HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2012/NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2012 |
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ vào Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 29 tháng 3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS);
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ” nhằm đảm bảo thi hành đúng và thống nhất các quy định của BLTTDS trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án.
1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của BLTTDS thì về nguyên tắc chung, cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 79 của BLTTDS, khi có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác đối với mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thì đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu có nghĩa vụ phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2. Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này có thể được thực hiện trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự.
3. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án phải giải thích cho đương sự biết, nếu đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ, thì Toà án tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung. Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc dân sự và nếu vụ việc dân sự được xét xử, giải quyết tại phiên toà, phiên họp, thì Toà án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, phiên họp, kết quả của việc hỏi tại phiên toà, phiên họp, xem xét đầy đủ ý kiến của người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên để quyết định. Đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.
4. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu thấy chứng cứ mà đương sự giao nộp chưa đủ cơ sở để giải quyết, thì Toà án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của BLTTDS. Khi yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, Toà án cần phải nêu cụ thể chứng cứ cần giao nộp bổ sung.
Ví dụ 1: Trong vụ án ly hôn, Toà án phải giải quyết yêu cầu nuôi con chưa thành niên. Nếu đương sự chưa nộp cho Toà án giấy khai sinh (hoặc bản sao giấy khai sinh) của con chưa thành niên, thì Thẩm phán yêu cầu đương sự nộp bổ sung giấy khai sinh (hoặc bản sao giấy khai sinh) để làm căn cứ cho việc giao con cho người mẹ hay người cha trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và quyết định mức cấp dưỡng nuôi con.
Ví dụ 2: Trong vụ án tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hoá mà theo đơn khởi kiện thì ngoài hợp đồng còn có phụ lục hợp đồng, nhưng nguyên đơn mới nộp cho Toà án bản hợp đồng, thì Thẩm phán yêu cầu nguyên đơn nộp bổ sung bản phụ lục hợp đồng đó, để có cơ sở giải quyết tranh chấp.
5. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án cần giải thích cho đương sự biết quy định tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại Điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Toà án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.
Điều 3. Xác định chứng cứ quy định tại Điều 83 của BLTTDS
1. Theo quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì một trong những điều kiện của chứng cứ là phải được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định; do đó, việc giao nộp chứng cứ và việc thu thập chứng cứ phải thực hiện theo đúng quy định tại các điều luật tương ứng của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết này.
2. Để được coi là chứng cứ quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau:
a) Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.
b) Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.
Ví dụ 1: Trong vụ tai nạn giao thông, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được một người cung cấp băng ghi hình về hiện trường vụ tai nạn giao thông. Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi hình đó, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại phải xuất trình cho Toà án bản xác nhận của người đã cung cấp cho mình về xuất xứ của băng ghi hình đó.
Ví dụ 2: Ông A cho ông B vay năm triệu đồng với thời hạn 12 tháng. Việc vay tài sản không lập thành văn bản, nhưng được ông A ghi âm lại toàn bộ nội dung thoả thuận về việc vay tài sản, việc giao nhận tiền và thời điểm thanh toán nợ giữa ông A và ông B để làm bằng chứng cho việc vay tài sản của ông B. Đến hạn trả nợ, ông B không trả số tiền đó cho ông A. Ông A khởi kiện ông B ra Toà án. Trong trường hợp này, cùng với việc giao nộp băng ghi âm, ông A phải gửi văn bản trình bày về sự việc liên quan tới việc thu âm đó.
c) Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự; nếu không phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó.
d) Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình và được xuất trình theo đúng thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 83 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.
đ) Kết luận giám định, nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục quy định của Luật Giám định tư pháp, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và hướng dẫn tại Điều 10 của Nghị quyết này.
e) Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại Điều 89 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 9 của Nghị quyết này.
g) Tập quán, nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
Cộng đồng là tập thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tại nơi có tập quán.
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.
Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại;
Tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận;
Chỉ chấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đối với những vấn đề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì Toà án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tập quán.
Ví dụ: Trong một số đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền, còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại. Trong vụ tranh chấp di sản thừa kế do người mẹ để lại, nếu người con gái viện dẫn tập quán đó để bác bỏ quyền thừa kế của các thừa kế là con trai, thì tập quán này không được chấp nhận. Vì đây là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xoá bỏ theo quy định tại phụ lục B “Danh mục phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc bị nghiêm cấm áp dụng hoặc cần vận động xoá bỏ” ban hành kèm theo Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số.
h) Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản nếu việc định giá tài sản được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại Điều 92 của BLTTDS.
3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trong trường hợp đương sự chưa dịch chứng cứ đó sang tiếng Việt hoặc đã dịch sang tiếng Việt nhưng bản dịch chưa được công chứng, chứng thực hợp pháp, thì Toà án không nhận chứng cứ đó. Toà án giải thích cho đương sự biết là họ phải tiến hành việc dịch chứng cứ sang tiếng Việt và làm thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
1. Theo quy định tại Điều 166 và Điều 312 của BLTTDS, người khởi kiện vụ án hoặc người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự bằng các phương thức nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi đến Toà án qua bưu điện. Việc giao nhận chứng cứ trong từng trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu giao nộp trực tiếp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và chứng cứ kèm theo tại Toà án, thì cán bộ bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của Toà án được Chánh án Toà án phân công nhận đơn chịu trách nhiệm nhận đơn và chứng cứ kèm theo đó. Cán bộ Toà án phải ghi việc nhận đơn và chứng cứ kèm theo vào sổ nhận đơn, đồng thời, phải tiến hành lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của BLTTDS.
b) Trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu kèm theo chứng cứ qua bưu điện, thì cán bộ Toà án phải ghi vào sổ nhận đơn, đối chiếu chứng cứ theo danh mục chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện hoặc ghi trong đơn khởi kiện để ghi vào sổ nhận đơn chứng cứ đó; nếu thấy chứng cứ nào còn thiếu hoặc không đầy đủ so với danh mục thì phải thông báo ngay cho họ biết để họ giao nộp bổ sung.
2. Sau khi Toà án thụ lý vụ việc dân sự, nếu đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án, thì Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công giải quyết vụ việc dân sự hoặc Thư ký Toà án hoặc cán bộ của Toà án được Chánh án phân công thực hiện việc giao nhận chứng cứ do đương sự giao nộp theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp đương sự giao nộp chứng cứ tại phiên toà, phiên họp, thì Thư ký Toà án thực hiện việc giao nhận chứng cứ. Nếu việc giao nhận chứng cứ trước khi mở phiên toà, phiên họp, thì Thư ký Toà án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của BLTTDS. Nếu việc giao nhận chứng cứ trong quá trình xét xử hoặc trong quá trình phiên họp, thì ghi vào biên bản phiên toà, biên bản phiên họp.
4. Biên bản về việc giao nhận chứng cứ phải được người có thẩm quyền của Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hoặc theo hướng dẫn trong Nghị quyết này ký tên, xác nhận và đóng dấu của Toà án.
Điều 5. Thu thập chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 85 của BLTTDS
Tòa án chỉ có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, và g khoản 2 Điều 85 của BLTTDS để thu thập tài liệu, chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS có quy định. Việc tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ phải tuân thủ quy định tại điều luật cụ thể của BLTTDS về biện pháp đó và hướng dẫn của Nghị quyết này.
Ví dụ 1: Thẩm phán chỉ có thể lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai, hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng, hoặc đương sự không thể tự viết được quy định tại Điều 86 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.
Ví dụ 2: Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau nếu đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng quy định tại Điều 88 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này.
Điều 6. Lấy lời khai của đương sự quy định tại Điều 86 của BLTTDS
1. Khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung của bản khai chưa đầy đủ, thì Thẩm phán yêu cầu đương sự phải tự viết bản khai hoặc bản khai bổ sung và ký tên của mình. Chỉ trong trường hợp đương sự không thể tự viết được, thì Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải làm đúng quy định tại khoản 2 Điều 86 của BLTTDS.
2. Việc lấy lời khai của đương sự phải do Thẩm phán tiến hành. Thư ký Toà án chỉ có thể giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự vào biên bản. Trường hợp vì lý do công tác hoặc trở ngại khách quan, thì Thẩm phán có thể giao cho Thư ký Tòa án tiến hành lấy lời khai nếu đương sự đồng ý. Biên bản ghi lời khai phải có xác nhận của Thẩm phán. Việc lấy lời khai của đương sự được thực hiện tại trụ sở Toà án. Chỉ trong những trường hợp đương sự không thể đến Toà án được vì những lý do khách quan, chính đáng (đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, bị ốm đau, bệnh tật,…), thì có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.
Việc lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quy định đối với cán bộ, công chức của ngành Toà án nhân dân và bảo đảm khách quan (ví dụ: lấy lời khai của đương sự đang bị tạm giam phải được thực hiện tại Trại tạm giam theo bố trí của Ban Giám thị Trại tạm giam; lấy lời khai của đương sự bị ốm đau nhưng không đi điều trị tại cơ sở y tế phải được thực hiện tại nơi họ đang điều trị và nếu xét thấy cần thiết thì mời người chứng kiến…).
3. Đối với đương sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 57 của BLTTDS, thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Trong trường hợp lấy lời khai của họ thì phải có mặt người đại diện hợp pháp của họ và người đại diện hợp pháp của họ phải ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản ghi lời khai.
Điều 7. Lấy lời khai của người làm chứng quy định tại Điều 87 của BLTTDS
1. Khi đương sự có yêu cầu bằng văn bản lấy lời khai của người làm chứng, thì Toà án tiến hành lấy lời khai của người làm chứng đó. Khi xét thấy cần thiết, tuy đương sự không có yêu cầu, Thẩm phán có thể tiến hành lấy lời khai của người làm chứng. Được coi là “cần thiết” nếu việc lấy lời khai của người làm chứng bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật.
2. Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Toà án hoặc ngoài trụ sở Toà án và được thực hiện như việc lấy lời khai của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 86 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.
Điều 8. Đối chất quy định tại Điều 88 của BLTTDS
1. Khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau theo thứ tự hợp lý (tùy từng trường hợp cụ thể mà tiến hành đối chất về từng vấn đề một hoặc để từng người trình bày về các vấn đề cần đối chất theo thứ tự).
2. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi biên bản đối chất. Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia đối chất, Thẩm phán tiến hành đối chất, Thư ký Toà án ghi biên bản đối chất và đóng dấu của Toà án.
Điều 9. Xem xét, thẩm định tại chỗ quy định tại Điều 89 của BLTTDS
1. Khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy việc xem xét, thẩm định tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết đúng vụ án, thì Thẩm phán ra quyết định tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ.
2. Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;
b) Đối tượng và những vấn đề cần xem xét, thẩm định tại chỗ;
c) Thời gian, địa điểm tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
3. Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định kèm theo văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức cử đại diện tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Vào ngày, giờ đã định trong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu chưa có đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán phải liên hệ để họ có mặt. Trong trường hợp vắng mặt đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức, thì Thẩm phán hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ phải được giao hoặc gửi cho đương sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Tuy nhiên, nếu có đương sự vắng mặt thì việc xem xét, thẩm định tại chỗ vẫn được tiến hành theo thủ tục chung.
5. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản phải làm đúng quy định tại khoản 2 Điều 89 của BLTTDS.
6. Nếu có người nào cản trở Toà án tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán yêu cầu đại diện của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời để thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền để có các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, theo quy định tại Thông tư số 15/2003/TT-BCA(V19) ngày 10-9-2003 của Bộ Công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân.
7. Trường hợp đã thực hiện đầy đủ các biện pháp được hướng dẫn tại khoản 6 Điều này mà vẫn không tiến hành được, thì Thẩm phán lập biên bản về việc đương sự cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ để lưu vào hồ sơ vụ án. Biên bản về việc đương sự cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ, đồng thời, phải được gửi cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo pháp luật về hành vi chống người thi hành công vụ của đương sự.
Điều 10. Trưng cầu giám định quy định tại Điều 90 của BLTTDS
1. Sự thoả thuận lựa chọn hoặc yêu cầu Toà án trưng cầu giám định phải được thể hiện bằng văn bản (có thể làm bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất).
2. Thẩm phán phải căn cứ vào Điều 90 của BLTTDS, Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để ban hành quyết định trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định nếu Toà án trưng cầu tổ chức giám định tư pháp hoặc họ, tên, địa chỉ của giám định viên được trưng cầu giám định nếu Toà án trưng cầu người đó tiến hành giám định;
c) Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định;
d) Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo;
đ) Những vấn đề cần giám định;
e) Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định;
g) Thời hạn trả kết luận giám định.
3. Quyết định trưng cầu giám định phải được gửi cho các đương sự, tổ chức giám định tư pháp, giám định viên.
Điều 11. Uỷ thác thu thập chứng cứ quy định tại Điều 93 của BLTTDS
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ, thì Tòa án đang thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự lập hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ và gửi tới Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ. Căn cứ nội dung yêu cầu thực hiện ủy thác, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác xem xét, quyết định thực hiện yêu cầu ủy thác.
2. Hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ phải có các văn bản sau đây:
a) Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 93 của BLTTDS và theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị quyết này;
b) Bản sao các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có). Bản sao các tài liệu, chứng cứ phải có chữ ký xác nhận của Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
3. Thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ và thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ được thực hiện như sau:
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ phải vào sổ thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ và tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ đó theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết này.
Trong quá trình thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ mà có nội dung yêu cầu thu thập chứng cứ chưa rõ, thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ gửi văn bản yêu cầu Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ bổ sung hoặc làm rõ nội dung đó. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ, Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ phải gửi văn bản bổ sung, làm rõ yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ.
Trường hợp Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ không trả lời và xét thấy những nội dung yêu cầu không được làm rõ hay bổ sung cho nên việc thực hiện ủy thác sẽ không thực hiện được, thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ gửi trả lại hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ cho Tòa án ủy thác và nêu rõ lý do không thực hiện được việc ủy thác đó.
4. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong ủy thác thu thập chứng cứ, hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 93 BLTTDS, Tòa án, cơ quan thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ gửi kết quả thực hiện ủy thác cho Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ.
5. Trường hợp ủy thác việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, thì Tòa án thực hiện việc ủy thác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15-9-2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 12. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ quy định tại Điều 94 của BLTTDS
1. Chỉ trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ (đã sử dụng mọi cách thức và khả năng cho phép để yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cung cấp cho mình chứng cứ mà vẫn không được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp), thì mới có quyền làm đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ.
2. Đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lưu giữ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên Toà án mà đương sự yêu cầu tiến hành thu thập chứng cứ;
c) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ;
d) Vấn đề cụ thể cần chứng minh;
đ) Chứng cứ cụ thể cần thu thập;
e) Lý do vì sao tự mình không thu thập được chứng cứ đó;
g) Họ, tên, địa chỉ của cá nhân; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó.
3. Khi xét thấy yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ của đương sự là có căn cứ, thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu cung cấp chứng cứ;
c) Lý do của việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ;
d) Tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ;
đ) Chứng cứ cụ thể cần được cung cấp cho Toà án;
e) Thời hạn thực hiện việc cung cấp chứng cứ. Trường hợp không cung cấp được chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì phải có văn bản thông báo cho Tòa án biết và nêu rõ lý do;
g) Hậu quả pháp lý của việc không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 94 của BLTTDS.
4. Thư ký Tòa án hoặc cán bộ Tòa án được Chánh án phân công có thể trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ. Người trực tiếp yêu cầu phải có giấy giới thiệu của Tòa án và quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lưu giữ chứng cứ có yêu cầu thì người trực tiếp yêu cầu cung cấp chứng cứ phải xuất trình Giấy chứng minh Thẩm phán hoặc Thẻ công chức hoặc một loại giấy tờ tuỳ thân khác.
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ thực hiện được việc giao nộp ngay chứng cứ, thì lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của BLTTDS, trừ việc đóng dấu của Tòa án sẽ được thực hiện sau. Nếu cơ quan, tổ chức giao nộp chứng cứ có dấu, thì đề nghị đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ký tên và đóng dấu xác nhận. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ từ chối việc giao nộp chứng cứ, thì lập biên bản về việc đó và ghi rõ lý do của việc từ chối đó.
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ chưa thực hiện được việc giao nộp chứng cứ ngay, thì lập biên bản về việc đó và yêu cầu họ cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn được ghi trong quyết định (trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định).
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật (Điều 385 BLTTDS quy định về biện pháp xử lý người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng; Điều 389 BLTTDS quy định về biện pháp xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án,…).
5. Trong trường hợp Tòa án không trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ, thì Tòa án chỉ cần gửi quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức mà mình có yêu cầu cung cấp chứng cứ.
6. Trường hợp Viện kiểm sát thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ (cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng) chỉ được Tòa án chấp nhận nếu việc thu thập chứng cứ đó được thực hiện theo đúng quy định của BLTTDS và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
Điều 13. Giao nhận và thu thập chứng cứ trong giai đoạn phúc thẩm vụ việc dân sự
1. Trong trường hợp khi đương sự kháng cáo có gửi kèm theo đơn kháng cáo chứng cứ bổ sung cho Toà án cấp sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 244 và các điều tương ứng về phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự của BLTTDS, thì Toà án cấp sơ thẩm có trách nhiệm nhận đơn kháng cáo và chứng cứ bổ sung đó. Việc giao nhận chứng cứ bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 4 Điều 4 của Nghị quyết này. Biên bản giao nhận chứng cứ bổ sung và chứng cứ đó phải được gửi kèm hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 và các điều tương ứng về phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự của BLTTDS.
2. Trong trường hợp đương sự kháng cáo có gửi kèm theo đơn kháng cáo chứng cứ bổ sung cho Toà án cấp phúc thẩm, thì Toà án cấp phúc thẩm thực hiện việc giao nhận chứng cứ đó theo hướng dẫn tại các khoản 1 và khoản 4 Điều 4 của Nghị quyết này. Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đơn kháng cáo, biên bản giao nhận chứng cứ bổ sung và chứng cứ bổ sung đó cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết. Tòa án cấp sơ thẩm gửi kèm theo hồ sơ vụ việc dân sự các chứng cứ bổ sung cho Toà án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 255 và các điều tương ứng về phúc thẩm quyết định giải quyết việc dân sự của BLTTDS.
3. Sau khi thụ lý hồ sơ vụ việc dân sự theo thủ tục phúc thẩm, nếu có đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án cấp phúc thẩm, thì việc giao nhận chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 4 Điều 4 của Nghị quyết này.
Nếu đương sự giao nộp chứng cứ tại phiên toà, phiên họp phúc thẩm, thì việc giao nhận chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết này.
4. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm có tiến hành thu thập chứng cứ thì việc thu thập chứng cứ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết này.
1. Sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự yêu cầu người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và nộp chứng cứ bổ sung thì việc giao nhận chứng cứ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thuộc thẩm quyền kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì Thẩm tra viên Phòng giám đốc kiểm tra Toà án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc giao nhận chứng cứ.
Thẩm tra viên lập biên bản giao nhận chứng cứ và Trưởng phòng giám đốc kiểm tra xác nhận, ký tên, đóng dấu Toà án.
b) Trường hợp thuộc thẩm quyền kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, nếu đương sự nộp chứng cứ bổ sung tại Phòng tiếp dân Toà án nhân dân tối cao, thì cán bộ Phòng tiếp dân lập biên bản giao nhận chứng cứ và Trưởng phòng tiếp dân xác nhận, ký tên, đóng dấu Toà án; nếu đương sự nộp chứng cứ bổ sung cho Thẩm tra viên Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động được phân công tiếp đương sự, thì Thẩm tra viên lập biên bản giao nhận chứng cứ và Chánh toà hoặc Phó Chánh toà Toà chuyên trách tương ứng được Chánh toà uỷ quyền xác nhận, ký tên, đóng dấu Toà án.
2. Sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giao nộp chứng cứ tại Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định chung của pháp luật tố tụng và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng phải được đóng dấu Viện kiểm sát.
Điều 15. Các mẫu văn bản tố tụng liên quan đến chứng minh và chứng cứ
Ban hành kèm theo Nghị quyết này các mẫu văn bản tố tụng sau đây:
1. Biên bản giao nhận chứng cứ (Mẫu số 01);
2. Quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ (Mẫu số 02);
3. Quyết định trưng cầu giám định (Mẫu số 03);
4. Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ (Mẫu số 04);
5. Quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ (Mẫu số 05);
6. Quyết định đối chất (Mẫu số 06).
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 03-12-2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.
Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17-9-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ” và hướng dẫn về các vấn đề đã được hướng dẫn tại Nghị quyết này của Tòa án nhân dân tối cao ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2013.
2. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động mà Toà án đã thụ lý nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để giải quyết.
Đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có căn cứ kháng nghị khác.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------
Hôm nay, ngày......... tháng........ năm......................................................................
Tại:...........................................................................................................................
Người giao nộp chứng cứ: ..................................................................................(1 )
Là:……………….….. (2) trong vụ án về………………………………………...........(3)
Người nhận chứng cứ:........................................................................................ (4)
Đã tiến hành việc giao nhận chứng cứ sau đây:................................................. (5)
.………………………………………………………....................................................
..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Biên bản này được lập thành hai bản, một bản giao cho người giao nộp chứng cứ và một bản lưu hồ sơ vụ án.
NGƯỜI GIAO NỘP CHỨNG CỨ (Họ và tên) |
NGƯỜI NHẬN CHỨNG CỨ (Họ và tên) |
Xác nhận của............ (6)
(Người xác nhận ký tên và đóng dấu)
(Họ và tên người xác nhận)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01:
(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan công tác của người giao chứng cứ.
(2) Nếu là đương sự thì ghi địa vị pháp lý của người giao nộp chứng cứ trong vụ án; nếu là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp chứng cứ thì ghi “là người được yêu cầu giao nộp chứng cứ” hoặc “là người đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp chứng cứ”.
(3) Ghi đúng như ghi trích yếu về vụ án mà Toà án đang giải quyết.
(4) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan, công tác của người nhận chứng cứ.
(5) Ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của từng chứng cứ; số bản, số trang của từng chứng cứ.
(6) Nếu Toà án hoặc cơ quan, tổ chức nào xác nhận thì ghi tên Toà án hoặc cơ quan, tổ chức đó.
Mẫu số 02 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1) -------- |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....../....../QĐ-TĐTC (2) |
............, ngày...... tháng ...... năm ...... |
TÒA ÁN NHÂN DÂN........................................................................
Căn cứ vào Điều 85 và Điều 89 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi xem xét văn bản yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ của ...............................................................................................................................(3)
là .......................................................(4) , trong vụ án ..........................................(5)
Xét thấy việc xem xét, thẩm định tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Xem xét, thẩm định tại chỗ đối với:..................................................................(6)
...................................................................................................................................
2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ được tiến hành vào hồi ..... giờ.........phút ngày .............tháng ................năm ..............tại....................................................
..............................................................................................................................(7)
|
TÒA ÁN NHÂN DÂN ......................... ThẨm phán |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2012/QĐ-TĐTC).
(3) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ.
(4) Ghi địa vị pháp lý của người làm đơn trong vụ án.
(5) Ghi đúng như ghi trích yếu về vụ án mà Toà án đang giải quyết.
(6) Ghi đối tượng và những vấn đề cần xem xét, thẩm định tại chỗ.
(7) Ghi cụ thể địa điểm tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ.
Mẫu số 03 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1) -------- |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số......../....../QĐ-TCGĐ (2) |
............, ngày...... tháng ...... năm ...... |
TÒA ÁN NHÂN DÂN..........................................................................
Căn cứ vào Điều 90 của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật Giám định tư pháp;
Sau khi xem xét sự thoả thuận lựa chọn (hoặc đơn yêu cầu) trưng cầu giám định của......................................................................(4) là .................................................(5); trong vụ án............................................................................................................................................... (6)
Sau khi xem xét các tài liệu liên quan đến yêu cầu trưng cầu giám định đối với .....................................................................................................................................................(7)
Xét thấy (ghi nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng cần giám định);
Việc đương sự lựa chọn (hoặc yêu cầu) trưng cầu giám định là có căn cứ và việc trưng cầu giám định là cần thiết cho việc giải quyết vụ án,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Trưng cầu ...........................................................................................................(8)
Thực hiện giám định: (ghi cụ thể những vấn đề cần giám định và các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định).
2. Các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo bao gồm:
.................................................................................................................................(9)
3. Thời hạn trả kết luận giám định........................................................................(10)
Nơi nhận: |
TÒA ÁN NHÂN DÂN......................... ThẨm phán |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định trưng cầu giám định; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2012/QĐ-TCGĐ).
(3) Nếu trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì sau hai chữ “giám định” trong quyết định ghi thêm hai chữ “bổ sung” hoặc chữ “lại”.
(4) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của những người thoả thuận hoặc của người làm đơn yêu cầu trưng cầu giám định.
(5) Ghi địa vị pháp lý của những người thoả thuận hoặc của người làm đơn trong vụ án.
(6) Ghi đúng như ghi trích yếu về vụ án mà Toà án đang giải quyết.
(7) Ghi đối tượng cần giám định (ví dụ: đối với chữ ký của người bán trong hợp đồng mua bán tài sản hoặc đối với chữ viết trong bản di chúc do bị đơn giao nộp cho Toà án).
(8) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của tổ chức được trưng cầu giám định hoặc họ, tên và địa chỉ của người được trưng cầu giám định.
(9) Ghi tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ thể, ký hiệu (nếu có).
(10) Ghi thời hạn tổ chức giám định tư pháp hoặc giám định viên được trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Toà án.
Mẫu số 04 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1) -------- |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....../....../QĐ-CCCC (2) |
............, ngày...... tháng ...... năm ...... |
TÒA ÁN NHÂN DÂN.........................................................................
Căn cứ vào Điều 94 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi xem xét đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ của .......................................................................................................................................(3) là.............................................(4); trong vụ án ……………….................................(5)
Đối với ..................................................................................................................(6)
là người (hoặc cơ quan, tổ chức) đang quản lý, lưu giữ chứng cứ đó;
Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ của đương sự;
Xét thấy yêu cầu của đương sự là có căn cứ và việc yêu cầu cung cấp chứng cứ là cần thiết cho việc giải quyết vụ án (hoặc việc dân sự);
QUYẾT ĐỊNH:
1. Yêu cầu:............................................................................................................(7)
cung cấp cho Toà án chứng cứ:...........................................................................(8)
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này yêu cầu ..................................................................(9) cung cấp cho Toà án chứng cứ nêu trên.
Trong trường hợp không cung cấp được chứng cứ thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết, trong đó ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ.
Nơi nhận: |
TÒA ÁN NHÂN DÂN .......................... ThẨm phán |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2012/QĐ-CCCC).
(3) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu.
(4) Ghi địa vị pháp lý của người làm đơn yêu cầu.
(5) Ghi đúng như ghi trích yếu về vụ án mà Toà án đang giải quyết.
(6) Ghi đầy đủ họ và tên, địa chỉ của cá nhân hoặc tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức mà Toà án yêu cầu cung cấp chứng cứ.
(7) và (9) Chỉ cần ghi họ và tên của cá nhân hoặc tên của cơ quan, tổ chức mà Toà án yêu cầu cung cấp chứng cứ.
(8) Ghi cụ thể chứng cứ mà Toà án yêu cầu cung cấp.
Mẫu số 05 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1) -------- |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....../....../QĐ-UTTA (2) |
............, ngày...... tháng ...... năm ...... |
TÒA ÁN NHÂN DÂN.........................................................................
Căn cứ vào Điều 93 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Trong vụ án tranh chấp về:....................................................................................(3)
Giữa:
Nguyên đơn:...........................................................................................................(4)
Bị đơn:....................................................................................................................(5)
Xét thấy việc uỷ thác thu thập chứng cứ là cần thiết cho việc giải quyết vụ án,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Uỷ thác cho.................................................................(6) tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ:...................................................................................................................(7)
2. Yêu cầu ........................................................................ (8) thực hiện công việc được uỷ thác nêu trên trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này và thông báo kết quả bằng văn bản kèm theo các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác.
Trong trường hợp không thực hiện được việc uỷ thác, thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho Toà án đã ra quyết định uỷ thác biết.
Nơi nhận: |
TÒA ÁN NHÂN DÂN..................... ThẨm phán |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2012/QĐ-UTTA).
(3) Ghi đúng như ghi trích yếu về vụ án mà Toà án đang giải quyết.
(4) Ghi tên và địa chỉ của nguyên đơn trong vụ án.
(5) Ghi tên và địa chỉ của bị đơn trong vụ án.
(6) và (8) Ghi tên Toà án nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền khác được uỷ thác thu thập chứng cứ như hướng dẫn tại mục (1) hướng dẫn sử dụng Mẫu số 05 này.
(7) Ghi cụ thể biện pháp thu thập chứng cứ và những công việc cụ thể uỷ thác để thu thập chứng cứ.
Mẫu số 06 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN...............(1) -------- |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....../....../QĐ-ĐC (2) |
............, ngày...... tháng ...... năm ...... |
TÒA ÁN NHÂN DÂN..................................................................
Căn cứ vào Điều 85 và Điều 88 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi xem xét văn bản yêu cầu đối chất của .........(3) là ........(4), trong vụ án …………………………………………………………………………………………………..(5)
Xét thấy việc đối chất là cần thiết cho việc giải quyết vụ án,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tiến hành đối chất giữa:…............................................(6)....................................
2. Việc đối chất được bắt đầu tiến hành vào hồi ..... giờ.........phút ngày .............tháng ................năm ..............tại..............................................................................(7)
Nơi nhận: |
TÒA ÁN NHÂN DÂN............................. ThẨm phán |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định đối chất; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2012/QĐ-TĐTC).
(3) (4) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ, địa vị pháp lý của người làm đơn yêu cầu đối chất.
(5) Ghi đúng như ghi trích yếu về vụ án mà Toà án đang giải quyết.
Tòa án chỉ ghi mục (3) (4) (5) khi có yêu cầu của đương sự về việc đối chất.
(6) Ghi đầy đủ họ tên, địa vị pháp lý của những người được Tòa án yêu cầu đối chất. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là bị đơn đối chất với bà Nguyễn Thị B là người làm chứng….
(7) Ghi cụ thể ngày, giờ, địa điểm tiến hành đối chất.
JUDGES’ COUNCIL |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 04/2012/NQ-HĐTP |
Hanoi, December 03, 2012 |
JUDGES’ COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT
Pursuant to the Law on Organization of People’s Court;
For the proper and uniform implementation of the regulations on corroboration and evidence of the Civil procedure code amended in the Law on Amendments to the Civil procedure code dated March 29, 2011;
After obtaining the consensus of the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice,
RESOVES:
Article 1. Scope of regulation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. Provision of evidence
1. According to Clause 1 Article 6 of the Civil Procedure Code, the provision of evidence and the corroboration for the ground and legitimacy of one’s requests are both rights and obligations of litigants, individuals, and organizations that file lawsuits or make requests for the protection of the lawful rights and interests of other people. However, according to Article 79 the Civil Procedure Code, when a request for the protection of one’s the lawful rights and interests is made, or an objection to others’ demand is raised, or a request for the protection of public interests, state interests, or the lawful rights and interests of other people is made, the litigant, individual, or organization that files the lawsuit or makes the request is responsible for providing evidence for the grounds and legitimacy of their request.
2. The provision of evidence and corroboration for the grounds and legitimacy of one’s request guided in Clause 1 of this Article may be done during court hearing of civil cases.
3. During hearing of civil cases, the court shall inform litigants that if they fail to provide evidence or the evidence provided is insufficient, the court will hear the case according to general procedures. The court shall use the documents and evidence collected in the civil case dossier. When a civil case is tried in court or in a meeting, the court shall make decisions based on the documents and evidence that are examined at the court or the meeting, the result of questioning at the court or the meeting, and opinions of participants in the proceeding and the procurer. Litigants are responsible for insufficient evidence or failure to provide evidence.
4. During the hearing of a civil case, if the evidence provided by litigants is considered insufficient, the court shall request them to provide additional evidence according to Clause 1 Article 85 of the Civil Procedure Code. When litigants provide additional evidence, the court shall specify the evidence needed.
Example 1: In divorce proceedings, the court has to decide the custody of an underage child. The judge shall the litigant to submit the birth certificate (or its copy) of the underage child if it has not been submitted as the basis for deciding whether the custody is given to the mother or the father, and for deciding the level of child maintenance.
Example 2: in a lawsuit over a delivery contract that has an appendix, the plaintiff has submitted only the contract to the court. The judge shall request the plaintiff to submit the appendix as the basis for settling the lawsuit.
5. During the hearing of a civil case, the court needs to inform litigants of Article 7 of the Civil Procedure Code on the responsibility to provide evidence of individuals, organizations, and competent authorities. If the evidence in known to be held by an individual or organization, litigants are entitled to request the individual or organization to provide evidence according to this Article. When an individual or organization fails to provide evidence for the litigants, they must send litigants written notifications specifying the failure to provide information for them to prove their failure to collect evidence to the court and request the court to collect evidence.
Article 3. Identification of evidence defined in Article 83 of the Civil Procedure Code
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The evidence is considered conformable with Article 81 of the Civil Procedure Code when it is collected from one of the following sources:
a) Readable documents must be original copies or notarized copies or certified true copies provided by competent organizations. An original copy is a copy that is used to make copies.
b) Auditory and visual documents must be provided together with documents proving their origins or relation to the audio or video recording. Those documents may be audio tapes, audio discs, video tapes, video discs, pictures, etc. If the litigant fails to provide the documents mentioned above, the auditory and visual documents provided shall not be considered evidence.
Example 1: In a road accident, the victim or the legal representative of the victim is provided with a video recording of the accident scene by another person. In this case, together with the video recording, the victim or the legal representative of the victim shall submit the written certification of the origin of the video recording made by the provider.
Example 2: Mr. A gives Mr. B a loan of 5 million VND for 12 months. The loan is not recorded in writing, but Mr. A recorded the spoken agreement between Mr. A and Mr. B on the loan, the receipt of money, and the due date as the evidence for the loan given to Mr. B. When the Mr. B fails to repay the loan on the due date. Mr. B files a lawsuit. In this case, together with the audio tape, Mr. A shall submit a written description of the audio recording.
c) Exhibits must be original items related to the civil case. If the exhibits are not original items or not related to the case, they are not considered evidence in that case.
d) Statements of litigants and witnesses shall be recorded in writing, audio tapes, audio discs, video tapes, video discs, and presented in accordance with the procedure on Clause 2 Article 83 of the Civil Procedure Code and guidance in Clause 2 of this Article, or shall be made verbally in court.
dd) Conclude the verification if that expertise is conformable with the procedures of the Law on Judicial expertise, relevant legislative documents, and guidance in Article 10 of this Decree.
b) The record on the on-site examination if the examination is conformable with Article 89 of the Civil Procedure Code and guidance in Article 9 of this Resolution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A community is a group of people that live in the same area, have similar characteristics, and are connected with social activities in the area.
A custom is a habit that has become a lifestyle, is recognized and followed by the local community as a local convention.
A commercial custom is a commercial habit that is widely recognized all over an area, a region, or a commercial sector, recognized by parties to define their rights and obligations in commercial activities.
International commercial customs are habits of international commerce that are repeated in international trading and recognized by relevant international organizations;
Only customs that are not against the law or social ethics are acceptable. When a litigant cites a custom to support his opinion on an issue, which has been regulated by legislative documents, the court shall apply such legislative documents without considering the custom.
Example: Some ethnic groups have a custom that then the mother dies, only her daughters are entitled to her inheritance, not her sons. In a dispute over an inheritance left by a mother, if the daughters cite that custom to repudiate the sons’ right, that custom shall not be accepted. It is considered an obsolete custom that needs eliminating according the Appendix B to the “List of obsolete traditions and customs of ethnic groups that are banned or need eliminating” promulgated together with the Government's Decree No. 32/2002/NĐ-CP dated March 27, 2002 on the application of the Law on Marriage and families to ethnic minorities.
h) The result of property valuation of the valuation is conformable with the procedure in Article 92 of the Civil Procedure Code.
3. The evidence in ethnic languages submitted to the court must be enclosed with Vietnamese translations that are notarized or authenticated. The evidence that is not translated and the Vietnamese translations that are not notarized or authenticated shall be rejected. The court shall instruct litigant to have the evidence translated into Vietnamese and follow the notarization procedure in accordance with the laws on notarization and authentication.
Article 4. Delivery and receipt of evidence
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Where the plaintiff or requestor directly submit the petition or request and provide evidence at the court, officials of the court shall receive such petition and evidence. Officials of the court shall record the receipt of the petition and evidence in the logbook and make a written record on the receipt of evidence according to Clause 2 Article 84 of the Civil Procedure Code.
c) Where the plaintiff or the requester sends the petition or request together with evidence by post, the court officer shall record it in the logbook, compare the evidence with the evidence list enclosed with or written in the petition to record it in the logbook. Inform the plaintiff of insufficient or omitted evidence.
2. Where the litigant provide evidence for the court after the case is initiated, a judge assigned to settle civil cases or the court clerk or official shall receive evidence provided by the litigant as guided in Clause 1 of this Article.
3. Where evidence is provided at the court hearing, the court clerk shall receive the evidence. If the evidence is provided before the court hearing or the meeting, the court clerk shall make a record on the receipt of evidence and make a written record on the receipt of evidence according to Clause 2 Article 84 of the Civil Procedure Code. If the evidence is received during the court hearing or the meeting, is shall be recorded to the minutes of the hearing or the meeting.
4. The record on the receipt of evidence shall bear the signature of a competent person of the court and bear the court’s seal in accordance with the laws on civil procedure or guidance of this Resolution.
Article 5. Collection of evidence defined in Clause 2 Article 85 of the Civil Procedure Code
The court shall take one or some measures in Points a, b, c, d, dd, e, and g Clause 2 Article 85 of the Civil Procedure Code to collect documents and evidence when they are necessary. The collection of documents and evidence must comply with the Civil Procedure Code and guidance of this Resolution.
Example 1: The judge may only take statements from litigants that have not make statements or the statements of whom are not sufficient or evident, or the litigants that cannot write according to Article 96 of the Civil Procedure Code and guidance in Article 6 of this Resolution.
Example 2: A judge shall bring a confrontation among litigants, between litigants and witnesses or among witnesses at the request of litigant or when the statements made by litigants and witnesses are inconsistent according to Article 88 of the Civil Procedure Code and Article 8 of this Resolution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. When a litigant has not written a statement or the statement is not sufficient, the judge shall request the litigant to write a statement or supplement the statement and sign it. If the litigant cannot write, the judge or the court clerk shall write the litigant’s statement on the record. This record must comply with Clause 2 Article 86 of the Civil Procedure Code.
2. The judge shall take statements from litigants. The court clerk shall assist the judge in writing the litigant’s statement on the record. For objection obstructions, the judge may delegate the court clerk to take statements with the agreement of litigants. The statement record must be certified by the judge. Statements of litigants shall be taken at the court. If the litigant cannot go to the court for objective or legitimate reasons (in custody, serving the sentence, sick, etc.), the statement can be taken outside the court.
The taking of statement outside of the court must comply with the laws applicable to court officials and ensure objectivity (e.g. statements of litigants in custody must be taken at the detention camp, statements of sick litigants shall be taken at the place where they are treated and invite a witness if necessary, etc.)
3. The protection of the lawful rights and interests of the litigants defined in Clause 4 and Clause 5 of Article 57 of the Civil Procedure Code shall be provided by their legal representatives. When their statements are taken, their legal representatives must be present and sign or append fingerprints on the statement record.
Article 7. Taking statements from witnesses according to Article 87 of the Civil Procedure Code
1. When a litigant makes a written request for statements of witnesses, the court shall take statements from such witnesses. The judge may take statements from witnesses without the request of litigants where necessary. The statements of witnesses are considered “necessary” if they ensure the comprehensive, accuracy, fairness, and legitimacy of the civil case settlement.
2. The judge shall take statements from witnesses at the court or outside the court similarly to taking statements from litigants according to Article 96 of the Civil Procedure Code and guidance in Article 6 of this Resolution.
Article 8. Confrontation defined in Article 85 of the Civil Procedure Code
1. At the request of the litigants, or when statements from litigants and witnesses are inconsistent, the judge shall initiate a confrontation among litigants, between litigants and witnesses or among witnesses in an appropriate order (each issue shall be raised or each person shall clarify the issue in order).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 9. On-site examination defined in Article 89 of the Civil Procedure Code
1. At the request of litigants or where the on-site examination is considered necessary for the settlement of the case, the judge shall decide the on-site examination.
2. The decision on on-site examination shall specify:
a) The date of the decision and the court that makes the decision;
b) The subjects and issues that need examining on-site;
c) The time and location of on-site examination.
3. The decision on on-site examination shall be sent to the People’s Committee of the commune or the organization that has the subjects that need examining, together with a letter that requests the People’s Committee or the organization to send representatives to participate in the on-site examination. At the time set in the decision, if the representatives of the People’s Committee or organization are not present, the judge shall request contact the People’s Committee or organization and request their presence. If the representatives of the People’s Committee or organization are absent, the judge shall delay the on-site examination.
4. The decision on on-site examination shall be sent or given to the litigants for them to be aware and witness the on-site examination. The on-site examination shall still be carried out without the presence of litigants.
5. The judgment or the court clerk shall make the on-site examination record. This record must comply with Clause 2 Article 89 of the Civil Procedure Code.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. If all measures in Clause 6 of this Article are taken and the examination is not carried out, the judge shall make a record on litigants’ obstructing the on-site examination and keep it with the case dossier. This record shall be sent to a competent authority for it to consider imposing penalties for obstructing law enforcement officers.
Article 10. Requesting verification according to Article 90 of the Civil Procedure Code
1. The request for verification must be made in writing (in a separate document, in the declaration, confrontation record).
2. The judge shall issue the decision to request verification according to Article 90 of the Civil Procedure Code, the Law on Judicial verification, and relevant legislative documents. The decision to request verification shall specify:
a) The date of the decision and the court that makes the decision;
b) Name and address of the verifying organization or person;
c) The origin and characteristics of the verification subjects;
d) Names of relevant documents or models enclosed;
dd) The issues that need verifying;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) Deadline for verification result.
3. The decision to request verification shall be send to litigants, the verifying organization, and the verifiers.
Article 11. Entrusting evidence collection defined in Article 93 of the Civil Procedure Code
1. During the hearing of a civil cause, if evidence collection must be entrusted, the court shall make a dossier of evidence collection entrustment and send it to the court or the organization entrusted to collect evidence. The entrusted organization or court shall consider collecting the evidence based on the dossier.
2. The dossier of evidence collection entrustment consists of:
a) The decision to entrust evidence collection with the information defined in Clause 2 Article 93 of the Civil Procedure Code and Form 05 enclosed with this Resolution;
c) The copies of documents and evidence related to the evidence collection entrustment (if any). The copies of documents and evidence must bear the signatures of the judge and the seal of the court.
3. The procedure for evidence collection entrustment:
Within 3 working days from the day on which the dossier of evidence collection entrustment is received, the court or the organization entrusted to collect evidence shall record the entrustment and collect evidence in accordance with the Criminal Procedure Code and guidance of this Resolution.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
If the entrusting court fails to respond and the evidence collection cannot be carried out without clarification, the entrusted court or organization shall return the dossier of evidence collection entrustment to the entrusting court and provide explanation for the impossibility of the evidence collection.
4. Within 3 working days from the day on which the entrusted evidence collection is finished or after the deadline in Clause 3 Article 93 of the Civil Procedure Code, the entrusted court or organization shall send the result to the entrusting court.
5. If the evidence collection must be carried out outside Vietnam’s territory, the entrusting court shall make the entrustment in accordance with the Law on Legal Assistance and the Joint Circular No. 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC dated September 15, 2011 of the Ministry of Justice, the Ministry of Foreign Affairs, the Supreme People’s Court providing guidance on some regulations on civil legal assistance of the Law on Legal Assistance and relevant laws.
1. Where evidence is not provided by the organizations and individuals that hold the evidence after the litigant has taken all measures possible for collecting evidence, the court shall collect evidence.
2. The written request for evidence collection carried out by the court must specify:
a) Date of request;
b) Name of the court requested to collect evidence;
c) Name of the requester;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) The evidence that need collecting;
e) The reasons for failure to collect evidence;
g) Name and address of the organization or individual that hold the necessary evidence.
3. If the request for evidence collection carried out by the court is deem well-founded, the judge shall issue a decision to request evidence provision. The decision to request evidence provision must specify:
a) The date of the decision and the court that makes the decision;
b) Name of the requester;
c) Reasons for the request for evidence collection;
d) Reasons for the request for evidence collection;
dd) Specific evidence to be provided for the court;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) The legal consequences for insufficient and unresponsive evidence provision at the request of the court according to Clause 2 Article 94 of the Civil Procedure Code.
4. The court clerk or court officials assigned by the court president may directly request the evidence holder to provide evidence. The person that makes the direct request must have a letter of introduction of the court and the decision to request evidence provision. The person that makes the direct request must present the judge’ certificate or official’s card or other ID papers at the request of the evidence holder.
If the evidence holder is able to provide evidence immediately, a record on the receipt of evidence shall be made according to Clause 2 Article 84 of the Civil Procedure Code. The court’s seal shall be appended later. If the organization that provides the evidence has a seal, the competent representative of the organization must sign and append the seal on the record. If the evidence holder refuses to provide evidence, a record on such refusal shall be made and the reasons for such refusal shall be specified.
If the evidence holder is not able to provide evidence immediately, a record shall be made and the evidence holder shall be requested to sufficiently and responsively provide evidence at the request of the court by the deadline in the decision (within 15 days from the day on which the decision is received).
Where the evidence holder fails to provide evidence or evidence is not sufficiently and responsively provided at the request of the court, they shall incur penalties depending on the seriousness of the violations (Article 395 of the Civil Procedure Code on penalties for obstruction of verification and evidence collection Article 389 of the Civil Procedure Code on penalties of organizations and individuals that refuse to comply with the court’s decision on the provision of evidence for the court, etc.).
5. Where the court does not directly request the evidence holder to provide evidence, the court shall send a decision to request evidence collection to the evidence holder.
6. Where the procuracy collects evidence by requesting the litigants, organizations and individuals to provide evidence, this request shall only be accepted by the court if the evidence collection is conformable with the Civil Procedure Code and guidance of the Supreme People’s Procuracy in order to ensure the authority to appeal by appellate trial, cassation trial, and retrial procedure.
Article 13. Delivery and collection of evidence during appellate trials for civil cases
1. When a litigant files an appeal and provides additional evidence for the trial court according to Clause 2 and Clause 3 Article 244 and corresponding regulations on appellate trials for civil cases in the Civil Procedure Code, the trial court shall receive petition and additional evidence. The receipt of additional evidence shall comply with Clause 1 and Clause 4 Article 4 of this Resolution. The record on the receipt of additional evidence shall be sent together with the case dossier to the appellate court according to Article 255 and corresponding regulations on appellate civil courts in the Civil Procedure Code.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Where the litigant provides evidence for the appellate court after the civil case dossier is received, the receipt of evidence shall comply with Clause 2 and Clause 4 Article 4 of this Resolution.
Where the litigant provides evidence at the appellate trial, the receipt of evidence shall comply with Clause 3 Article 4 of this Resolution.
4. The evidence collection carried out by the appellate court (if any) shall comply with Article 5 of this Resolution.
1. Where a litigant requests a competent person to reconsider a court’s judgment or decision that has taken effect and provide additional evidence, such evidence shall be received as follows:
a) If the case is under the authority to appeal of a provincial court, an investigator of the Cassation Department of the provincial court shall receive the evidence.
The investigator shall make a record on the receipt of evidence, the manager of the Cassation Department shall certify, sign, and append the court’s seal on the record.
b) If the case is under the authority to appeal of the Supreme People’s Court and the additional evidence is submitted at the Reception Department of the Supreme People’s Court, an official of the Reception Department shall make a record on the receipt of evidence. The manager of the Reception Department shall certify, sign, and append the court’s seal on the record. If the additional evidence is submitted to the investigator of a civil court, economic court, or labor court, the investigator shall make a record on evidence receipt and the court president or the deputy court president shall certify, sign, and append the court’s seal on the record.
2. After a judgment or decision made bay a court takes effect, the submission or evidence at the People’s Procuracy shall comply with the laws on proceedings and instructions of the Supreme People’s Procuracy. The seal of the procuracy shall be appended.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The forms below are issued together with this Resolution:
1. The record on evidence receipt (Form 01);
2. The Decision on on-site examination (Form 02);
3. The Request for verification - (Form 03);
4. The Decision to request evidence provision - (Form 04);
5. The Decision to entrust evidence collection - (Form 05);
6. The Decision on confrontation - (Form 06).
1. This Resolution is passed by the Judges’ Council of the Supreme People’s Court on December 03, 2012 and takes effect on July 01, 2013.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The civil cases that have been received but have not been tried shall be settled in accordance with this Resolution.
This Resolution shall not apply to the cassation or retrial of the judgments and court’s decisions that takes effect before the effective date of this Resolution, unless other foundations for appeal are provided.
FOR THE JUDGES’ COUNCIL
THE PRESIDENT
Truong Hoa Binh
;
Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: | 04/2012/NQ-HĐTP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao |
Người ký: | Trương Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 03/12/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành
Chưa có Video