HỘI
ĐỒNG THẨM PHÁN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2011/NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 56/2010/QH12 NGÀY 24-11-2010 CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24-11-2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính (sau đây viết tắt là NQ số 56);
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực
1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật tố tụng hành chính được công bố (ngày 07-12-2010) thì áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 69 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; cụ thể như sau:
a) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật;
b) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại khoản 2 Điều 67 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật từ ngày Luật tố tụng hành chính được công bố (ngày 07-12-2010) đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) thì áp dụng theo quy định tại Điều 215 và Điều 236 của Luật tố tụng hành chính; cụ thể như sau:
a) Trường hợp đương sự không có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật;
b) Trường hợp đương sự có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 215 của Luật tố tụng hành chính (hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa có kháng nghị mà phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định thì người có quyền kháng nghị được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đó);
c) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 233 của Luật tố tụng hành chính.
3. Để có căn cứ tính thời hạn kháng nghị theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 NQ số 56 và hướng dẫn tại khoản 2 Điều này, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải có sổ thụ lý đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và thông báo việc thụ lý đơn đề nghị cho đương sự biết. Trường hợp được hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này thì người kháng nghị giám đốc thẩm phải chứng minh là đã nhận được đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự trong thời hạn quy định. Trường hợp cần thiết, Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm có thể yêu cầu đương sự chứng minh là đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn quy định.
Điều 2. Áp dụng pháp luật tố tụng hành chính để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực
1. Kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực pháp luật (ngày 01-7-2011), việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày này thì thủ tục áp dụng theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Đối với những vụ án hành chính đã được Toà án giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hành chính tại thời điểm giải quyết và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) thì không căn cứ vào quy định của Luật tố tụng hành chính để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Điều 3. Áp dụng pháp luật tố tụng hành chính để xét xử vụ án hành chính
Kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực pháp luật (ngày 01-7-2011), việc xét xử sơ thẩm đối với những vụ án hành chính đã được Toà án thụ lý trước ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực; việc xét xử phúc thẩm những vụ án hành chính đã được Tòa án xét xử sơ thẩm trước ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực mà có kháng cáo, kháng nghị; việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực thì đều được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính.
Điều 4. Điều kiện thụ lý khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai quy định tại Điều 3 NQ số 56
1. Toà án chỉ thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai (nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật đất đai năm 2003) quy định tại Điều 3 NQ số 56 khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011);
b) Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân hoặc đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân, nhưng Toà án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
2. Đối với trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án nêu tại điểm b khoản 1 Điều này và đương sự có đơn khởi kiện thì Tòa án căn cứ vào Điều 3 NQ số 56 để thụ lý giải quyết.
3. Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện quy định tại Điều 3 NQ số 56 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, ngoài việc yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 72 của Luật tố tụng hành chính thì phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực. Trường hợp người khởi kiện không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại thì Toà án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Toà án không thụ lý giải quyết.
4. Việc giải quyết các khiếu kiện theo quy định tại Điều 3 NQ số 56 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 30 tháng 6 năm 2011 và có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
TM.
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN |
THE JUDGES COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLES COURT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 01/2011/NQ-HDTP |
Hanoi, July 29, 2011 |
RESOLUTION
GUIDING A NUMBER OF PROVISIONS OF THE NATIONAL ASSEMBLY'S RESOLUTION NO. 56/2010/QH12 OF NOVEMBER 24, 2010, ON THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON ADMINISTRATIVE PROCEDURES
THE JUDGES COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLES COURT
Pursuant to the Law on People's Courts:
For proper and uniform implementation of the provisions of the National Assembly's Resolution No. 56/2010/QH12 of November 24, 2010, on the implementation of the Law on Administrative Procedures (below referred to as Resolution No. 50):
After reaching agreement with the Director of the Supreme People's Procuracy and the Minister of Justice,
RESOLVES:
Article 1. The time limit for filing protests according to cassation or reopening procedures against court judgments or rulings which take legal effect before the effective date of the Law on Administrative Procedures
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Law on Administrative Procedures (December 7, 2010) complies with Clauses 1 and 2. Article 69 of the Ordinance on Procedures for Handling of Administrative Cases, specifically as follow s:
a/ The lime limit for filing a protest according to cassation procedures against a court judgment or ruling is one year counting from the dale this judgment or ruling lakes legal effect;
b/ The time limit for filing a protest according to reopening procedures is one year counting from the date the person competent to protest knows the ground for filing a protest according to reopening procedures specified in Clause 2, Article 67 of the Ordinance on Procedures for Handling of Administrative Cases.
2. The time limit for filing a protest according to cassation or reopening procedures against a court judgment or ruling which takes legal effect during the period from the date of promulgation of the Law on Administrative Procedures (December 7.2010) to the effective date of the Law on Administrative Procedures (July 1, 2011) complies with Articles 215 and 236 of the Law on Administrative Procedures, specifically as follows:
a/ In case involved parties make no written request for a protest to be filed according to cassation procedures against a court judgment or ruling within one year after this judgment or ruling takes legal effect, the time limit for filing a protest according to cassation procedures is two years after this court judgment or ruling takes legal effect:
b/ In case involved parties make a written request for a protest to be filed according to cassation procedures against a court judgment or ruling within one year counting from the date this judgment or ruling takes legal effect, the time limit for filing a protest according to cassation procedures complies with Clause 2. Article 215 of the Law on Administrative Procedures (upon the expiration of the time limit of two years counting from the date a court judgment or ruling takes legal effect without being protested against, if a serious law-violation is delected in this legally effective court judgment or ruling, the person with the right to protest may file a protest according to cassation procedures against this judgment or ruling);
c/ The time limit for filing a protest according to reopening procedures is one year counting from the date the person with the right to protest knows the ground for filing a protest according to reopening procedures specified in Article 233 of the Law on Administrative Procedures.
3. In order to have a ground for counting the time limits for filing a protest specified at Points a and b. Clause 1. Article 2 of Resolution No. 56 and guided in Clause 2 of this Article, a court with cassation jurisdiction shall compile a book for recording accepted written requests for protests according to cassation procedures and notify the acceptance of written requests to involved parties. In the case guided at Point b. Clause 2 of this Article, a person filing a protest according to cassation procedures shall prove that he/she has received an involved party's written request for a cassation hearing within a specified time limit. When necessary, a court with cassation jurisdiction may request the involved party to prove that he/she has made a written request for protest according to cassation procedures within a specified time limit.
Article 2. Application of the administrative procedure law to filing protests according to cassation or reopening procedures against court judgments or rulings which took legal effect before the effective date of the Law on Administrative Procedures
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. For administrative cases already settled by courts according to the order and procedures specified by the administrative procedure law at the time of settlement and court judgments and rulings which took effect before the effective date of the Law on Administrative Procedures (July 1. 2011). the filing of protests according to cassation or reopening procedures will not be based on the Law on Administrative Procedures.
Article 3. Application of the administrative procedure law to adjudicating administrative cases
As from the effective date of the Law on Administrative Procedures (July 1, 2011). the first-instance adjudication of administrative cases accepted by courts before such date: the appellate adjudication of administrative cases adjudicated by courts according to first-instance procedures before such date which are appealed or protested against: and the cassation or reopening adjudication of legally effective court judgments and rulings which are appealed or protested against according to cassation or reopening procedures before such date shall be conducted according to relevant provisions of the Law on Administrative Procedures.
Article 4. Conditions for acceptance for settlement of lawsuit petitions about administrative decisions on or administrative acts in land administration specified in Article 3 of Resolution No. 56
1. A court shall accept for settlement a lawsuit petition about an administrative decision on or an administrative act in land administration (the contents of state administration of land specified in Clause 2. Article 6 of the 2003 Land Law) specified in Article 3 of Resolution No. 56 only when the following conditions are fully met:
a/ The lawsuit is initiated within one year counting from the effective dale of the Law on Administrative Procedures (July 1. 2011):
b/ The litigator filed a complaint with the chairperson of the People's Committee of the district, town or provincial city or the chairperson of the provincial-level People's Committee during the period from June I. 2006. to the effective date of the Law on Administrative Procedures (July 1. 2011) but such complaint has not yet been settled or he/ she disagreed with the complaint settlement but has not yet initiated an administrative lawsuit at a people's court or he/she initiated an administrative lawsuit at a people's court but the court has returned his/her lawsuit petition or terminated the settlement of the administrative case according to Clause 3, Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Cases.
2. For cases the settlement of which has been terminated under court rulings as specified at Point b. Clause 1 of this Article but about which involved parties file lawsuit petitions, courts shall accept these petitions for settlement under Article 3 of Resolution No. 56.
3. Upon accepting for settlement lawsuit petitions specified in Article 3 of Resolution Xo.56 and guided in Clause 1 of this Article, courts shall, in addition to requesting involved parties to provide evidence under Article 72 of the Law on Administrative Procedures, request litigators to provide documents and evidence proving the filing of their complaints with chairpersons of People's Committees of districts, towns or provincial cities or chairpersons of provincial-level People's Committees during the period from June 1. 2006. to the effective date of the Law on Administrative Procedures. In case litigators cannot provide documents and evidence proving the filing of their complaints, courts shall request agencies competent to settle complaints to provide documents and evidence proving the tiling of complaints by these litigators and dossiers of complaint settlement (if any). In case agencies competent to settle complaints notify that litigators have not yet filed their complaints, courts will not accept their lawsuit petitions for settlement.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Effect
This Resolution was adopted on June 30, 2011, by the Judges' Council of the Supreme People's Court and lakes effect 45 days after the date of its signing for promulgation.-
ON BEHALF OF THE JUDGES' COUNCIL
PRESIDENT OF THE SUPREME PEOPLES COURT
Truong Hoa Binh
;
Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn Nghị quyết 56/2010/QH12 về thi hành Luật tố tụng hành chính do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: | 01/2011/NQ-HĐTP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao |
Người ký: | Trương Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 29/07/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn Nghị quyết 56/2010/QH12 về thi hành Luật tố tụng hành chính do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Chưa có Video