ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/CT-UB |
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 5 năm 1993 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU THUẾ THEO LUẬT PHÁP VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Năm 1992 công tác thu thuế của thành phố đạt kết quả tốt, bằng 123% so kế hoạch và 186% so với số thu 1991.
Tuy nhiên, đối chiếu với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố thì số thu này chưa phản ánh đúng mức độ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế.
Thất thu thuế diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là ở các hộ, các ngành hàng trọng điểm. Nguyên nhân chính là do việc chấp hành luật thuế chưa nghiêm ở cả phía chủ hàng và cán bộ thuế thi hành nhiệm vụ.
Để triển khai Chỉ thị số 132/TTg ngày 27/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thu chi ngân sách, thiết lập trật tự trong sản xuất kinh doanh, tăng cường chế độ quản lý kinh tế, quản lý tài chánh đối với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1/ Căn cứ các Luật thuế hiện hành, Cục Thuế thành phố tổ chức kế hoạch thực hiện, thường xuyên kiểm tra và có biện pháp hữu hiệu xử lý nghiêm khắc các vi phạm để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách năm 1993.
2/ Ngành thuế tập trung lực lượng tạo một bước chuyển biến quan trong trong công tác thu thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh:
- Trong tháng 5/1993 tổ chức ngay đợt kiểm tra, xử lý dứt điểm số thuế tồng đọng ngoài quốc doanh;
Tập trung kiểm tra doanh số, xác định mức thuế đối với các hộ kinh doanh lớn ở các khu vực, các ngành hàng trọng điểm, các Công ty liên doanh nước ngoài , Công ty trách nhiệm hữu hạn, chú ý các điểm kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, vũ trường, ăn uống, các quán bia…
Trong tình hình hiện nay, đối với các trường hợp khó xác định doanh số chính xác, có thể chấp nhận mức tài định thuế do ngành thuế ấn định (nhưng rất hạn chế). Mức thuế này phải được công khai, nhất là đối với các hộ lớn, ngành hàng trọng điểm phải được Cục thuế thành phố kiểm tra và duyệt mức thu, có danh sách cụ thể.
Công việc này phải làm xong trước ngày 31/5/1993.
- Cục thuế phải chỉ đạo thường xuyên thực hiện việc kiểm tra chéo việc nộp thuế, chủ hộ phải giữ đầy đủ các chứng từ như: thông báo thu, biên lai thu thuế để xuất trình khi được kiểm tra.
- Chấm dứt tình trạng núp bong của tư thương trong các đơn vị Nhà nước. Nếu phát hiện phải xử lý nghiêm khắc đối với tư thương và đối với đơn vị Nhà nước liên quan.
- Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán – thống kê đối với các hộ A, B các công ty trách nhiệm hữu hạn, các Công ty cổ phần và các ngành hàng có doanh số lớn, các đơn vị này nhứt thiết phải mở tài khoản ở Ngân hàng và nộp thuế qua việc trích tài khoản ở Ngân hàng.
Cục thuế cùng phối hợp Sài Gòn Công thương ngân hàng, tổ chức thí điểm việc thu thuế trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán với các hộ kinh doanh, thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán và chi trả qua Ngân hàng.
3/ Đối với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp Nhà nước trong khu vực quốc doanh:
Phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế và không được tùy tiện đặt ra cũng như giữ lại bất kỳ khoản thu nào.
4/ Các ngành chức năng khi cấp hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh cho các đơn vị phải đồng báo cho ngành thuế cùng cấp để quản lý. Các đơn vị chưa được phép hoạt động và khi chưa làm xong thủ tục đăng ký quản lý thuế, nếu phát hiện ngành thuế có quyền quyết định phạt, tạm đình chỉ kinh doanh và chỉ được phép hoạt động sau khi làm đủ thủ tục theo quy định.
Các cơ quan có chức năng cấp giấy phép kinh doanh, khi nhận được thôngbáo của ngành thuế về các đơn vị vi phạm nghĩa vụ nộp thuế, thì phải thu hồi giấy phép kinh doanh.
5/ Thực hiện việc kiểm tra và chấn chỉnh lại nội bộ ngành thuế:
Các hộ đăng ký kinh doanh phải đóng thuế tại điểm thu quy định, xử lý nghiêm việc nộp phạt sau thời gian hạn định phải nộp thế, chấm dứt tình trạng dây dưa.
Thực hiện nguyên tắc “cán bộ thuế cố ý xác định sai doanh số và tính thuế thiếu thì người cán bộ đó cùng chủ hàng phải chịu trách nhiệm đền bù cho Nhà nước và bị xử lý theo pháp luật.
- Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chéo.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thuế; Cục thuế quy định chế độ khen thưởng và bồi dưỡng vật chất cho cán bộ làm đúng quy định và vượt mức kế hoạch.
6/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện phối hợp các ngành chức năng và Cục trưởng Cục thuế thành phố trực tiếp chỉ đạo việc thu thuế theo luật định, chăm lo đội ngũ cán bộ ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cục thuế thành phố xác định mức chỉ tiêu kế hoạch giao cho Quận Huyện và đề xuất mức khen thưởng cho các đơn vị vượt mức kế hoạch.
Yêu cầu Cục thuế thành phố, Ủy ban nhân dân Quận Huyện và các Sở, Ban, Ngành phối hợp chặt chẽ cùng mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Cục thế thành phố chịu trách nhiệm theo dõi chỉ đạo, tổng hợp, sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 19/CT-UB năm 1993 về việc đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu thuế theo luật pháp và chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 19/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Trương Tấn Sang |
Ngày ban hành: | 03/05/1993 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 19/CT-UB năm 1993 về việc đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu thuế theo luật pháp và chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video