ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND |
Kon Tum, ngày 27 tháng 6 năm 2016 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU HỒI NỢ ĐỌNG THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 5 tháng đầu năm 2016 là 725.904 triệu đồng, đạt 29,6% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, bằng 88,8% cùng kỳ năm trước, so với tiến độ dự toán năm 2016 hụt thu 294 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ thuế đến thời điểm 31 tháng 5 năm 2016 là 348.406 triệu đồng, tăng 7,5% so với thời điểm cuối năm 2015 và có xu hướng gia tăng và kéo dài, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh vì nguyên nhân và động cơ khác nhau đã chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước, vi phạm pháp luật về thuế. Mặc dù ngành thuế đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi nhưng số nợ thuế ngày càng tăng cao làm ảnh hưởng đến nguồn thu, gây khó khăn trong cân đối thu chi ngân sách địa phương.
Để khắc phục tình trạng nợ thuế nêu trên và chủ động ứng phó với việc giảm thu ngân sách do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đảm bảo sự chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2016 đã được Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2016; Công văn số 3667/BTC-HCSN ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính về việc thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2016 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ; Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 28/10/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh([1]); đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả những nội dung chủ yếu sau:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý thu ngân sách trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, hải quan, tài chính, kho bạc nhà nước khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp quản lý thu, chống thất thu và khai thác nguồn thu tiềm năng để bù đắp các khoản hụt thu ngân sách.
- Tập trung giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo các chủ trương và chính sách hiện hành; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực tiếp cận vốn, đầu tư, xây dựng, thuế, tài nguyên môi trường... tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và tăng thu ngân sách.
- Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Đồng thời xử lý kịp thời, đầy đủ những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách.
- Tăng cường quản lý thu hồi nợ thuế, phân loại nợ, đối tượng nợ thuế, thực hiện các biện pháp thu theo quy trình quản lý thu nợ, cưỡng chế nợ thuế đúng quy định của Luật Quản lý thuế; tích cực đôn đốc, vận động thu hồi nợ chưa quá hạn dưới 90 ngày, công khai thông tin những trường hợp nợ lớn, chây ì, quá hạn kéo dài lên trang thông tin điện tử ngành Thuế, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường thực hiện công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế và phối hợp giữa cơ quan thu thuế, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu và quản lý nợ đọng; theo dõi, giám sát chặt chẽ thường xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế và áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ đạt kết quả. Phấn đấu đến 31/12/2016, tổng số tiền nợ thuế (trừ nợ chờ xử lý, nợ khó thu) không vượt quá 5% so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2016 giao cho ngành thuế thu theo chỉ đạo của Tổng Cục thuế tại Công văn số 161/TCT-QLN ngày 14 tháng 01 năm 2016.
- Rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập, các nguồn thu phát sinh theo quy định của pháp luật để có biện pháp quản lý, thu nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế, phí và lệ phí vào ngân sách nhà nước; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu phát sinh và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước, hạn chế tình trạng thất thu thuế.
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế, tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, thực hiện tốt việc kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử; đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, giảm thời gian làm thủ tục nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách thuế mới sửa đổi, bổ sung như: Luật Quản lý thuế; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Thuế thu nhập cá nhân và các cơ chế, chính sách tài chính, thuế.
- Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa ngành Thuế và Công an trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế; tăng cường phối hợp giữa ngành thuế và các ngành chức năng có liên quan, chính quyền các cấp để kịp thời thu nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
- Định kỳ vào ngày 05 của tháng sau, rà soát, đánh giá, báo cáo cụ thể kết quả thực hiện thu ngân sách của tháng trước, chi tiết theo từng khu vực, sắc thuế, địa bàn (đặc biệt các khoản thu thuế thủy điện và các khoản thu không đạt tiến độ dự toán); nêu rõ khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ, dự báo kịp thời diễn biến số thu để điều hành chi cho phù hợp, gửi về Sở Tài chính tổng hợp chung để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thông báo đến Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn và tổ dân phố danh sách, tình hình nợ tiền thuế của từng tổ chức, cá nhân trên địa bàn để chính quyền địa phương nắm và công khai thông tin nợ thuế của người nộp thuế để hỗ trợ và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác thu hồi nợ ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ thường xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế; rà soát hồ sơ, đối tượng, phân loại nợ thuế theo đúng quy định và định kỳ hàng tháng thống kê đầy đủ danh sách các doanh nghiệp nợ thuế báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu hồi nợ thuế tỉnh để theo dõi chỉ đạo thực hiện.
- Phối hợp cung cấp thông tin, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan thuế theo quy định; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất các biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, tiếp cận vốn, đất đai, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp triển khai và thực hiện dự án, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, coi đây là giải pháp cơ bản, lâu dài trong việc phát triển nguồn thu cho ngân sách;
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác cưỡng chế nợ thuế; tiếp nhận thông tin, ghi chú cảnh báo thông tin trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đối với các đối tượng nợ thuế lớn, chây ỳ... khi Cục Thuế có văn bản đề nghị.
- Phối hợp chặt chẽ với Cục thuế tỉnh trong công tác quản lý thu ngân sách; chủ động nghiên cứu, đề xuất các khoản thu do ngành tài chính tham mưu như các khoản thu phạt, thu quản lý qua ngân sách, ghi thu ghi chi ngân sách, xử lý tài khoản tạm thu tạm giữ, tạm ứng...; rà soát, đôn đốc các đơn vị khẩn trương thực hiện các khoản phải thu, nộp theo kết quả kiểm toán, thanh tra trong thời gian qua.
- Tăng cường công tác quản lý giá, theo dõi chặt chẽ biến động giá cả trên thị trường, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh kịp thời bảng giá tính lệ phí trước bạ, bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh sát thực tế, nhằm chống thất thu ngân sách, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế;
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Kon Tum chỉ đạo các Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan hải quan trong công tác thu nộp thuế, thu nợ đọng thuế, thu thuế; đồng thời thực hiện các lệnh thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế phát hành và cung cấp thông tin về người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai Công văn 2667/UBND-KTTH ngày 12/11/2016 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai chương trình nộp thuế điện tử (chỉ chấp nhận nộp thuế bằng hình thức điện tử).
10. Kho bạc Nhà nước tỉnh Kon Tum:
- Phối hợp với ngành thuế, cơ quan tài chính trong công tác thu ngân sách, thu hồi nợ đọng thuế, thu thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn theo quy định; thực hiện các lệnh thu ngân sách do cơ quan thuế phát hành và cung cấp thông tin của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán các dự án, công trình đảm bảo đúng quy định.
- Phối hợp với cơ quan thuế thực hiện việc khấu trừ số Thuế GTGT để nộp vào ngân sách nhà nước khi chủ đầu tư đến làm thủ tục thanh toán các dự án đầu tư XDCB theo tỷ lệ quy định là 2% trên số tiền thanh toán khối lượng các công trình.
14. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác tuyên truyền, khai thác nguồn thu, chống thất thu thuế, xử lý nợ đọng thuế; công khai thông tin người nộp thuế nợ thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh do Chi Cục thuế cấp huyện trực tiếp quản lý thu trên địa bàn.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chi Cục thuế và Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, đối chiếu để quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các diện tích đất của các hộ chưa làm nhà, chưa kê khai nộp thuế; rà soát đôn đốc thu các khoản nợ tiền sử dụng đất.
- Các phòng ban chức năng liên quan tăng cường quản lý cấp phép xây dựng, giấy phép kinh doanh hộ cá thể, theo dõi, quản lý thu đúng, thu đủ các loại thuế, đôn đốc thu phí, thu khác ngân sách tại các xã, thị trấn, hướng dẫn tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ và quản lý hoạt động sau đăng ký kinh doanh theo quy định. Tăng cường khai thác hợp lý nguồn thu tiền sử dụng đất trên địa bàn.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, các đơn vị thuộc tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này, kết quả thực hiện định kỳ hàng quý báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh. Giao Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, xử lý kịp thời./.
|
CHỦ TỊCH |
[1] Văn bản số 2658/UBND-KTTH ngày 11/11/2015 về việc tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh: số 850/UBND-KT ngày 28/4/2016 về việc thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2016: số 80/TB-UBND ngày 13/5/2016 về thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Đào Xuân Quí, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu hồi nợ động ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh...
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu: | 08/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Đào Xuân Quí |
Ngày ban hành: | 27/06/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Chưa có Video