SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 118 NGÀY 9 THÁNG 7 NĂM 1946 VỀ VIỆC ĐẶT RA MỘT THỨ ĐẢM PHỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH VÀO CÁC NGÀNH VẬN TẢI
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu chi nghị định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 6-2-1946 đã đặt ra thuế đặc biệt đánh vào các hãng xe hơi vận tải;
Theo lời đề nghị của các ông Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính;
Sau khi Ban thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ thoả thuận,
RA SẮC LỆNH:
Nay đặt ra trong toàn cõi Việt Nam một thứ đảm phụ đặc biệt đánh vào các ngành vận tải: hoả xa, tầu điện, tầu thuỷ, xuồng máy, và thuyền chở hàng hoá.
Đảm phụ đặc biệt này do người hành khách hoặc người có hàng chở phải chịu.
Các cơ quan Chính phủ, công ty, hay tư nhân (bất phân quốc tịch) làm nghề vận tải, phải chịu trách nhiệm thu đảm phụ này thêm vào giá vé hay giá cước, và nộp vào ngân khố theo kỳ hạn định ở dưới đây.
Đảm phụ đánh vào giá vé và giá cước hoả xa và tầu điện định là 10% số tổng thu.
Mỗi tháng trước ngày 16, sở hoả xa, công ty hoả xa hay công ty tầu điện phải làm bản tổng kê số thu hoạch trong tháng trước gửi qua Sở công chính. Sở công chính sau khi sát thực, làm lệnh thu ngân.
Sau khi tiếp được lệnh thu ngân Sở hoả xa, công ty hoả xa hay công ty tầu điện phải nộp ngay số thuế vào ngân khố.
Điều thứ ba
Đảm phụ đánh vào tầu thuỷ, xuồng máy chở hành khách, định là 10% tính thêm vào giá vé và giá cước hành lý.
Bắt buộc các chủ tầu hay xuồng phải xin Chính phủ công nhận giá vé và giá cước, và phải phát vé cho hành khách; vé phải in giá tiền cước có cuống tồn căn, có in số liên tiếp và những quyển vé đều phải đưa trình Sở thuế quan kiểm dấu trước khi dùng.
Cuối mỗi tuần lễ, Sở thuế quan sẽ chiểu theo các quyển cuống vé, tính số thu của tầu hay xuồng và thu đảm phụ nộp và ngân khố.
Đảm phụ đánh vào tầu thuỷ, xuồng máy hay thuyền chở hàng hoá gồm có hai phần:
- Một phần đánh vào giá trị của hàng hoá định là hai phần nghìn.
- Một phần đánh vào trọng lượng của hàng hoá định là 1 $ một tấn.
Đảm phụ này sẽ căn cứ vào tờ khai "thông quan" (passavant hay Acquit à caution) mà tính, và phải nộp ngay tại Sở thuế quan khi trình giấy thông qua cho thuyền, tầu hay xuồng đI.
Điều thứ năm
Nếu tầu hay xuồng vừa chở hành khách vừa chở hàng (ngoài hành lý), thì đảm phụ sẽ áp dụng theo qui tắc của Điều thứ ba và Điều thứ tư trên đây.
Những đò ngang, và đò dọc miễn đảm phụ đặc biệt này.
Một ban trinh sát thuộc Nha Thanh tra Tài chính phụ trách kiểm soát các hãng vận tải, ngoài những nhân viên của các cơ quan bảo vệ trật tự công an.
Nếu bắt được sự ẩn lậu trên hoả xa hay tầu điện, các nhân viên kiểm soát đương sự của Sở hoả xa, công ty hoả xa hay công ty tầu điện phải liên đới trách nhiệm về tiền phạt.
Nếu bắt được sự ẩn lậu ở tầu thuỷ, xuồng hay thuyền, thì chủ tầu xuồng hay thuyền phải liên đới trách nhiệm về tiền phạt.
Những người lậu vé hay lậu thuế đều bị phạt gầp năm lần giá vé hay số thuế ẩn lậu.
Điều thứ chín
Đảm phủ đặc biệt này sẽ sung vào quỹ riêng của Bộ Quốc phòng.
Các quy tắc về thôi thu, khiếu nại hay truy tố thuộc loại thuế gián thu đều được áp dụng cho đảm phụ đặc biệt này.
Các ông Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Công chính chiểu Sắc lệnh thi hành.
|
Huỳnh Thúc Kháng (Đã ký)
|
Sắc lệnh số 118 về việc đặt ra một thứ đảm phụ đặc biệt đánh vào các ngành vận tải do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Số hiệu: | 118 |
---|---|
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước |
Người ký: | Huỳnh Thúc Kháng |
Ngày ban hành: | 09/07/1946 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Sắc lệnh số 118 về việc đặt ra một thứ đảm phụ đặc biệt đánh vào các ngành vận tải do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành
Chưa có Video