Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 372-NĐ

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1957 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI CÁC KHOẢN PHÍ THU Ở CÁC CẢNG HẢI PHÒNG, HỒNG GAI VÀ CẨM PHẢ BAN HÀNH DO NGHỊ ĐỊNH SỐ 64-NĐ NGÀY 29-3-1957

 Chiếu Nghị định số 64-NĐ ngày 29 tháng 3 năm1957 ban hành bản quy định tạm thời các khoản phí thu ở các cảng Hải phòng, Hồng gai và Cẩm phả;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục vận tải đường thủy.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1 . – Đối với các tàu ra vào các cảng Việt nam ngoài ba cảng Hải phòng, Hồng gai và Cẩm phả, đại lý phí định là 130% đại lý phí thu ở ba cảng trên.

Điều 2 . - Điều 36 của bản quy định cảng phí thu ở ba cảng Hải phòng, Hồng gai và Cẩm phả nay bãi bỏ và thay thế bằng điều sau:

“ĐIỀU 36 MỚi. – Giá biểu trên tăng, giảm và miễn trong những trường hợp dưới đây:

a) Tàu đậu ở cảng trên 15 ngày...........................tăng 10%

b) Tàu đậu ở cảng trên 1 tháng ...........................tăng 20%

c) Tàu vào cảng lấy than để chạy máy, để tránh bão, sửa chữa hoặc chờ chỉ thị của hãng, không lên xuống hàng hóa ............giảm 50%

d) Tàu neo ở vịnh Hạ long hay ở ngoài khơi để lên xuống hàng hóa, sau đó đi thẳng hay cập vào bến Hải phòng .................…..tăng 20%

e) Tàu một chuyến vào ăn than phải vào cả hai cảng Hồng gai và Cẩm phả miễn đại lý phí ở một cảng”.

Điều 3 . – Các khoản a và b trong điều 37 của bản quy định cảng phí sửa đổi như sau:

“Khoản a mới :- Về những việc phục vụ tàu như mua lương thực, đồ dùng, vật liệu, thuê giặt, là quần áo v.v… Công ty đại lý tàu biển Việt nam (viết tắt là CTĐLTBVN) được hưởng hoa hồng ba phần trăm (3%) vào số tiền chi tiêu. Hoa hồng không thu đối với các khoản chi vặt như tem thư, điện tín, điện thoại phí, lệ phí Ngân hàng v.v…

“Khoản b mới: - Nếu CTĐLTBVN phải ứng tiền của mình để chi tiêu cho tàu bất cứ về việc gì kể cả cảng phí trả cho Cảng vụ, Công ty được hưởng lãi 1% số tiền ứng ra. Riêng đối với khoản tiền mặt ứng cho thuyền trưởng để thuyền trưởng và thuyền viên trong khi tàu đậu biển, Công ty không lấy lãi.

“Trường hợp tàu có tiền ký quỹ ở ngân hàng thì CTĐLTBVN lấy tiền ký quỹ đó để chi tiêu cho tàu. Nếu số tiền chỉ lớn hơn số tiền ký quỹ thì chỉ tính lãi về số tiền của Công ty phải ứng ra.

“Tiền công ty đã ứng ra là tính lãi: sau khi đã xuất tiền, dù một phần hay cả số tiền ứng hoán lại ngay cho Công ty thì cũng không miễn hay giảm lãi”

Điều 4. – Nay thêm vào điều 37 một khoản j như sau:

“J) – Công ty đại lý tàu biển thu nợ, trả tiền hộ cho người ủy nhiệm được hưởng hoa hồng một phần trăm (1%) số tiền thu hay trả hộ và được người ủy nhiệm hoàn lại những khoản chi phí về việc ấy.

Điều 5. - Những quy định mới trong bản Nghị định này bắt đầu thi hành từ ngày 16  tháng 11 năm 1957.

Điều 6. – Các ông Chánh văn phòng Bộ giao thông Bưu điện và Giám đốc Cục vận tải đường thủy có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
THỨ TRƯỞNG

 
 

 
Lê Dung

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị định 372-NĐ năm 1957 Sửa đổi Nghị định 64-NĐ về bản quy định tạm thời các khoản phí thu ở các cảng Hải phòng, Hồng gai và Cẩm phả do Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành.

Số hiệu: 372-NĐ
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
Người ký: Lê Dung
Ngày ban hành: 11/11/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị định 372-NĐ năm 1957 Sửa đổi Nghị định 64-NĐ về bản quy định tạm thời các khoản phí thu ở các cảng Hải phòng, Hồng gai và Cẩm phả do Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành.

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…