CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 1997 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 70-CP NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 1997 VỀ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TOÀ ÁN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính
phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ vào Bộ Luật tố tụng hình sự ngày 26 tháng 8 năm 1988;
Căn cứ vào Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11
năm 1989;
Căn cứ vào Pháp lệnh Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
dân sự của Toà án nước ngoài ngày 17 tháng 4 năm 1993;
Căn cứ vào Luật Phá sản doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ vào Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16 tháng 3
năm 1994;
Căn cứ vào Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11
tháng 4 năm 1996;
Căn cứ vào Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21 tháng 5
năm 1996;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi thống nhất với Chánh án Toà án
nhân dân tối cao,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Án phí quy định tại Nghị định này bao gồm:
Án phí hình sự;
Án phí dân sự;
Án phí kinh tế;
Án phí lao động
Án phí hành chính.
2. Lệ phí quy định tại Nghị định này bao gồm:
Lệ phí cấp bản sao trích lục bản án, quyết định;
Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định;
Lệ phí cấp bản sao giấy chứng nhận xoá án;
Lệ phí nộp đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài;
Lệ phí nộp đơn yêu cầu Toà án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
Lệ phí nộp đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài;
Lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp;
Lệ phí nộp đơn yêu cầu Toà án kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
2. Tiền tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Toà án.
3. Trong trường hợp người nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí nêu tại khoản 2 Điều này được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp, thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng phải làm thủ tục trả lại tiền cho người đã nộp. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí phải chịu án phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành số tiền tạm ứng đã thu phải được chuyển nộp vào ngân sách nhà nước.
4. Khi thu tiền tạm ứng án phí và án phí, tiền tạm ứng lệ phí và lệ phí, Toà án, cơ quan thi hành án phải sử dụng chứng từ thu do Bộ Tài chính thống nhất phát hành.
Mức án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí hình sự phúc thẩm là 50.000 đồng.
1. Người bị kết án phải chịu án phí sơ thẩm theo mức quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Toà án tuyên bố bị cáo không phạm tội, thì người bị hại đã khởi kiện phải nộp án phí theo mức quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
3. Đối với phần dân sự về bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự thì người phải bồi thường phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 7 và Điều 11 của Nghị định này, trừ trường hợp được miễn án phí theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Điều 5.- Án phí hình sự phúc thẩm được quy định như sau:
1. Bị cáo kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án, quyết định sơ thẩm đối với bị cáo kháng cáo.
2. Người bị hại kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội.
3. Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm, không phải chịu án phí phúc thẩm.
4. Viện kiểm sát kháng nghị không phải chịu án phí phúc thẩm.
5. Đối với phần dân sự về bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự thì người kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Nghị định này, trừ trường hợp được miễn án phí theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Giá trị tài sản có tranh chấp |
Mức án phí |
a. Từ 1.000.000 đồng trở xuống |
50.000 đồng |
b. Từ trên 1.000.000 đến 100.000.000 đồng |
5% của giá trị tài sản có tranh chấp |
c. Từ trên 100.000.000 đến 200.000.000 đồng |
5.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng |
d. Từ trên 200.000.000 đến 500.000.000 đồng |
9.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 200.000.000 đồng |
đ. Từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng |
18.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 500.000.000 đồng |
e. Từ trên 1.000.000.000 đồng |
28.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 1.000.000.000 đồng |
3. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình mà có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc chịu án phí quy định tại khoản 1 Điều này, các đương sự còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại khoản 2 Điều này tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
Điều 8.- Mức án phí dân sự phúc thẩm đối với tất cả các loại vụ án dân sự là 50.000 đồng.
Điều 9.- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự được quy định như sau:
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1 triệu đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50.000 đồng, trong các vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 7 của Nghị định này phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% của mức án phí sơ thẩm mà Toà án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp, trừ trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
2. Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo, theo mức quy định tại Điều 8 của Nghị định này, trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Điều 10.- Trong các trường hợp dưới đây, tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý như sau:
1. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm hoặc án phí phúc thẩm nếu rút đơn kiện trước khi mở phiên toà sơ thẩm hoặc đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm, thì được trả lại 50% số tiền tạm ứng án phí đã nộp.
2. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí được trả lại toàn bộ, nếu theo quyết định của Toà án họ là người không phải chịu án phí, hoặc được trả lại phần chênh lệch, nếu theo quyết định của Toà án họ phải chịu án phí ít hơn số tiền tạm ứng án phí mà họ đã nộp.
3. Nếu việc giải quyết vụ án dân sự bị đình chỉ theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 46 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì tiền tạm ứng án phí được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 11.- Việc chịu án phí dân sự sơ thẩm được quy định như sau:
1. Các đương sự đều phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
Đối với tài sản chung mà các đương sự do không tự xác định được phần của mình, nếu họ yêu cầu Toà án giải quyết chia tài sản chung đó, thì các đương sự phải nộp án phí dân sự sơ thẩm theo mức đối với vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại Điều 7 của Nghị định này tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
2. Nếu trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì các đương sự chỉ phải chịu 50% mức án phí quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Các đương sự có thể thoả thuận với nhau về mức án phí mà mỗi bên phải chịu; nếu họ không thoả thuận được, thì Toà án quyết định.
3. Đối với vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp thuận tình ly hôn, thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí dân sự sơ thẩm.
4. Nếu việc giải quyết vụ án bị tạm đình chỉ, thì án phí được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
5. Trong trường hợp có đương sự được miễn án phí, thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí phần của mình theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này.
Điều 12.- Việc chịu án phí dân sự phúc thẩm được quy định như sau:
1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
2. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm.
1. Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí:
a. Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú;
b. Người đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;
c. Người đòi bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự và vụ án hành chính mà yêu cầu không được Toà án chấp nhận;
d. Người khiếu nại về danh sách cử tri.
2. Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung không phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí.
3. Người có khó khăn về kinh tế được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức xã hội nơi người đó cư trú hoặc làm việc chứng nhận thì có thể được Toà án cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng án phí và có thể được Toà án miễn một phần hoặc toàn bộ án phí.
Điều 14.- Án phí kinh tế bao gồm án phí kinh tế sơ thẩm và án phí kinh tế phúc thẩm.
1. Mức án phí kinh tế sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế không có giá ngạch là 500.000 đồng.
2. Mức án phí kinh tế sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế có giá ngạch được quy đinh như sau:
Giá trị tranh chấp kinh tế |
Mức án phí |
a. Từ 10.000.000 đồng trở xuống |
500.000 đồng |
b. Từ trên 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
5% của giá trị tranh chấp kinh tế |
c. Từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
5.000.000 + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng |
d. Từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng |
9.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 200.000.000 đồng |
đ. Từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng |
18.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 500.000.000 đồng |
e. Từ trên 1.000.000.000 đồng |
28.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị vượt quá 1.000.000.000 đồng |
Điều 16.- Mức án phí kinh tế phúc thẩm đối với tất cả các vụ án kinh tế là 200.000 đồng.
Điều 17.- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí kinh tế được quy định như sau:
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu độc lập đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án kinh tế phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% của mức án phí theo thông báo của Toà án.
2. Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo mức quy định tại Điều 16 của Nghị định này. Viện Kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Điều 18.- Trong các trường hợp sau đây, tiền tạm ứng án phí kinh tế đã nộp được xử lý như sau:
1. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm hoặc án phí phúc thẩm, nếu rút đơn kiện trước khi mở phiên toà sơ thẩm hoặc đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm, thì được trả lại 50% số tiền tạm ứng án phí đã nộp.
2. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí được trả lại toàn bộ, nếu theo quyết định của Toà án họ là người không phải chịu án phí, hoặc được trả lại phần chênh lệch, nếu theo quyết định của Toà án họ phải chịu án phí ít hơn số tiền tạm ứng án phí mà họ đã nộp.
3. Nếu việc giải quyết vụ án kinh tế bị đình chỉ theo quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 39 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thì tiền tạm ứng án phí được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 19.- Việc chịu án phí kinh tế sơ thẩm được quy định như sau:
1. Các đương sự thua kiện đều phải chịu án phí sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận. Căn cứ vào các mức án phí quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Toà án quyết định mức án phí mà các đương sự phải chịu.
2. Nếu trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì các đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Các đương sự thoả thuận với nhau về mức án phí mà mỗi bên phải chịu; nếu họ không thoả thuận được, thì Toà án quyết định.
3. Nếu việc giải quyết vụ án bị tạm đình chỉ, thì án phí được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
Điều 20.- Việc chịu án phí kinh tế phúc thẩm được quy định như sau:
1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
2. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm.
3. Viện Kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm không phải chịu án phí phúc thẩm.
1. Án phí lao động bao gồm án phí lao động sơ thẩm, án phí lao động phúc thẩm.
2. Mức án phí lao động sơ thẩm đối với vụ án không có giá ngạch là 50.000 đồng.
3. Mức án phí lao động sơ thẩm đối với vụ án lao động có giá ngạch được quy định như sau:
Giá trị tranh chấp lao động |
Mức án phí |
a. Từ 1.000.000 đồng trở xuống |
50.000 đồng |
b. Từ trên 1.000.000 đến 100.000.000 đồng |
3% của giá trị tranh chấp, nhưng không dưới 50.000 đồng |
c. Từ trên 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng |
3.000.000 + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng |
d. Từ trên 1.000.000.000 đồng |
21.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 1.000.000.000 đồng |
Điều 22.- Mức án phí lao động phúc thẩm đối với tất cả các loại vụ án lao động là 50.000 đồng.
Điều 23.- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí lao động được quy định như sau:
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án lao động không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1.000.000 đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50.000 đồng, trong các vụ án lao động có giá ngạch quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 21 của Nghị định này phải nộp tiền tạm ứng án phí lao động sơ thẩm là 50% của mức án phí sơ thẩm mà Toà án dự tính theo giá trị tranh chấp lao động, trừ những trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
2. Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo theo mức quy định tại Điều 22 của Nghị định này, trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn nộp án phí quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
Điều 24.- Trong các trường hợp dưới đây, tiền tạm ứng án phí lao động đã nộp được xử lý như sau:
1. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm hoặc án phí phúc thẩm, nếu rút đơn kiện trước khi mở phiên toà sơ thẩm hoặc đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm, thì được trả lại 50% số tiền tạm ứng án phí đã nộp.
2. Nếu trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì các đương sự chỉ phải nộp 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Các đương sự thoả thuận với nhau về mức án phí của mỗi bên phải chịu; nếu họ không thoả thuận được, thì Toà án quyết định. Trong trường hợp hoà giải thành tại phiên toà, thì mỗi bên đương sự chịu một nửa mức án phí sơ thẩm.
3. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí được trả lại toàn bộ, nếu theo quyết định của Toà án họ là người không phải chịu án phí, hoặc được trả lại phần chênh lệch, nếu theo quyết định của Toà án họ phải chịu án phí ít hơn số tiền tạm ứng án phí mà họ đã nộp.
4. Nếu việc giải quyết vụ án lao động bị tạm đình chỉ, thì án phí được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết. Nếu việc giải quyết vụ án lao động bị đình chỉ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thì số tiền tạm ứng án phí được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 25.- Việc chịu án phí lao động sơ thẩm, án phí lao động phúc thẩm được quy định như sau:
1. Các đương sự đều phải chịu án phí lao động sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn án phí theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
2. Trong trường hợp có đương sự được miễn án phí thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí phần của mình theo mức quy định tại Điều 21 của Nghị định này.
3. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí lao động phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí lao động phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm.
1. Những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí lao động:
a. Người lao động đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b. Người lao động đòi bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
c. Công đoàn cơ sở khởi kiện hoặc kháng cáo vì lợi ích của tập thể lao động;
d. Công đoàn cấp tỉnh, Công đoàn ngành khởi kiện hoặc kháng cáo;
đ. Viện Kiểm sát khởi tố, kháng nghị.
2. Đương sự là người lao động khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết các tranh chấp lao động không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này, nếu có khó khăn về kinh tế được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác nhận, thì có thể được Toà án cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn một phần hoặc toàn bộ án phí.
Mức án phí hành chính các loại được quy định một mức chung là 50.000 đồng.
2. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí được trả lại toàn bộ, nếu theo quyết định của Toà án họ không phải chịu án phí hoặc được trả lại phần chênh lệch, nếu theo quyết định của Toà án họ phải chịu án phí ít hơn số tiền tạm ứng án phí mà họ đã nộp.
3. Nếu việc giải quyết vụ án hành chính bị tạm đình chỉ, thì án phí được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết. Nếu việc giải quyết vụ án hành chính bị đình chỉ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thì số tiền tạm ứng án phí đã nộp được chuyển vào ngân sách Nhà nước.
1. Bên có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện phải chịu án phí hành chính sơ thẩm, án phí hành chính sơ thẩm đồng thời chung thẩm, nếu bản án hoặc quyết định của Toà án tuyên các quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật. Trong trường hợp các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện được Toà án giữ nguyên thì người khởi kiện phải chịu án phí hành chính sơ thẩm, án phí hành chính sơ thẩm đồng thời chung thẩm, trừ trường hợp được miễn án phí quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
2. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí hành chính phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
3. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí hành chính phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm.
4. Đối với phần dân sự về bồi thường thiệt hại trong các vụ án hành chính thì người phải bồi thường phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 7 và Điều 11, người kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Nghị định này, trừ trường hợp được miễn án phí theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
1. Những trường hợp được không phải nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí hành chính:
a. Thương binh, bố, mẹ liệt sĩ, người có công với cách mạng khiếu kiện về các quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được miễn án phí.
b. Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hành chính, kháng nghị bản án, quyết định hành chính sơ thẩm không phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí.
c. Các đương sự khác được miễn án phí trong trường hợp khiếu kiện về các quyết định hành chính quy định tại các khoản 3, 5 Điều 11 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
2. Người có khó khăn về kinh tế được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác nhận, khiếu kiện về các quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có thể được Toà án miễn một phần hoặc toàn bộ án phí.
- 500.000 đồng đối với cá nhân thường trú tại Việt Nam, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam;
- 1.000.000 đối với cá nhân không thường trú tại Việt Nam, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam;
2. Lệ phí phải được nộp đủ một lần tại cơ quan nhận đơn cùng với đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo.
3. Khi chuyển hồ sơ cho Toà án, cơ quan nhận đơn yêu cầu của đương sự phải gửi kèm chứng từ thu lệ phí (một liên).
2. Nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thì phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản là 500.000 đồng.
3. Đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản phải chịu lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Mức lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp là 1.000.000 đồng. Khoản lệ phí này được thu khi phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
5. Trong trường hợp Toà án ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thì doanh nghiệp chỉ phải chịu 50% mức lệ phí quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì số tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản đã nộp được nộp vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp không còn lâm vào tình trạng phá sản phải hoàn trả cho các chủ nợ số tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản mà họ đã nộp.
Người sử dụng lao động nộp đơn yêu cầu Toà án kết luận cuộc đình công bất hợp pháp phải chịu lệ phí là 1.000.000 đồng; tiền tạm ứng lệ phí phải nộp là 50% mức lệ phí phải chịu.
2. Những trường hợp không phải nộp tiền lệ phí:
a. Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Toà án kết luận cuộc định công hợp pháp;
b. Liên đoàn lao động cấp tỉnh yêu cầu Toà án kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp;
c. Cơ quan lao động cấp tỉnh yêu cầu Toà án kết luận cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp;
d. Viện Kiểm sát nhân dân khởi tố yêu cầu Toà án kết luận cuộc đình công bất hợp pháp.
1. Người sử dụng lao động đã nộp tiền tạm ứng lệ phí, nếu rút đơn yêu cầu trước khi mở phiên toà, thì được trả lại 50% số tiền tạm ứng lệ phí đã nộp.
2. Nếu trước khi Toà án giải quyết, Toà án tiến hành hoà giải mà các bên thoả thuận được với nhau về giải quyết cuộc đình công, thì người sử dụng lao động được trả lại 50% số tiền tạm ứng lệ phí đã nộp.
Điều 39.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Nghị định này thay thế Nghị định số 117/CP ngày 7 tháng 9 năm 1994 về án phí, lệ phí Toà án.
Các quy định trước đây về án phí, lệ phí đều bãi bỏ.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 70-CP |
Hanoi, June 12, 1997 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization
of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Criminal Proceedings Code of August 26, 1988;
Pursuant to the Ordinance on the Procedure of Settling Civil Lawsuits of
November 29, 1989;
Pursuant to the Ordinance on the Recognition and Enforcement in Vietnam of
Civil Verdicts and Decisions of Foreign Courts of April 17, 1993;
Pursuant to the Law on the Bankruptcy of Enterprises of December 30, 1993;
Pursuant to the Ordinance on the Procedure of Settling Economic Lawsuits of
March 16, 1994;
Pursuant to the Ordinance on the Procedure of Settling Labor Disputes of April
11, 1996;
Pursuant to the Ordinance on the Procedure of Settling Administrative Lawsuits
of May 21, 1996;
At the proposal of the Minister of Justice and with the agreement of the
President of the Supreme Peoples Court,
DECREES:
...
...
...
- Criminal Court charges;
- Civil Court charges;
- Economic Court charges;
- Labor Court charges;
- Administrative Court charges.
2. The fees stipulated in this Decree include the following:
- Fee for issuing copies of excerpts from a verdict or a decision;
- Fee for issuing copies of a verdict or a decision;
- Fee for issuing copies of a certificate on cancellation of a verdict;
...
...
...
- Fee for filing an application requesting the Vietnam Court not to recognize a civil verdict or decision of a foreign Court which does not request its enforcement in Vietnam;
- Fee for filing an application requesting the Vietnam Court to recognize and enforce in Vietnam a decision of a foreign Arbitrator;
- Fee for settling the bankruptcy of an enterprise;
- Fee for filing an application requesting the Court to declare a strike legal or illegal.
2. The advance payments for Court charges and fee shall be remitted to the authorized verdict-enforcement agency to be deposited in a temporary account opened at the State Treasury and drawn to enforce a verdict handed down by the Court.
3. In case the person who has made an advance payment of Court charges and fees mentioned in Point 2 of this Article is refunded part or all of his/her advance payment, the verdict-enforcement agency which has collected the advance payment must apply the procedure of refunding him/her. In case the person who has made an advance payment for Court charges and fees must pay his/her Court charges, then right after the verdict or decision of the Court becomes effective, the advance payment collected must be remitted to the State budget.
4. When collecting an advance payment of Court charges and Court charges, and an advance payment for fees and fees, the Court and the verdict-enforcement agency must use the receipts issued solely by the Ministry of Finance.
...
...
...
The uniform charge for the first-instance Criminal Court, the first-instance and last-instance Criminal Court, and the Criminal Court of Appeal is 50,000 VND.
1. A convict must pay the charge for the first-instance Court at the rate stipulated in Article 3 of this Decree.
2. In case a lawsuit is started at the request of the victim, and if the Court declares the accused not guilty, then the victim who has started the lawsuit must pay the charge at the rate stipulated in Article 3 of this Decree.
3. Concerning the civil liability to compensate for damage in criminal lawsuits, the person who is obliged to compensate must pay the charge of first-instance Court at the rate stipulated in Article 7 and Article 11 of this Decree, unless he/she is exempted from the Court charges as stipulated in Article 13 of this Decree.
Article 5.- The charges for the Criminal Court of Appeal are stipulated as follows:
1. The appellant must pay the charge for the Court of Appeal, if the Court of Appeal fully retains the criminal decision of the verdict and the first-instance decision on him/her.
...
...
...
3. If the appellant withdraws his/her appeal before the opening of or during an appeal court hearing, he/she shall not have to pay the Court of Appeal charges.
4. The Procuracy which protests shall not have to pay the Court of Appeal charges.
5. Concerning the civil liability to compensate for damage in criminal lawsuits, the appellant must pay charges for the Civil Court of Appeal as stipulated in Article 8 and Article 12 of this Decree, unless he/she is exempted from Court charges as stipulated in Article 13 of this Decree.
2. The charge for the first-instance Civil Court and for the first-instance and last-instance Civil Court for specified civil lawsuits is stipulated as follows:
...
...
...
a/ 1,000,000 VND or less 50,000 VND
b/ From above 1,000,000 VND to 100,000,000 VND 5% of the value of the disputed property
c/ From above 100,000,000 VND to 200,000,000 VND 5,000,000 VND + 4% of the part of value of the disputed property that exceeds 100,000,000 VND
d/ From above 200,000,000 VND to 500,000,000 VND 9,000,000 VND + 3% of the part of value of the disputed property that exceeds 200,000,000 VND
e/ From above 500,000,000 VND to 1000,000,000 VND 18,000,000 VND + 2% of the part of value of the disputed property that exceeds 500,000,000 VND
f/ Above 1,000,000,000 VND 28,000,000 VND + 0.1% of the part of value of the disputed property that exceeds 1,000,000,000 VND
3. With regard to marriage and family lawsuits involving a dispute in the division of the common property of husband and wife, in addition to paying the Court charges stipulated in Point 1 of this Article, the persons concerned must also pay Court charges for the part of the disputed property as ordinary civil lawsuits stipulated in Point 2 of this Article in proportion to the value of the part of property they receive.
Article 8.- The charge for the Civil Court of Appeal for all types of civil lawsuit is 50,000 VND.
...
...
...
2. The appellant under the procedure of appeal must make an advance payment for charges to the Court of Appeal within the time of appeal, at the rate stipulated in Article 8 of this Decree, except he/she is exempted from paying in advance Court charge, or exempted from paying Court charge as stipulated in Article 13 of this Decree.
1. If a person who has paid in advance charge for a first-instance hearing or charge for an appeal court hearing withdraws his/her lawsuit before the opening of the first-instance hearing or his/her appeal before the opening of the appeal court hearing, he/she shall be refunded 50% of the advance payment.
2. A person who has paid in advance Court charge shall be fully refunded if the Court decides that he/she is not liable to pay Court charge, or shall be refunded the difference if the Court decides that he/she is obliged to pay less than the advance payment he/she has already made.
3. If the settlement of a civil lawsuit is suspended as stipulated in Points 1 and 3, Article 46, of the Ordinance on the Procedure of Settling Civil Lawsuits, the advance payment for Court charge shall be remitted to the State budget.
1. All concerned persons must pay first-instance Civil Court charges for their request even if it is not accepted by the Court, unless they are exempted from Court charges as stipulated in Article 13 of this Decree.
If the persons concerned request the Court to divide the common property which they themselves cannot divide, they must pay first-instance Civil Court charges at the rates stipulated for the specified civil lawsuits mentioned in Article 7 of this Decree proportionally to the value of the part of property they receive.
2. If before opening a hearing, the Court can reconcile the persons concerned in settling the dispute, these persons must pay only 50% of the charge stipulated in Article 7 of this Decree. The persons concerned can discuss and agree with each other on the amount each side has to pay; if they fail to reach agreement, the Court shall give the final decision.
...
...
...
4. If the settlement of a lawsuit is temporarily suspended, the Court charge shall be decided when it is resumed.
5. If one of the persons concerned is exempted from Court charge, the other person(s) must still pay his/her share of the Court charge as provided for in Points 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 12.- The liability to pay charge to the Civil Court of Appeal is stipulated as follows:
1. A person who appeals must pay charge to the Civil Court of Appeal, even if the Court of Appeal decides to fully retain the first-instance verdict or decision.
2. The appellant shall not have to pay charge to an appeal court if the Court of Appeal decides to alter the first-instance verdict or decision, or annul part or the whole of the first-instance verdict or decision.
a) A person who requests the granting of living allowances for, or who requests the identification of the father and mother of, an illegitimate juvenile;
b) Cases involving the loss of lives, or damage to health;
...
...
...
d) A person who complains about the list of voters.
2. The Procuracy which starts a prosecution, or a social organization which starts a legal action for public interests shall not have to make an advance payment of Court charges or to pay Court charges.
3. Those persons who are in financial difficulty and who are certified as such by the Peoples Committee of the commune, ward, township, public agency or social organization where they reside or work can be exempted by the Court from paying in advance part or all of the Court charges, and can be exempted by the Court from part or all of the Court charge.
2. The charge rates of the first-instance Economic Court for specified economic lawsuits are stipulated as followed:
...
...
...
a) 10,000,000 VND or less 500,000 VND
b) From above 10,000,000 VND to 100,000,000 VND 5% of the value of the economic dispute
c) From above 100,000,000 VND to 200,000,000 VND 5,000,000 VND + 4% of the part of the disputed value that exceeds 100,000,000 VND
d) From above 200,000,000 VND to 500,000,000 VND 9,000,000 VND + 3% of the part of the disputed value that exceeds 200,000,000 VND
e) From above 500,000,000 VND to 1,000,000,000 VND 18,000,000 VND + 2% of the part of the disputed value that exceeds 500,000,000 VND
f) From above 1,000,000,000 VND 28,000,000 VND + 0.1% of the part of the disputed value that exceeds 1,000,000,000 VND
1. The plaintiff or the defendant who has an independent claim to the plaintiff, and the person with concerned interest and obligation who has an independent claim in economic lawsuits must pay in advance first-instance Court charges equal to 50% of the charge notified by the Court.
...
...
...
1. If the person who has paid in advance charges to the First-instance Court or charges to an Appeal Court withdraws his/her application before the opening of the First-Instance hearing or his/her appeal before the opening of the Appeal Court hearing, he/she shall be refunded 50% of the advance payment.
2. The person who has paid advance Court charges shall be fully refunded if the Court decides that he/she is not obliged to pay Court charges, or refunded the difference if the Court decides that he/she is obliged to pay less than the advance payment he/she has already made.
3. If the settlement of an economic lawsuit is suspended as stipulated in Items a, c, d, and e, Point 1, Article 39, of the Ordinance on the Procedure of Settling Economic Lawsuits, the advance payment made to the Court shall be remitted to the State budget.
1. The persons who lose in a lawsuit must all pay first-instance Court charges even if their request is refused by the Court. Considering the charge rates specified in Article 15 of this Decree, the Court shall decide the charges the persons concerned are liable to pay.
2. If before opening a hearing, the Court can reconcile the persons concerned in settling the dispute, these persons must pay 50% of the charge rate specified in Article 15 of this Decree. The persons concerned can discuss and agree on the amount each side has to pay; if they fail to reach agreement, the Court shall give the final decision.
3. If the settlement of a lawsuit is temporarily suspended, the charges shall be decided when it is resumed.
Article 20.- The liability to pay charges to the Economic Court of Appeal is stipulated as follows:
...
...
...
2. The person who appeals shall not have to pay Court charges for his/her appeal if the Court of Appeal decides to alter the first-instance verdict or decision, or annul part or all of the first-instance verdict or decision.
3. The Procuracy which protests in accordance with the procedure of appeal shall not have to pay Court charges for its appeal.
2. The charge rate of the first-instance Labor Court for unspecified lawsuits is 50,000 VND.
3. The charge rates of the First-Instance Labor Court for specified labor lawsuits is stipulated as follows:
The value of labor dispute Charge rates
...
...
...
b) From above 1,000,000 VND to 100,000,000 VND 3% of the value of the dispute, but not less than 50,000 VND
c) From above 100,000,000 VND to 1,000,000,000 VND 3,000,000 VND + 2% of the part of value of the dispute that exceeds 100,000,000 VND
d) From above 1,000,000,000 VND 21,000,000 VND + 0.1% of the part of value of the dispute that exceeds 1,000,000,000 VND
Article 22.- The charge rate of the Labor Court of Appeal for all labor lawsuits is 50,000 VND.
1. The plaintiff or the defendant who has a claim to the plaintiff, the person with concerned interest and obligation who has an independent claim in unspecified labor lawsuits or in specified labor lawsuits worth 1,000,000 VND or less must advance 50,000 VND as first-instance Court charges; in labor lawsuits described in Items b, c, and d, Point 3, Article 21, of this Decree, they must make an advance payment for first-instance Labor Court charge equal to 50% of the charge of the first-instance Court estimated by the Court based on the value of the labor dispute, unless they are exempted from paying in advance Court charge, or exempted from paying Court charge as stipulated in Article 26 of this Decree.
2. The appellant under the procedure of appeal must pay in advance charges to the Court of Appeal within the time of appeal as stipulated in Article 22 of this Decree, unless they are exempted from paying in advance Court charges, or exempted from paying Court charges as stipulated in Article 26 of this Decree.
1. The person who has made advance payment for first-instance Court charge or Appeal Court charge shall be refunded 50% of the advance payment if he/she withdraws his/her application before the opening of the First-Instance hearing or his/her appeal before the opening of the Appeal Court hearing.
...
...
...
3. The person who has paid advance Court charge shall be fully refunded if the Court decides that he/she is not obliged to pay Court charges, or refunded the difference if the Court decides that he/she is obliged to pay less than the advance payment.
4. If the settlement of a labor lawsuit is temporarily suspended, the Court charges shall be decided when it is resumed. If the settlement of a labor lawsuit is suspended as stipulated in Items a, c, d, and e, Point 1, Article 41, of the Ordinance on the Procedure of Settling Labor Disputes, the advance Court charge shall be remitted to the State budget.
1. All persons concerned must pay first-instance Court charges if their request is not accepted by the Court, unless they are exempted from Court charges as stipulated in Article 26 of this Decree.
2. If one of the persons concerned is exempted from paying Court charges, the other person(s) must still pay his/her share of the Court charges at the rates stipulated in Article 21 of this Decree.
3. The person who appeals must pay charges for the Labor Court of Appeal, if the Court of Appeal fully retains the first-instance verdict or decision. The person who appeals shall not have to pay charges for the Labor Court of Appeal if the Court of Appeal alters the first-instance verdict or decision, or annuls part or the whole of the first-instance verdict or decision.
1. The following cases shall not have to make advance payment or to pay Labor Court charges:
a) Laborers who demand wage payment, social insurance, or compensation for labor accidents or occupational diseases;
...
...
...
c) Trade unions at grass-roots level which sue or appeal for the interests of the labor collective;
d) Trade unions at provincial level and trade unions of a branch which sue or appeal;
e) The Procuracy which starts a prosecution or protests.
2. The persons concerned who are laborers and who start a legal action requesting the Court to settle labor disputes which do not fall into the cases stipulated in Items a and b, Point 1, of this Article, may be exempted by the Court from making an advance payment of Court charges, or exempted from paying part or all of the Court charges, if they are in financial difficulty and are so certified by the Peoples Committee of the commune, ward or township where they reside.
The charges for all types of administrative lawsuit is set at a single rate of 50,000 VND.
...
...
...
2. The person who has paid in advance Court charges shall be fully refunded if the Court decides that he/she is not obliged to pay Court charges, or shall be refunded the difference if the Court decides that he/she is obliged to pay less than the advance payment.
3. If the settlement of an administrative lawsuit is temporarily suspended, the Court charges shall be decided when it is resumed. If the settlement of an administrative lawsuit is suspended as stipulated in Items a and c, Point 1, Article 41, of the Ordinance on the Procedure of Settling Administrative Lawsuits, the advance payment shall be remitted to the State budget.
1. The party who is sued against his/her administrative decision or administrative action must pay charges for the First-Instance Administrative Court, and charges for the First-Instance and Last-Instance Administrative Court, if the verdict or decision of the Court declares such administrative decision or administrative action unlawful. If the sued administrative decision or administrative action is fully retained by the Court, the person who starts the lawsuit must pay charges for the First-Instance Administrative Court, and charges for the First-Instance and Last-Instance Administrative Court, unless he/she is exempted from paying Court charges as stipulated in Article 31 of this Decree.
2. The person who appeals must pay charges for the Administrative Court of Appeal, if the Court of Appeal fully retains the first-instance verdict or decision.
3. The appellant shall not have to pay charges for the Administrative Court of Appeal, if the Court of Appeal alters the first-instance verdict or decision, or annuls part or the whole of the first-instance verdict or decision.
4. Regarding the civil liability to compensate for damage in administrative lawsuits, the person who is obliged to compensate must pay charges for the first-instance Civil Court as stipulated in Article 7 and Article 11; the appellant must pay charges for the Administrative Court of Appeal as stipulated in Article 8 and Article 12 of this Decree, unless he/she is exempted from Court charges as stipulated in Article 13 of this Decree.
...
...
...
a) Disabled soldiers, parents of fallen soldiers, and persons credited with services to the revolution who take a legal action against administrative decisions or administrative actions as stipulated in Article 11 of the Ordinance on the Procedure of Settling Administrative Lawsuits shall be exempted from paying Court charges.
b) The Procuracy which starts an administrative lawsuit, protests against a first-instance administrative verdict or decision shall not be liable to make an advance payment of Court charges, or to pay Court charges.
c) The other persons concerned shall be exempted from Court charges when they start a legal action against administrative decisions stipulated in Points 3 and 5, Article 11, of the Ordinance on the Procedure of Settling Administrative Lawsuits.
2. Persons in financial difficulty and certified as such by the Peoples Committee of the commune, ward or township where they reside take a legal action against administrative decisions or administrative actions stipulated in Article 11 of the Ordinance on the Procedure of Settling Administrative Lawsuits, may be exempted by the Court from part or all of the Court charges.
...
...
...
- 1,000,000 VND for a person not residing permanently in Vietnam, or an organization having no main office in Vietnam.
2. The fees must be paid fully in a lump sum at the agency which receives the application together with the application and related papers.
3. When sending a dossier to the Court, the agency which receives the application from the person concerned must also enclose a fee collection receipt (a carbon copy).
2. If the owner of the enterprise or its legitimate representative files an application requesting the declaration of the bankruptcy of the enterprise, he/she must advance 500,000 VND as fee for settling the bankruptcy.
3. The representative of a trade union who files an application requesting the declaration of the bankruptcy of the enterprise shall not have to make an advance payment as fee for settling the bankruptcy.
4. An enterprise which is declared bankrupt must pay a fee for settling its bankruptcy. The rate of fee for settling the bankruptcy of an enterprise is 1,000,000 VND. This fee shall be collected when the remaining assets of the enterprise which has been declared bankrupt are divided.
5. In case the Court issues a decision temporarily suspending or suspending the settlement of the application for declaring the bankruptcy of an enterprise, this enterprise must pay only 50% of the fee stipulated in Point 4 of this Article.
...
...
...
An employer who sends an application requesting the Court to declare a strike illegal must pay a fee of 1,000,000 VND; he/she must advance 50% of this fee.
2. The following cases are not liable to pay fees:
a) The executive committee of a trade union at grass-roots level which requests the Court to declare a strike legal;
b) The provincial Confederation of Labor which requests the Court to declare a strike legal or illegal;
c) The provincial labor organization which requests the Court to declare a strike legal or illegal;
d) The Peoples Procuracy which starts a prosecution requesting the Court to declare a strike illegal.
...
...
...
2. If before opening a hearing, the Court can reconcile the parties concerned in settling the strike, the employer shall be refunded 50% of the advance payment of the fee.
Article 39.- This Decree takes effect 15 days after the date of its signing.
This Decree replaces Decree No.117-CP of September 7, 1994 on Court charges and fees.
All stipulations made earlier on Court charges and fees are now annulled.
...
...
...
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 70-CP năm 1997 về án phí, lệ phí toà án
Số hiệu: | 70-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 12/06/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 70-CP năm 1997 về án phí, lệ phí toà án
Chưa có Video