CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 117-CP NGÀY 7-9-1994 VỀ ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TOÀ ÁN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật tố tụng hình sự ngày 26 tháng 8 năm 1988;
Căn cứ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29 tháng 11 năm 1989;
Căn cứ Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân
sự của Toà án nước ngoài ngày 17 tháng 4 năm 1993;
Căn cứ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16 tháng 3 năm 1994;
Căn cứ Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài chính có sự thống nhất
với Chánh án Toà án nhân dân tối cao,
NGHỊ ĐỊNH:
1- Án phí quy định tại Nghị định này bao gồm án phí dân sự, án phí kinh tế và án phí hình sự.
2- Lệ phí quy định tại Nghị định này bao gồm lệ phí cấp bản sao trích lục bản án, quyết định; lệ phí cấp bản sao toàn bộ bản án, quyết định; lệ phí nộp đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và lệ phí nộp đơn yêu cầu Toà án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp.
1- Toàn bộ án phí, lệ phí thu được đều nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước.
2- Khi thu tiền tạm ứng án phí và án phí; tiền tạm ứng lệ phí và lệ phí phải sử dụng chứng từ thu do Bộ Tài chính phát hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tư pháp. Trong trường hợp người nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp, thì cơ quan đã thu tiền tạm ứng phải làm thủ tục thoái trả tiền cho người đã nộp.
2- Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đổi với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:
-------------------------------------------------------------------------------------------- Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
-------------------------------------------------------------------------------------------- a) Từ 1.000.000 đồng trở xuống 50.000 đồng
b) Từ trên 1.000.000 đồng đến 5% của giá trị tài sản
100.000.000 đồng có tranh chấp
c) Từ trên 100.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng + 4%
200.000.000 đồng của phần giá trị tài sản
có tranh chấp vượt quá
100.000.000 đồng
d) Từ trên 200.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng + 3% của
500.000.000 đồng phần giá trị tài sản
có tranh chấp vượt quá
200.000.000 đồng
đ) Từ trên 500.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng + 2% của
1.000.000.000 đồng phần giá trị tài sản
có tranh chấp vượt quá
500.000.000 đồng
e) Từ trên 1.000.000.000 đồng 28.000.000 đồng + 0,1%
của phần giá trị tài sản
có tranh chấp vượt quá
1.000.000.000 đồng
--------------------------------------------------------------------------------------------
3- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình mà có tranh chấp tài sản chung của vợ chồng, thì ngoài việc phải chịu án phí quy định tại khoản 1 Điều này, các đương sự còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại khoản 2 Điều này.
Mức án phí dân sự phúc thẩm đối với tất cả các loại vụ án dân sự là 50.000 đồng.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự được quy định như sau:
1- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1 triệu đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là năm mươi nghìn đồng; trong các vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% của mức án phí sở thẩm mà Toà án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp, trừ trường hợp được miễn nộp án phí quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
2- Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo, theo mức quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
Trong các trường hợp dưới đây, tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý như sau:
1- Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, nếu rút đơn kiện trước khi mở phiên toà, thì được trả lại 50% số tiền tạm ứng án phí đã nộp.
2- Người đã nộp tiền tạm ứng án phí được trả toàn bộ, nếu theo quyết định của Toà án họ là người không phải chịu án phí, hoặc được trả lại phần chênh lệch, nếu theo quyết định của Toà án họ phải chịu án phí ít hơn số tiền tạm ứng án phí mà họ đã nộp.
3- Nếu việc giải quyết vụ án dân sự bị đình chỉ theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 46 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì tiền tạm ứng án phí được nộp vào ngân sách Nhà nước.
Việc chịu án phí dân sự sơ thẩm được quy định như sau:
1- Các đương sự đều phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận, kể cả các vụ án chia phần tài sản chung có tranh chấp, trừ trường hợp được miễn nộp án phí quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
Đối với tài sản chung mà các đương sự do không tự xác định được phần của mình, nếu họ yêu cầu Toà án giải quyết, thì các đương sự phải nộp án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2- Nếu trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì các đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Các đương sự có thể thoả thuận với nhau về mức án phí mà mỗi bên phải chịu; nếu họ không thoả thuận được thì Toà án quyết định.
3- Đối với vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp thuận tình ly hôn, thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí dân sự sơ thẩm.
4- Nếu việc giải quyết vụ án bị tạm đình chỉ, thì án phí được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
5- Trong trường hợp có đương sự được miễn án phí, thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí phần của mình theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này.
Việc chịu án phí dân sự phúc thẩm được quy định như sau:
1- Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
2- Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm.
1- Những trường hợp sau đây được miễn án phí:
a) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú;
b) Người lao động đòi huỷ quyết định sa thải, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
c) Người lao động đòi tiền công lao động; đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội;
d) Người lao động đòi tiền bồi dưỡng về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đòi bồi thường thiệt hại;
đ) Người đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;
e) Người khiếu nại về danh sách cử tri.
2- Viện Kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung không phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí.
3- Người có khó khăn về kinh tế được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan, tổ chức xã hội chứng nhận thì có thể được Toà án cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng án phí và có thể được Toà án miễn một phần hoặc toàn bộ án phí.
Án phí kinh tế bao gồm án phí kinh tế sơ thẩm và án phí kinh tế phúc thẩm.
1- Mức án phí kinh tế sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế không có giá ngạch là 500.000 đồng.
2- Mức án phí kinh tế sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế có giá ngạch được quy định như sau:
--------------------------------------------------------------------------------------------
Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
--------------------------------------------------------------------------------------------
a) Từ 1.000.000 đồng trở xuống 50.000 đồng
b) Từ trên 1.000.000 đồng đến 5% giá trị tranh chấp
100.000.000 đồng kinh tế
c) Từ trên 100.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng + 4%
200.000.000 đồng của phần giá trị tranh chấp
vượt quá 100.000.000 đồng
d) Từ trên 200.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng + 3% của
500.000.000 đồng phần giá trị tranh chấp
vượt quá 200.000.000 đồng
đ) Từ trên 500.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng + 2% của
1.000.000.000 đồng phần giá trị tranh chấp
vượt quá 500.000.000 đồng
e) Từ trên 1.000.000.000 đồng 28.000.000 đồng + 0,1%
của phần giá trị tranh
chấp vượt quá
1.000.000.000 đồng
-------------------------------------------------------------------------------------------
Mức án phí kinh tế phúc thẩm đối với tất cả các vụ án kinh tế là 200.000 đồng.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí kinh tế được quy định như sau:
1- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu độc lập đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án kinh tế phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% của mức án phí theo thông báo của Toà án.
2- Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này. Viện Kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Trong các trường hợp dưới đây, tiền tạm ứng án phí kinh tế đã nộp được xử lý như sau:
1- Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, nếu rút đơn kiện trước khi mở phiên toà, thì được trả lại 50% số tiền tạm ứng án phí đã nộp.
2- Người đã nộp tiền tạm ứng án phí được trả lại toàn bộ, nếu theo quyết định của Toà án họ là người không phải chịu án phí, hoặc được trả lại phần chênh lệch, nếu theo quyết định của Toà án họ phải chịu án phí ít hơn số tiền tạm ứng án phí mà họ đã nộp.
3- Nếu việc giải quyết vụ án kinh tế bị đình chỉ theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 1 Điều 39 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thì tiền tạm ứng án phí được nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Việc chịu án phí kinh tế sơ thẩm được quy định như sau:
1- Các đương sự thua kiện đều phải chịu án phí sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận. Căn cứ vào các mức án phí quy định tại Điều 12 của Nghị định này, Toà án quyết định mức án phí mà các đương sự phải chịu.
2- Nếu trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì các đương sự phải chịu 50% mức án phí quy định tại Điều 12 của Nghị định này. Các đương sự thoả thuận với nhau về mức án phí mà mỗi bên phải chịu; nếu họ không thoả thuận được, thì Toà án quyết định.
3- Nếu việc giải quyết vụ án bị tạm đình chỉ, thì án phí được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
Việc chịu án phí kinh tế phúc thẩm được quy định như sau:
1- Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
2- Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, huỷ một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm.
3- Viện Kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm không phải chịu án phí phúc thẩm.
Mức án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí hình sự phúc thẩm là 50.000 đồng.
Án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm được quy định như sau:
1- Người bị kết án phải chịu án phí sơ thẩm theo mức quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
2- Trong trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Toà án tuyên bố bị cáo không phạm tội, thì người bị hại đã khởi kiện phải nộp án phí theo mức quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
3- Đối với phần dân sự về bồi thường thiệt hai trong các vụ án hình sự thì người phải bồi thường phải nộp án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này, trừ trường hợp được miễn án phí theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
Án phí hình sự phúc thẩm được quy định như sau:
1- Bị cáo kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án, quyết định sơ thẩm đối với bị cáo kháng cáo.
2- Người bị hại kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội.
3- Viện Kiểm sát kháng nghị thì không phải chịu án phí phúc thẩm.
4- Đối với phần dân sự về bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự thì người kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định này, trừ trường hợp được miễn án phí theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
500.000 đồng đối với cá nhân thường trú tại Việt Nam, tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam;
1.000.000 đồng đối với cá nhân không thường trú tại Việt Nam, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam.
2- Lệ phí phải được nộp đủ một lần tại cơ quan nhận đơn cùng với đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo.
3- Khi chuyển hồ sơ cho Toà án, cơ quan nhận đơn yêu cầu của đương sự phải gửi kèm theo bản sao chứng từ thu lệ phí.
2- Nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thì phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản là 500.000 đồng.
3- Đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp.
4- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản phải chịu lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Mức lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp là 1.000.000 đồng. Khoản lệ phí này được thu khi phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
5- Trong trường hợp Toà án ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thì doanh nghiệp chỉ phải chịu 50% mức lệ phí quy định tại khoản 4 Điều này.
6- Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, thì số tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản đã nộp được nộp vào ngân sách Nhà nước; doanh nghiệp không còn lâm vào tình trạng phá sản phải hoàn trả cho các chủ nợ số tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản mà họ đã nộp.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 117-CP |
Hanoi, September 07, 1994 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization
of the Government on the 30th of September, 1992;
Pursuant to the Penal Code on the 26th of August, 1988;
Pursuant to the Ordinance on the Procedure of Settling Civil Lawsuits on the
29th of November, 1989;
Pursuant to the Ordinance on the Recognition and Enforcement in Vietnam of
Civil Verdicts and Decisions of Foreign Court on the 17th of April, 1993;
Pursuant to the Ordinance on the Procedure of Settling Economic Lawsuits on the
16th of March, 1994;
Pursuant to the Law on Bankruptcy of Businesses on the 30th of December, 1993;
At the proposals of the Minister of Justice and the Minister of Finance, and
with the consent of the President of the Supreme People's Court,
DECREES:
...
...
...
2. Fees provided for in this Decree include the fee for the supply of excerpts from the court verdicts or decisions; the fee for the supply of the copy of the whole of the verdict or decision; the fee in the application to the Vietnamese Court for recognition and enforcement in Vietnam of a civil verdict or decision of a foreign court, and the fee for the application to the Vietnamese Court for non-recognition of a civil verdict or decision of a foreign court which has no request to be enforced in Vietnam; and the fee in the settlement of the bankruptcy of a business.
2. When collecting the advance of legal costs or the legal costs, and collecting the advance of court fees or the court fees, the collector must use receipts which are issued by the Ministry of Finance in consultation with the Ministry of Justice. In case the payer of advance legal costs or advance court fees is repaid part or the whole of the sum already collected, the collecting agency must fill the procedure of repayment to the payer.
...
...
...
Value of contested properties
Legal costs
a/ Up to 1,000,000 VND
50,000 VND
b/ Above 1,000,000 VND up to 100,000,000 VND
5% of the value of the contested property
c/ Above 100,000,000 VND up to 200,000,000 VND
5,000,000VND + 4% of the part of the value of the contested property exceeding 100,000,000 VND
d/ Above 200,000,000 VND up to 500,000,000 VND
...
...
...
e/ Above 500,000,000 VND up to 1,000,000,000 VND
18,000,000 VND + 2% of the part of the value of the contested property exceeding 500,000,000 VND
f/ Above 100,000,000 VND
28,000,000 VND + 1% of the part of the value of the contested property exceeding 1,000,000,000 VND
3. With regard to the court cases concerning marriage and the family involving contest in the common property of both spouses, apart from the legal cost stipulated in Item 1 of this Article, the parties to the legal case shall have to bear the legal cost for the part of the contested property, as in a tariff civil case defined in Item 2 of this Article.
Article 6.- The duty of paying the advance legal costs in a civil case is defined as follows:
1. The plaintiff, the defendant having claim on the plaintiff, the persons with related interests or obligations having independent claims in the civil cases without or with tariff up to 1 million VND, shall have to pay an advance legal cost for first instance trial of 50,000 VND. With regard to civil cases having a tariff stipulated in Points b, c, d, e and f of Item 2 of Article 4 of this Decree, the contesting parties shall have to pay an advance legal cost for first instance trial representing 50% of the first instance legal cost, estimated by the Court based on the value of the contested property, except in cases of exemption from legal costs, stipulated at Article 10 of this Decree.
2. The appellant, according to the procedure of appeal, shall have to pay an advance appeal legal cost within the term of the appeal, at a level defined in Article 5 of this Decree.
...
...
...
1. The person, who has paid advance legal cost and who withdraws his claim before the Court opens, shall be given back 50% of the advance legal cost already paid.
2. The payer of the advance legal cost, shall have it repaid in full, if by decision of the Court he/she is not liable to legal cost, or shall be repaid the balance if by decision of the Court he/she has to pay less than the advance legal cost already paid.
3. If the trial of the civil lawsuit is suspended as stipulated in Items 1 and 3 of Article 46 of the Ordinance on the Procedures of Settling Civil Lawsuits, the advance legal cost shall be remitted to the State budget.
Article 8.- The liability to civil legal costs at first instance trial is defined as follows:
1. All the parties to the case shall have to bear first instance legal cost, if their claims are not accepted by the Court, including cases involving the division of disputed common property, except when exempted from legal cost as stipulated in Article 10 of this Decree.
With regard to the common property over which the contesting parties cannot detemine their shares, if they request the Court to help settle, they have to pay legal cost for first instance trial, in cases having a tariff stipulated in Article 4 of this Decree.
2. If before the opening of the trial, the Court succeeds in reconciliating the contesting parties who also reach agreement on the settlement, the contesting parties must pay 50% of the legal cost stipulated in Article 4 of this Decree. The contesting parties may agree among themselves on the legal cost to be borne by each party. If they cannot reach agreement, the Court shall decide.
3. With regard to divorce cases, the plaintiff must pay the legal cost for first instance trial, whether or not the Court accepts his or her request. In case both parties agree to the divorce, each shall have to bear half of the legal cost of the first instance trial.
4. If the settlement of the case is temporarity suspended, the legal cost shall be decided on the resumption of the case.
...
...
...
Article 9.- The liability to civil legal costs at the Court of Appeal is defined as follows:
1. The appellant shall have to bear the appeal legal cost, if the Court of Appeal retains the verdict or decision of the Inferior Court.
2. The appellant shall not have to bear the appeal legal cost, if the Court of Appeal changes the verdict or decision of the Inferior Court, or annuls part or the whole of this verdict or decision.
1. The following cases are exempted from legal cost:
a/ The person who asks for an allowance, or for certification of the extra-marital father or mother of a minor;
b/ A laborer asking for cancellation of a decision on lay-off, or an unlawful decision to terminate a labor contract;
c/ A laborer asking for his/her pay, or his/her social welfare insurance benefit;
d/ A laborer asking for compensation for labor accident, occupational disease, or any other damages;
...
...
...
f/ A complainant about the list of electors.
2. The Procuracy which starts a prosecution, or a social organization which files a lawsuit in the common interest, shall not have to pay the advance legal cost or court fee.
3. A person, who is meeting with economic difficulties which are certified by the People's Committee of the commune, ward or township, or a social organization, is eligible for exemption by the Court of part or the whole of the advance legal cost, or to partial or complete exemption of legal cost.
2. The level of economic legal cost at the first instance trial in the tariff economic cases is set as follows:
...
...
...
Legal cost
a/ Up to 10,000,000 VND
b/ Above 10,000,000 VND up to 100,000,000 VND
c/ Above 100,000,000 VND up to 200,000,000 VND
d/ Above 200,000,000 VND up to 500,000,000 VND
e/ Above 500,000,000 VND up to 1,000,000,000 VND
f/ Above 1,000,000,000 VND
500,000 VND
5% of the value of the economic dispute
...
...
...
9,000,000 VND + 3% of the part of the disputed value exceeding 200,000,000 VND
18,000,000 VND + 2% of the part of the disputed value exceeding 500,000,000 VND
28,000,000 VND+1% of the part of the disputed value exceeding 1,000,000,000 VND
Article 14.- The duty to pay the advance economic legal costs is defined as follows:
1. The plaintiff, the defendant having an independent claim against the plaintiff, the persons with related interests and obligations having independent claims in the economic lawsuits, shall have to pay an advance first instance trial legal cost representing 50% of the cost announced by the Court.
2. The appellant, according to the procedure of appeal, shall have to pay an advance appeal legal cost, as stipulated in Article 13 of this Decree. The Procuracy, which protests according to the procedure of appeal, does not have to pay advance appeal legal cost.
1. The person, who has paid the advance legal cost but now withdraws the lawsuit before the Court opens, shall be returned 50% of the advance legal cost he/she has paid.
...
...
...
3. If the trial of an economic lawsuit is suspended as stipulated in Points a, c, d and e of Item 1 of Article 39 of the Ordinance on the Procedures of Handling Economic Lawsuits, the advance legal cost shall be remitted to the State budget.
Article 16.- The liability to economic legal cost at first instance trial is defined as follows:
1. The losing party or parties to the lawsuit shall have to bear first instance legal costs for their claims which are not accepted by the Court. Basing itself on the level of legal cost defined in Article 12 of this Decree, the Court shall decide the level of legal cost to be borne by the parties.
2. If before the trial, the Court succeeds in the reconciliation and the parties agree among themselves on the settlement of the lawsuit, they shall have to bear 50% of the legal cost stipulated in Article 12 of this Decree. The parties shall have to agree among themselves on the level of legal cost to be borne by each party. If they fail to agree, the Court shall decide.
3. If the settlement of the lawsuit is temporarily suspended, the legal cost shall be decided after resumption of the suit.
Article 17.- The liability to the appeal economic legal costs is defined as follows:
1. The appellant shall have to bear the appeal legal cost, if the Court of Appeal retains the verdict or decision of the Interior Court.
2. The appellant shall not have to bear the appeal legal cost, if the Court of Appeal changes the verdict or decision of the Inferior Court, or annuls part or the whole of the verdict or decision of the Inferior Court.
3. The Procuracy protesting according to the appeal procedures shall not have to bear the appeal legal cost.
...
...
...
The level of the criminal legal cost at the first instance trial, at the first and last instance trials, and at the Court of Appeal is 50,000 VND.
1. The convict has to bear the first instance trial legal cost defined in Article 18 of this Decree.
2. In case the prosecution is started at the request of the victim, if the Court decides on a plea of non-guilty on the part of the defendant, the victim who has started the lawsuit has to pay the legal cost defined in Article 18 of this Decree.
3. Concerning the civil part of a compensation claim in a criminal case, the party which has to pay the compensation must pay the civil legal cost of the first instance trial as stipulated at Article 4 of this Decree, except when he/she is exempted from legal cost as stipulated in Article 10 of this Decree.
Article 20.- The criminal legal cost at the Court of Appeal is defined as follows:
1. The appealing defendant shall have to bear the appeal legal cost, if the Court of Appeal retains the penal decision of the case, or the first instance decision concerning the appealing defendant.
...
...
...
3. The Procuracy protesting shall not have to bear the appeal legal cost.
4. With regard to the civil part of the compensation for damage in a criminal case, the appellant shall have to bear the civil appeal legal cost, as stipulated in Items 1 and 2 of Article 9 of this Decree, except when he/she is exempted from legal cost as stipulated in Article 10 of this Decree.
- 500,000 VND for a resident individual in Vietnam, or an organization having its main office in Vietnam;
- 1,000,000 VND for a non-resident individual in Vietnam, or an organization without its main office in Vietnam.
2. The fees shall have to be paid fully at one time at the application receiving agency, together with the application and accompanying papers.
...
...
...
2. If the owner of the business or his lawful representative applies for a declaration of bankruptcy, they shall have to advance a fee of 500,000 VND to settle the bankruptcy.
3. The representative of the trade union asking for a declaration of bankruptcy of the business shall not have to advance the fee for settling the bankruptcy of the business.
4. The business, which is declared bankrupt, shall have to pay the fee for settling the bankruptcy. This fee is set at 1,00,000 VND. It is collected during the division of the remaining properties of the business which is declared bankrupt.
5. In case the Court issues a decision to temporarily suspend or to suspend the settlement of the request for declaration of bankruptcy of the business, the business shall have to bear only 50% of the fee stipulated in Item 50% of the fee stipulated in Item 4 of this Article.
6. In case the Court issues a decision to suspend the settlement of the request for declaration of bankruptcy of the business, the advance fee already paid shall be remitted to the State budget. The business, which is no longer in the bankruptcy situation, shall have to repay to the creditors the advance fee for the settlement of the bankruptcy which they have paid.
...
...
...
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 117-CP năm 1994 về án phí, lệ phí Toà án
Số hiệu: | 117-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 07/09/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 117-CP năm 1994 về án phí, lệ phí Toà án
Chưa có Video