CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2009/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2009 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế như sau:
1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 6 như sau:
“b) Phạt tiền:
Hình thức phạt tiền được quy định cụ thể đối với từng hành vi vi phạm pháp luật về thuế như sau:
- Phạt tiền tối đa không quá 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm về thủ tục thuế là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt;
- Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền phạt;
- Phạt 10% số tiền thuế thiếu đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn;
- Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 114 của Luật Quản lý thuế;
- Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc nếu có một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu còn một tình tiết tăng nặng hoặc một tình tiết giảm nhẹ thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và thái độ khắc phục hậu quả của đối tượng vi phạm, người có thẩm quyền xử lý xem xét áp dụng mức phạt tiền đối với trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc trường hợp không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung tiền phạt”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau:
“5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp”.
3. Bổ sung thêm điểm o vào khoản 1 Điều 14 như sau:
“o) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh”.
“Điều 18. Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thu thuế
1. Nhân viên Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này.
2. Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế quy định tại Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Nghị định này;
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, 13, 14, 16 và Điều 17 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thuế, trong phạm vi địa bàn quản lý của mình, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các thủ tục thuế quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 và Điều 11 Nghị định này;
c) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 12, 13, 14, 16 và Điều 17 Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này”.
“Điều 22. Lập biên bản vi phạm pháp luật về thuế
Việc lập biên bản vi phạm pháp luật về thuế được quy định như sau:
1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp người vi phạm không ký vào biên bản vi phạm thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã ghi trong biên bản.
2. Trường hợp không phải lập biên bản khi ban hành quyết định xử phạt:
a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện, ghi nhận vào biên bản kiểm tra, kết luận thanh tra;
b) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế đã được ghi trên thông báo nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp của cơ quan thuế”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 như sau:
“1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Riêng đối với quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định”.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2009.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 13/2009/ND-CP |
Hanoi, February 13, 2009 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 98/2007/ND-CP OF JUNE 7, 2007, PROVIDING FOR THE HANDLING OF TAX-LAW VIOLATIONS AND THE ENFORCEMENT OF TAX-RELATED ADMINISTRATIVE DECISIONS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2006 Law on Tax Administration;
Pursuant to July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and
the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of
the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 98/2007/ND-CP of June 7, 2007, providing for the handling of tax-law violations and the enforcement of tax-related administrative decisions, as follows:
1. To amend Point b, Clause 1 of Article 6 as follows:
"b/ Fine:
...
...
...
- For acts of violating tax procedures, the maximum fine is VND 100 million. The specific fine level for an act of violating tax procedures is the average of the fine bracket set for such act; if extenuating circumstances are involved, the fine level may be reduced, but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; if aggravating circumstances are involved, the fine level may be increased but must not be higher than the maximum level of the fine bracket:
- A fine of 0.05% of the late paid tax amount per day. for acts of late payment of tax or fine;
- A fine of 10% of the deficient tax amount, for acts of making false declarations which lead to an amount lower than the payable tax amount or higher than the refundable tax amount;
- A fine equal to the money amount not remitted into state budget accounts, for acts of violation defined at Point b. Clause 1. Article 114 of the Law on Tax Administration;
- A fine of between once and thrice the evaded tax amount, for acts of tax evasion or tax fraud.
Upon determination of fine levels for taxpayers who commit violations involving both aggravating and extenuating circumstances, the reduction of aggravating circumstances will be made on the principle that an aggravating circumstance is reduced against one extenuating circumstance. If after the reduction on the above principle, there remains one aggravating circumstance or one extenuating circumstance, depending on the nature and severity of violation and the violator's attitude towards remedying consequences, the persons with handling competence will consider and impose a fine level as in the cases involving one aggravating circumstance or involving neither aggravating nor extenuating circumstances. For each aggravating or extenuating circumstance the average fine level in the fine bracket imposed will be increased or reduced by 20%."
2. To amend and supplement Clause 5 of Article 9 as follows:
"5. A fine of between VND 500,000 and 5,000,000, for acts:
a/ Submitting tax declaration dossiers between more than 40 and 90 days later than the prescribed deadline;
...
...
...
3. To supplement Point o, Clause 1 of Article 14 as follows:
"o/ Business households and individuals that make tax payment by the presumptive method still currently conduct business during the time of permitted business suspension."
4. To amend Article 18 as follows:
"Article 18. Tax agencies' competence to handle tax-law violations
1. Tax officers on duty have the rights to impose:
a/ Caution;
b/ A fine of up to VND 200,000 for acts of violating tax procedures specified in this Decree.
2. Tax team leaders, within the ambit of their functions and tasks, have the right to impose:
a/ Caution;
...
...
...
3. District-level Tax Department directors, within geographical areas under their management, have the rights:
a/ To serve caution;
b/ To impose fines of up to VND 20,000,000, for violations acts specified in Articles 7, 8, 9, 10 and 11 of this Decree;
c/ To impose fines for violations defined in Articles 12, 13, 14, 16 and 17 of this Decree;
d/ To confiscate material evidences and means used for commission of tax-law violations;
e/ To apply remedial measures defined in Clause 3, Article 6 of this Decree.
4. Provincial-level Tax Department directors, within geographical areas under their management, have the rights:
a/ To serve caution;
b/ To impose fines of up to VND 100,000,000, for acts of violating tax procedures defined in Articles 7, 8, 9, 10 and 11 of this Decree;
...
...
...
d/ To confiscate material evidences and means used for commission of tax-law violations;
e/ To apply remedial measures defined in Clause 3, Article 6 of this Decree."
5. To amend Article 22 as follows:
"Article 22. Making written records of tax-law violations
Making written records of lax-law violations is provided for as follows:
1. The competent person on duty who detects a tax-related violation shall make a written record thereof in the set form and promptly transfer it to a person with the sanctioning competence. Such a record must contain all signatures as required by the law on handling of administrative violations; if the violator refuses to sign the record, its maker shall write the reason therefor in the record and take responsibility before law for the contents written in the record.
2. Cases in which records are not required to be made upon issuance of sanctioning decisions:
a/ Tax-law violations committed by taxpayers have been examined, inspected, detected and written in examination records or inspection conclusions by tax agencies;
b/ The delayed tax payment by taxpayers has been written in tax agencies' notices of delayed tax and fine amounts."
...
...
...
"1. A decision on enforcement of a tax-related administrative decision is valid for one year from the date of issue. A decision on enforcement of a tax-related administrative decision by deducting money from the violator's account is valid for 30 days from the date of issue."
Article 2. Effect
1. This Decree takes effect on April 1, 2009.
2. The Ministry of Finance shall guide the implementation of this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People's Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Decree-
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 13/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Số hiệu: | 13/2009/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/02/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 13/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Chưa có Video