BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI
CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/TTLN |
Hà Nội , ngày 24 tháng 7 năm 1993 |
Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
I- NGUYÊN TẮC CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH
- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc cùng tham gia điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án mỗi nước ký kết;
- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này, nhưng được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.
Cho đến nay Nhà nước ta chưa có văn bản pháp luật nào quy định việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này. Vì vậy, hiện nay Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án các nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, trong đó có quy định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án của mỗi nước đã ký kết (kèm theo Thông tư này có Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp).
II - THẨM QUYỀN XÉT ĐƠN YÊU CẦU
a/ Trong trường hợp người phải thi hành án là cá nhân thì việc xét đơn yêu cầu trước hết thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người phải thi hành án cư trú. Nếu người phải thi hành án không cư trú tại Việt Nam, nhưng làm việc tại Việt Nam, thì việc đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người phải thi hành án làm việc. Nếu người phải thi hành án không cư trú và không làm việc tại Việt Nam hoặc nếu không xác định được nơi cư trú, nơi làm việc của người phải thi hành án, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án.
Đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có liên quan đến tài sản có tại Việt Nam là bất động sản (như: nhà cửa, công trình xây dựng...), thì việc xét đơn yêu cầu trong mọi trường hợp đều thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có bất động sản đó.
b) Trong trường hợp người phải thi hành án là pháp nhân, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
a) Trong trường hợp người gửi đơn là cá nhân thì việc xét đơn yêu cầu trước hết thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người gửi đơn cư trú. Nếu người gửi đơn không cư trú tại Việt Nam, nhưng làm việc tại Việt Nam, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người gửi đơn làm việc.
b) Trong trường hợp người gửi đơn là pháp nhân, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
III- VIỆC DỊCH ĐƠN YÊU CẦU VÀ CÁC GIẤY TỜ KHÁC
1. Theo quy định tại các điều 10, 11, 22 của Pháp lệnh, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, phải được chứng thực hợp pháp. Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt ở nước ngoài, thì c
thì chứng thực hợp pháp là chứng thực theo đúng thủ tục đã quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự mà không phải hợp pháp hoá lãnh sự, nếu nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự. Nếu nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc không cùng tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này, thì ngoài việc phải được chứng thực theo đúng thủ tục quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo còn phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan lãnh sự Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh Lãnh sự ngày 13-11-1990 (kèm theo Thông tư này có Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự).
Trong
trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch
ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thức của cơ quan
công chứng Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được
dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thực của cơ
quan công chứng Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo, Bộ Tư pháp có trách nhiệm
kiểm tra tính hợp thức của việc chứng thực đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo.
Nếu đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài chưa được dịch ra
tiếng Việt, chưa được chứng thức hợp pháp, thì Bộ Tư pháp trả lại đơn yêu cầu
và các giấy tờ kèm theo cho người gửi đơn và yêu cầu họ phải thực hiện đúng quy
định của Pháp lệnh.
2. Việc dịch các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài từ tiếng Việt
ra tiếng nước ngoài, việc dịch các tài liệu của Toà án nước ngoài gửi Toà án Việt
Nam từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt được thực hiện theo quy định của điều ước
quốc tế mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc cùng tham gia có quy định về vấn
đề này. Trong trường hợp các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài
cần phải dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, thì căn cứ vào tình hình thức
tế của từng Toà án và mức độ phức tạp của các tài liệu đó, Bộ Tư pháp sẽ hỗ trợ
Toà án trong việc dịch các tài liệu đó từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài khi có
yêu cầu.
V- LỆ PHÍ
Người gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
dân sự của Toà án nước ngoài và người gửi đơn yêu cầu không công nhận bản án,
quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt
Nam phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp mà
Việt Nam đã ký kết với nước hữu quan. Mức lệ phí, thủ tục nộp lệ phí, việc quản
lý và sử dụng lệ phí được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
VI- VIỆC GỬI, NHẬN HỒ SƠ
1. Sau khi nhận đủ yêu cầu, các giấy tờ kèm theo và kiểm tra thấy hợp thức, Bộ
Tư pháp gửi hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền theo hướng dẫn tại mục II của Thông
tư này, đồng thời gửi bản sao phiếu gửi cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao để biết và thực hiện theo thẩm quyền.
2. Mọi tài liệu có trong hồ sơ phải được đánh số thứ tự và ghi cụ thể trong phiếu
gửi.
VII- THỤ LÝ HỒ SƠ VÀ CHUẨN BỊ XÉT ĐƠN YÊU CẦU
1. Sau khi nhận được hồ sơ, Toà án phải vào sổ thụ lý ngay và thông báo cho Viện
kiểm sát cùng cấp biết. Chánh án Toà án đã thụ lý hồ sơ chỉ định Thẩm phán làm
chủ toạ phiên toà, Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ
nghiên cứu hồ sơ và tiến hành những việc cần thiết khác cho việc mở phiên toà.
Trong trường hợp yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài giải thích những điều
chưa rõ trong hồ sơ, thì văn bản yêu cầu giải thích phải do Thẩm phán được chỉ
định làm chủ toạ phiên toà ký.
Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được chỉ định
làm chủ toạ phiên toà phải ra một trong những quyết định quy định tại các điểm
a, b, c khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh. Trong trường hợp có yêu cầu giải thích,
thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng, kể từ ngày hết thời hạn bốn tháng nói
trên.
Trong trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 14 của Pháp lênh, Toà án trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách
nhiệm xác định lại và chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền.
2. Ngay sau khi có quyết định mở phiên toà xét đơn yêu cầu, Toà án gửi cho Viện
kiểm sát cùng cấp quyết định mở phiên toà và hồ sơ. Viện trưởng Viện kiểm sát
phân công Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho việc tham gia phiên
toà. Hết thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát gửi
trả hồ sơ cho Toà án để phiên toà được mở đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều
14 của Pháp lệnh.
3. Trong trường hợp đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của
Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được làm không đúng
thời hạn quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh, thì Chánh án Toà án đã thụ lý hồ
sơ xét và quyết định việc khôi phục thời hiệu. Thời hiệu chỉ được khôi phục nếu
người làm đơn chứng minh được lý do trở ngại khách quan nên không thể gửi đơn
đúng thời hạn (như ốm đau nặng, bị tai nạn phải đi cấp cứu ngay, đang đi công
tác xa...).
VIII- TRÌNH TỰ XÉT ĐƠN YÊU CẦU
1. Phiên toà xét đơn yêu cầu phải được tiến hành theo đúng quy định tại Điều 15
của Pháp lệnh và được tiến hành như sau:
- Một thành viên của Hội đồng xét đơn yêu cầu công bố đơn yêu cầu và các giấy tờ
kèm theo về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân
sự của Toà án nước ngoài hoặc về việc không công nhận bản án, quyết định dân sự
của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét cử lại vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản
án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và các giấy tờ kèm theo với các quy
định của Pháp lệnh, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và các quy định
trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về vấn
đề này.
- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có mặt tại
phiên toà trình bày ý kiến của mình.
- Kiểm sát viên tham gia phiên toà phát biểu ý kiến về yêu cầu của người làm
đơn và các vấn đề khác có liên quan đến việc xét đơn yêu cầu.
- Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận kín và tuỳ từng trường hợp mà ra một trong
các quyết định quy định tại khoản 5 Điều 15 hoặc khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh.
2. Trong trường hợp phải hoãn phiên toà, thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ
ngày hoãn, Toà án phải mở lại phiên toà.
3. Việc xét đơn yêu cầu phải được ghi vào biên bản. Biên bản phải có chữ ký của
chủ toạ và thư ký phiên toà.
IX- VIỆC CẤP BẢN SAO QUYẾT ĐỊNH VÀ VIỆC XÉT KHÁNG CÁO,
KHÁNG NGHỊ
1. Chậm nhất là bảy ngày, kết từ ngày ra quyết định, Toà án cấp cho các đương sự
và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định quy định tại các điều 14,
15, 23 của Pháp lênh. Trong trường hợp đương sự không có mặt tại phiên toà xét
đơn yêu cầu, thì Toà án gửi ngay cho họ bản sao quyết định của Toà án; nếu
đương sự ở nước ngoài, thì bản sao quyết định được gửi thông qua Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị,
Toà án đã ra quyết định phải gửi kháng cáo, kháng nghị và hồ sơ cho Toà án nhân
dân tối cao.
3. Thời hạn xét kháng cáo, kháng nghị và việc xét lại quyết định bị kháng cáo,
kháng nghị được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh. Thủ tục
xét lại quyết định được tiến hành như thủ tục xét đơn yêu cầu quy định tại Điều
15 của Pháp lệnh và hướng dẫn tại mục VII của Thông tư này.
X- BẢO ĐẢM VIỆC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA
TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và tại Điều 20 của Pháp lệnh, thì bản án, quyết
định dân sự của Toà án nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi
hành có hiệu lực tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam
đã có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định của
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có hiệu lực pháp
luật, thì Toà án gửi bản sao quyết định đó và bản sao bản án, quyết định dân sự
của Toà án nước ngoài cho Phòng thi hành án cùng cấp.
Trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng
nghị thì quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Toà án
nhân dân tối cao gửi bản sao quyết định và bản sao bản án, quyết định dân sự của
Toà án nước ngoài cho Phòng thi hành án của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, nơi có Toà án đã ra quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đồng thời gửi bản
sao quyết định cho Toà án đó.
XI- HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA THÔNG TƯ
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các văn bản của Bộ Tư pháp,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành trước đây
hướng dẫn việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự
của Toà án nước ngoài.
Đối với hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định
dân sự của Toà án nước ngoài được thụ lý trước ngày Thông tư này có hiệu lực,
nhưng chưa được Toà án xem xét, thì việc xem xét phải được tiến hành theo đúng
quy định của Pháp lệnh và hướng dẫn của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vưỡng mắc, các cơ quan hữu quan báo cáo Bộ
Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có hướng dẫn
giải quyết.
Danh mục
các nước đã ký với Việt Nam Hiệp định tương trự tư pháp,
trong đó có quy định việc công nhận và thi hành bản án,
quyết định dân sự
1. Cộng hoà dân chủ Đức (cũ), ký ngày 15-12-1980 hiện nay Cộng hoà liên bang Đức
tuyên bố kế thừa Hiệp định trên lãnh thổ của ban Berlin và 5 bang dưới đây (thuộc
CHDC Đức cũ):
- Bang Brandenburg,
- Bang Mecklenburg - Vorponmerm,
- Bang Sachsen - Anhalt,
- Bang Sachsen,
- Bang Thuringen.
2. Liên Xô (cũ), ký ngày 12-10-1982, hiện nay Liên bang Nga là nước duy nhất
tuyên bố kế thừa Hiệp định.
3. Cộng hòa Cu Ba, ký ngày 30-11-1994.
4. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp khắc (cũ), ký ngày 12-10-1982, hiện nay Hiệp
định có hiệu lực trên lãnh thổ của hai nước Cộng hoà Sec và Slôvac.
5. Cộng hoà Hung-ga-ri, ký ngày 18-1-1985.
6. Cộng hoà Bun-ga-ri, ký ngày 3-10-1986.
7. Cộng hoà Ba lan, ký năm 1992.
Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam về việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự đối
với các giấy tờ, tài liệu (theo Hiệp định TTTP nêu trên)
1. Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ), nay là Berlin và 5 bang (như trên).
2. Liên Bang Nga.
3. Cu Ba.
4. Séc và Slôvac.
5. Hung-ga-ri.
6. Bun-ga-ri.
7. Ba Lan.
THE
MINISTRY OF JUSTICE |
|
No. 04/TTLN |
|
JOINT-CIRCULAR
ON
THE IMPLEMENTATION OF SOME PROVISIONS OF THE ORDINANCE ON RECOGNITION AND
ENFORCEMENT OF FOREIGN COURT'S JUDGEMENT AND CIVIL DECISIONS IN
For right and unified implementation of the provisions of the Ordinance on recognition and enforcement of foreign court's judgment and civil decision in Vietnam (hereafter called Ordinance), passed by the Standing Committee of the National Assembly on April 17, 1993 being in effect from July 1, 1993, the Ministry of Justice, the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Organ issue together following
I. PRINCIPLES OF RECOGNITION AND IMPLEMENTATION
1. According to Article 2 (1) of the Ordinance, the Peoples Courts at the level of provinces, towns under Central government (hereafter provincial level) only take the case for examination of recognition and enforcement of foreign court's judgment and civil decisions in following cases :
- Judgment, civil decision of foreign court (hereafter : court decisions) of the country, which together with Vietnam is a party of an international treaty having provisions on the recognition and enforcement of each other's court's decisions.
- Courts' decision of the
foreign country, that and
Until now, our State has not yet
passed any law and regulation providing the recognition and enforcement of
court's decisions of the foreign country, that and ... ... ... II. COMPETENCE OF COURT
EXAMINING THE APPLICATION 1. To define which court has the
competence to consider the recognition and enforcement of foreign court's
decision in a) If the person who has to
implement the court's decision is an individual, the case belongs first of all
to the competence of provincial court, where the person who has to implement
the court's decision resides. If the individual who has to implement the
court's decision does not reside in The recognition and enforcement
of foreign court's decision concerning unmobile property such as real estate, b) If the person who has to
implement the court's decision is a legal person, then the competent court to
deal with such application is always the provincial court where the legal
person has its own Head office, unless Vietnamese law provides otherwise. 2. To define which court is the
competent court to consider the application for Non-recognition of foreign
court's decision which does not the require the execution in a) If the applicant is an
individual, the competent court is the provincial court, where the applicant
resides. If the applicant does not reside in b) If the applicant is a legal
person, the competent court is the provincial court in the location where the
legal person has its head office, unless Vietnamese law has provided otherwise. III. TRANSLATION OF
APPLICATION AND OTHER DOCUMENTS ... ... ... In the case the application form
and the attached documents in foreign language were already translated in to
Vietnamese in After receiving the application
form and the attached documents to it, the Ministry of Justice is responsible
for checking the legality of the notarization of application form and the
attached documents. If application form and the attached documents in foreign
language (s) have not been translated in to Vietnamese, or notarized legally,
then the Ministry of Justice shall return the application and the attached
documents to the applicant and require him to follow strictly the provisions of
the Ordinance. 2. The translation of the
documents of Vietnamese courts from Vietnamese in to a foreign language for
sending to a foreign court or the translation of the documents of foreign court
from a foreign language in to Vietnamese for sending to Vietnamese court shall
be conducted according to provisions of the international treaty, to which this
country and Vietnam are contracting parties and which contains provisions on
that matter. In case the documents of Vietnamese Court addressing a foreign
court needs to be translated in to a foreign language, then the Ministry of
Justice depending on the actual situations of each particular court and on the
complexity level of that documents shall support the court in translating these
documents from Vietnamese in to a foreign language as required. IV. FEES Applicant for recognition and
enforcement of a foreign court's decision as well as the applicant for
non-recognition and non-enforcement of foreign court's decision, which contains
no requirement for enforcement in Vietnam must pay a fee send together with the
application to the Ministry of Justice of Vietnam, unless they are exempted
from paying fee pursuant to the Legal Assistance Treaty, which Vietnam has
signed with the relevant state. Fee level, procedure to pay fees, the managing
and using fees shall be implemented according to government's regulations. V. SENDING AND RECEIVING
FILES 1. After having received
application form and the attached documents thereto, and after having checked
the legality of such documents, the Ministry of Justice shall send the file to
the competent court pursuant to the guidelines as specified in section II of
this Circular. At the same time, the Ministry of Justice shall send copy of the
file confirmation card to the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples
Control Organ for information and exercising their power. 2. All documents in the file
must be numerated in order and listed in the file confirmation card. VI. DEALING WITH FILES AND
PREPARING STEPS TO CONSIDER THE APPLICATION ... ... ... Within four months, upon the
date of recording the file by the court, the Judge appointed to be presiding
court sitting must issue one of the decisions as provided in the para. a, b , c
of sub article 1 of article 14 of the Ordinance.In case there is a requirement
for clarification, this period shall be extended for another 2 months starting
from the date the above said four months period has been completed. In case of stopping the process
of examining the application form pursuant to the provisions in para. 2. Immediately after having
issued the decision to open the court sitting to consider the application, the
court send to the peoples control organ at the same level to the court the
decision to opening the court sitting and the file. The director of the peoples
control organ (in this case, the chief procurator of this institution) shall
appoint (one person - the procurator) his staff to study the file for purpose
of attending the court sitting. By ending the period of fifteen days starting
from the day of receiving the file, the peoples control organ (PCO) shall
return the file to the court, in order to open the court sitting on time as
provided in sub article 2 of article 14 of the Ordinance. 3. In case an application form
for non-recognition of foreign court's decision, which does not contain
requirement for being enforced in VII. PROCEDURE OF EXAMINING
THE APPLICATION FORM 1. The court sitting to consider
the application must be conducted pursuant to provisions as stated in article
15 of the Ordinance and shall operate as - A member of the judge panel
announces the application form and the attached paper thereto concerning the
requirement for recognition and enforcement of the foreign court's decision in - The Judge panel shall not
review the case but only check, compare the foreign court's decision and the
attached paper thereto with other regulations of Vietnamese laws and with the
provisions of the international treaties, which - Person under the obligation of
implementing the relevant court's decision or its legal representative being
present at the court sitting shall represent their opinion. ... ... ... - The judge panel shall discuss
in secrecy and depending on which is relevant it shall issue one of the
decisions as provided in sub article 5 of article 15 or sub article 2 of
article 23 of the Ordinance. 2. In case there is a need to
postpone the court sitting, the court has to reopen the court sitting at least
in 30 days from the day it postponed. 3. The examination of the
application must be recorded in the court sitting record. The record must be
signed by the presiding judge and the court sitting secretary (secretary
clerk). VIII. ISSUING COPY OF
DECISION AND EXAMINING APPLICATION FOR JUDICIAL REVIEW 1. Within a period of not later
than seven days, from the date of issuing the decision, the court shall issue
to the concerning parties and send to the PCO at the same level copies of the
court's decision as provided in articles 14, 15, 23 of the Ordinance. In case
concerning parties are not present in the court sitting examining the
application, the court shall send to them (him) copy of the court decision ; if
the concerning party is abroad, copy of the court decision will be sent via the
Ministry of Justice. 2. Within 15 days from the date
of receiving application for judicial review (made by the concerning parties
themselvesor by the chairman of the supreme peoples court or by the chief
procurator of competent PCO), the court, that has decided the case must send
the application for judicial review as well as the file to the Supreme Peoples
Court for judicial review. 3. The time limit to examine the
application / requirement for judicial review and the judicial review shall be
conducted pursuant to the article 19 of the Ordinance. The procedure of
conducting reexamination of the court decision will be conducted in the same
procedure of examining the application as stated in article 15 of the Ordinance
and in section VII of this Circular. IX. ENSURING THE
IMPLEMENTATION OF FOREIGN COURT'S DECISION According to sub article 1 of
article 6 and article 20 of the Ordinance, the foreign court's decision having
been recognised and enforced by Vietnamese court has the enforcement validity
in ... ... ... X. EFFECT OF THE CIRCULAR This circular comes into force
upon the date of signation and it shall replace the legal documents of the
Ministry of Justice, the Supreme Peoples Court, the suprepe PCO having been
enacted before guiding on the implementation of the recognition and enforcement
of foreign court's decision in File (s) concerning requirement
for recognition and enforcement of the foreign court's decision, which before
the date of coming in to force of this circular, is (are) recorded in the
record book for handling cases of the court but is (are) not yet examined by
the court, then the examination of such file (s) must be conducted in
accordance with the Ordinance and with this circular. During the course of
implementation, if there is any difficulty, the concerning institutions shall
report to the Ministry of Justice, the Supreme Peoples Court, the Supreme PCO,
in order to provide guidelines for finding out a solution. FOR
THE MINISTRY OF JUSTICE FOR
THE SUPREME PEOPLES PROCURACY FOR
THE SUPREME
MINISTER
Nguyen Dinh Loc
VICE HEAD
Nguyen Thi Tuyet
VICE HEAD
Trinh Hong Duong
Thông tư 04/TTLN năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài do Bộ tư pháp ban hành
Số hiệu: | 04/TTLN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 24/07/1993 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04/TTLN năm 1993 hướng dẫn Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài do Bộ tư pháp ban hành
Chưa có Video