THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 1995 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
Thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991, các cấp các ngành đã chỉ đạo và giải quyết có kết quả nhiều vụ, việc khiếu nại, tố cáo của công dân. Tuy nhiên, trong thực tế công tác này còn những tồn tại, thiếu sót: Tình trạng khiếu nại tố cáo vượt cấp của công dân còn nhiều, việc giải quyết cụ thể của các ngành, các cấp còn quá chậm trễ, hiệu lực giải quyết của những quyết định không được chấp hành nghiêm chỉnh; việc tổ chức tiếp dân của nhiều cơ quan còn nặng hình thức, hiệu quả giải quyết thấp; công tác kiểm tra, thanh tra về giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng đối với các cơ quan đơn vị thuộc quyền nhiều nơi chưa làm, còn khoán trắng cho các cơ quan chức năng.
Để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trên, kịp thời giải quyết, khiếu nại tố cáo của công dân có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1/ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đích thân chỉ đạo xem xét, giải quyết kịp thời để trả lời hoặc ra quyết định xử lý những khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền ở ngành, địa phương mình theo quy định của pháp luật; Thủ trưởng các cấp chính quyền cơ sở, cơ quan, xí nghiệp trực thuộc Bộ, ngành và các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm xem xét, ra quyết định giải quyết đối với khiếu nại, tố cáo của công dân ngay từ đầu theo thẩm quyền, không được vì lý do gì mà không trả lời hoặc "kính chuyển" đùn đẩy lẫn nhau.
2/ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành liên quan nhiều đến khiếu nại, tố cáo của công dân, như các Bộ, ngành: Xây dựng, Địa chính, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội... phải có biện pháp tích cực, kể cả bố trí đủ cán bộ chuyên trách để giúp Thủ trưởng xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc ngành mình quản lý; đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước ngành, ra quyết định giải quyết kịp thời các khiếu nại có nội dung thuộc phạm vi quản lý của ngành đã dược Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết mà công dân còn khiếu nại hoặc phát hiện trong việc giải quyết có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tổng Thanh tra Nhà nước theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm giải quyết dứt điểm các khiếu nại về quyết định giải quyết của Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành. Trường hợp đặc biệt các vụ việc cần có ý kiến quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Tổng Thanh tra Nhà nước có trách nhiệm thẩm tra kỹ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Khi đã có quyết định giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền thì mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm thi hành. Nếu cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức nào không thi hành thì cơ quan ra quyết định giải quyết phải có biện pháp cụ thể đôn đốc thực hiện hoặc phải ra quyết định buộc thực hiện.
3/ Đối với các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi nhiều nơi, gửi vượt cấp, hoặc đơn thư do cấp trên chuyển đến thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài việc giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của mình đồng thời phải chỉ đạo cụ thể từng vụ việc, giao cho các cơ quan có trách nhiệm xem xét giải quyết (không được bỏ qua) và định kỳ kiểm tra việc giải quyết đó; cần xử lý ngay những đơn vị và cá nhân đã vi phạm Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân và kịp thời báo cáo kết quả lên cấp trên.
Tổng Thanh tra Nhà nước chỉ đạo việc tổng hợp, phân loại các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi vượt cấp lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chuyển đến các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo ở các Bộ, ngành và địa phương; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ biểu dương những đơn vị làm tốt, kiến nghị xử lý đối với những Bộ, ngành, địa phương có nhiều vi phạm trong lĩnh vực quản lý, chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
4/ Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải chấn chỉnh nơi tiếp dân thuộc cơ quan mình, tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực, nắm vững các quy định của luật pháp về giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, có nhiệt tình làm công tác tiếp dân và hướng dẫn chu đáo cho công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo. Bảo đảm phương tiện làm việc cần thiết ở nơi tiếp dân. Công tác tiếp dân phải được gắn với việc giải quyết kịp thời và có hiệu quả những phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân và là trách nhiệm của thủ trưởng các ngành, các cấp.
Tổng Thanh tra Nhà nước nghiên cứu làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước (đặc tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao tổ chức công tác tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền.
5/ Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ nghiên cứu và tăng cường đủ cán bộ làm công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các ngành, các cấp; đề xuất các chính sách đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ cán bộ này.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ Trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi công dân, tổ chức, cơ quan Nhà nước hiểu, làm đúng và giám sát việc triển khai thực hiện ở các ngành, các cấp.
Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia đưa vào chương trình giảng dạy các nội dung cơ bản của công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chính quyền các cấp phải chỉ đạo cơ quan chức năng có quy định cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp dân, nhằm ngăn ngừa kẻ xấu lợi dụng, xúi dục công dân gây rối trật tự, trị an nơi tiếp dân.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 64-TTg |
Hanoi, January 25, 1995 |
INSTRUCTION
ON STRENGTHENING THE SETTLEMENT
OF CITIZENS' COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
In execution of the
Ordinance on Complaints and Denunciations by Citizens issued in 1991, the
various levels and branches have directed the work and successfully settled
many complaints and denunciations by citizens. However, in reality this work is
still fraught with many problems and shortcomings: there remain many cases in
which citizens sent their complaints or denunciations to echelons higher than
the law-prescribed ones, the handling of each concrete case by the various
branches and echelons is still too slow, and the effective decisions are not
yet strictly observed; the organization of the reception of the people at many
agencies is still too formalistic and brings low results in settlement; the
Heads of many agencies and units in many places have not performed their duty
of verifying and inspecting the settlement of complaints and denunciations at
the agencies, and referred completely the issues to the specialized agencies.
In order to overcome
these problems and shortcomings, and settle in time and effectively the
complaints and denunciations by the people, the Prime Minister gives the
following instructions:
1. The Ministers, the
Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to
the Government, the Presidents of the People's Committees in the provinces and
cities directly under the Central Government shall have to personally direct
the timely examination and settlement of these complaints and denunciations, in
order to answer the complainants and denunciators, or issue decisions on how to
handle these complaints and denunciations under the jurisdiction of their
branches or localities as prescribed by law; the Heads of the various levels of
administration at the grassroots, agencies and enterprises attached to the
ministries or branches and the specialized agencies shall have to examine each
case, and issue decisions to settle the complaints and denunciations of
citizens right from the outset, according to their jurisdiction. For no reason
whatsoever shall they be allowed to abstain from answering, or pass the buck to
others.
2. The Ministers, the
Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to
the Government, with the specialized State managerial function in many ways
related to the complaints and denunciations by citizens, such as the Ministries
and branches of Construction, Land Administration, Finance, Labor, War Invalids
and Social Affairs... Must take active measures, including the appointment of
enough specialized staff to help the Heads examine and settle the complaints
and denunciations under the management of their branches. At the same time they
shall have to intensify the control and prompt the branches and localities in
the implementation of the policies and laws related to the function of State management
of each branch, and issue decisions to settle in time the complaints bearing on
the domain of management of the branch already settled by the Minister or the
President of the People's Committee in the province or city directly under the
Central Government but still subject to continued complaint by the citizens, or
in which there age signs of violations of law as stipulated in Article 16 of
the Ordinance on Complaints and Denunciations by Citizens.
The General State
Inspector shall, according to his jurisdiction defined in Article 17 of the
Ordinance on Complaints and Denunciations by Citizens, issue the final
decision, and take responsibility for a definitive settlement of the complaints
bearing on the decision of settlement by the Ministers of specialized
ministries. In special cases where the decisive opinion of the Prime Minister
is necessary, the General State Inspector shall have to verify the cases
carefully, and submit them to the Prime Minister for consideration and
decision.
Once the authorized
agency has issued the final decision for settlement, all individuals,
organizations and State agencies shall have to carry it out. If an individual
or agency or organization does not carry it out, the decision issuing agency
must take concrete measures to see that the decision is implemented, or to
issue a decision forcing its implementation.
...
...
...
The General State
Inspector shall direct the synthetization and classification of the letters and
petitions of complaints and denunciations sent directly over the prescribed
level to the leaders of the Party and State, forward them to the Ministers, the
Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to
the Government, the Presidents of the People's Committee in the provinces and
cities directly under the Central Government, for settlement according to their
jurisdiction. He shall also have to direct, inspect, control and assess the
settlement of the complaints and denunciations at the various ministries,
branches and localities; report in time to the Prime Minister to commend those
units with good records, and suggest sanctions against those ministries,
branches and localities having committed many violations in the management and
guidance for the settlement of the complaints and denunciations by citizens.
4. The State agencies
authorized to settle complaints and denunciations must reorganize the places
for reception of the people at their agencies, increase the number of virtuous
and capable cadres, have a firm grasp of the regulations of law on the
settlement of complaints and denunciations by citizens, are eager to assume the
task of receiving the people, and to devotedly guide citizens in presenting
their problems and making their complaints or denunciations. They must ensure
the necessary working means at the places for reception of the people. The reception
of the people must be linked with the timely and effective settlement of the
reports, complaints and denunciations by the citizens, and is the
responsibility of the Heads of all branches and localities.
The General State
Inspector shall have to study and clearly define the function and task of the
Office for reception of citizens of the Central Committee of the Party and the
State (installed in Hanoi capital and Ho Chi Minh City).
The Prime Minister
asks the Head of the Supreme People's Procuracy and the President of the
Supreme People's Court, within the scope of their responsibilities and
competence, to organize the reception of people who come to make their
complaints and denunciations.
5. The General State
Inspector, the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization
and Personnel shall study and supply the necessary staff to assume the work of
examining and settling the complaints and denunciations at various branches and
levels, and suggest appropriate policies of remuneration toward this staff.
The Minister of
Justice, the General State Inspector and the Minister of Culture and
Information shall cooperate in intenfying the dissemination of law in general
and the Ordinance on Complaints and Denunciations by Citizens in particular in
the mass media, so that all citizens, organizations and State agencies can
understand and act correctly, and supervise the implementation of the Ordinance
at various branches and levels.
The Director of the
National Administration Institute shall introduce into the curriculum the
fundamental contents of the work of examining and settling the complaints and
denunciations by citizens, according to current prescriptions of law.
The administration at
all levels must direct the specialized agencies to work out concrete
regulations, in order to create favorable conditions for citizens who come to
make their complaints and denunciations at the place for reception of the
people, with a view to preventing bad elements from inciting citizens to
disturb public order and security at the places for reception of the people.
6. The Ministers, the
Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to
the Government, and the President of the People's Committees in the provinces
and cities directly under the Central Government shall periodically, once every
three months, report to the Prime Minister (through the General State
Inspector) about the situation of the settlement of the complaints and
denunciations in their branches and localities. The General State Inspector
shall direct the composition of the reports, synthesize the situation of the
reception of the people and settlement of complaints and denunciations by
citizens, and report it to the Prime Minister.
...
...
...
PRIME MINISTER
Vo Van Kiet
Chỉ thị 64-TTg năm 1995 tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 64-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 25/01/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 64-TTg năm 1995 tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video