Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 352/KH-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 7 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

CHỐNG THẤT THU THUẾ MẶT HÀNG XĂNG DẦU

Qua công tác quản lý thuế mặt hàng xăng dầu trong thời gian qua, nguồn thu thuế mặt hàng xăng dầu đã góp phần quan trọng cho việc hoàn thành dự toán thu hàng năm của tỉnh; số thu từ mặt hàng xăng dầu chiếm trên 10% tổng thu cân đối theo chỉ tiêu Bộ Tài chính giao. Tuy nhiên, theo đánh giá vẫn còn thất thu tương đối lớn đối với lĩnh vực này; đặc biệt là sản lượng tiêu thụ thực tế lớn hơn rất nhiều so sản lượng đã kê khai nộp thuế. Từ đó, dẫn đến thất thu thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thực hiện Kế hoạch số 954/KH-BCĐ ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Ban Chỉ đạo Chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ đọng tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch chống thất thu thuế đối với mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

a) Khai thác nguồn thu mới góp phần bù đắp cho các nguồn thu bị mất đi, nguồn thu chính của tỉnh là đầu ra của hai mặt hàng lúa và cá đã không còn, bắt đầu từ năm 2015 ba nhóm mặt hàng đầu vào cho nông nghiệp là: phân bón, máy nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi đã chuyển sang không chịu thuế giá trị gia tăng.

b) Tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý thuế bảo vệ môi trường và chống thất thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với mặt hàng xăng dầu, bởi đây là khoản thu còn tiềm năng có thể khai thác tăng thu từ các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

2. Thực trạng quản lý mặt hàng xăng dầu:

An Giang là một trong những tỉnh lớn, trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long cả về quy mô dân số và quy mô nền kinh tế. Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng xăng dầu chịu thuế bảo vệ môi trường phát sinh rất lớn. Theo số liệu kê khai của các doanh nghiệp, tổng sản lượng tiêu thụ trong tỉnh nhóm các mặt hàng này (xăng các loại, dầu DO, dầu KO…) khoảng 280 triệu lít/năm. Tuy nhiên, theo khảo sát, đánh giá của các sở, ngành thì sản lượng tiêu thụ thực tế trên địa bàn khoảng 340 - 350 triệu lít/năm.

a) Hệ thống phân phối mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh:

- Hệ thống phân phối sỉ gồm:

+ Thương nhân đầu mối: có 7 thương nhân (doanh nghiệp) đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

+ Thương nhân phân phối xăng dầu và tổng đại lý: có 7 doanh nghiệp trong tỉnh và 5 doanh nghiệp ngoài tỉnh.

- Hệ thống bán lẻ: có 489 cơ sở kinh doanh, chủ yếu là thương nhân nhận quyền thương mại. Trong đó: 111 cửa hàng trực thuộc các doanh nghiệp đầu mối và tổng đại lý; 378 doanh nghiệp tư nhân.

b) Tình hình khai thuế bảo vệ môi trường năm 2015:

- Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2015 là 280 triệu lít (năm 2014: 223 triệu lít).

- Sản lượng doanh nghiệp khai thuế bảo vệ môi trường: 164 triệu lít, tăng 45% so với cùng kỳ (164/113 triệu lít), chiếm 58% tổng sản lượng tiêu thụ (164/280).

- Sản lượng không khai thuế bảo vệ môi trường: 116 triệu lít, chiếm tỷ lệ 42% (116/280) tổng sản lượng tiêu thụ. Trong đó:

+ Sản lượng 5 doanh nghiệp đầu mối (gồm sản lượng tiêu thụ thông qua tổng đại lý trong tỉnh): 59 triệu lít, chiếm tỷ lệ 21% (59/280) tổng sản lượng tiêu thụ.

+ Sản lượng 7 tổng đại lý trong tỉnh: 24 triệu lít, chiếm tỷ lệ 9% (24/280) tổng sản lượng tiêu thụ.

+ Sản lượng 5 tổng đại lý ngoài tỉnh: 32 triệu lít, chiếm tỷ lệ 12% (32/280) tổng sản lượng tiêu thụ.

c) Nhận xét, đánh giá tình hình khai thuế bảo vệ môi trường:

Năm 2015, tổng sản lượng khai thuế bảo vệ môi trường là 164 triệu lít, đạt 58% sản lượng thực tế tiêu thụ. Hiện chỉ có 3 doanh nghiệp đầu mối khai thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh An Giang là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xăng dầu An Giang (Petrolimex), Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (SaiGonPetro) và Chi nhánh Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong (PV Oil Mekong).

Một số doanh nghiệp đầu mối lớn khác bán hàng tại tỉnh An Giang như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Lễ (tỉnh Bình Dương); Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) và 2 công ty con là Công ty Cổ phần Nhiên liệu Đồng Tháp và Công ty Cổ phần Xăng dầu Vĩnh Long (PTC) nhưng không khai thuế bảo vệ môi trường tại An Giang; sản lượng tiêu thụ còn lại là do các tổng đại lý trong và ngoài tỉnh mua của các doanh nghiệp đầu mối khác…

Do tranh thủ về nguồn thu, nên các tỉnh có doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tìm mọi biện pháp để tạo nguồn thu cho tỉnh, kể cả vận dụng luật để khai và nộp thuế tại địa phương mình.

Với chính sách tạo nhiều thuận lợi về chi hoa hồng, thanh toán cho các tổng đại lý, đại lý bán lẻ, hiện tại thị phần năm 2015 của Petimex tại An Giang (kể cả thông qua các chi nhánh và tổng đại lý trong và ngoài tỉnh) chiếm 24% sản lượng tiêu thụ xăng dầu của toàn tỉnh nhưng không nộp thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh An Giang, mà nộp ở tỉnh Đồng Tháp.

Qua thực trạng quản lý thuế mặt hàng xăng dầu hiện nay, vấn đề đặt ra cần phải tập trung khai thác, chống thất thu ở các nội dung sau:

- Về thuế bảo vệ môi trường: tìm giải pháp để khai thác tăng thu đối với 42% sản lượng chưa khai thuế bảo vệ môi trường (theo số liệu kê khai của doanh nghiệp).

- Về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp: tìm giải pháp chống thất thu đối với nguồn hàng trôi nổi tiêu thụ trên thị trường chưa quản lý được (theo nhận định, sản lượng tiêu thụ thông qua các đại lý nhận quyền thương mại từ 60 - 70 triệu lít mỗi năm).

3. Giải pháp thực hiện:

a) Cục Thuế: phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các nội dung theo kế hoạch này.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi các doanh nghiệp đầu mối ngoài tỉnh có yêu cầu mở công ty con, chi nhánh tại tỉnh An Giang; tư vấn hỗ trợ về các thủ tục thuộc chức năng quản lý của ngành.

c) Sở Công thương:

- Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối trong và ngoài tỉnh khi có yêu cầu đặt chi nhánh hoặc cửa hàng tiêu thụ trên địa bàn, đặc biệt ưu tiên các đầu mối đang khai thuế bảo vệ môi trường tại An Giang trong công tác quy hoạch hệ thống và đầu tư mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc để tăng nguồn thu ngân sách.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông để phát hiện và xử lý nguồn hàng trôi nổi tiêu thụ trên thị trường, đây là sản lượng mua bán đầu vào, đầu ra không xuất hóa đơn, không hạch toán sổ sách kế toán…

d) Sở Khoa học và Công nghệ: phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra các thiết bị kiểm định, đo lường, thiết lập barem bể chứa theo chức năng của ngành, bảo đảm 100% sản lượng tiêu thụ được thể hiện trên công - tơ tổng của các trụ bơm xăng dầu, đồng thời kết xuất được sản lượng tiêu thụ trong tháng (từ ngày 01 đến ngày 31 hàng tháng) và kiểm soát được tồn kho thực tế.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường: kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, đánh giá tác động ô nhiễm, bảo đảm các điều kiện kỹ thuật cho phép.

e) Công an tỉnh: phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy và môi trường (hệ thống nhập kín, tiếp địa chống tĩnh điện, dụng cụ chữa cháy…).

g) Cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế các huyện, thị xã và thành phố: tăng cường kiểm tra khâu lưu thông đối với mặt hàng xăng dầu. Đặc biệt, xây dựng phương án quản lý công - tơ tổng trụ bơm tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu để quản lý sản lượng tiêu thụ thực tế.

4. Tổ chức thực hiện:

a) Các Sở, ngành chức năng tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát theo các nội dung nêu trên. Đặc biệt chú ý đối với các doanh nghiệp đầu mối, các chi nhánh, công ty con, các cửa hàng của các doanh nghiệp đầu mối… bán hàng tại An Giang nhưng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường tại An Giang.

b) Ban Chỉ đạo Chống thất thu các huyện, thị xã và thành phố có kế hoạch thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm công an, quản lý thị trường, thuế thực hiện kiểm tra thường xuyên nguồn hàng xăng dầu trôi nổi trên thị trường, thường được tiêu thụ thông qua các cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhưng không được hạch toán sổ sách kế toán và không thể hiện qua trụ bơm công - tơ tổng.

c) Cục Thuế báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng và tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch này vào cuối năm 2016.

Trên đây là kế hoạch chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2016 chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu: 352/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
Người ký: Lê Văn Nưng
Ngày ban hành: 01/07/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2016 chống thất thu thuế mặt hàng xăng dầu do tỉnh An Giang ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…