HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2012/NQ-HĐND |
Hà Nam, ngày 07 tháng 12 năm 2012 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ NĂM
(Ngày 06/12 - 07/12/2012)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BTC ngày 15/01/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí đăng ký cư trú;
Căn cứ Thông tư 39/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính này 19/5/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2108/TTr-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh về việc qui định một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
a) Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, công ty sử dụng diện tích bán hàng tại chợ hoặc thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê địa điểm kinh doanh theo quy định.
b) Mức thu:
b1) Chợ Phủ Lý thuộc Thành phố Phủ Lý:
- Phí sử dụng diện tích chỗ ngồi kinh doanh theo tháng:
+ Hộ kinh doanh trong nhà kiên cố, buôn bán thường xuyên: 15.000 - 25.000 đồng/m2/tháng.
+ Hộ kinh doanh trong nhà bán kiên cố hoặc thuê ô quán lợp không kiên cố buôn bán thường xuyên, mức thu 10.000 - 15.000 đồng/m2/tháng.
- Đối với trường hợp bán hàng lưu động theo ngày:
+ Đối tượng buôn bán lưu động (gồm gồng gánh, đi bộ, xe đạp): 2.000 - 6.000 đồng/ lượt.
+ Đối tượng buôn bán lưu động trong chợ có số lượng hàng hóa lớn như xe thồ, xe cải tiến, xe máy: Mức thu 5.000 - 8.000 đồng /lượt.
b2) Chợ thuộc thị trấn và các chợ khác thuộc thành phố Phủ Lý:
- Phí sử dụng diện tích chỗ ngồi kinh doanh theo tháng:
+ Hộ kinh doanh trong nhà kiên cố, buôn bán thường xuyên: 10.000 - 20.000 đồng/m2/tháng.
+ Hộ kinh doanh trong nhà bán kiên cố hoặc thuê ô quán lợp không kiên cố buôn bán thường xuyên, mức thu 7.000 - 12.000 đồng/m2/tháng.
- Đối với trường hợp bán hàng lưu động theo ngày:
+ Đối tượng buôn bán lưu động (gồm gồng gánh, đi bộ, xe đạp): 2.000 - 4.000 đồng/ phiên.
+ Đối tượng buôn bán lưu động trong chợ có số lượng hàng hóa lớn như xe thồ, xe cải tiến, xe máy: Mức thu 4.000 - 7.000 đồng /phiên.
b3) Chợ nông thôn, chợ tạm:
- Phí sử dụng diện tích chỗ ngồi kinh doanh theo tháng:
+ Hộ kinh doanh trong nhà kiên cố, buôn bán thường xuyên: 5.000 - 15.000 đồng/m2/tháng.
+ Hộ kinh doanh trong nhà bán kiên cố hoặc thuê ô quán lợp không kiên cố buôn bán thường xuyên, mức thu 5.000 - 8.000 đồng/m2/tháng.
- Đối với trường hợp bán hàng lưu động theo ngày:
+ Đối tượng buôn bán lưu động (gồm gồng gánh, đi bộ, xe đạp): 1.000 - 2.000 đồng/ phiên.
+ Đối tượng buôn bán lưu động trong chợ có số lượng hàng hóa lớn như xe thồ, xe cải tiến, xe máy: Mức thu 2.000 - 5.000 đồng /phiên.
c) Quản lý, sử dụng nguồn thu:
+ Đối với chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan tổ chức thu phí nộp 100% tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, sau đó cơ quan Tài chính cấp lại cho đơn vị theo dự toán được duyệt để chi cho công tác quản lý chợ.
+ Đối với chợ đầu tư không bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đơn vị thu phí trực tiếp quản lý, nộp thuế theo quy định.
Phí qua đò là khoản thu của chủ đò hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với người thuê đò để chở khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh hoặc đi dọc sông, kênh, hồ hoặc cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi tàu khách đang hành trình. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy đò và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).
a) Mức thu:
a1) Qua đò sông Hồng:
- Người đi bộ: 4.000 đồng/lượt.
- Người và xe đạp: 6.000 đồng/lượt.
- Người và xe máy: 9.000 đồng/lượt.
- Hàng hoá từ 50 kg trở lên: Tùy theo trọng lượng, mức thu tối đa không quá 5.000 đồng/1 đơn vị tính 50kg.
- Hàng hoá cồng kềnh mức thu không quá 2 lần mức thu hàng hoá bình thường.
a2) Qua đò các sông còn lại:
- Người đi bộ: 2.000 đồng/lượt.
- Người và xe đạp: 3.000 đồng/lượt.
- Người và xe máy: 4.000 đồng/lượt.
- Hàng hoá từ 50 kg trở lên: Tùy theo trọng lượng, mức thu tối đa không quá 4.000 đồng/1 đơn vị tính 50kg.
- Hàng hoá cồng kềnh mức thu không quá 2 lần mức thu hàng hoá bình thường.
a3) Đối với những nơi mà chủ đò thống nhất thỏa thuận với UBND xã, Thị trấn thường xuyên chở học sinh và nhân dân qua lại để sản xuất và học tập mức thấp hơn qui định nêu trên thì thực hiện theo mức thỏa thuận.
b) Quản lý và sử dụng: Toàn bộ số tiền phí thu được do chủ đò trực tiếp quản lý và có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
3. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.
a) Đối tượng áp dụng:
- Các chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe gắn máy, xe ô tô và các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ trông giữ xe đạp, xe gắn máy, xe ô tô.
- Không thu phí trông giữ xe đạp đối với học sinh các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
b) Mức thu:
b1) Xe đạp:
- Ban ngày: 1.000 đồng/lượt.
- Ban đêm : 2.000 đồng/lượt.
b2) Xe gắn máy, mô tô 2 bánh và 3 bánh:
- Ban ngày: 2.000 đồng/lượt.
- Ban đêm : 4.000 đồng/lượt.
Riêng các Bệnh viện, Trường cao đẳng, Trường dạy nghề và các Trung tâm luyện thi mức thu ban ngày và ban đêm bằng 50% mức thu tương ứng ban ngày và ban đêm quy định tại điểm b1, b2 khoản này.
b3) Xe ô tô và máy kéo các loại:
- Ban ngày:
+ Xe máy kéo: 3.000 đồng/lượt.
+ Xe con dưới 15 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn: 5.000 đồng/lượt.
+ Xe khách, xe du lịch từ 15 chỗ ngồi trở lên, xe tải từ 2 tấn trở lên: 10.000 đồng/lượt.
- Ban đêm:
+ Xe máy kéo: 6.000 đồng/lượt.
+ Xe con dưới 15 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn: 10.000 đồng/lượt.
+ Xe khách, xe du lịch từ 15 chỗ ngồi trở lên, xe tải từ 2 tấn trở lên: 20.000 đồng/lượt.
c) Mức thu phí theo tháng bằng 30 lần vé lượt.
d) Ban đêm tính từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
e) Quản lý và sử dụng:
- Đối với các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng hoặc có mặt bằng để kinh doanh phải đăng ký nộp thuế theo quy định hiện hành.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện thu phí phải niêm yết công khai mức thu phí tại điểm thu phí.
- Đối với các các cơ quan, đơn vị công lập được phép thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô, số phí được để lại đơn vị 100% để chi phí cho công tác thu và bổ sung chi hoạt động theo quy định.
4. Phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước
a) Mức thu:
- Phí sử dụng lề đường:
+ Tạm dừng, đỗ xe ô tô ở những đoạn đường theo quy hoạch mức thu là: 5.000 đồng/lần/xe tạm dừng; thu theo tháng 100.000 đ/xe/tháng.
- Phí sử dụng bến bãi, mặt nước:
+ Đối với phương tiện tàu thuyền vào bến lấy hàng từ 10.000 - 70.000 đồng/lượt;
+ Đối với việc sử dụng bến, bãi, mặt nước (không thuộc trường hợp nhà nước giao đất, thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất), mức thu tối đa 01 năm bằng đơn giá thuê mặt đất, mặt nước do UBND tỉnh quy định trong khung giá thuê mặt đất, mặt nước hoặc không quá 3% doanh thu thu từ sản xuất kinh doanh của tổ chức cá nhân được phép sử dụng bến, bãi, mặt nước và sản xuất kinh doanh.
b) Quản lý và sử dụng nguồn thu:
- Đối với phí sử dụng việc tạm dừng, đỗ xe ô tô ở những lề đường được phép đỗ theo quy hoạch sử dụng đất, giao thông đường bộ, đô thị thì số tiền thu được nộp ngân sách xã, phường, thị trấn 100%.
- Đối với việc sử dụng bến bãi, mặt nước (Không thuộc trường hợp nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất): Số thu được để lại tổ chức hoặc nộp ngân sách theo hợp đồng ký kết giữa chính quyền địa phương và tổ chức được sử dụng bến bãi, mặt nước.
1. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính
Sửa đổi cụm từ “số 05/QĐ-BTNMT ngày 26/05/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường” tại gạch đầu dòng thứ 2 điểm 2.1 mục 2 phần II Danh mục thành: “ban hành kèm theo Quyết định số 10/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
2. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất
Là khoản thu đối với các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định lại theo quy định, nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cho thuê đất như: Điều kiện về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện về sinh hoạt, sản xuất kinh doanh… Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất áp dụng đối với cả trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất.
a) Mức thu: Tuỳ thuộc vào diện tích đất và tính chất phức tạp của từng hồ sơ cấp quyền sử dụng đất như: cấp mới, cấp lại, mục đích sử dụng…
- Trường hợp thẩm định cấp quyền sử dụng đất đối với hồ sơ giao đất làm nhà ở:
+ Cấp lần đầu đối với đất đô thị 500.000 đồng/hồ sơ; đất nông thôn 250.000 đồng/ hồ sơ.
+ Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất (cấp giấy chứng nhận từ tách thửa, hợp thửa, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng, cấp lại, cấp đổi): 300.000 đồng/hồ sơ.
- Trường hợp thẩm định hồ sơ đối với đất để sản xuất, kinh doanh mức thu tối đa không quá 5.000.000 đồng/hồ sơ.
b) Quản lý và sử dụng: Đối tượng có nhu cầu thẩm định hồ sơ cấp quyền sử dụng đất trực tiếp yêu cầu cơ quan Tài nguyên và môi trường các cấp thuộc địa phương hoặc UBND xã, cơ quan đó trực tiếp thu, số thu được để lại 100% để bù đắp chi phí.
3. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường và thu phí.
a) Mức thu thẩm định lần đầu từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng/báo cáo; mức thu thẩm định bổ sung bằng 50% mức thu lần đầu.
b) Quản lý, sử dụng nguồn thu: Giao cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định trực tiếp thu; số thu được để lại cơ quan, đơn vị thu 100% để bù đắp chi phí.
Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường…).
a) Mức thu:
- Đối với các cá nhân, hộ gia đình ở đô thị: mức thu 3.000 đồng/người/tháng song mức thu không quá 20.000 đồng/hộ/tháng. Ở nông thôn mức thu là 2.000 đ/người/tháng song mức thu tối đa không quá 12.000 đồng/hộ/tháng. Trường hợp hộ gia đình cá nhân thuộc hộ gia đình nghèo thì mức thu bằng 50% mức thu nêu trên.
Đối với cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp nếu có biên chế (kể cả hợp đồng lao động) trên 50 người thì mức thu 100.000 đồng/cơ quan, đơn vị/tháng. Nếu có biên chế từ 50 người trở xuống mức thu 50.000 đồng/cơ quan, đơn vị/tháng.
- Đối với các trường học phổ thông, nhà trẻ mức thu tối đa không quá 70.000 đồng/đơn vị/tháng.
- Đối với hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ:
+ Hộ giết mổ gia súc gia cầm: 70.000 đồng/hộ/tháng.
+ Hộ kinh doanh hàng ăn tại gia đình: 70.000 đồng/hộ/tháng.
+ Hộ kinh doanh hàng tươi sống: 30.000 đồng/hộ/tháng.
+ Hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ khác mức thu: 30.000 đồng/hộ/tháng.
- Đối với phòng khám tư nhân mức thu: 80.000 đồng/phòng khám/tháng.
- Ký túc xá tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: mức thu 1.000 đồng/người/tháng.
- Đối với các chợ, bệnh viện, doanh nghiệp lớn có lượng rác thải lớn, cơ sở sản xuất, nhà ga, bến tàu, bến xe, các cửa hàng, khách sạn, nhà hàng ăn uống, các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công trình xây dựng .. không áp dụng mức phí trên mà ký hợp đồng thỏa thuận với đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom chất thải theo khối lượng thải ra với mức thu tối đa không quá 160.000 đồng/m3.
d) Quản lý và sử dụng nguồn thu:
Cơ quan, đơn vị thu phí vệ sinh được trích lại 10% số thu để chi phí cho công tác thu, số tiền còn lại nộp vào ngân sách để chi cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác cụ thể:
Đối với thành phố Phủ Lý để lại cho công ty Cổ phần môi trường đô thị 10%, số còn lại nộp vào ngân sách thành phố 90% để cân đối chi cho công tác thu gom , vận chuyển, xử lý rác thải.
Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện nơi có tổ chức thu gom vận chuyển, sử lý rác thải, số thu được trích lại 10% để chi cho công tác thu, số còn lại 90% nộp vào ngân sách xã, thị trấn để cân đối chi trả cho đơn vị hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý rác thải.
Là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, khai thác, sử dụng nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước.
a) Mức thu thẩm định đề án báo cáo, báo cáo thăm dò khai thác sử dụng nước dưới đất:
+ Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm: 200 ngàn đồng/đề án.
+ Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò lưu lượng nước từ 200m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550 ngàn đồng/đề án.
+ Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1,3 triệu đồng/đề án.
+ Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò lưu lượng nước từ 1.000m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2,5 triệu đồng/đề án.
b) Mức thu thẩm định đề án, báo cáo thăm dò khai thác sử dụng nước mặt.
+ Đối với đề án khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu luợng 0,1 m3/giây hoặc để phát điện với công suất dưới 50 KW hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm, mức thu 300 ngàn đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu luợng 0,1 m3 đến 0,5m3/giây hoặc để phát điện với công suất từ 50 KW đến 200 KW hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng 500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm mức thu 900 ngàn đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng 0,5 m3 đến 1 m3/giây hoặc để phát điện với công suất từ 200 KW đến dưới 1.000 KW hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm mức thu 2,2 triệu đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án khai thác sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu luợng 1 m3 đến dưới 2 m3/giây hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 KW đến dưới 2.000 KW hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm mức thu 4,2 triệu đồng/đề án, báo cáo.
c) Mức thu thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi:
+ Đối với đề án báo cáo có lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày đêm: mức thu 300 ngàn/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án báo cáo có lưu lượng nước từ 100 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm mức thu 900 ngàn đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án báo cáo có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm mức thu 2,2 triệu đồng/đề án, báo cáo.
+ Đối với đề án báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000 m3 đến dưới 5.000 m3/ngày đêm mức thu 4,2 triệu đồng/đề án, báo cáo.
Trường hợp gia hạn thẩm định bổ sung mức thu bằng 50% mức thu theo quy định nêu trên.
d) Quản lý và sử dụng nguồn thu: Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thẩm định trực tiếp thu, số thu được để lại đơn vị 40% để bù đắp chi phí thẩm định, 60% nộp ngân sách nhà nước.
6. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất
Là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định, báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.
a) Mức thu:
+ Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm mức thu 200.000 đồng/báo cáo.
+ Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm mức thu 700.000 đồng/báo cáo.
+ Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm mức thu 1.700.000 đồng/báo cáo.
+ Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm mức thu 3.000.000 đồng/báo cáo.
+ Mức thu thẩm định bổ sung bằng 50% mức thu lần đầu.
b) Quản lý và sử dụng nguồn thu: Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thẩm định trực tiếp thu, số thu được để lại đơn vị 40% để bù đắp chi phí thẩm định, 60% nộp ngân sách nhà nước.
7. Lệ phí đăng ký cư trú, cấp chứng minh nhân dân
Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo. Miễn khi cấp mới sổ hộ khẩu sổ tạm trú theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Mức thu:
- Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các phường nội thành của thành phố Phủ Lý như sau:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: 10.000 đồng/lần đăng ký;
+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: 15.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: 8.000 đồng/lần cấp;
+ Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): 5.000 đồng/lần đính chính;
- Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng bằng 50% mức thu quy định tại điểm này.
b) Quản lý, sử dụng: Cơ quan thu được trích 90% số thu lệ phí đăng ký cư trú để chi phí cho công tác thu và trang trải các chi phí in ấn, biên lai, sổ sách và các loại mẫu biểu... Nộp ngân sách nhà nước 10%.
7.2. Lệ phí Chứng minh nhân dân.
Sửa đổi, bổ sung nội dung quản lý, sử dụng nguồn thu lệ phí Chứng minh nhân dân quy định tại mục II.3 khoản 1.3 Danh mục “Cơ quan thu được trích 90% số thu lệ phí chứng minh nhân dân để chi phí cho công tác thu và trang trải các chi phí in ấn, biên lai, sổ sách và các loại mẫu biểu... Nộp ngân sách nhà nước 10%.”
a) Đối tượng thu: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) phải nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận.
b) Đối tượng miễn:
+ Miễn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận.
+ Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn. (Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các phường nội thành thuộc thành phố Phủ Lý được cấp Giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận).
c) Mức thu:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân tại phường nội thành thuộc thành phố Phủ Lý: Mức thu 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận.
Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì mức thu 25.000 đồng/giấy cấp mới; 20.000 đồng/lần cấp đổi, cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận.
+ Đối với tổ chức: Mức thu 500.000 đồng/giấy. Trường hợp Giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác găn liền với đất) thì áp dụng mức thu 100.000 đồng/giấy.
Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận: Mức thu 50.000 đồng/lần cấp.
d) Quản lý, sử dụng: Cơ quan thu được trích 80% số thu lệ phí để chi phí cho công tác thu và trang trải các chi phí in ấn, biên lai, sổ sách và các loại mẫu biểu vv. Nộp ngân sách nhà nước 20%.
9. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
a) Đối tượng thu: xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo thuộc diện phải được cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP và Nghị định 83/2009/NĐ-CP của chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
b) Mức thu:
- Mức thu cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân tại địa bàn thành phố Phủ Lý: 50.000 đồng, nhà ở riêng lẻ của nhân dân tại địa bàn thị trấn thuộc huyện và các vùng còn lại 30.000 đồng/giấy phép.
- Mức thu cấp phép xây dựng của các công trình khác: 100.000 đồng/giấy phép.
c) Quản lý, sử dụng nguồn thu: Cơ quan thu được để lại đơn vị 20% để bù đắp chi phí quản lý thu và biểu mẫu phục vụ cho việc cấp phép xây dựng 80% nộp ngân sách nhà nước.
Điều 3. Quy định mới một số phí, lệ phí sau
1. Phí thẩm định hồ sơ điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
a) Đối tượng thu phí: Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.
b) Mức thu phí
- Thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất, mức thu 700.000 đồng/hồ sơ;
- Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định nêu trên.
c) Quản lý và sử dụng
Cơ quan thu phí được trích 30% trên tổng số phí thu được để trang trải cho công tác thu phí, công tác thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất, số còn lại 70% nộp ngân sách nhà nước.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
a) Đối tượng thu, nộp phí: Chất thải rắn, chất thải nguy hại phát thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
b) Mức thu:
- Đối với chất thải rắn: 40.000 đồng/tấn.
- Đối với chất thải nguy hại: 6 triệu đồng/tấn.
c) Quản lý và sử dụng:
- Cơ quan thu phí:
+ Giao cho Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Hà Nam và các đơn vị trực tiếp thu gom trên địa bàn tỉnh Hà Nam (các Công ty tiến hành thu gom tại các khu vực theo quy định) tiến hành thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.
+ Đối với chất thải nguy hại: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đăng ký danh mục chất thải độc hại với sở Tài nguyên môi trường phải nộp theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam.
- Tỷ lệ trích lại:
+ Đối với chất thải rắn thông thường để lại 100% cho đơn vị tổ chức thu gom để chi phí, trang trải cho việc thu phí và xử lý chất thải rắn thông thường đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hoặc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải tại khu xử lý chất thải sinh hoạt, cho Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Hà Nam tổ chức thu gom tại khu vực đó (Số tiền thu phí được nộp vào ngân sách và được cấp lại để hỗ trợ cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải của ngân sách nhà nước đối với các công ty trên).
+ Đối với chất thải nguy hại: Do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh chất thải nguy hại đã đăng ký danh mục với Sở Tài nguyên - Môi trường.
Trích lại 20% số phí thu được cho cơ quan trực tiếp quản lý thu phí để trang trải chi phí thu. Còn lại 80% nộp ngân sách nhà nước.
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
2. Thu phí Dự thi, dự tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thực hiện theo Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học và trung cấp chuyên nghiệp;
Thu lệ phí đăng ký con nuôi Theo Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin cấp đăng ký kinh doanh thu theo Thông tư 176/2012/TTLT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
3. Các quy định về phí, lệ phí trước đây trái với quy định về phí, lệ phí tại Nghị quyết này thì bãi bỏ.
4. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
5. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khoá XVII kỳ họp thứ năm thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2012./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND quy định phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu: | 18/2012/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam |
Người ký: | Trần Xuân Lộc |
Ngày ban hành: | 07/12/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND quy định phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chưa có Video