Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TƯ PHÁP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2225-HCTP

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1956 

 

THÔNG TƯ

VỀ CHẤN CHỈNH VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Kính gửi: Các ông Tòa án nhân dân các liên khu, khu, thành phố, tỉnh, châu

Quyền bào chữa được các văn bản quy định : Sắc lệnh ngày 10-10-1945 duy trì tổ chức đoàn thể luật sư cũ, đồng thời các sắc lệnh 69 ngày 18-06-1949 và 144 ngày 22-12-1949 mở rộng chế độ bào chữa “Nguyên cáo, bị cáo và bị can có thể nhớ một công nhân không phải là luật sư bênh vực cho mình. Nếu bị can không có ai bênh vực, ông Chánh án có thể tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can, cử một người ra bào chữa cho bị can”.

Nay kiểm điểm lại việc thực hiện quyền bào chữa của bị can trong công tác điều tra và xét xử về hình sự, Bộ có một số nhận xét như sau:

1) Quyền tự bào chữa của bị can không được coi trọng, nhất là trong thời gian gần đây:

- Trong lúc điều tra, thẩm cứu cũng như thẩm vấn trước phiên tòa, có tòa án không tôn trọng quyền tự do bào chữa của bị can, thường có hiện tượng mớm cung, bứu cung, trấn áp không để bị can được tự do khai nại, đến nỗi nhân chứng khai có lợi cho bị can cũng bị trấn áp như bị can, v.v…

- Bị can trước khi ra phiên tòa không biết rõ nội dung buộc tội mình như thế nào để chuẩn bị việc bào chữa, vì sau khi tuyên án cũng có tòa án không báo cho bị can biết họ có quyền chống án.

2) Thêm vào những thiếu sót sai lầm đó, quyền chọn người bào chữa của bị can cũng không được thực hiện đầy đủ:

- Đoàn thể luật sư tạm ngừng hoạt động trong kháng chiến, đã bắt đầu hoạt động từ ngày hòa bình lập lại, nhưng cũng chưa được chú ý giúp đỡ để đẩy mạnh công tác của họ.

- Chế độ bào chữa nhân dân quy định theo các sắc lệnh 69 và 144 nói trên chưa được xây dựng đến nơi đến chốn, vì chúng ta chưa tích cực khắc phục những khó khăn trở ngại trong việc thực hiện chế độ đó. Do đó bị can chưa sử dụng được một cách đầy đủ quyền chọn người bào chữa cho mình.

3) Nguyên nhân chính của những thiếu sót sai lầm trên là:

- Chúng ta chưa nhận thấy một cách sâu sắc tầm quan trọng của quyền tự do bào chữa trong chế độ dân chủ nhân dân của ta nói chung và trong nền tư pháp dân chủ nhân dân của ta nói riêng.

- Ý thức tôn trọng pháp luật của Nhà nước của chúng ta còn thiếu sót nhiều.

Để đảm bảo chế độ pháp trị của ta và thực hiện đúng mức quyền tự do bào chữa của bị can Bộ thấy cần đề ra hướng sửa chữa như sau:

1) Cần có một quan niệm chính xác về quyền tự do bào chữa của bị can và nhận rõ vị trí của bộ phận bào chữa trong toàn bộ công tác tư pháp.

2) Trong khi chờ đợi nghiên cứu chỉnh đốn chế độ bào chữa nhân dân và chế độ luật sư, cần phải thực hiện ngay quyền tự bào chữa của bị can trong công tác điều tra và xét xử.

I. – CẦN QUAN NIỆM VỀ QUYỀN TỰ DO BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN VÀ VỊ TRÍ CỦA BỘ PHẬN BÀO CHỮA TRONG TOÀN BỘ CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHƯ THẾ NÀO?

1) Dưới chế độ dân chủ nhân dân quyền bào chữa là một quyền tự do dân chủ trọng yếu trong các quyền tự do dân chủ của người công dân. Đại hội Luật gia dân chủ quốc tế họp vừa rồi đã nhận định rằng quyền tự do bào chữa là “thành trì cần thiết cho các quyền tự do khác”. Xâm phạm đến quyền tự do bào chữa thì không thể nào thực hiện được các quyền tự do dân chủ khác, mặc nhiên thủ tiêu các quyền tự do đó. Vì vậy nó đã trở thành một nguyên tắc tố tụng căn bản phải được tôn trọng và triệt để thực hiện.

2) Trong nền tư pháp dân chủ nhân dân của ta chế độ bào chữa là một chế độ trọng yếu trong tố tụng của ta. Nó giúp cho công tác xét xử tiến hành được toàn diện và khách quan hơn, xét xử được chính xác, bênh vực được quyền lợi hợp pháp của người bị can đồng thời bảo vệ pháp luật của Nhà nước.

Ở các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, người ta cho rằng nếu bị can không được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa thì không gọi là có công lý; bởi vì trước mặt Công tố viện là cơ quan đã nắm sự việc, đã quen việc dẫn chứng cớ, cũng như trước mặt cán bộ điều tra là người dễ chủ quan trong công tác của mình, bị can cần được sử dụng đầy đủ quyền tự do bào chữa và nhờ người khác bào chữa cho mình để chống cãi sự khống tố không chính xác hoặc trình bày trình huống giảm nhẹ tội. Có như thế cuộc điều tra, thẩm cứu cũng như thẩm vấn trước phiên tòa mới có tính chất kháng nghi và tranh luận thì mới sáng tỏ sự việc, tìm ra sự thực, mới thực hiện được một nguyên tắc tố tụng quan trọng là “trước khi tuyên án bị can phải coi như người vô tội”.

3) Vị trí của bộ phận bào chữa là một vị trí bình đẳng với Công tố viện. Chỉ trong chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa mới thực hiện được nguyên tắc đó. Công tố ủy viên tại phiên tòa không phải là một nhà chức trách có uy quyền riêng biệt mà là đương sự nguyên cáo của việc kiện như bị can (và người bào chữa) là đương sự bị cáo: hai bên có ngang quyền như nhau. Việc kháng định lại nguyên tắc bình đẳng giữa công tố và bào chữa chỉ có thể tăng cường thêm lòng tin tưởng của nhân dân ở sự công minh của tòa án trong chế độ dân chủ nhân dân của ta.

II. - CẦN THỰC HIỆN QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN NHƯ THẾ NÀO?

1) Nói chung người bị can có quyền tham gia tất cả quá trình điều tra xét xử. Cụ thể là:

- Bị can có quyền trình bày lời lẽ bào chữa, khai nại, đưa ra chứng cớ mới, xin mời người làm chứng mới, mời người giám định v.v…

- Bị can được đề xuất bất cứ một thỉnh cầu nào hoặc phản đối bất cứ một thỉnh cầu nào của người khác trong quá trình vụ án;

- Bị can lại có quyền trình bày viết những lời thanh minh và những điều chỉnh thỉnh cầu của mình.

- Bị can phải được biết về nội dung buộc tội trước ngày phiên tòa xét xử một thời gian cần thiết để bị can có đủ thì giờ chuẩn bị việc bào chữa trước phiên tòa.

- Trong phiên tòa, bị can được viện dẫn tất cả chứng cớ và lý lẽ để chứng minh rằng mình không có tội hoặc trình bày những tình huống giảm nhẹ tội mà không bị ai cản trở.

- Sau khi cuộc thẩm vấn kết thúc, bị can được nói lời cuối cùng. Bị can có quyền chống án trong thời hạn luật định nếu họ không phục bản án xử sơ thẩm.

2) Bị can có quyền chọn luật sư hoặc người công nhân khác bào chữa cho mình. Trong lúc chờ đợi chỉnh đốn tổ chức bào chữa viên nơi nào không có luật sư nếu bị can tự chọn người bào chữa thời tòa án sẽ xét chấp nhận theo tinh thần Nghị định 01-NĐ-VY ngày 12-01-1950 của Bộ Tư pháp.

III. - MẤY ĐIỀU MÀ CÔNG TỐ ỦY VIÊN VÀ TÒA ÁN CẦN CHÚ Ý THI HÀNH ĐỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC THIẾT THỰC QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN

1) Đồng thời với việc ra quyết định khởi tố, phải báo cáo cho bị can biết họ bị truy tố về tội gì và nên giải quyết cho họ biết nội dung quyền bào chữa của họ đã nói ở trên để họ biết mà sử dụng (tự bào chữa, nhờ người bào chữa).

2) Nghị quyết đưa ra phiên tòa xét xử cùng với nội dung cáo trạng phải tống dạt cho bị can (và cho tất cả người bào chữa nếu có) ít nất là 3 ngày trước ngày phiên tòa.

3) Trong quá trình điều tra cũng xét xử, tuyện đối không được mớm cung, bức cung hay trấn áp bị can bất cứ bằng hình thức nào, hoặc dùng lời lẽ dụ dỗ, hứa hẹn để bị can nhận tội. Lời thú tội của bị can không kết thúc cuộc thẩm cứu mà còn phải có bằng chứng xác minh mới được dùng làm cơ sở để kết tội. Tòa án chỉ dựa trên những sự việc đã xác minh rõ rệt ở phiên tòa mà kết luận.

4) Không nên có định kiến hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối xử như với người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như có tội để tòa án có thái độ hoàn toàn khách quan.

5) Khi cuộc thẩm vấn phiên tòa kết thúc, ông Chánh án phải hỏi một lần cuối cùng bị can có muốn nói thêm điều gì nữa không .

6) Sau khi tuyên án, tòa án sơ thẩm phải nói rõ cho bị can biết họ có quyền chống án và thời hạn chống án.

Tóm lại, chúng ta phải thực hiện quyền bào chữa của bị can với ý thức thực sự coi trọng quyền lợi hợp pháp của bị can, một quyền tự do dân chủ trọng yếu của người công dân dưới chế độ dân chủ nhân dân, cho nên Công tố ủy viên và tòa án phải đặc biệt quan tâm giúp đỡ bị can sử dụng đầy đủ quyền tự do bào chữa của họ,  nhất là quyền tử bào chữa, trong lúc chúng ta chưa có một tổ chức bào chữa viện đầy đủ để giúp đỡ họ.

Nhận được Thông tư này, các tòa án nên tổ chức thảo luận để có một cơ quan niệm chính xác về quyền tự do bào chữa của bị can, và liên hệ kiểm điểm để thấy rõ những thiếu sót và sai lầm của tòa án trong công tác điều tra xét xử trong giữa vừa qua và kiên quyết sửa chữa.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




Vũ Đình Hòe

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 2225-HCTP năm 1956 về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 2225-HCTP
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Vũ Đình Hoè
Ngày ban hành: 24/10/1956
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 2225-HCTP năm 1956 về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…