ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2010/QĐ-UBND |
Biên Hòa, ngày 30 tháng 7 năm 2010 |
VỀ VIỆC THU PHÍ THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
“Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 124/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
việc thu các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; ý kiến chỉ đạo của
Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai tại Công văn số 149/HĐND-VP ngày 28/4/2010 về việc
cho ý kiến về phí tham quan di tích, danh thắng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Văn bản số
603/SVHTTDL-VP ngày 16/7/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Việc thu phí tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là phí tham quan di tích, danh thắng) được thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, áp dụng cho các loại hình tham quan như: Di tích danh lam thắng cảnh, lịch sử cách mạng, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ học đã được cụ thể trong Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành về phân loại di tích (Điều 13 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ).
Điều 2. Đối tượng thu phí, đối tượng được miễn, giảm thu phí và các loại hình không thu phí
1. Thu phí đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tại các khu di tích, danh thắng quy định tại Điều 1 Quyết định này.
2. Đối với di tích khảo cổ học: Giảm 50% phí cho các nhà nghiên cứu khoa học và học sinh, sinh viên trong tỉnh. Đối với danh lam thắng cảnh: Giảm 50% phí tham quan cho học sinh, sinh viên đi theo đoàn trong tỉnh hoặc có thẻ học sinh, sinh viên.
3. Miễn thu phí tham quan di tích lịch sử cách mạng đối với các đoàn khách ngoại giao, các đoàn khách làm việc với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, bộ đội, cựu chiến binh, sinh viên, học sinh các trường trong tỉnh và trẻ em dưới 06 tuổi.
4. Không thu phí đối với các đối tượng thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật gồm: Đình An Hòa, đình Tân Lân, đình Phú Mỹ, đình Phước Lộc, chùa Xuân Hòa, đền thờ Nguyễn Tri Phương, chùa Long Thiền, chùa Đại Giác, chùa Ông, đền thờ Đoàn Văn Cự, Lăng mộ Trịnh Hoài Đức; chỉ cho phép đặt thùng công đức và đóng góp tự nguyện hảo tâm của các tổ chức và cá nhân. Kinh phí thu được do Tổ bảo vệ di tích và các Ban Quý tế, Ban Trị sự quản lý sử dụng vào việc tổ chức lễ hội, cúng tế, tu bổ sửa chữa di tích.
1. Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu.
2. Các tổ chức khác được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện thu phí tham quan di tích, danh thắng theo từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
1. Đồng tiền thu phí: Việt Nam đồng (VNĐ); quy định một giá cho người Việt Nam và người nước ngoài đến Việt Nam.
2. Mức thu phí: Khung mức thu phí tham quan di tích, danh thắng cụ thể như sau:
Đơn vị tính: Đồng/01 lần
STT |
Nội dung |
Khung mức thu phí |
1 |
Di tích danh lam thắng cảnh: - Người lớn - Trẻ em trên 06 tuổi - 15 tuổi |
5.000đ - 20.000đ 3.000đ - 10.000đ |
2 |
Di tích lịch sử cách mạng: - Người lớn - Trẻ em trên 06 tuổi - 15 tuổi |
5.000đ - 15.000đ 3.000đ - 8.000đ |
3 |
Di tích khảo cổ học: - Người lớn - Trẻ em trên 06 tuổi - 15 tuổi |
5.000đ - 15.000đ 3.000đ - 8.000đ |
- Khung mức phí tham quan di tích, danh thắng nêu trên là mức tối đa, tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà xây dựng mức thu phí cho phù hợp nhưng không được vượt quá khung mức thu phí nêu trên.
- Đối với các tổ chức thu phí cấp tỉnh: Thỏa thuận với Sở Tài chính để trình UBND tỉnh phê duyệt mức thu phí.
- Đối với các tổ chức thu phí thuộc cấp huyện: UBND cấp huyện thỏa thuận với Sở Tài chính trước khi ban hành quyết định mức thu phí.
- Mức trích để lại cho đơn vị tổ chức thu phí tại di tích núi Gia Lào là 35% trên tổng số phí thu được.
- Các di tích danh thắng như: Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, danh thắng Bửu Long… và các di tích khác được để lại 100% số phí thu được để chi các hoạt động sự nghiệp của di tích.
Các cấp thẩm quyền được phân cấp quyết định mức thu phí nêu trên xem xét hoạt động cụ thể của đơn vị tổ chức thu phí mà quyết định mức trích để trang trải cho công tác thu phí và quản lý khu tham quan di tích, danh thắng nhưng không vượt quá mức trích tối đa nêu trên.
Điều 6. Chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán phí
1. Chứng từ thu phí
- Chứng từ thu phí tham quan di tích, danh thắng do Cục Thuế Đồng Nai phát hành theo quy định tại phần A, mục IV Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
- Tổ chức thu phí phải lập, cấp biên lai hoặc hóa đơn cho đối tượng nộp phí.
2. Thu nộp, quản lý và sử dụng phí
- Đối với phí thuộc ngân sách Nhà nước:
+ Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí thực hiện kê khai kết quả số tiền phí thu được của tháng trước gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo mẫu quy định và nộp tiền phí vào ngân sách không quá 20 ngày kể từ ngày hoàn tất kết quả kê khai.
+ Tất cả các tổ chức thu phí phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn để nộp tiền thu phí.
+ Số tiền thu phí để lại cho đơn vị tổ chức thu được sử dụng đúng quy định tại điểm 8 Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí và các quy định hiện hành về tài chính.
+ Số tiền thu phí sau khi trích cho tổ chức thu phí còn lại nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Đối với phí không thuộc ngân sách Nhà nước:
+ Tổng số phí thu được là doanh thu của đơn vị tổ chức thu.
+ Tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định pháp luật.
3. Lập dự toán và quyết toán
- Đối với phí thuộc ngân sách Nhà nước:
+ Hàng năm, đơn vị tổ chức thu phí có trách nhiệm lập dự toán thu, chi phí về phí đúng quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán theo Luật Ngân sách hiện hành (dự toán phần khai chi tiết nội dung thu, chi phí đúng theo quy định và kèm thuyết minh) gửi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền thu phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành.
+ Định kỳ cuối quý, năm tổ chức thu phí phải lập quyết toán thu phí gửi về cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp để thẩm tra quyết toán và thông báo duyệt quyết toán. Sau khi quyết toán đúng chế độ, tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
- Đối với phí không thuộc ngân sách Nhà nước:
Hàng năm, tổ chức thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật và thuế hiện hành.
Điều 7. Công khai chế độ thu phí
Các mức phí tham quan di tích lịch sử được niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí ở nơi thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết theo quy định tại phần D, Mục IV của Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính gồm: Tên phí, mức thu, chứng từ thu, văn bản quy định thu phí.
Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí và Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04/02/2004 của Bộ Tài chính.
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế phần thu phí tham quan di tích lịch sử văn hóa núi Chứa Chan - chùa Gia Lào tại Quyết định số 2769/QĐ.UBT ngày 01/9/2003 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Điều 10. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế Đồng Nai, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Giám đốc Ban Quản lý Di tích - Danh thắng tỉnh, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 44/2010/QĐ-UBND về thu phí tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Số hiệu: | 44/2010/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký: | Trần Minh Phúc |
Ngày ban hành: | 30/07/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 44/2010/QĐ-UBND về thu phí tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Chưa có Video