháng các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc như chi nhánh, cửa hàng... phải kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nơi chi nhánh, cửa hàng... đăng ký, kê khai, nộp thuế theo quy định tại Mục II Phần C Thông tư số 89/1998/TT-BTC (bao gồm cả hàng hoá điều chuyển nội bộ và hàng hoá khác do đơn vị trực tiếp mua bán), kèm theo Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá điều chuyển nội bộ đã tiêu thụ do các đơn vị trực thuộc báo cáo (nếu có).

Ví dụ: Công ty xi măng A có trụ sở chính tại Hải phòng. Công ty có chi nhánh B là đơn vị hạch toán phụ thuộc đóng tại Hà Nội và có cửa hàng C đóng tại Hà Tây là đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc chi nhánh B. Trong tháng Công ty A xuất điều chuyển nội bộ cho chi nhánh B là 1000 tấn xi măng. Trong tháng chi nhánh B đã trực tiếp bán được 500 tấn và xuất điều chuyển cho cửa hàng C là 300 tấn. Trong tháng cửa hàng C đã tiêu thụ được 150 tấn. Việc lập hoá đơn, chứng từ và kê khai nộp thuế của các đơn vị như sau:

- Khi Công ty A, chi nhánh B xuất hàng điều chuyển nội bộ cho các đơn vị trực thuộc sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

- Cửa hàng C khi tiêu thụ xi măng phải xuất hoá đơn cho khách hàng và phải kê khai nộp thuế GTGT tại Hà Tây cho hàng hoá bán ra bao gồm cả xi măng do chi nhánh B điều chuyển đã tiêu thụ (150 tấn) đồng thời lập Bảng kê hoá đơn xi măng đã bán (150 tấn) gửi về chi nhánh B để chi nhánh B làm cơ sở lập hoá đơn GTGT của số xi măng điều chuyển cho cửa hàng C đã tiêu thụ tại Hà Tây (150 tấn). Căn cứ vào hoá đơn GTGT do chi nhánh B lập, cửa hàng C kê khai thuế GTGT đầu vào cho số xi măng đã tiêu thụ.

- Chi nhánh B tại Hà Nội phải kê khai nộp thuế GTGT tại Hà Nội cho hàng hoá bán ra trong tháng bao gồm cả số xi măng do Công ty A điều chuyển đã tiêu thụ (650 tấn - gồm 500 tấn tiêu thụ tại Hà Nội và 150 tấn tiêu thụ tại cửa hàng Hà Tây). Đồng thời chi nhánh B lập Bảng kê hoá đơn cho số xi măng do Công ty điều chuyển đã tiêu thụ là 650 tấn gửi về công ty A tại Hải Phòng để Công ty A lập hoá đơn GTGT cho số xi măng đã tiêu thụ 650 tấn. Hoá đơn thuế GTGT do Công ty A lập làm cơ sở để chi nhánh B kê khai thuế GTGT đầu vào đối với số xi măng đã tiêu thụ (650 tấn).

- Công ty xi măng A tại Hải Phòng kê khai nộp thuế GTGT tại Hải Phòng cho số lượng xi măng Công ty trực tiếp bán và số xi măng điều chuyển cho chi nhánh B đã tiêu thụ (650 tấn).

II. ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ CÁC ĐƠN VỊ BÁN THÔNG QUA ĐẠI LÝ HOA HỒNG

1- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh (đơn vị là chủ hàng giao đại lý) khi xuất hàng hoá giao cho cơ sở bán hàng đại lý đúng giá hưởng hoa hồng (đơn vị đại lý hoa hồng) theo quy định của Luật thương mại phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định tại Thông tư số 140/1999/TT-BTC ngày 2/12/1999 của Bộ Tài chính kèm hợp đồng đại lý hoa hồng.

Căn cứ vào hàng hoá thực tế đã tiêu thụ qua đại lý hoa hồng, đơn vị giao đại lý lập hoá đơn GTGT phản ánh hàng hoá đã tiêu thụ để giao cho đơn vị đại lý hoa hồng.

Căn cứ để lập hoá đơn là Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá bán ra qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng do các đơn vị đại lý hoa hồng lập gửi về theo quy định tại điểm 2 mục này. Hoá đơn được lập tổng hợp vào một Bảng kê, trường hợp các sản phẩm, nhóm sản phẩm bán ra có thuế suất khác nhau thì lập riêng các bảng kê theo loại hàng hoá có cùng thuế suất. Hoá đơn lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại đơn vị giao đại lý, liên 2 giao cho đơn vị đại lý, liên 3 dùng làm chứng từ hạch toán.

Hoá đơn này phải ghi rõ ở dưới cột B (tên hàng hoá, dịch vụ): "Hàng bán đại lý hưởng hoa hồng". Hoá đơn này không sử dụng thay thé chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường.

Định kỳ hàng tháng đơn vị giao đại lý thực hiện kê khai nộp thuế đối với hàng hoá đã tiêu thụ trong tháng, trong đó có hàng hoá bán qua đại lý hoa hồng theo quy định hiện hành kèm theo bản sao Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã tiêu thụ qua đại láy hưởng hoa hồng do đại lý lập có xác nhận và đóng dấu của đơn vị giao đại lý. Trường hợp đến thời gian kê khai nộp thuế, đơn vị giao đại lý chưa nhận và tập hợp kịp Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã tiêu thụ qua đại lý hoa hồng để lập hoá đơn GTGT giao cho đại lý hoa hồng chưa kê khai thuế GTGT đầu ra thì số hàng hoá bán qua đại lý đã tiêu thụ, được lập hoá đơn GTGT và kê khai nộp thuế vào tháng kế tiếp.

2- Các đơn vị đại lý hoa hồng khi tiêu thụ hàng phải lập hoá đơn. Việc sử dụng hoá đơn đối với hàng bán thông qua đại lý hưởng hoa hồng như sau:

a. Các cơ sở đại lý hoa hồng là đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, khi bán hàng đại lý sử dụng hoá đơn GTGT của đại lý. Việc ghi hoá đơn thực hiện như quy định đối với bên có hàng đưa đi bán đại lý thống nhất về giá bán chưa có thuế GTGT, thuế suất, mức thuế GTGT.

Đối với hàng hoá đại lý không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc hàng hoá bán đại lý thuộc diện chịu thuế GTGT của bên giao đại lý là đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp cũng sử dụng hoá đơn GTGT, trên hoá đơn chỉ ghi dòng giá bán là giá theo quy định của bên giao đại lý, dòng thuế suất và tiền thuế GTGT không ghi và gạch chéo. Trường hợp hàng hoá bán đại lý là mặt hàng chịu thuế TTĐB thì đơn vị đại lý hoa hồng phải đăng ký với cơ quan thuế để sử dụng hoá đơn bán hàng.

b. Cơ sở đại lý hoa hồng là đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp sử dụng hoá đơn bán hàng (áp dụng cho cả hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế GTGT), trên hoá đơn ghi giá bán theo giá quy định của bên có hàng đưa đi bán đại lý. Nếu hàng hoá bán đại lý thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá bán ghi trên hoá đơn là giá bao gồm cả thuế GTGT.

3- Đơn vị đại lý hoa hồng khi thanh toán tiền hoa hồng, đơn vị đại lý phải xuất hoá đơn cho bên giao đại lý. Nếu đơn vị đại lý là đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì sử dụng hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là tiền hoa hồng, không ghi và gạch chéo dòng thuế GTGT; nếu đơn vị đại lý là đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì sử dụng hoá đơn bán hàng (hoá đơn thông thường).

4- Hết tháng các đơn vị đại lý hoa hồng lập Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá bán qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng theo mẫu số 02/GTGT ban hành tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC gửi về cho đơn vị giao đại lý làm cơ sở để đơn vị giao đại lý lập hoá đơn GTGT cho đơn vị đại lý hoa hồng đối với hàng hoá đã tiêu thụ trong tháng.

Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá bán đại lý đã tiêu thụ trong tháng được lập thành 03 bản: 01 bản lưu tại đơn vị, 01 bản gửi cho đơn vị giao đại lý, 01 bản gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế cùng với tờ kê khai nộp htuế của đơn vị. Trường hợp lượng hàng hoá bán ra lớn thì đơn vị giao đại lý quy định 5 hay 10 ngày định kỳ lập bảng kê để lập hoá đơn cho phù hợp, đảm bảo kê khai nộp thuế kịp thời.

5- Các đại lý hoa hồng không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán đại lý và tiền thu về hoa hồng nhưng hàng tháng, chậm nhất là 10 ngày đầu tháng sau phải lập Bảng kê hoá đơn bán ra đối với hàng hoá bán đại lý đã tiêu thụ theo quy định tại điểm 4 mục này và Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào theo mẫu số 03/GTGT đối với hàng hoá đại lý hoa hồng ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị đại lý.

- Các đại lý hoa hồng theo quy định của Luật thương mại không phải tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán đại lý và tiền thu về hoa hồng phải có đủ điều kiện sau:

+ Có hợp đồng bán đại lý trong đó quy định rõ: hoa hồng được hưởng, giá bán theo quy định của bên giao đại lý.

+ Hoá đơn lập cho hàng hoá bán đại lý đúng quy định tại Thông tư này.

+ Việc thanh toán tiền hàng và hoa hồng đại lý được thực hiện từng đợt sau khi đã hoàn thành việc bán số lượng hàng hoá nhất định.

- Các đại lý hoa hồng nếu không đủ các điều kiện trên thì phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT cho hàng hoá bán đại lý áp dụng như trường hợp hàng hoá mua đứt, bán đoạn. Tiền thu về hoa hồng hạch toán thu nhập khác chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các trường hợp đại lý bán hàng hoá không đúng giá quy định của bên giao đại lý phải kê khai nộp thuế GTGT cho hàng hoá bán đại lý. Nếu đơn vị phát sinh thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra do giá bán thấp hơn giá quy định của bên giao đại lý thì đơn vị không đủ cơ sở để được hoàn thuế GTGT.

III. HIỆU LỰC THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho việc kê khai nộp thuế GTGT từ 1/1/2000.

Đối với các đơn vị do điều kiện, yêu cầu quản lý và hạch toán nếu không muốn sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoặc phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý mà sử dụng ngay hoá đơn GTGT khi xuất hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương hoặc cho đại lý hoa hồng thì đơn vị sử dụng hoá đơn GTGT. Văn phòng chính của đơn vị và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương căn cứ vào hoá đơn GTGT để kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở theo quy định điểm 1, Mục II, Phần C Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính. Đơn vị phải đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý về loại chứng từ sử dụng. Đơn vị chỉ được sử dụng một trong hai loại hoá đơn GTGT hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý khi xuất kho hàng hoá cho các đơn vị phụ thuộc ở khác địa phương hoặc đại lý hoa hồng.

Quy định việc sử dụng hoá đơn (hoá đơn bán hàng), phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hay phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý tại Thông tư này cũng áp dụng đối với các đơn vị sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB khi xuất hàng chịu thuế TTĐB cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc hoặc xuất bán qua đại lý hoa hồng.

Các quy định trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ. Quy định về sử dụng hoá đơn, mã số thuế, đăng ký nộp thuế áp dụng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở khác tỉnh, thành phố; các đại lý hoa hồng vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998, Thông tư số 175/1998/TT-BTC ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn hiện hành khác.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để giải quyết.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 10/2000/TT-BTC

Hanoi, February 1, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE DECLARATION AND PAYMENT OF VALUE-ADDED TAX ON GOODS OF BUSINESS ESTABLISHMENTS, WHICH ARE DELIVERED TO AND SOLD AT THEIR DEPENDENT COST-ACCOUNTING UNITS IN OTHER PROVINCES AND CITIES AND WHICH ARE DELIVERED TO AND SOLD BY COMMISSION AGENTS AT FIXED PRICES

Pursuant to the VAT Law and the Governments Decree No. 28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing the implementation of the VAT Law;
In order to guide the VAT declaration and payment to be suitable to the business organization of business establishments and compatible with Circular No. 140/1999/TT-BTC of December 2, 1999 guiding the supplements and amendments to a number of points in Circular No. 73-TC/TCT of October 20, 1997 and Circular No. 17/1999/TT-BTC of February 5, 1999 of the Finance Ministry guiding the regime of invoices and vouchers for goods circulated on the market; the declaration and payment of VAT on goods of business establishments, which are delivered to and sold at their dependent cost-accounting units in other provinces and cities, and which are delivered to and sold by commission agents at the fixed prices, are prescribed as follows:

I. FOR GOODS OF BUSINESS ESTABLISHMENTS, WHICH ARE DELIVERED TO AND SOLD AT THEIR DEPENDENT COST-ACCOUNTING UNITS IN PROVINCES AND CITIES OTHER THAN THE LOCALITIES WHERE THE PRODUCTION AND BUSINESS ESTABLISHMENTS ARE HEADQUARTERED.

1. Making and transferring invoices and vouchers for goods delivered from stock and internally consumed:

a/ When a production and business establishment delivers goods to its attached dependent cost-accounting units such as branches, shops based in provinces and cities other than the locality where it is headquartered, it must make a delivery cum internal transport bill enclosed with an internal transfer order.

b/ The attached dependent cost-accounting units, including branches and shops, must, when selling goods, make added value invoices for sold goods according to regulations.

If the sold goods are goods transferred or consigned by the parent company or higher-level units for sale, the attached units shall base themselves on the quantities and selling prices of the already sold goods to make a list of invoices for sold goods and send it to the parent company or higher-level units so that the latter can make invoices for these goods as prescribed at Point 1c of this Section. The list of invoices for internally-transferred goods sold in the month shall be made according to form No. 02/GTGT (issued together with the Finance Ministrys Circular No. 89/1998/TT-BTC of June 27, 1998) in two copies, one copy kept at the unit and the other sent to the immediate superior unit (if any) or the head office of the production and business establishment. The list of invoices for sold goods shall be made every month. If the quantity and turnover of the sold goods are large, the units may make such list every five or ten days, to be determined by the business establishment, so as to ensure the timely tax declaration and payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Tax declaration and payment:

a/ For head offices of the business establishments:

The head office of a business establishment shall declare and pay VAT every month in the locality where it is based, according to current regulations. The turnover to be declared for tax payment consists of the sale turnover recorded in the added value invoice, which is earned from the sale of goods directly by the head office of the business establishment and the turnovers earned from the goods delivered and sold at its attached units, recorded in the added value invoices issued for these units as stipulated at Point 1c of this Section (enclosed with the lists of invoices for internally-transferred goods already sold, made by the attached units - copies certified and sealed by the business establishment). Where the establishment has not yet fully and timely summed up the quantities of goods internally-transferred to the attached units and already sold in the month for making the added value invoice and tax declaration and payment, the goods sold in the month for which an invoice has yet been made shall be carried forward to the subsequent month for invoice making as well as tax declaration and payment.

b/ For attached dependent cost-accounting units:

Every month, the attached dependent cost-accounting units, such as branches, shops, must declare and pay the VAT in the localities where they are registered, declare and pay taxes, as prescribed in Section II, Part C, Circular No. 89/1998/TT-BTC (for both internally-transferred goods and other goods directly bought and sold by them), enclosed with the lists of sale invoices for internally-transferred goods already sold as reported by attached units (if any).

Example: Cement Company A is headquartered in Hai Phong. It has Branch B being a dependent cost-accounting unit based in Hanoi and Shop C being a dependent cost-accounting unit attached to Branch B and based in Ha Tay. In the month, Company A delivers to Branch B 1,000 tons of cement as internally-transferred goods. In this month Branch B directly sells 500 tons and delivers to Shop C 300 tons as internally-transferred goods. In the same month, Shop C sells 150 tons. The making of invoices and vouchers and tax declaration and payment by these units shall be as follows:

- When Company A and Branch B deliver internally-transferred goods to their units, they use the delivery cum internal transport bill.

- Shop C, when selling cement, must supply invoices to customers, declare and pay the VAT in Ha Tay for sold goods, including the cement transferred by Branch B already sold (150 tons) and at the same time make a list of invoices for the quantity of cement already sold, then send it to Branch B so that the latter can use it as basis for making the added value invoice for the quantity of cement transferred to Shop C and sold in Ha Tay (150 tons). Basing itself on the added value invoice made by Branch B, Shop C shall declare the input VAT for the quantity of cement sold.

- Branch B in Hanoi must declare and pay VAT in Hanoi for the goods sold in the month, which includes the quantity of cement transferred by Company A and already sold (650 tons, including 500 tons sold in Hanoi and 150 tons sold by the shop in Ha Tay). At the same time, Branch B makes a list of invoices for the quantity of cement transferred by the company and already sold, i.e. 650 tons, then sends it to Company A in Hai Phong so that the latter can make the added value invoice for 650 tons of cement already sold. The added value invoice made by Company A shall be used as basis for Branch B to declare the input VAT for the quantity of cement already sold (650 tons)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. FOR GOODS SOLD BY UNITS THROUGH COMMISSION AGENTS

1. Production and business establishments (the goods owners), when delivering goods to commission agents for sale at the fixed prices (the commission agents), as provided for in the Commercial Law, must make a delivery bill for the goods consigned to agents for sale as prescribed in the Finance Ministrys Circular No. 140/1999/TT-BTC of December 2, 1999, which is enclosed with the commission agency contract.

Basing itself on the goods actually consumed through commission agents, the goods owners shall make the added value invoices reflecting the sold goods and supply them to the commission agents.

The basis for making such an invoice is the list of sale invoices for the goods sold through the agent in the month, which is made and sent by the commission agent as prescribed at Point 2 of this Section. One invoice shall be made for one list; if the sold products or product groups are subject to different tax rates, separate lists shall be made for each type of products subject to the same tax rate. Each invoice shall be made in three copies, one copy filed at the goods owner, one copy given to the agent, and one used as voucher for cost-accounting.

This invoice, under column B (name of product or service) must be clearly inscribed with: "Goods sold by commission agents." This invoice must not be used as a substitute for the voucher for goods circulated on the market.

Every month, the goods owner declares and pays tax for goods sold in the month, including goods sold through commission agents according to current regulations, enclosed with the copies of the lists of sale invoices for goods sold through its commission agents, which are made by such agents, certified and sealed by the goods owner. Where the time for tax declaration and payment is due but the goods owners have not yet received such lists so that they cannot make and supply the added value invoices to the commission agents for declaring the output VAT, such added value invoices and the tax declaration and payment for the quantity of goods sold through agents in the month can be made in the subsequent month.

2. The commission agents must make invoices for goods sold by them. The use of invoices for goods sold through commission agents shall be as follows:

a/ When selling goods under agency contracts, the commission agents where the VAT calculation by method of tax deduction applies shall use agents added value invoices. The inscription of these invoices shall comply with the regulations applicable to those that have goods delivered to agents for sale with the same pre-VAT selling prices, the tax rate and the VAT amount.

For goods sold through agents and not subject to VAT or goods sold through agents and subject to VAT and their owners are subject to tax calculation by the direct method, added value invoices shall also be used. On such invoices, only the line of the selling price is written with the price determined by the goods owners; the lines of the tax rate and VAT amount are left unwritten and crossed with a slash. Where the goods sold through agents are subject to the special consumption tax, the commission agents must register with the tax agency for use of sale invoices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When settling the commission payment, the commission agents must supply invoices to the goods owners. If the commission agents are subject to VAT calculation by the tax deduction method, they shall use added value invoices. On such an invoice the line of the selling price is written with the commission money, the line of the VAT amount is left unwritten and crossed with a slash; if the commission agents are subject to tax calculation by the direct method, they shall use sale invoices (ordinary invoices).

4. At the months end, the commission agents shall make lists of sale invoices for goods sold by themselves in the month according to form No. 02/GTGT issued together with Circular No. 89/1998/TT-BTC and send them to the goods owners, which shall serve as basis for the latter to make added value invoices for the goods consumed in the month by the commission agents.

A list of sale invoices for the goods sold by the agent in the month shall be made in three copies, one copy filed at the agent, one copy sent to the goods owner and one copy sent together with the agents tax payment declaration to the tax agency directly in charge of tax collection. If the quantity of sold goods is large, the goods owner may require that such list should be made for every five or ten days to ensure the timely tax declaration and payment.

5. The commission agents shall not have to declare, calculate and pay VAT for the goods consigned to them for sale and their commission earnings but for every month, within the first ten days of the subsequent month at the latest, they must make a list of sale invoices for consigned goods already sold by them in the month as prescribed at Point 4 of this Section as well as a list of invoices and vouchers for bought-in goods according to form No. 03/GTGT for goods consigned to commission agents, which is issued together with the Finance Ministrys Circular No. 89/1998/TT-BTC of June 27, 1998, then send them to the tax agency directly managing the agents.

- To be exempt from calculation and payment of VAT on goods sold by agents and on their commission earnings, the commission agents prescribed by the Commercial Law must fully meet the following conditions:

+ Having a sale agency contract which clearly specifies the commission and the selling price set by the goods owner.

+ The invoices for goods sold by the agents are made under the provisions of this Circular.

+ The payment of goods sales and agency commission is made in installments after a given amount of goods is sold.

- The commission agents that fail to fully meet the above-mentioned conditions must declare, calculate and pay VAT on the goods sold by themselves as in cases of definitive sale and purchase. The commission earnings shall be accounted as other incomes and subject to enterprise income tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. IMPLEMENTATION EFFECT

This Circular takes effect 15 days after its signing and applies to the VAT declaration and payment from January 1st, 2000.

For those establishments which, for management and cost-accounting conditions and requirements, do not want to use the delivery bill cum internal transport card or the delivery bill for goods consigned to agents, they can use added value invoices right when delivering goods to their dependent cost-accounting units in other provinces or to commission agents. The head offices of the establishments and their dependent cost-accounting units based in different localities shall base themselves on the added value invoices to declare and pay VAT in the localities where they are based as prescribed at Point 1, Section II, Part C of the Finance Ministrys Circular No. 89/1998/TT-BTC of June 27, 1998. They must register with the tax agencies which directly manage them for the vouchers to be used. They must use only either the added value invoice or the delivery bill cum internal transport card or the delivery bill for goods consigned to agents for sale when delivering goods to attached units in other localities or to commission agents.

This Circulars provisions on the use of invoices (sale invoices), the delivery bill cum internal transport card or the delivery bill for goods consigned to agents for sale shall also apply to the units that produce goods subject to special consumption tax when delivering such goods to their attached dependent cost-accounting units or to commission agents for sale.

The provisions which are contrary to those in this Circular are now annulled. The use of invoices, tax codes, and registration of tax payment applicable to production/business establishments and their attached dependent cost-accounting units in other provinces and/or cities, and commission agents shall still comply with the provisions in Circular No. 89/1998/TT-BTC of June 27, 1998, Circular No. 175/1998/TT-BTC of December 24, 1998 of the Ministry of Finance and other relevant guiding documents.

In the course of implementation, if any problems arise, agencies and enterprises are requested to report them to the Ministry of Finance for settlement.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

;

Thông tư 10/2000/TT-BTC hướng dẫn kê khai nộp thuế thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, thành phố khác và xuất bán qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 10/2000/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 01/02/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 10/2000/TT-BTC hướng dẫn kê khai nộp thuế thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh xuất bán tại các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, thành phố khác và xuất bán qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [9]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…