Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 928/QĐ-TCT

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TỔNG CỤC THUẾ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến;

Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 79/2023/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Cải cách và Hiện đại hóa.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1088/QĐ-TCT ngày 16/6/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế hoạt động sáng kiến ngành Thuế.

Điều 3. Thủ trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thành viên Hội đồng sáng kiến chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, CC (3 bản).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Mai Xuân Thành

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TỔNG CỤC THUẾ
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng sáng kiến; điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự xét, công nhận sáng kiến; công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

2. Quy chế này áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động (sau đây viết tắt là cá nhân) trong Tổng cục Thuế.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Sáng kiến” là giải pháp có tính mới về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận.

2. “Cơ sở” của Tổng cục Thuế là Cục Thuế và Cơ quan Tổng cục Thuế.

3. “Đơn vị” là cấp trình hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.

4. “Áp dụng sáng kiến lần đầu” là việc áp dụng sáng kiến lần đầu tiên, kể cả áp dụng thử.

5. “Tác giả sáng kiến” là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng lao động sáng tạo của mình.

6. “Đồng tác giả sáng kiến” là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Việc xét, công nhận sáng kiến được thực hiện theo quy định của Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP.

2. Việc công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề án khoa học, đề tài khoa học, công trình khoa học và công nghệ được thực hiện theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thông tư số 79/2023/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực Tài chính.

Chương II

HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Điều 4. Cơ cấu, thành phần Hội đồng sáng kiến

Hội đồng sáng kiến gồm Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế và Hội đồng sáng kiến cơ sở.

1. Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế

a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Tổng cục Thuế là Chủ tịch Hội đồng.

b) Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng: Vụ trưởng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban cải cách & Hiện đại hóa.

c) Các thành viên là Lãnh đạo các Vụ/Cục/đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế do Thường trực Hội đồng sáng kiến trình Tổng cục trưởng quyết định phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể.

d) Ban Cải cách và Hiện đại hóa là đơn vị Thường trực Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế.

e) Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế đồng thời là Hội đồng sáng kiến cơ quan Tổng cục Thuế.

2. Hội đồng sáng kiến cơ sở

a) Hội đồng sáng kiến cơ sở gồm Hội đồng sáng kiến Cơ quan Tổng cục Thuế và Hội đồng sáng kiến Cục Thuế.

b) Hội đồng sáng kiến Cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế quyết định thành lập. Số lượng thành viên Hội đồng do Cục trưởng Cục Thuế quyết định, tối đa không quá 18 người. Thành phần Hội đồng sáng kiến Cục Thuế do Lãnh đạo Cục Thuế làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Thường trực là Trưởng phòng - Phòng Tổ chức cán bộ; Ủy viên là Lãnh đạo các Phòng, Lãnh đạo một số Chi cục Thuế/ Chi cục Thuế khu vực do Cục trưởng Cục Thuế quyết định.

c) Phòng Tổ chức cán bộ là Thường trực Hội đồng sáng kiến Cục Thuế.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế

a) Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thẩm định, đánh giá các giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến của các cá nhân thuộc cơ quan Tổng cục Thuế; Tham mưu, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế công nhận sáng kiến cho các giải pháp của các cá nhân thuộc cơ quan Tổng cục Thuế.

b) Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thẩm định, đánh giá hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong Tổng cục Thuế; Tham mưu, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong Tổng cục Thuế.

c) Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thẩm định, đánh giá, lựa chọn sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ của các cá nhân thuộc Tổng cục Thuế đề nghị Bộ Tài chính công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Tài chính, toàn quốc; Tham mưu, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xác nhận hồ sơ của các cá nhân thuộc Tổng cục Thuế đề nghị Bộ Tài chính công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong Bộ Tài chính, toàn quốc.

d) Các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động sáng kiến do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sáng kiến Cục Thuế

a) Giúp Cục trưởng Cục Thuế thẩm định, đánh giá các giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến của các cá nhân thuộc Cục Thuế quản lý; Tham mưu, trình Cục trưởng Cục Thuế công nhận sáng kiến cho các giải pháp của các cá nhân thuộc Cục Thuế quản lý.

b) Giúp Cục trưởng Cục Thuế thẩm định, đánh giá, lựa chọn các sáng kiến, các đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ của các cá nhân thuộc Cục Thuế quản lý có hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Tổng cục Thuế đề nghị Tổng cục Thuế công nhận.

c) Các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động sáng kiến do Cục trưởng Cục Thuế giao.

Điều 6. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, đảm bảo tính dân chủ, công khai, chính xác và quyết định theo đa số.

2. Các thành viên Hội đồng làm việc độc lập trong quá trình đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng về ý kiến, kiến nghị và đề xuất của mình.

3. Tại phiên họp Hội đồng, Hội đồng tiến hành biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu. Kết luận của Hội đồng được thông qua khi ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng (đối với các thành viên vắng mặt phải lấy ý kiến bằng văn bản).

4. Trường hợp không có điều kiện tổ chức họp Hội đồng thì Thường trực Hội đồng gửi lấy ý kiến các thành viên Hội đồng bằng văn bản và tổng hợp kết quả lấy ý kiến, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kết luận theo nguyên tắc nêu trên.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng

1. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về hiệu quả hoạt động của Hội đồng.

2. Tổ chức, chỉ đạo mọi hoạt động của Hội đồng theo Quy chế này.

3. Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp Hội đồng, trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều hành.

4. Ký các văn bản của Hội đồng.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng

1. Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành công việc chung của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về công việc được phân công phụ trách.

2. Giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng; đôn đốc các thành viên Hội đồng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.

3. Chỉ đạo công tác tiếp nhận, rà soát, thẩm định hồ sơ, tổng hợp:

a) Danh sách giải pháp đề nghị xét công nhận sáng kiến.

b) Danh sách sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Tổng cục Thuế.

c) Danh sách sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đề nghị xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Tài chính, toàn quốc.

4. Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét các báo cáo, tài liệu đưa ra thảo luận tại cuộc họp Hội đồng.

5. Chỉ đạo, chuẩn bị nội dung các cuộc họp Hội đồng, trình bày nội dung tại các cuộc họp Hội đồng.

6. Chỉ đạo hoàn thiện Báo cáo đánh giá của Hội đồng, các văn bản của Hội đồng.

7. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc phạm vi quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.

8. Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn việc cho ý kiến bằng văn bản, biểu quyết hoặc bỏ phiếu và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch Hội đồng giao.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên Hội đồng

1. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng. Trường hợp vắng mặt không tham dự cuộc họp của Hội đồng, thành viên Hội đồng phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng.

2. Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn việc cho ý kiến bằng văn bản, biểu quyết hoặc bỏ phiếu và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị Thường trực Hội đồng

1. Tiếp nhận, phân loại, rà soát, thẩm định tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và tổng hợp danh sách giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.

2. Tiếp nhận, phân loại, rà soát, thẩm định tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và tổng hợp danh sách sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Tổng cục Thuế.

3. Tiếp nhận, phân loại, rà soát, thẩm định tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và tổng hợp danh sách sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đề nghị Tổng cục Thuế trình Bộ Tài chính công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Tài chính, toàn quốc.

4. Tham mưu giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức các cuộc họp của Hội đồng; chuẩn bị nội dung, tài liệu, công tác tổ chức và bảo đảm các cuộc họp của Hội đồng.

5. Tổ chức triển khai thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng.

6. Cử công chức làm thư ký giúp việc cho Hội đồng.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng yêu cầu.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng

Thư ký Hội đồng gồm các công chức phụ trách công tác sáng kiến do đơn vị Thường trực Hội đồng cử, có nhiệm vụ sau:

1. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng, ghi chép nội dung các cuộc họp của Hội đồng.

2. Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng, lập biên bản kết luận của Hội đồng và các hồ sơ khác theo quy định.

Điều 12. Phiên họp của Hội đồng

1. Hội đồng họp định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng dự họp.

2. Tại các cuộc họp Hội đồng, trường hợp vắng mặt không tham dự cuộc họp của Hội đồng, thành viên Hội đồng phải báo cáo và được Chủ tịch Hội đồng đồng ý, đồng thời gửi ý kiến về các nội dung của cuộc họp Hội đồng.

3. Giấy mời, nội dung chương trình, các tài liệu liên quan đến cuộc họp của Hội đồng, thường trực Hội đồng có trách nhiệm gửi tới các thành viên Hội đồng trước thời điểm họp ít nhất 03 (ba) ngày (trừ trường hợp đột xuất).

Điều 13. Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản

1. Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức họp Hội đồng, đơn vị Thường trực Hội đồng có trách nhiệm gửi văn bản, tài liệu, ý kiến thẩm định và lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng, tổng hợp báo cáo Chủ tịch Hội đồng trình Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định.

2. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản đối với các nội dung xin ý kiến của đơn vị Thường trực Hội đồng, đảm bảo đúng thời hạn yêu cầu theo văn bản xin ý kiến.

Trường hợp không xác định thời hạn tham gia ý kiến thì thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia ý kiến tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.

Sau thời hạn quy định, nếu thành viên không có ý kiến gửi về Thường trực Hội đồng thì được coi như đã đồng ý với đề nghị của Thường trực Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và Thủ trưởng đơn vị.

Chương III

XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ SÁNG KIẾN

Điều 14. Cơ sở xét công nhận sáng kiến

1. Cục Thuế xét công nhận sáng kiến đối với giải pháp của cá nhân thuộc Cục Thuế (bao gồm các Phòng thuộc Cục Thuế, Chi cục Thuế và Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế).

2. Tổng cục Thuế xét công nhận sáng kiến đối với giải pháp của cá nhân thuộc cơ quan Tổng cục Thuế.

Điều 15. Đối tượng được công nhận là sáng kiến

Đối tượng được công nhận là sáng kiến bao gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (sau đây gọi chung là giải pháp).

1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình dự báo, kiểm tra, giám sát, thẩm định...).

2. Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và của Tổng cục Thuế, trong đó có:

a) Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: phương pháp tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực, phương tiện làm việc...).

b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.

3. Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các nghiệp vụ trong công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và của Tổng cục Thuế, trong đó có:

a) Xây dựng dự thảo các văn bản quản lý nhà nước cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn hoạt động của đơn vị, của Tổng cục Thuế, của Bộ Tài chính.

b) Xây dựng những cơ chế, chính sách, quy trình xử lý công việc mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ.

c) Xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; giải pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính.

d) Xây dựng các phương pháp tuyên truyền, tài liệu giảng dạy, đào tạo.

4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.

5. Không xét công nhận sáng kiến trong các trường hợp sau đây:

a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng, đạo đức xã hội, trái với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trái với các quy định hiện hành của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

c) Giải pháp trùng với nội dung sáng kiến đã được công bố, công nhận.

d) Giải pháp không phải của chính tác giả tạo ra mà sao chép của người khác.

Điều 16. Tiêu chuẩn công nhận sáng kiến

Giải pháp được công nhận là sáng kiến nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có tính mới:

a) Không trùng với nội dung giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước.

b) Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến.

c) Chưa được công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được ngay.

d) Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.

2. Có tính thực tiễn:

a) Được áp dụng ngay trong công việc của cá nhân tại đơn vị và có thể áp dụng hoặc đã được áp dụng mở rộng sang các đơn vị khác.

b) Có thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử tối thiểu trước 03 tháng tính đến thời điểm nộp đơn đề nghị công nhận sáng kiến.

3. Có tính hiệu quả, lợi ích thiết thực:

a) Mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ: nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tăng thu cho NSNN, giảm thiểu những tổn thất về kinh tế...).

b) Mang lại lợi ích xã hội (ví dụ: như nâng cao điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện sống, nâng cao ý thức tuân thủ của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ môi trường...).

Điều 17. Thời hiệu công nhận sáng kiến

Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến tối đa là 01 năm kể từ ngày giải pháp được đưa vào áp dụng lần đầu.

Điều 18. Số lượng đồng tác giả đối với một sáng kiến

1. Một sáng kiến chỉ được công nhận không quá 03 (ba) người.

2. Trong trường hợp có hướng dẫn khác của Bộ Tài chính thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mục 2. HỒ SƠ, TRÌNH TỰ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Điều 19. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến

1. Công văn đề nghị công nhận sáng kiến của đơn vị (Mẫu số 02/SK).

2. Danh sách đề nghị công nhận sáng kiến (Mẫu số 03/SK).

3. Đơn đề nghị công nhận sáng kiến (Mẫu số 01/SK).

4. Các tài liệu minh chứng có liên quan như: văn bản đã được ban hành trên cơ sở sử dụng sáng kiến, văn bản xác nhận của các đơn vị đã áp dụng sáng kiến về nội dung, kết quả áp dụng, hiệu quả mang lại của sáng kiến...

5. Hồ sơ bản cứng và bản điện tử được gửi về Thường trực Hội đồng sáng kiến. Bản điện tử được gửi theo định dạng sau:

a) Các file không được cài đặt mật khẩu, được định dạng theo chương trình soạn thảo văn bản Microsoft word và đồng nhất với hồ sơ gửi bằng văn bản.

b) Tên tệp tin điện tử của Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến được xác định thống nhất như sau: “X-Y-Z”. Trong đó:

X là năm xét, công nhận sáng kiến với 4 ký tự (VD: 2024, 2025...);

Y là tên đơn vị đề nghị xét, công nhận sáng kiến được ký tự theo bảng mã trong hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế (VD: Ban cải cách: CC; Cục Thuế Doanh nghiệp lớn: DNL,,...);

Z là số thứ tự sáng kiến được xác định bằng bộ số gồm 3 chữ số tự nhiên tăng dần (VD: 001; 015).

Ví dụ: 2024-DNL-001; 2024-CC-053...

Trường hợp có tài liệu kèm theo đề nghị đánh mã Phụ lục theo STT (ví dụ PL01, PL02,…..).

Điều 20. Thời gian tiếp nhận hồ sơ

Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến chậm nhất vào ngày 31 tháng 8 hàng năm.

Điều 21. Trình tự xét công nhận sáng kiến

1. Tiếp nhận hồ sơ

a) Thường trực Hội đồng tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến. Thường trực Hội đồng có trách nhiệm rà soát hồ sơ và thông báo cho đơn vị/tác giả sáng kiến về thiếu sót của hồ sơ để tác giả hoàn chỉnh và gửi lại Thường trực Hội đồng bằng văn bản và qua thư điện tử trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày thông báo.

b) Thường trực Hội đồng tổng hợp danh sách theo lĩnh vực, thẩm định sơ bộ nội dung; Tổng hợp danh sách hồ sơ đủ điều kiện xét công nhận sáng kiến; Thông báo cho các đơn vị/tác giả trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện xét công nhận.

c) Trước khi tổ chức họp xét công nhận sáng kiến, Thường trực Hội đồng sáng kiến phối hợp với bộ phận chức năng của cơ sở xét công nhận sáng kiến thực hiện công khai danh sách xét công nhận sáng kiến trên các phương tiện thông tin, truyền thông (nếu có) của cơ sở trước 10 ngày làm việc.

2. Phương thức đánh giá

a) Trên cơ sở số lượng hồ sơ đề nghị xét công nhận sáng kiến, Chủ tịch Hội đồng quyết định phương thức tập thể thành viên Hội đồng sáng kiến đánh giá các lĩnh vực hoặc nhóm thành viên Hội đồng sáng kiến độc lập đánh giá theo lĩnh vực và phân công các thành viên Hội đồng thực hiện đánh giá theo chuyên môn phù hợp.

b) Tiêu chí đánh giá đối với giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến tại Phiếu đánh giá giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến (Mẫu số 09/SK).

3. Tổ chức đánh giá

a) Trên cơ sở phương thức đánh giá do Chủ tịch Hội đồng lựa chọn, Thường trực Hội đồng gửi thông báo cho các thành viên Hội đồng về việc đánh giá sáng kiến và các hồ sơ kèm theo để các thành viên Hội đồng tiến hành đánh giá. Các thành viên Hội đồng gửi kết quả đánh giá cho Thường trực Hội đồng để tổng hợp.

b) Thường trực Hội đồng đề xuất thời gian họp với Chủ tịch Hội đồng, gửi tài liệu họp cho các thành viên Hội đồng trước thời điểm họp ít nhất 03 (ba) ngày làm việc.

c) Hội đồng tiến hành họp xét công nhận sáng kiến. Các thành viên Hội đồng cho ý kiến về kết quả tổng hợp đánh giá các giải pháp đề xuất công nhận sáng kiến.

Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức họp Hội đồng, Thường trực Hội đồng có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng về kết quả tổng hợp đánh giá.

d) Thường trực Hội đồng tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng và hoàn thiện Biên bản kết luận của Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng ký Biên bản kết luận.

4. Quyết định công nhận

a) Giải pháp đủ điều kiện công nhận là sáng kiến khi điểm trung bình của các thành viên Hội đồng tham gia đánh giá đạt từ 6 điểm trở lên và được ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng sáng kiến.

b) Thường trực Hội đồng căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng, hoàn thiện các hồ sơ báo cáo Chủ tịch Hội đồng trình Thủ trưởng đơn vị quyết định công nhận sáng kiến (Mẫu số 04/SK).

Chương IV

XÉT, CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI KHOA HỌC, ĐỀ ÁN KHOA HỌC, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 22. Đối tượng xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng

1. Chỉ xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng đối với các sáng kiến đã được cơ sở công nhận.

2. Chỉ xét công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng đối với các đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ có nội dung nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý thuế, chính sách thuế, tài chính đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền nghiệm thu mức “Đạt” trở lên.

Điều 23. Thời hiệu xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng

1. Thời hiệu xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến là 01 năm kể từ ngày có quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở xét công nhận sáng kiến.

2. Thời hiệu xét công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ là 01 năm kể từ ngày có quyết định công nhận/giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước.

Điều 24. Hồ sơ đề nghị công nhận

1. Công văn/ Tờ trình của đơn vị.

2. Danh sách và tóm tắt nội dung sáng kiến, đề án khoa học, đề tài khoa học, công trình khoa học và công nghệ (Mẫu số 06/SK).

3. Báo cáo mô tả sáng kiến (Mẫu số 05/SK).

4. Quyết định công nhận sáng kiến của đơn vị.

5. Các tài liệu minh chứng có liên quan như: văn bản đã được ban hành trên cơ sở sử dụng sáng kiến, văn bản xác nhận của các đơn vị đã áp dụng sáng kiến về nội dung, kết quả áp dụng, hiệu quả mang lại của sáng kiến...

6. Quyết định cử tham gia đề án, đề tài; hồ sơ nghiệm thu phê duyệt kết quả thực hiện đề tài, đề án.

Điều 25. Thời gian tiếp nhận hồ sơ

Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm.

Điều 26. Trình tự xét, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng

1. Tiếp nhận hồ sơ

a) Thường trực Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ của các Vụ/Cục/Đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế và các Cục Thuế. Thường trực Hội đồng có trách nhiệm rà soát hồ sơ và thông báo cho đơn vị/tác giả về thiếu sót của hồ sơ để tác giả hoàn chỉnh và gửi lại Thường trực Hội đồng bằng văn bản và qua thư điện tử trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày thông báo.

b) Trước khi tổ chức họp xét, Thường trực Hội đồng sáng kiến phối hợp với bộ phận chức năng của Tổng cục Thuế thực hiện công khai danh sách hồ sơ đề nghị xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Tổng cục Thuế trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Tổng cục Thuế trước 10 ngày làm việc.

c) Thường trực Hội đồng sáng kiến tổng hợp hồ sơ, thẩm định sơ bộ nội dung, hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ, cho ý kiến thẩm định sơ bộ vào Phiếu đánh giá (Mẫu số 07/SK).

2. Tổ chức đánh giá

a) Thường trực Hội đồng đề xuất thời gian họp với Chủ tịch Hội đồng và gửi tài liệu họp cho các thành viên Hội đồng trước thời điểm họp ít nhất 03 (ba) ngày làm việc. Tài liệu họp gồm:

- Danh sách và tóm tắt nội dung sáng kiến (Mẫu số 06/SK).

- Báo cáo mô tả sáng kiến (Mẫu số 05/SK).

- Phiếu đánh giá có ý kiến của Thường trực Hội đồng (Mẫu số 07/SK).

b) Hội đồng tiến hành họp, đánh giá hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.

Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức họp Hội đồng, Thường trực Hội đồng có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng về kết quả tổng hợp đánh giá.

c) Thường trực Hội đồng tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng và hoàn thiện Biên bản kết luận của Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng ký Biên bản kết luận.

3. Quyết định công nhận

a) Các sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đủ điều kiện công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Tổng cục Thuế phải được ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế.

b) Thường trực Hội đồng căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng, hoàn thiện các hồ sơ trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định công nhận (Mẫu số 08/SK).

4. Sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đề nghị Bộ Tài chính công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Tài chính, toàn quốc

a) Các sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đủ điều kiện trình Tổng cục Thuế trình Bộ Tài chính xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Tài chính, toàn quốc phải được ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế.

b) Trên cơ sở kết quả đánh giá của Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế, Thường trực Hội đồng thông báo cho tác giả (các đồng tác giả) biết về việc sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ được đề nghị Tổng cục Thuế trình Bộ Tài chính xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Tài chính, toàn quốc để tác giả (các đồng tác giả) hoàn thiện hồ sơ trình Tổng cục thuế đề nghị Bộ Tài chính xét, công nhận.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Trách nhiệm triển khai thực hiện

1. Ban Cải cách và Hiện đại hóa có trách nhiệm hướng dẫn các Vụ/Cục/ Đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế và Cục Thuế thực hiện Quy chế này; Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy chế này cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn; Tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Tổng cục Thuế hoặc cơ quan cấp trên khi có yêu cầu về kết quả triển khai, thực hiện công tác sáng kiến của Tổng cục Thuế.

2. Thủ trưởng các Vụ/Cục/Đơn vị thuộc và trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế và các Cục Thuế có trách nhiệm:

a) Phổ biến, quán triệt các quy định, hướng dẫn của Điều lệ sáng kiến ban hành tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ, Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Quy chế này đến công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị để nghiêm túc triển khai thực hiện.

b) Khuyến khích, động viên công chức, viên chức, người lao động của đơn vị đóng góp trí tuệ, sáng tạo, có nhiều giải pháp mới, thiết thực được áp dụng có hiệu quả vào công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực của Tổng cục Thuế. Đồng thời, triển khai các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng kiến, hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy định.

Điều 28. Kinh phí

Vụ Tài vụ - Quản trị chủ trì phối hợp với Ban Cải cách hướng dẫn thực hiện các khoản chi cho hoạt động của Hội đồng sáng kiến, chi phí cho việc thực hiện xét công nhận sáng kiến, tiền thù lao, làm lợi sáng kiến cho tác giả sáng kiến và các khoản chi liên quan khác theo các quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến; Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ; Thông tư số 03/2019/TT-BTC ngày 15/01/2019 của Bộ Tài chính quy định về nguồn kinh phí, nội dung và mức chi từ ngân sách Nhà nước để thực hiện sáng kiến và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

Điều 29. Tổ chức thực hiện

1. Các nội dung khác về hoạt động sáng kiến không được quy định tại Quy chế này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.

2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Tổng cục Thuế (qua Ban Cải cách và Hiện đại hoá) để tổng hợp, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét, sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Mẫu số 01/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: ………………………….1

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

STT

Họ và tên

Chức danh

Đơn vị công tác

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

- Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến2:

………………………………………………………………………………………

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến3:

………………………………………………………………………………………

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:

………………………………………………………………………………………

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

………………………………………………………………………………………

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (Đối với SK yêu cầu áp dụng thí điểm):

- Mô tả sáng kiến:

……………………………………………………………………………………….......................

a) Khái quát đặc điểm, tình hình trước khi có sáng kiến (nêu hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới; phân tích ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ...)

b) Nội dung sáng kiến (chỉ ra tính mới, hoặc sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ, nội dung cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm, nêu cách thức thực hiện....)

c) Đánh giá hiệu quả áp dụng, lợi ích thu được (nêu cụ thể hiệu quả áp dụng vào thực tiễn của giải pháp mới, áp dụng cho đối tượng nào, đơn vị nào, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội gì, có khả năng nhân rộng như thế nào, phạm vi nào...)

..............................................................................................................................................

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

LÃNH ĐẠO PHỤ TRÁCH




Nguyễn Văn A

……, ngày ….. tháng ….. năm 20…

NGƯỜI NỘP ĐƠN4




Nguyễn Văn X

 

__________________________

1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến

2 Tên Sáng kiến đề nghị công nhận

3 Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Kê khai kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Thanh tra kiểm tra; Công nghệ thông tin; Hành chính, tài vụ, tổ chức, nhân sự; Khác

4 Tác giả/ Nhóm tác giả

 

 

 

Mẫu số 02/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

 

CƠ QUAN CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /……
V/v công nhận sáng kiến năm….

…….., ngày …. tháng …. năm 20….

 

Kính gửi:………………………..1

Thực hiện Quyết định số …./QĐ-TCT ngày ..../..../20.... của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế và Công văn số ....…./TCT-CC ngày..../..../ của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn công tác sáng kiến năm 20 (Tên Đơn vị trình) ....đề nghị ………………1 xét, công nhận sáng kiến.

Danh sách đề nghị công nhận sáng kiến kèm theo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,….

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)




Nguyễn Văn A

__________________________

1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến


 

 

Mẫu số 03/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

TT

Mã đơn vị

Tên sáng kiến

Tác giả/Đồng tác giả 1

Đồng tác giả 2

Đồng tác giả 3

Tên file sáng kiến

Ngày áp dụng sáng kiến

I

Sáng kiến lĩnh vực tuyên truyền - hỗ trợ NNT

1

 

 

Ông Nguyễn Văn A, Chuyên viên, Ban Cải cách và Hiện đại hóa

 

 

2024_CC_001.doc Hoặc: 2024_CC_001 .rar

05/3/2024...

2

 

 

 

 

 

 

 

II

Sáng kiến lĩnh vực kê khai - kế toán thuế

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

III

Sáng kiến lĩnh vực quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

IV

Sáng kiến lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

V

Sáng kiến lĩnh vực CNTT

9

 

 

 

 

 

 

 

10

…….

 

 

 

 

 

 

VI

Sáng kiến lĩnh vực hành chính, tài vụ, tổ chức nhân sự

11

 

 

 

 

 

 

 

12

…….

 

 

 

 

 

 

VII

Sáng kiến lĩnh vực khác

13

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập bảng

(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Cấp trình ký, đóng dấu, xác nhận)

 

 

 

Mẫu số 04/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

 

CƠ QUAN CẤP TRÊN
CQ QĐ CÔNG NHẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /……

…….., ngày …. tháng …. năm 20….

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận sáng kiến năm ……..

Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến;

Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số.../QĐ-TCT ngày  tháng....năm ....của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế;

Căn cứ Quyết định số..../ ngày.... tháng.... năm...... của ....về việc thành lập Hội đồng sáng kiến....

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng sáng kiến....và (Thủ trưởng đơn vị thường trực Hội đồng)

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận ….sáng kiến cho các cá nhân (tác giả, đồng tác giả) năm 202…. (Danh sách kèm theo)

Điều 2. Các cá nhân có tên tại Điều 1 và Thủ trưởng các đơn vị có cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo đơn vị (để b/c);
- Lưu: VT, Đơn vị thường trực HĐ..(2b).

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH SÁNG KIẾN ĐƯỢC CÔNG NHẬN NĂM...

(Kèm theo Quyết định số.../QĐ-... ngày ...tháng...năm...)

TT

TÊN ĐƠN VỊ

MÃ SÁNG KIẾN

TÊN TÁC GIẢ/ ĐỒNG TÁC GIẢ

TÊN SÁNG KIẾN

1

 

 

1.

2.

3.

 

2

 

 

1.

2.

3.

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 05/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

 

CƠ QUAN CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ TRÌNH1
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến (thể hiện được bản chất của giải pháp):

……………………………………………………………………………………………..

2. Họ và tên tác giả sáng kiến, chức danh, trình độ chuyên môn:

……………………………………………………………………………………………..

Hoặc Nhóm tác giả:

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ % đóng góp và nội dung đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến của các đồng tác giả sáng kiến

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

3. Lĩnh vực áp dụng: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết.

………………………………………………………………………………………………..

Ví dụ: Cải tiến chế độ làm việc; nâng cao chất lượng công tác chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, công tác tham mưu tổng hợp, ứng dụng công nghệ thông tin...

4. Mô tả sáng kiến

a. Khái quát đặc điểm, tình hình trước khi có sáng kiến (nêu hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới; phân tích ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ):

…………………………………………………………………………………

b. Nội dung sáng kiến (chỉ ra tính mới, hoặc sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ, nội dung cải tiến, sáng tạo để khắc phục, nêu cách thức thực hiện...):

…………………………………………………………………………………

c. Hiệu quả và phạm vi áp dụng của sáng kiến, giải pháp (nêu cụ thể hiệu quả áp dụng vào thực tiễn giải pháp mới, áp dụng cho đối tượng nào, đơn vị nào, mang lại hiệu quả gì, có khả năng nhân rộng như thế nào, phạm vi nào):

Hội đồng cơ sở đã xét công nhận sáng kiến (hoặc đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu): Quyết định số...ngày...tháng...năm..../ văn bản xác nhận số...

 


Thủ trưởng đơn vị

(Cấp trình ký, đóng dấu, xác nhận)

……, ngày …. tháng …. năm …..

Tác giả sáng kiến (Hoặc các tác giả sáng kiến)

(Ký, ghi rõ họ tên).

_________________________

1 Hồ sơ đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng trong TCT thì đơn vị trình là Cục Thuế, các Vụ/Cục/đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Thuế.

Hồ sơ đề nghị Tổng cục trình Bộ Tài chính công nhận phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, Toàn quốc thì đơn vị trình là Tổng cục Thuế.

* Ghi chú:

- Báo cáo sáng kiến cần đảm bảo đầy đủ nội dung, ngắn gọn, súc tích, độ dài tối thiểu 03 (ba) trang và tối đa 05 (năm) trang (không bao gồm phụ lục kèm theo).

- Sáng kiến được đánh máy, in ấn (không cần đóng quyển): Soạn thảo trên khổ giấy trắng A4 (210 x 297 mm), sử dụng phông chữ Times New Roman cỡ chữ 14 của chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Winword; dãn dòng đơn; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm. Không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp, số trang văn bản được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất. Chú ý phần cơ quan cấp trên và đơn vị trình phù hợp theo phạm vi ảnh hưởng đề nghị công nhận;

- Tài liệu tham khảo: sắp xếp tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo, nguồn tài liệu được trình bày theo thứ tự: Họ và tên tác giả/ Năm/ Nhan đề/ Các yếu tố xuất bản;

- Gửi kèm sáng kiến với các tài liệu đã thực hiện để minh họa như các văn bản tham mưu, văn bản của chính quyền, biểu bảng hướng dẫn, quy trình mới (nếu có).

 

 

 

Mẫu số 06/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

 

TỔNG CỤC THUẾ
ĐƠN VỊ:………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………, ngày…….tháng…….năm……

 

DANH SÁCH VÀ TÓM TẮT

Sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đề nghị xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng năm …….

TT

Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác

Tên sáng kiến; số quyết định công nhận sáng kiến hoặc văn bản xác nhận đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã nghiệm thu

Nội dung (Chỉ rõ tính mới, thời gian áp dụng thực tiễn)

Hiệu quả áp dụng

Phạm vi ảnh hưởng, khả năng nhân rộng

I

Sáng kiến

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập bảng
(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Cấp trình ký, đóng dấu, xác nhận)

 

 

 

Mẫu số 07/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

 

TỔNG CỤC THUẾ
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Sáng kiến đề nghị xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đề nghị xét công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng

năm …..

TT

Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác

Tên sáng kiến; số quyết định công nhận sáng kiến hoặc chứng nhận đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã nghiệm thu

Tóm tắt nội dung sáng kiến, tính mới, thời gian ứng dụng thực tiễn, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến

Kết quả đánh giá của TVHĐ

Ý kiến của Thường trực HĐSK Tổng cục Thuế để TVHĐ tham khảo

Xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Tổng cục Thuế

Đủ điều kiện trình Bộ Tài chính xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Tài chính

Đủ điều kiện trình Bộ Tài chính xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc

Đạt

Không đạt (ghi rõ lý do)

Đạt

Không đạt (ghi rõ lý do)

Đạt

Không đạt (ghi rõ lý do)

I

Sáng kiến

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành viên Hội đồng sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu số 08/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

 

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /QĐ-TCT

…..,, ngày    tháng    năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong Tổng cục Thuế năm ....

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 79/2023/TT-BTC ngày 29/12/2023 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực Tài chính;

Căn cứ Quyết định số .../QĐ-TCT ngày ...tháng....năm....của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế;

Căn cứ Quyết định số..../QĐ-TCT ngày ....tháng....năm của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế....về việc thành lập Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế và Vụ Trưởng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Cải cách và Hiện đại hóa.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong Tổng cục Thuế cho các cá nhân năm 202.…. (Danh sách kèm theo)

Điều 2. Các cá nhân có tên tại Điều 1 và Thủ trưởng các đơn vị có cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các đ/c lãnh đạo Tổng cục;
- Vụ TCCB (để p/h);
- Lưu: VT, CC (2b).

TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

DANH SÁCH SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI KHOA HỌC, ĐỀ ÁN KHOA HỌC, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG TRONG TỔNG CỤC THUẾ

(Kèm theo Quyết định số.../QĐ-... ngày ...tháng...năm...)

TT

TÊN ĐƠN VỊ

MÃ SÁNG KIẾN

TÊN TÁC GIẢ/ ĐỒNG TÁC GIẢ

TÊN SÁNG KIẾN

1

 

 

1.

2.

3.

 

2

 

 

1.

2.

3.

 

 

 

 

 

 

 

TÊN CƠ QUAN THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN….
-------

Mẫu số 09/SK
(Kèm theo Quyết định số: 928/QĐ-TCT ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Tổng cục Thuế)

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến năm ....

Tên sáng kiến: ………………….

TT

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Nhận xét

Điểm chấm

1

Sự cần thiết phải có sáng kiến: (Có thể chọn nhiều nội dung)

1,5

 

(1.1) + (1.2)

1.1

Nêu được hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới

0,5

 

1.2

Nêu được lý do, tính cấp thiết phải có sáng kiến

1

 

2

Nội dung của sáng kiến

8

 

(2.1) + (2.2) + (2.3)

2.1

Tính mới: (chỉ chọn 01 nội dung)

2

 

 

-

Mới hoàn toàn

2

 

 

-

Sáng kiến có được giải pháp mới so với giải pháp đã áp dụng trước đó

1

 

 

2.2

Tính thực tiễn, khả thi: (chỉ chọn 01 nội dung)

2

 

 

-

Đã được áp dụng tại đơn vị

1

 

 

-

Đã được áp dụng tại hai đơn vị trở lên

2

 

 

2.3

Tính hiệu quả: (Có thể chọn nhiều nội dung)

4

 

 

-

Có hiệu quả xã hội: (hiệu quả trong công tác quản lý tham mưu, phục vụ; cải thiện điều kiện làm việc, công tác; nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế;...

2

 

-

Có hiệu quả kinh tế: (tăng số thu vào ngân sách nhà nước; tiết kiệm thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuế; tiết kiệm chi phí hành chính....)

2

 

3

Tài liệu kèm theo (Có dữ liệu, số liệu, tài liệu minh chứng kèm theo trong báo cáo sáng kiến)

0,5

 

(3)

 

Cộng:

10

← Tổng điểm →

(1) + (2) + (3)

 

 

Thành viên Hội đồng sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

- Các nội dung trong mỗi tiêu chí nếu không đánh giá được hoặc không nêu được trong sáng kiến thì không cho điểm, đồng thời ghi chú nếu thấy cần thiết; Bước điểm chấm mỗi tiêu chí là 0,25 điểm

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 928/QĐ-TCT năm 2024 về Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế

Số hiệu: 928/QĐ-TCT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Mai Xuân Thành
Ngày ban hành: 09/07/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 928/QĐ-TCT năm 2024 về Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…