SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 27 NGÀY 28 THÁNG 2 NĂM 1947
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
Chiểu theo các Luật lệ hiện hành về thuế trực thu,
Chiểu theo tình thế đặc biệt do chiến trách gây nên,
Chiểu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ 1
Trong thời kỳ kháng chiến và cho đến khi có lệnh mới, chế độ thuế trực thu áp dụng trong toàn quốc sẽ theo những thể thức ấn định trong các điều khoản sau đây:
MỤC 1
THUẾ LƯƠNG BỔNG (ITS) THUẾ DOANH NGHIỆP (BIC) THUẾ LỢI TỨC TỔNG HỢP (IGR)
Điều thứ 2
Ba thứ thuế kể trên không mang áp dụng và tất cả các thời hạn có liên can tới ba thứ thuế đó, thuộc về niên khoá 1947, chỉ bắt đầu khi nào thời kỳ chiến tranh chính thức kết liễu.
MỤC 2
THUẾ THỔ TRẠCH
Điều thứ 3
Tạm đình chỉ việc thu thuế thổ trạch trong toàn quốc.
MỤC 3
THUẾ MÔN BÀI
Điều thứ 4
Thuế môn bài vẫn áp dụng theo thể lệ hiện hành.
MỤC 4
THUẾ ĐIỀN THỔ
Điều thứ 5
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vẫn giữ nguyên thuế biểu thuế điền thổ đã áp dụng trong năm 1946.
Điều thứ 6
Sổ thuế điền thổ thuộc niên khoá 1947 vẫn tạm lập theo các con số đã ghi trong sổ thuế thuộc năm 1946. Một nghị định sau sẽ ấn định phương pháp hoàn lại cho nhân dân số tiền thuế đã nộp số tiền đúng lý phải nộp, nếu sau này xét ra diện tích ghi trong sổ thuế không đúng với diện tích thực có.
Điều thứ 7
Những địa phương thuộc phạm vi chiến tuyến, mà nhân dân đã tản cư và ruộng đất phải bỏ hoang không có lợi tức gì, được miễn thuế điền thổ.
Trước vụ thuế, Uỷ ban hành chính tỉnh xét và đề nghị lên Uỷ ban Kháng chiến Khu quyết định bảng kê rõ ràng những địa hạt có đủ các điều kiện kể trên để được miễn thuế điền thổ.
Điều thứ 8
Nếu gặp trường hợp điền chủ đã tản cư, mất liên lạc hoặc không biết địa chỉ, song ruộng đất vẫn cho quản lý hoặc tá điền cầy cấy, quản lý và tá điền bắt buộc phải nộp thuế điền thổ thay cho chủ ruộng. Số tiền nộp sẽ trừ vào địa tô khi thanh toán.
MỤC 5
THUẾ ĐẶC BIỆT PHÁT SINH, THUẾ ĐẶC BIỆT XE HƠI VẬN TẢI THUẾ ĐẶC BIỆT DU HÍ
Điều thứ 9
Tạm đình chỉ việc thu thuế đặc biệt xe hơi vận tải và thuế đặc biệt du hí.
Thuế biểu thuế đặc biệt sát sinh vẫn giữ nguyên như trong niên khoá 1946.
MỤC 6
CÁC THỨ TẠP THUẾ TRƯỚC THUỘC NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ,TỈNH HOẶC THỊ XÃ.
Điều thứ 10
Các Uỷ ban Hành chính tỉnh có toàn quyền quyết định về những thứ tạp thuế đó.
MỤC 7
PHỤ PHÍ VỀ VIỆC THU THUẾ
Điều thứ 11
Các Uỷ ban phụ trách việc thu thuế để nộp vào ngân khố được phép thu thêm ba phần trăm (3%) vào số chính cung thuế, để làm tiền thù lao và bút phí, song phải tự cung cấp lấy số giấy biên lai cần thiết.
Số phụ phí này trừ thuế đặc biệt sát sinh cũng ghi vào sổ thuế và cung thu một lúc với thuế.
Thuế thu đến đâu, Ngân khố sẽ chiểu số thuế làm ngân phiếu giao lại cho uỷ ban hành chính tính số tiền ba phần trăm nói trên để phân phát trong địa hạt mình.
MỤC 8
DUYỆT Y CÁC SỐ THUẾ
Điều thứ 12
Nay uỷ quyền cho các Uỷ ban Hành chính tỉnh duyệt y các số thuế.
Một ban thống kê các số thuế đã được duyệt y có ghi rõ số tiền thuế đã vào sổ, sẽ gửi về Bộ Tài chính để tập trung.
MỤC 9
CÁC TY THUẾ ĐỊA PHƯƠNG
Điều thứ 13
Để công việc có thể tiến hành một cách nhanh chóng, dễ dàng, các Ty thuế trực thu tỉnh tạm đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Uỷ ban Hành chính tỉnh.
Điều thứ 14
Nghị định số 9-BTC ngày 7 tháng 1 năm 1947 nay bãi bỏ.
Điều thứ 15
Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.
|
Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
Sắc lệnh số 27/SL về việc ấn định thể thức về chế độ thuế trực thu trong thời kỳ kháng chiến do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Số hiệu: | 27/SL |
---|---|
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 28/02/1947 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Sắc lệnh số 27/SL về việc ấn định thể thức về chế độ thuế trực thu trong thời kỳ kháng chiến do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Chưa có Video