ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2005/QĐ-UBND |
Phan Thiết, ngày 15 tháng 9 năm 2005 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỀ PHÍ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày
30/07/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 55/2003/NQ-HĐVII của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận,
Khóa VII, kỳ họp thứ 08 về danh mục các loại phí;
Căn cứ Văn bản số 475/HĐND-KTNS ngày 06/9/2005 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc
ban hành Phí Xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về Phí Xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ PHÍ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(ban hành kèm theo quyết định số 57/2005/QĐ-UBND ngày 15/9/2005 của UBND Tỉnh
Bình Thuận)
Điều 1. Phí Xây dựng là khoản thu đối với chủ đầu tư xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh hoặc làm nhà ở, nhằm mục đích hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng công cộng trên địa bàn mà chủ đầu tư xây dựng công trình.
Điều 2. Đối tượng nộp phí là chủ đầu tư các công trình sản xuất kinh doanh hoặc làm nhà ở trên địa bàn Tỉnh, bao gồm:
1. Chủ đầu tư các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
2. Hộ gia đình, cá nhân xây dựng, sửa chữa nhà ở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
Điều 3. Ngoài Phí Xây dựng, chủ đầu tư các công trình vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Các công trình được miễn thu phí.
1. Công trình không dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh hoặc làm nhà ở.
2. Công trình thuộc đối tượng miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:
a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
e) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;
f) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị; điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
3. Công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.
4. Công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; công trình công cộng.
5. Công trình được đầu tư xây dựng chủ yếu (trên 50% tổng mức đầu tư) từ nguồn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; nguồn đóng góp, ủng hộ, biếu tặng của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vì mục đích nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa người có công cách mạng.
6. Công trình nhà ở của cá nhân, hộ gia đình thuộc diện chính sách, người có công cách mạng, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Điều 5. Tổ chức thu phí là cơ quan Nhà nước thực hiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành.
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU PHÍ
1. Công trình sản xuất kinh doanh (kể cả nhà ở chung cư): Mức thu phí bằng 0,25% giá trị công trình.
Giá trị công trình là dự toán giá trị xây lắp trước thuế (không bao gồm thiết bị lắp đặt) của tất cả các hạng mục kiến trúc công trình được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp công trình không có dự toán được duyệt thì giá trị công trình tính theo diện tích xây dựng, cải tạo, sửa chữa và định mức chi phí xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Công trình nhà ở: Mức thu là 2.500 đ/m2 sử dụng.
Diện tích sử dụng (tổng diện tích sàn) thể hiện trong giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư xây dựng công trình.
Điều 7. Quản lý và sử dụng tiền thu phí.
Tùy theo tình hình thu phí, mà hàng ngày hoặc chậm nhất trong vòng 01 tuần, cơ quan thu phí phải nộp toàn bộ số tiền thu phí phát sinh vào “Tài khoản tạm giữ tiền phí” mở tại Kho bạc Nhà nước. Từ tài khoản này, số tiền thu phí được phân phối, sử dụng như sau:
1. Trích để lại đơn vị 10% trên tổng số tiền phí thu được, để chi phục vụ công tác thu, quản lý tiền phí:
- Chi trả các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí.
- Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí... theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
- Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc phục vụ công tác thu phí.
- Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí trong đơn vị. Mức trích lập hai qũy khen thưởng và phúc lợi bình quân một năm một người: tối đa không quá 03 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và bằng 02 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Khoản trích này không phản ánh vào Ngân sách Nhà nước. Hàng năm, cơ quan thu phí phải lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý ngành cấp trên, cơ quan tài chính, thuế cùng cấp, kho bạc nhà nước nơi cơ quan thu mở “Tài khoản tạm giữ tiền phí” để kiểm soát chi theo quy định hiện hành; quyết toán thu, chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, phần trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
2. Số tiền phí còn lại nộp vào Ngân sách Nhà nước, điều tiết 100% cho cấp ngân sách tổ chức thu, dùng để đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; công trình công cộng trên địa bàn. Việc quản lý sử dụng tiền phí, trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản quy định hiện hành có liên quan.
CHỨNG TỪ THU PHÍ, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC THU PHÍ VÀ CƠ QUAN THUẾ
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan thu phí.
Cơ quan thu phí có trách nhiệm:
1. Thực hiện việc công khai và trả lời chất vấn về chế độ thu phí. Hình thức công khai:
a) Niêm yết ở những vị trí thuận lợi để đối tượng nộp phí dễ nhận biết. Nội dung niêm yết: đối tượng thuộc diện nộp phí, miễn thu; mức thu; chứng từ thu, thủ tục thu, nộp phí.
b) Thông báo công khai văn bản quy định thu phí.
2. Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí theo Quy định này phải đăng ký với cơ quan thuế về loại phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu (Mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính). Định kỳ hàng tháng phải kê khai số tiền thu phí và nộp tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất trong 05 ngày đầu của tháng tiếp theo. Cơ quan thu thực hiện việc kê khai đầy đủ các nội dung theo biểu mẫu quy định (Mẫu số 2, ban hành kèm theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính) và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai.
3. Thực hiện việc thu phí theo đúng đối tượng và mức thu quy định tại Quy định này.
4. Mở tài khoản tạm giữ tiền phí tại Kho bạc Nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí. Định kỳ theo quy định tại Quy định này, đơn vị thu phí phải gởi toàn bộ số tiền đã thu trong ngày vào “Tài khoản tạm giữ” và phải theo dõi, hạch toán khoản thu theo chế độ kế toán hiện hành.
5. Thực hiện việc trích, nộp các khoản và quản lý sử dụng số được trích để lại theo quy định tại Quy định này.
6. Thực hiện chế độ kế toán và quyết toán số tiền thu phí theo quy định hiện hành của Nhà nước:
a) Mở sổ kế toán theo dõi đầy đủ số thu, số trích, nộp.
b) Quản lý, sử dụng biên lai thu và các chứng từ kế toán có liên quan theo đúng quy định về chế độ quản lý ấn chỉ, chứng từ.
c) Thực hiện quyết toán phí theo năm dương lịch. Thời hạn nộp quyết toán cho cơ quan quản lý chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán phí. Quyết toán phí phải phản ánh đầy đủ toàn bộ số tiền phí đã thu; số tiền được trích để lại; số tiền phải nộp, đã nộp, số tiền còn phải nộp hoặc nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán phí. Đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp đủ số tiền phí còn thiếu vào ngân sách Nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán. Số tiền phí nộp thừa (tính đến thời điểm quyết toán) được khấu trừ vào số phải nộp kỳ tiếp sau.
Đơn vị thu phí chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu quyết toán phí, nếu đơn vị cố tình báo cáo sai để trốn nộp, gian lận tiền của Ngân sách Nhà nước, thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Cung cấp đầy đủ tài liệu, sổ sách, hóa đơn, chứng từ kế toán liên quan đến việc quản lý phí theo yêu cầu của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thuế.
1. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thu thực hiện việc kê khai, thu, nộp, mở sổ sách, chứng từ kế toán và quyết toán phí theo đúng pháp luật về phí, lệ phí và các quy định cụ thể tại Quy định này.
2. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, thu, nộp và quyết toán phí; xử lý vi phạm hành chính về thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp phí vào ngân sách Nhà nước, chế độ mở sổ kế toán, quản lý sử dụng và lưu giữ chứng từ thu phí.
3. Cục Thuế Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức in ấn, phát hành, quản lý chứng từ thu phí theo chế độ quản lý ấn chỉ do Bộ Tài chính quy định; bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ chứng từ phục vụ cho công tác thu của các đơn vị thu phí.
Quyết định 57/2005/QĐ-UBND ban hành Quy định về phí xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu: | 57/2005/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Huỳnh Tấn Thành |
Ngày ban hành: | 15/09/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 57/2005/QĐ-UBND ban hành Quy định về phí xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Chưa có Video