Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 280/2004/QĐ-UB

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHÍ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các qui định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị quyết số 16/2004/NQ-HĐND K10 ngày 11/12/2004 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khoá X - kỳ họp thứ 4 về việc ban hành phí phòng, chống thiên tai áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Xét đề nghị của Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành phí phòng, chống thiên tai áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:

1. Đối tượng nộp phí:

- Hộ gia đình: các hộ gia đình đang cư trú trên địa bàn tỉnh.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh: các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; các hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

2. Mức thu phí:

2.1/ Đối với hộ gia đình:

- Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp: Mức thu là 3.000 đồng/hộ/năm.

- Hộ gia đình phi sản xuất nông nghiệp: Mức thu là 5.000 đồng/hộ/năm.

2.2/ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác tài nguyên thiên nhiên gây tác động lớn đến môi trường và có doanh số 700 triệu đồng/năm trở lên: Mức thu là 700.000 đồng/năm.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác tài nguyên thiên nhiên gây tác động lớn đến môi trường có doanh số từ 300 triệu đồng đến dưới 700 triệu đồng/năm; khai thác mây, tre, nứa, rừng trồng có doanh số từ 300 triệu đồng/năm trở lên: Mức thu là 300.000 đồng/năm.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh (trừ hộ gia đình): Khai thác tài nguyên thiên nhiên có doanh số dưới 300 triệu đồng/năm; chế biến, sản xuất, kinh doanh sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên có doanh số từ 200 triệu đồng/năm trở lên: Mức thu là 200.000 đồng/năm.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn lại (kể cả các chi nhánh, văn phòng, đại lý của các doanh nghiệp: Mức thu là 100.000 đồng/năm.

- Các hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ: 50.000 đồng/năm.

- Các hộ gia đình khai thác tài nguyên thiên nhiên (kể cả khai thác rừng trồng) có doanh số dưới 300 triệu đồng/năm; các hộ gia đình chế biến, sản xuất, kinh doanh sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên có doanh số dưới 200 triệu đồng/năm và hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ có đăng ký kinh doanh: Mức thu là 20.000 đồng/năm.

Trường hợp các cơ sở vừa thực hiện khai thác, chế biến, sản xuất kinh doanh tài nguyên thiên nhiên thì mức thu được áp dụng cho loại hình công việc có mức phí cao nhất.

3. Đơn vị thu phí phòng, chống thiên tai:

UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp tổ chức thu phí phòng, chống thiên tai của các đối tượng đóng trên địa bàn.

4. Quản lý và sử dụng phí phòng, chống thiên tai:

4.1/ Số tiền được trích để lại cho đơn vị thu phí sử dụng:

- Đơn vị thu phí là UBND xã được trích 15% số tiền phí thu được để lại cho địa phương chi phục vụ công tác liên quan đến việc thu phí.

- Đơn vị thu phí là UBND phường, thị trấn được trích 10% số tiền phí thu được để lại cho địa phương chi phục vụ công tác liên quan đến việc thu phí.

4.2/ Số tiền phí phải nộp ngân sách huyện, thị xã:

- Đơn vị thu phí là UBND xã nộp 85% số tiền phí thu được.

- Đơn vị thu phí là UBND phường, thị trấn nộp 90% số tiền phí thu được.

4.3/ Sử dụng số tiền nộp vào ngân sách:

- 10% chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức phòng, chống thiên tai; phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy và diễn tập phòng, chống thiên tai.

- 10% chi dùng mua sắm trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác phòng chống thiên tai.

- 80% chi dùng cho công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra như: công tác cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ sửa chữa, xây dựng các công trình công cộng bị hư hỏng; di dời dân ra khỏi vùng sạt lỡ đất, cháy rừng, ngập lụt…

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành lên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí phòng, chống thiên tai theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

2. Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp hoá đơn, biên lai, chứng từ thu phí cho các địa phương; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp và quyết toán phí phòng, chống thiên tai theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

3. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thẩm tra quyết toán thu - chi phí phòng, chống thiên tai của các đơn vị theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

4. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm:

4.1/ Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện thu, nộp và sử dụng phí phòng chống thiên tai theo đúng qui định; kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vi phạm pháp luật về phí theo thẩm quyền.

4.2/ Sử dụng số tiền phí được để lại cho ngân sách địa phương đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

5. UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí phòng, chống thiên tai trên địa bàn; xử lý hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về phí; quyết toán thu, chi tiền phí phòng, chống thiên tai theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01/01/2005.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ngành: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4; - Bộ Tài chính;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ban KT-NS HĐND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, VP HĐND tỉnh;
- Thanh tra tỉnh, Viện KSND tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: PVP,NL,KH,TH;
- Lưu: VT, TC.

TM. UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Kim Hiệu

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 280/2004/QĐ-UB ban hành phí phòng chống, chống thiên tai áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 280/2004/QĐ-UB
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Nguyễn Kim Hiệu
Ngày ban hành: 31/12/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 280/2004/QĐ-UB ban hành phí phòng chống, chống thiên tai áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [5]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…