Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Pháp lệnh số .../2016/UBTVQH14

Hà Nội, ngày    tháng   năm 2016

DỰ THẢO

 

 

PHÁP LỆNH

ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014;

Căn cứ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015;

Căn cứ Nghị quyết số   /20..../QH về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV (   );

Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án,

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về các loại án phí, lệ phí Tòa án đối với người bị kết án, đương sự trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; mức án phí, lệ phí Tòa án; nguyên tắc thu, nộp; điều kiện, thủ tục miễn; những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp án phí, lệ phí Tòa án; cơ quan có thẩm quyền thu; xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án; giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến án phí, lệ phí Tòa án.

Điều 3. Án phí

1. Án phí bao gồm các loại sau đây:

a) Án phí hình sự;

b) Án phí dân sự, gồm có các loại án phí giải quyết vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

c) Án phí hành chính.

2. Các loại án phí quy định tại khoản 1 Điều này gồm có án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

Điều 4. Lệ phí Tòa án

1. Lệ phí giải quyết việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 281 khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 Điều 27, các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11 Điều 292 của Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, bao gồm:

a) Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài;

b) Lệ phí không công nhận bản án, quyết định dân sự, lao động, kinh doanh, thương mại, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

c) Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

3. Lệ phí giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam.

4. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

5. Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

6. Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay.

7. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

8. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài

9. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án, bao gồm:

a) Lệ phí sao chụp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ việc do Tòa án thực hiện;

b) Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án.

c) Lệ phí cấp bản sao giấy chứng nhận xóa án tích;

d) Lệ phí cấp bản sao các giấy tờ khác của Tòa án.

Điều 5. Mức án phí, lệ phí Tòa án

Mức án phí, lệ phí Tòa án đối với từng loại vụ việc được quy định cụ thể tại Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh này.

Điều 6. Nguyên tắc thu, nộp án phí, lệ phí Tòa án

1. Án phí, lệ phí Tòa án được thu bằng đồng Việt Nam.

2. Cơ quan có thẩm quyền thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án phải sử dụng chứng từ thu do Bộ Tài chính phát hành.

Điều 7. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án

1. Tiền tạm ứng án phí gồm có tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

2. Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự gồm có tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm đối với trường hợp được kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 8. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này.

Điều 9. Cơ quan thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án

1. Cơ quan thi hành án dân sự thu án phí quy định tại Điều 3 và các loại lệ phí Tòa án quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 4; điểm d khoản 1 Điều 43 của Pháp lệnh này.

2. Tòa án thu lệ phí Tòa án quy định tại các khoản 3, 6 và 8 Điều 4; khoản 4 Điều 42 của Pháp lệnh này.

3. Bộ Tư pháp thu lệ phí Tòa án quy định tại khoản 2 và khoản 7 Điều 4 của Pháp lệnh này.

4. Cơ quan có thẩm quyền thu án phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thẩm quyền thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án.

Điều 10. Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí

Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

1. Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

2. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, trừ trường hợp doanh nghiệp Nhà nước khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hành chính;

4. 3. Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;

5. 4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 11. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí

Những trường hợp sau đây được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí:

1. Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng.

2. Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

3. Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

4. Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh;

5. Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;

6. Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

7. Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều 12. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này.

Điều 13. Không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án:

1. Người lao động nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;

2. Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

3. Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

4. Cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật;

5. Việc kiểm sát kháng nghị các quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 14. Miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án

1. Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Tòa án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, án phí.

2. Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Tòa án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này.

3. Mức tiền được miễn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.

Điều 15. Nộp đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án

1. Người đề nghị được miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại các điều 11, 13 và 14 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng từ chứng minh thuộc trường hợp được miễn.

2. Đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;

c) Lý do và căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án;

d) Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này.

Điều 16. Thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, án phí

1. Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí.

2. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.

3. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

4. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn án phí cho đương sự có yêu cầu.

5. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.

Điều 17. Thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

1. Trước khi thụ lý việc dân sự, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng lệ phí Tòa án.

2. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.

3. Trước khi mở phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn lệ phí Tòa án cho đương sự có yêu cầu.

4. Tại phiên họp, Thẩm phán hoặc Hội đồng giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn lệ phí giải quyết việc dân sự cho đương sự có yêu cầu khi ra quyết định giải quyết nội dung việc dân sự.

Điều 18. Xử lý tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án

1. Toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.

2. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án được nộp cho cơ quan có thẩm quyền thu quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành theo quyết định của Tòa án.

3. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án phải chịu án phí, lệ phí Tòa án thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành số tiền tạm ứng đã thu được phải chuyển vào ngân sách nhà nước.

4. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.

5. Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính bị tạm đình chỉ, thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.

6. Trường hợp vụ việc dân sự, vụ án hình chính bị đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

7. Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 192 Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc khoản 3 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí.

8. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 320, khoản 2 Điều 325, khoản 3 Điều 331 và khoản 2 Điều 336 khoản 3 Điều 388, khoản 3 Điều 392 của Bộ luật tố tụng dân sự thì tiền tạm ứng lệ phí Tòa án đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.

9. Truờng hợp Tòa án xét xử giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định phúc thẩm, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; Tòa án xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án thì phải xem xét, quyết định về án phí, lệ phí Tòa án.

Điều 19. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thu, nộp, miễn án phí, lệ phí Tòa án

Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thu, nộp, miễn nộp một phần, miễn nộp toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chương 2

ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 20. Các loại án phí trong vụ án hình sự

1. Án phí hình sự sơ thẩm

2. Án phí hình sự phúc thẩm.

3. Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án giải quyết cả phần dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

4. Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần dân sự trong vụ án hình sự.

Điều 21. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự

1. Bị cáo và các đương sự trong vụ án hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tiền tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm và tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

2. Các đương sự trong vụ án hình sự kháng cáo về phần dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh này. Mức tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm và thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Pháp lệnh này.

Điều 22. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự

1. Người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm

2. Người bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, Nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này.

Điều 23. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự

1. Bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí hình sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm.

2. Bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo kháng cáo quyết định hình sự và phần dân sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí hình sự phúc thẩm, án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án phúc thẩm giữ nguyên toàn bộ quyết định của bản án sơ thẩm.

3. Người bị hại kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và của Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội.

4. Người kháng cáo phần quyết định về dân sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.

5. Trường hợp Tòa án phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án thì người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

6. Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

7. Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.

Chương 3

ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự

1. Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

c) Án phí dân sự phúc thẩm.

2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong yêu cầu của đương sự không phải một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

3. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí

Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm; nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu lệ phí được thực hiện theo quy định tại Điều 146, 147, 148 và Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định Pháp lệnh này.

2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi số nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người; nếu các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí;

3. Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người; nếu các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

4. Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm; trong vụ án dân sự có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết.

Điều 26. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

Điều 27. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm

1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

7. Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởng, được chia trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung; phần di sản mà mình được hưởng trong khối di sản thừa kế và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó.

8. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.

10. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.

11. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí quy định.

12. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó.

13. Trong vụ án có người không phải nộp hoặc được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm thì người khác vẫn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.

Điều 28. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm

1. Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Mức tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm bằng án phí dân sự phúc thẩm.

Điều 29 27. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Điều 30. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm

1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 27 của Pháp lệnh này.

3. Trường hợp Tòa án phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

4. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.

5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm. Về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.

6. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.

7. Trong vụ án có người không phải nộp hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều này.

Chương 4

ÁN PHÍ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Điều 31 28. Các loại án phí trong vụ án hành chính

1. Án phí hành chính sơ thẩm.

2. Án phí hành chính phúc thẩm.

3. Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết bồi thường thiệt hại gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch, án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

4. Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.

Điều 32 29. Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính

1. Người khởi kiện vụ án hành chính, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

3. Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm phải nộp tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm.

Điều 33 30. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm

Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm trong thời hạn 07 ngày 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

Điều 34 31. Nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính

1. Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện phải chịu án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là đúng pháp luật.

2. Người khởi kiện phải chịu án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là đúng pháp luật.

1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

2. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

3 5. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này.

Điều 35 32. Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính

1. Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Mức tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm.

3. Các đương sự trong vụ án hành chính kháng cáo về bồi thường thiệt hại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh này. Mức tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh này.

Điều 36 33. Thời hạn nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính

Trong thời hạn 07 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm, tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Điều 13 34. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính

1. Người kháng cáo phải chịu án phí hành chính phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại thì người kháng cáo không phải chịu án phí hành chính phúc thẩm.

3. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí hành chính phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí hành chính phúc thẩm.

1. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 349 Luật tố tụng hành chính.

4. 2. Người kháng cáo phần quyết định về bồi thường thiệt hại của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.

5. Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.

Chương 5

LỆ PHÍ TÒA ÁN

Mục 1. LỆ PHÍ TÒA ÁN GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

Điều 38 35. Lệ phí giải quyết việc dân sự

Lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm lệ phí sơ thẩm và lệ phí phúc thẩm.

Điều 39 36. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự

1. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28 khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 27, các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11 Điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu của họ, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này.

Điều 40 37. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự

1. Người kháng cáo quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 26 và các khoản 1, 4, 5 và 7 Điều 28 khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 27, các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11 Điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tạm ứng lệ phí Tòa án hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Người kháng cáo không phải chịu lệ phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận; phải chịu lệ phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ không được Tòa án chấp nhận.

Điều 41 38. Nghĩa vụ chịu lệ phí

Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.

Điều 41 39. Thời hạn nộp và mức tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm

1. Người phải nộp tiền tạm ứng lệ phí có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2. Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí giải quyết việc dân sự.

Mục 2. CÁC LOẠI LỆ PHÍ TÒA ÁN KHÁC

Điều 42 40. Lệ phí Tòa án giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam phải nộp lệ phí Tòa án trong trường hợp sau:

1. Yêu cầu chỉ định, thay đổi trọng tài viên

2. Yêu cầu áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

3. Yêu cầu hủy quyết định trọng tài;

4. Kháng cáo quyết định của Tòa án, nếu yêu cầu kháng cáo không được Tòa án chấp nhận;

5. Yêu cầu Tòa án giải quyết các việc dân sự khác mà pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam có quy định.

Điều 43 41. Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải nộp lệ phí Tòa án trong các trường hợp sau:

a) Yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài;

b) Yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

c) Yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;

d) Kháng cáo quyết định của Tòa án đối với yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nếu yêu cầu kháng cáo của họ không được chấp nhận.

2. Khi chuyển hồ sơ cho Tòa án, cơ quan nhận đơn yêu cầu của đương sự phải gửi kèm chứng từ thu lệ phí.

Điều 44 42. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chủ doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, các cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh công ty hợp danh, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lệ phí.

Điều 45 43. Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Người sử dụng lao động nộp đơn yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải nộp lệ phí.

Điều 46 44. Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay

Người nộp đơn yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu biển, tàu bay phải nộp lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay.

Điều 45. Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu Tòa án thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

Khi chuyển hồ sơ cho Tòa án, cơ quan nhận đơn yêu cầu của đương sự phải gửi kèm chứng từ thu lệ phí.

Điều 46. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại VN

Bên nước ngoài ủy thác tư pháp cho tòa án Việt Nam tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự phải nộp lệ phí, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 47. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án

Người yêu cầu Tòa án cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu phải nộp lệ phí Tòa án.

Điều 48. Thời hạn nộp các loại lệ phí Tòa án khác

1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định tại các điều từ Điều 42 đến Điều 48 của Pháp lệnh này phải nộp lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này trong thời hạn do pháp luật quy định.

2. Người kháng cáo quyết định của Tòa án quy định tại khoản 4 Điều 42, điểm d khoản 1 Điều 43 của Pháp lệnh này phải nộp tiền tạm ứng lệ phí kháng cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp lệ phí kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Chương 6

KHIẾU NẠI VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 49. Giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền về tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên về án phí, lệ phí Tòa án được giải quyết theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án, Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm là quyết định cuối cùng.

Khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án trong bản án, quyết định của Tòa án được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự hoặc tố tụng hành chính.

4. Khiếu nại về việc thu lệ phí Tòa án của Bộ Tư pháp được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Điều 50. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày   tháng   năm 2016.

Điều 51. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH

 

DANH MỤC

MỨC ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Pháp lệnh số   /2016/UBTVQH14 ngày   tháng   năm 2016)

I. ÁN PHÍ

1. Mức án phí hình sự sơ thẩm và án phí hình sự phúc thẩm; mức án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch, mức án phí dân sự phúc thẩm; mức án phí hành chính sơ thẩm và án phí hành chính phúc thẩm:

Stt

Loại án phí

Mức án phí (đồng)

1

Án phí hình sự sơ thẩm

200.000 320.000
(làm tròn thành 300.000)

2

Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

200.000 320.000
(làm tròn thành 300.000)

3

Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

200.000 3.200.000
(làm tròn thành 3.000.000)

4

Án phí hành chính sơ thẩm

200.000 320.000
(làm tròn thành 300.000)

5

Án phí hình sự phúc thẩm

200.000 320.000
(làm tròn thành 300.000)

6

Án phí dân sự phúc thẩm

200.000 320.000
(làm tròn thành 300.000)

7

Án phí hành chính phúc thẩm

200.000 320.000
(làm tròn thành 300.000)

2. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Stt

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí (đồng)

1

Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 320.000 (làm tròn thành 300.000)

2

Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% 8% giá trị tài sản có tranh chấp

3

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 32.000.000 đồng + 4% 6, 5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

4

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 58.000.000 đồng + 3% 5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 80 triệu đồng

5

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 118.000.000 đồng + 2% 3,5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng

6

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 188.000.000 + 0,1% 0,2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

3. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch:

Stt

Giá trị tranh chấp

Mức án phí

1

Từ 40.000.000 đồng trở xuống

20.000.000 32.000.000 đồng

2

Từ trên 40.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% 8% của giá trị tranh chấp

3

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 32.000.000 đồng + 4% 6,5% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

4

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 58.000.000 đồng + 3% 5% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

5

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 118.000.000 đồng + 2% 3,5 % của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

6

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 188.000.000 đồng + 0,1% 0,2% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

4. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp lao động có giá ngạch:

Stt

Giá trị tranh chấp

Mức án phí

1

Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 320.000 đồng

(làm tròn thành 300.000)

2

Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

3% 5% của giá trị tranh chấp, nhưng không dưới 200.000 đồng

3

Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

12.000.000 19.500.000 đồng + 2% 3,5% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

4

Từ trên 2.000.000.000 đồng

44.000.000 75.500.000 đồng + 0,1% 0,2% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

II. LỆ PHÍ TÒA ÁN

1. Mức lệ phí Tòa án giải quyết việc dân sự:

Stt

Loại lệ phí

Mức lệ phí

1

Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự

200.000 320.000 đồng

(làm tròn thành 300.000)

2

Lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự

200.000 320.000 đồng

(làm tròn thành 300.000)

2. Mức lệ phí Tòa án giải quyết các việc dân sự liên quan đến Trọng tài thương mại Việt Nam:

Stt

Loại lệ phí

Mức lệ phí

1

Lệ phí yêu cầu Tòa án chỉ định trọng tài viên, thay đổi trọng tài viên

200.000 320.000 đồng

(làm tròn thành 300.000)

2

Lệ phí yêu cầu Tòa án xem xét tại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài

300.000 480.000 đồng

(làm tròn thành 500.000)

3

Lệ phí yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến trọng tài

500.000 800.000 đồng

4

Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án liên quan đến trọng tài

300.000 480.000 đồng

(làm tròn thành 500.000)

3. Mức lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài:

Stt

Người yêu cầu

Mức lệ phí

1

Cá nhân thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam

2.000.000 3.200.000 đồng
(làm tròn thành 3.000.000)

2

Cá nhân không thường trú tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam

4.000.000 6.400.000 đồng
(làm tròn thành 6.500.000)

3

Người kháng cáo quyết định của Tòa án

200.000 320.000 đồng
(làm tròn thành 300.000)

4. Mức lệ phí Tòa án khác:

Stt

Loại lệ phí

Mức lệ phí

1

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1.000.000 1.600.000 đồng
(làm tròn thành 1.500.000)

2

Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công

1.000.000 1.600.000 đồng
(làm tròn thành 1.500.000)

3

Lệ phí bắt giữ tàu biển

5.000.000 8.000.000 đồng

4

Lệ phí bắt giữ tàu bay

5.000.000 8.000.000 đồng

5

Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp ra nước ngoài

8.000.000 đồng

6

Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

5.000.000 8.000.000 đồng

7

Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án

1.000 1.600 đồng/trang (làm tròn thành 1.500 đồng)

 



1 Phần gạch ngang là nội dung được bãi bỏ so với Pháp lệnh năm 2009.

2 Phần in nghiêng đậm là nội dung mới bổ sung so với Pháp lệnh năm 2009

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: ***
Ngày ban hành: 19/02/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…